Giáo trình Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (Phần 2)

Có thể khẳng định rằng, thơ ca góp phần làm giàu nhân cách trẻ, đặc biệt

góp phần vào mục đích giáo dục nghệ thuật, phát triển hoàn thiện ngôn ngữ. Để

thực hiện mục đích giáo dục nghệ thuật và ngôn ngữ, nhà sư phạm trong quá

trình đọc thơ cho trẻ nghe cần làm cho trẻ em cảm nhận, hiểu biết chất thơ và

ngày càng ghi nhớ, tồn trữ được những biểu hiện đa dạng, phong phú về chất

thơ, lời thơ từ trong những bài thơ cụ thể. Lời thơ và tính nhạc, tính trầm bổng,

tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ góp phần giáo dục năng khiếu nghệ thuật, giáo

dục năng khiếu nhạc cho các em. Trong quá trình đọc thơ cho trẻ nghe cô giáo

không những truyền đạt nội dung ý nghĩa của nó mà còn truyền đạt cả hình thức

và nhạc điệu của câu thơ nữa để từ đó trẻ nhận ra được thơ là những dòng ngắn

với số lượng ngôn từ giới hạn được viết ở giữa dòng.

Việc đọc thơ hay diễn cảm cùng với việc hướng dẫn của cô giáo giúp trẻ

nắm những giá trị nội dung trong sự kết hợp hài hòa với hình thức của tác phẩm,

giúp cho việc làm giàu phẩm chất trí tuệ của trẻ, cuốn hút trẻ tập trung nghe,

phát triển ở trẻ chú ý có chủ định, sức nghe, kĩ năng nghe thơ.

Một điều rất quan trọng là phải làm sao cho các em ghi nhớ bài thơ theo

đúng cách biểu diễn nghệ thuật của nó, phải tận dụng được sức mạnh riêng của

thơ để phát triển ở trẻ tình yêu đối với thơ ca ngay từ khi còn thơ ấu. Thơ vốn là

người bạn tâm tình, tri kỉ của bao thế hệ con người, bao lứa tuổi, trong đó trẻ thơ

là người bạn rất đặc biệt của thơ, quan hệ “tình bạn” đặc biệt này sẽ là căn cứ để

các nhà sư phạm tìm kiếm xây dựng các phương pháp cho trẻ mẫu giáo tiếp xúc

với thơ một cách hiệu quả.

pdf67 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a những nhiệm vụ lớn trong việc dạy trẻ kể lại những tác phẩm văn học, kỹ năng truyền đạt lại nội dung truyện kể như truyện dân gian, một cách thứ tự, biểu cảm chặt chẽ không cần đến những câu hỏi gợi ý của cô. Trẻ truyền đạt lại những lời thoại có biến đổi ngữ điệu tương ứng với tình cảm của các nhân vật, sử dụng các phương tiện biểu cảm. Trẻ có thể kể lại những tác phẩm có cốt truyện phức tạp như truyện cổ tích Tấm Cám. Đối với trẻ cuối tuổi mẫu giáo lớn chúng ta có thể đem đến cho trẻ những câu chuyện có tính cách miêu tả. Phương pháp dạy trẻ kể lại truyện được tiến hành trong các dạng thức tiết học phụ thuộc vào trình độ phát triển lời nói mạch lạc của trẻ nhiệm vụ cô giáo đặt ra và đặc trưng của những câu chuyện. CÂU HỎI 1. Mục đích, ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy trẻ kể lại truyện? 2. Làm thế nào để tổ chức tốt hoạt động dạy trẻ kể lại truyện? 3. Hãy soạn một giáo án và chỉ ra các phương pháp, biện pháp sử dụng trong giáo án? IV. Tổ chức hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe. Là một thể loại văn học, thơ là một hiện tượng phức tạp có những đặc trưng cơ bản, thơ trữ tình là tiếng nói trực tiếp của tâm hồn tình cảm. Nói như nhà thơ Thanh Tịnh: “Thơ là tinh hoa, là thể chất cô đọng của trí tuệ tình cảm”. Xúc cảm mạnh mẽ, mới mẻ về thế giới tạo ra một số cách nói riêng làm nên chất thơ, lời thơ. Chất thơ là sự dồn nén sức biểu cảm trong một số lượng ngôn từ giới hạn. Trẻ thơ là hai ý niệm thường gắn liền với nhau. Đã nói đến trẻ là nói đến thơ, nói đến sức sống trẻ, trí tưởng tượng trẻ, vần điệu trẻ, với tâm hồn luôn luôn trẻ. Là “bài thơ của cuộc đời”, trẻ có thuận lợi là ngay cách nhìn, cách cảm, cách 146 nghĩ của các em dẫn các em đến ngưỡng cửa của thơ ca. Thơ là cách cảm và hiểu biết thế giới, cuộc sống của người nghệ sĩ. Ngày từ khi còn nằm trong nôi, được tắm trong những lời hát ru của bà, của mẹ, trẻ đã được sống trong một thế giới tràn ngập những lời ru, điệu ngâm để lại trong đầu óc non trẻ của các em những ấn tượng đầu tiên về nhạc điệu, nhịp điệuTiếng ru yêu thương ấy trở thành tiếng nói thân thuộc của bà, của mẹ, nó gần gũi, là nguồn nước trong lành tưới mát tâm hồn con trẻ. 1. Hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe với giáo dục trẻ em Những điều diễn tả trên đây cho thấy thơ ca là một loại nghệ thuật ngôn từ rất gần gũi với trẻ, trẻ em và thơ có sự gặp gỡ rất tự nhiên. Tổ chức hoạt động đọc thơ là nội dung của chương trình cho trẻ làm quen với văn học ở trường mầm non, nó có một ý nghĩa sư phạm to lớn. Ba tuổi, rời vòng tay mẹ, bé đến trường mẫu giáo, bước vào môi trường mới với bao nỗi hồi hộp, thắc mắc, lo âu, thơ ca giúp trẻ giải tỏa những âu lo ấy. Trẻ được nghe cô giáo đọc thơ, ru bằng thơ. Những lời thơ, những âm thanh trầm bổng êm ái, những cảnh, những người quen thuộc, gợi những xúc cảm, tình cảm thân thiết ở trẻ. Chúng hân hoan, đọc theo và thật sự vui mừng. Rõ ràng tho thỏa mãn nhu cầu tinh thần của trẻ. Nghe cô giáo đọc những bài thơ, trẻ nhận thức thế giới phong phú với các mối quan hệ. Thơ gợi ra những hiện tượng độc đáo, những xúc cảm lành mạnh, những điều tốt lành, những tình cảm cao đẹp. Từ đó, tạo nên ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật, phong cách sống. Thơ góp phần giáo dục thẩm mĩ và bồi dưỡng vốn ngôn từ nghệ thuật cho trẻ. Thơ gắn với tiếng mẹ đẻ và “thực chất, là một hình thức được tổ chức có tình cảm của lời nói” (Guyô), cho nên thơ làm giàu tiếng nói cho trẻ. Tiếng việt vốn là ngôn ngữ rất giàu đẹp và phong phú, ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm, hàm súc, giàu âm thanh, nhịp điệu, tiếp xúc với ngôn ngữ thơ, trong khi cảm thụ, trẻ em được nhen lên hứng thú sáng tạo từ tổng hòa dư vang những âm thanh dịu ngọt. Bước đầu là các em nghe thơ tự đọc bài thơ đã ghi nhớ, dẫn đến làm thơ. 147 Trong sáng tác thơ ca, cảm xúc là yếu tố quan trọng quyết định đầu tiên, không có cảm xúc thì không thể có thơ. Có thể khẳng định rằng, thơ ca góp phần làm giàu nhân cách trẻ, đặc biệt góp phần vào mục đích giáo dục nghệ thuật, phát triển hoàn thiện ngôn ngữ. Để thực hiện mục đích giáo dục nghệ thuật và ngôn ngữ, nhà sư phạm trong quá trình đọc thơ cho trẻ nghe cần làm cho trẻ em cảm nhận, hiểu biết chất thơ và ngày càng ghi nhớ, tồn trữ được những biểu hiện đa dạng, phong phú về chất thơ, lời thơ từ trong những bài thơ cụ thể. Lời thơ và tính nhạc, tính trầm bổng, tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ góp phần giáo dục năng khiếu nghệ thuật, giáo dục năng khiếu nhạc cho các em. Trong quá trình đọc thơ cho trẻ nghe cô giáo không những truyền đạt nội dung ý nghĩa của nó mà còn truyền đạt cả hình thức và nhạc điệu của câu thơ nữa để từ đó trẻ nhận ra được thơ là những dòng ngắn với số lượng ngôn từ giới hạn được viết ở giữa dòng. Việc đọc thơ hay diễn cảm cùng với việc hướng dẫn của cô giáo giúp trẻ nắm những giá trị nội dung trong sự kết hợp hài hòa với hình thức của tác phẩm, giúp cho việc làm giàu phẩm chất trí tuệ của trẻ, cuốn hút trẻ tập trung nghe, phát triển ở trẻ chú ý có chủ định, sức nghe, kĩ năng nghe thơ. Một điều rất quan trọng là phải làm sao cho các em ghi nhớ bài thơ theo đúng cách biểu diễn nghệ thuật của nó, phải tận dụng được sức mạnh riêng của thơ để phát triển ở trẻ tình yêu đối với thơ ca ngay từ khi còn thơ ấu. Thơ vốn là người bạn tâm tình, tri kỉ của bao thế hệ con người, bao lứa tuổi, trong đó trẻ thơ là người bạn rất đặc biệt của thơ, quan hệ “tình bạn” đặc biệt này sẽ là căn cứ để các nhà sư phạm tìm kiếm xây dựng các phương pháp cho trẻ mẫu giáo tiếp xúc với thơ một cách hiệu quả. 2. Cách thức thực hiện Trẻ chưa biết chữ, chưa tự mình đọc được nên cảm thụ bằng thị giác bị hạn chế, ở trường mầm non, sự cảm thụ thơ của trẻ trông chờ vào cô giáo. Việc đọc thơ cho trẻ nghe, đòi hỏi cô giáo trước hết cần biết tìm những bài thơ hay được trẻ yêu thích, phù hợp với chủ đề. Đọc nhiều lần để hiểu kĩ tác phẩm, xác định thể loại, nội dung tư tưởng của tác phẩm để định ra được giọng điệu chủ đạo của 148 bài thơ, đó là việc làm có tính bắt buộc tạo ra sự thành công của hoạt động đọc thơ. Trên nền giọng điệu ấy, xác định âm điệu, ngữ điệu, nhịp điệu và có cách trình bày tác phẩm một cách nghệ thuật. Tạo ra môi trường sinh hoạt văn học nghe thơ ca - điều này cũng là vô cùng cần thiết để gây hưng thú, tạo không khí văn chương và khơi gợi những xúc cảm thẩm mĩ trong trẻ. Cô giáo có thể đưa ra một bức tranh rực rỡ về một hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm hoặc ảnh tác giả in ngay ở bìa trang sách. Để bước vào đọc thơ diễn cảm có nghệ thuật, cô giáo chú ý giới thiệu tên tác giả, tác phẩm trước hoặc sau lần đọc đầu tiên. Đối với những tác giả quen thuộc, cô giáo hệ thống hóa những bài thơ trẻ đã được nghe đọc, giúp cho việc nắm vững một cách hệ thống những tác phẩm được lựa chọn trong chương trình và gây ấn tượng mạnh trong trẻ về tác giả, tác phẩm nổi tiếng chuyện viết cho các em. Ví dụ “Các cháu đã biết những bài thơ nào chú Trần Đăng Khoa? (trẻ trả lời), Hôm nay cô sẽ đọc tiếp một bài thơ nữa của chú Trần Đăng Khoa cho các cháu nghe nhé”. Sau khi xác định phương pháp chính là phương pháp đọc tác phẩm có nghệ thuật, cô giáo đọc cho trẻ nghe bài thơ diễn cảm. Để nâng cao chất lượng đọc, đòi hỏi cô giáo cần nắm vững lí luận về đọc có nghệ thuật tác phẩm văn học và biết cách trình bày bài thơ một cách sáng tạo. Đọc thơ cho trẻ nghe diễn cảm, trước hết cô giáo phải đọc đúng, đọc hay, thể hiện được cảm xúc của mình trong quá trình đọc. Có nghĩa là cô giáo cần cố gắng làm sáng tỏ tư tưởng của tác phẩm, thể hiện mối quan hệ xúc cảm và sự hiểu biết sâu sắc của cá nhân đối với tác phẩm, hướng việc đọc vào trẻ để tăng sức truyền cảm, gây ấn tượng thính giác bằng giọng đọc. Cô giáo cố gắng để bài thơ làm rung động và bao trùm lấy các em. Đó là thời điểm quyết định của bài học. Qua giọng đọc của cô giáo, các em có thể nhận rõ thái độ tình cảm, những cung bậc cảm xúc của tác phẩm. Sự hiểu biết bài thơ sâu sắc sẽ giúp cô giáo bao tồn được mối giao cảm thường chuyên bên trong các em. Cô không phá vỡ nhịp đọc cần thiết mà vẫn hiểu được trẻ, thấy được phản ứng của trẻ. Khi cần kết thúc hoạt động đọc thơ không nên vội vàng phá vỡ ấn tượng bài thơ trẻ vừa nghe được, cô nên để trẻ 149 ngồi lặng vài phút, bởi đó là lúc âm thanh, nhịp điệu, ấn tượng chung về nội dung nghệ thuật bài thơ còn đọng lại trong tâm tưởng các em; đó là lúc các em tưởng tượng mạnh mẽ, hòa mình vào cõi mộng mơ để có thể nghe ra, nhìn thấy những cung bậc âm thanh mới lạ của thiên nhiên như tiếng “chim hót rung rinh cành khế”, “xôn xao hoa nở” - Đó chính là tiếng của sự sống sinh sôi nảy nở, là khúc vang vọng tâm hồn trong im lặng. Quá trình đọc thơ cho trẻ nghe, cô đã đưa các em vào thế giới của tác phẩm, đã thức dậy ở các em những rung cảm, xúc cảm nghệ thuật và từ đó các em sống với tác phẩm bằng chính những tình cảm riêng mình. Thế cũng có nghĩa là các em phần nào hiểu được nội dung của bài thơ và làm quen với nghệ thuật của thơ ca. Trong thơ trữ tình khi nói về con người, khi đọc nó chú ý thể hiện thái độ trân trọng con người, tình cảm, cảm xúc, của con người thể hiện trong bài thơ. Trong những bài thơ về thiên nhiên, chúng ta không nên bỏ qua những tâm trạng lạc quan, vui vẻ trước cảnh vật thiên nhiên. Qua những lần nghe đọc thơ, trẻ em có những ấn tượng về tiếng nói thơ ca. Tiếng nói này có âm điệu giới hạn. Các dòng thơ, câu thơ tương đương nhau. Trong mỗi một dòng thơ thường một chữ nào đó đều dễ nỗi bật lên. Lời thơ mang tình cảm mạnh mẽ. Và lời thơ truyền đạt nhấn mạnh các sắc thái của tâm trạng, thể hiện trong các hình ảnh và tưởng tượng. Các sắc thái tâm trạng này được xác định bằng giọng thơ sinh động, giọng thơ này liên quan đến nhịp của bài thơ. Những cái đó trẻ sẽ nhận ra được qua những lần đọc diễn cảm của cô giáo và của chính trẻ. Mỗi lần được nghe đọc, từng bước trẻ thấy rằng: trong thơ, âm thanh, từ, câu, nhịp, giọng tạo thành một khối thống nhất không tách rời nhau. Ngôn ngữ, hình thể, tư thế, nét mặt, cử chỉ của cô giáo luôn gắn với việc đọc diễn cảm. Ngôn ngữ đọc diễn cảm rõ ràng, mạch lạc, tình cảm vang vọng, hòa quyện giữa âm thanh và nghĩa từ, giữa giọng điệu và sự biểu lộ tâm hồn cùng với việc biểu lộ trên nét mặt, ánh mắt, phong thái tự nhiên của cô giáo sẽ làm hiện lên trong óc trẻ những hình ảnh, tình ý, mối tương quan giữa chúng 150 một cách sáng tỏ như mắt các em nhìn thấy. Như vậy mới phát huy được sức nghe khi dạy thơ cho trẻ. Cử chỉ, điệu bộ nét mặt không phải là cách thức từ bên ngoài quy định mà là sự tiếp nối tác phẩm, tiếp nối ngôn ngữ hình tượng thơ, là do cảm xúc với bài thơ, do nh cầu tự bộc lộ từ bên trong tâm hồn người đọc. Có thể nói trẻ vừa nghe tác phẩm, vừa đọc ra những cảm xúc thơ trên nét mặt cô giáo. Trẻ kết hợp quan sát sắc mặt thay đổi của cô tương ứng với lời thơ qua từ ngữ kết hợp với âm sắc, nhịp điệu, tiết tấu, nhạc tính và ý nghĩa. Điệu bộ, nét mặt chỉ là yếu tố kết hợp, tránh sa vào sự tự nhiên chủ nghĩa. Để việc đọc có hiệu quả cô giáo cần kết hợp với một số phương pháp, biện pháp dạy học khác. Phải hết sức chú ý lựa chọn và sử dụng hình thức trực quan trong khi dạy thơ cho trẻ, tùy từng thời điểm, mục đích có thể gây hứng thú hoặc củng cố biểu tượng, khắc sâu biểu tượng. Có thể sử dụng hình tượng trực quan là những tranh minh họa sau lần đọc thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư tùy từng độ tuổi, vùng miền. Điều quan trọng là gây được cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ, giúp cho việc hiểu từ ngữ, nội dung nghệ thuật tác phẩm, tránh lạm dụng. Việc sử dụng trực quan cần kết hợp nhuần nhuyễn với lời. Những hình tượng trực quan phải đạt trình độ nghệ thuật, thể hiện tinh thần tác phẩm. Muốn cho việc đọc thơ có hiệu quả, ngoài những phương pháp biện pháp sử dụng nêu trên, trước khi tiến hành tổ chức hoạt động này, nhà sư phạm phải chuẩn bị cho trẻ tiếp thu các bài thơ, vì mỗi tác giả, mỗi tác phẩm mở ra cho trẻ một thế giới lỳ lạ, một bài thơ có thể làm cho các em lạ lùng về đề tài về tính chất biểu hiện của tác phẩm. Cho nên, chúng ta có thể cho các em gặp tác giả, xem ảnh tác giả, cần dẫn các em đến bài thơ của tác giả từ những ấn tượng trực tiếp về cuộc sống của các em. Trước khi đọc cho các em nghe bài thơ về phong cách, cô giáo nên cùng cả lớp đi tham quan cảnh thiên nhiên. Trước khi đọc, bài thơ về Bác Hồ, cô giáo có thể đưa các em đến thăm vườn Bác, đến quảng trường có tượng đài Bác, hoặc xem những băng hình, thước phim về Bác nhất là những hình ảnh Bác Hồ với 151 thiếu nhi. Hoặc cô giáo phải tạo ra một không gian rất thơ gắn với bài thơ ấy để đưa dần các em vào thụ cảm bài thơ. Kết quả của tổ chức hoạt động đọc thơ không phải chỉ là để trẻ biết nhận ra đây là thơ, mà chính là ở chỗ trẻ yêu thíc ngôn ngữ thơ ca và yêu thích đọc thơ. Chất lượng của việc tổ chức hoạt động dạy thơ cho trẻ, không chỉ dựa vào câu trả lời của trẻ, mà phải dựa vào những mặt khác, trẻ thích thú, hứng thú nghe đọc thơ, thể hiện mức độ diễn cảm, lưu loát, sáng tạo trong quá trình đọc thuộc bài thơ. CÂU HỎI 1. Vai trò của tổ chức hoạt động đọc thơ đối với giáo dục trẻ em? 2. Cách thức thực hiện hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe? 3. Soạn một giáo án đọc thơ cho trẻ nghe, phân tích các phương pháp biện pháp vận dụng trong giáo án? V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ ĐỌC THUỘC THƠ DIỄN CẢM 1. Hoạt động đọc thuộc thơ diễn cảm với giáo dục trẻ em Giáo dục mẫu giáo nói chung và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học nói riêng coi việc đọc diễn cảm là hoạt động giúp cho việc làm giàu nhân cách trẻ, đặc biệt lĩnh vực tình cảm, năng lực nghệ thuật và ngôn ngữ. Những bài tập về luyện đọc diễn cảm luôn gắn liền việc dạy học thuộc lòng thơ ca. Việc học thuộc lòng bài thơ từ lâu đã có một ý nghĩa to lớn. Trong khi phản đối “sự học vẹt”, phản đối “sự coi thường học thuộc lòng”, các nhà sư phạm tiến bộ ngay từ thế kỷ XIX đã coi việc học thuộc lòng các tài liệu văn học, đặc biệt các bài thơ một cách đúng đắn là phương pháp tốt nhất để làm giàu trí óc và vốn ngôn ngữ. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu ở các lứa tuổi, nó đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học đọc diễn cảm cho trẻ em ở trường mầm non. Đó là một trong những phương pháp rèn luyện, phát triển ngôn ngữ nói cho các em. Quá trình lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời gắn bó chặt chẽ với từ ngữ nghệ thuật. Trong quá trình này, vai trò quan 152 trọng thuộc về những đặc điểm, đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật như tính uyển chuyển, nhịp điệu, tư ngữ trong thơ, ngôn ngữ hình ảnh. Vấn đề quan trọng là dạy trẻ ngôn ngữ diễn cảm có chủ định mà trước tiến là dạy đọc thuộc lòng thơ ca. Khi đọc thuộc lòng những câu thơ đó, các em sẽ làm cho ngôn ngữ của mình thêm sinh động, uyển chuyển, biểu cảm, giúp các em thể hiện tình cảm, suy nghĩ của tác giả. Để thực hiện được điều này, trẻ phải suy nghĩ nội dung của tác phẩm, từ đó hiểu tác phẩm sâu sắc, tích lũy những câu thơ, củng cố trí nhớ và lòng yêu thích văn học. Trong khi học thuộc lòng, trẻ làm giàu trí nhớ bằng câu thơ hay có hình ảnh. Quá trình học trẻ thuộc lòng diễn cảm sẽ phát triển ở trẻ những xúc cảm tình cảm thẩm mĩ, trí tưởng tượng, khả năng cảm thụ văn học, cùng với nó là năng lực hoạt động văn học nghệ thuật, năng lực để trở thành người nghệ sĩ. Kĩ năng đọc thơ diễn cảm trước tập thể, tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo, sự tự tin cũng sẽ được rèn luyện. 2. Cách thức thực hiện Nhiệm vụ của việc dạy đọc diễn cảm cho trẻ em trong hoạt động đọc thuộc thơ diễn cảm ở trường mầm non là phát triển ở các em khả năng thể hiện tác phẩm văn học trong việc đọc, phù hợp với sự hiểu biết của mình. Cùng với nhiệm vụ trên, cần phải giáo dục cho các em những tác phẩm cần thiết của người đọc những kiến thức, những kĩ năng nhất định trong lĩnh vực nghệ thuật đọc diễn cảm. Trong hệ phương pháp dạy học diễn cảm, nguyên tắc tích lũy kiến thức và kĩ năng dần dần từng bước là một trong những nguyên tắc dạy học quan trọng nhất thiết cần phải thực hiện đầy đủ. Để có thể đọc được diễn cảm bài thơ thì việc đọc diễn cảm của cô giáo, việc hướng dẫn các em cảm nhận tác phẩm là việc làm hết sức cần thiết, nó giúp cho việc chuẩn bị học thuộc và đọc diễn cảm của các em đạt kết quả tốt. Việc đọc của nhà sư phạm cần phải tạo ra cho các em sự yêu thích tác phẩm, ý muốn được đọc lại tác phẩm; sau đó mới hướng dẫn các em luyện đọc diễn cảm. Sau sự chuẩn bị đó, cô giáo hướng dẫn các em đọc thuộc diễn cảm, nghe các em đọc và nhận xét “Đọc diễn cảm hay đọc chưa diễn cảm”. Ngay từ trong quá trình đọc thơ và hướng dẫn để các em cảm nhận bài thơ, cô giáo cần phải 153 đặc biệt chú ý tới những vấn đề có thể giúp cho các em thể hiện bài thơ đó qua cách đọc. Việc đọc diễn cảm của các em phụ thuộc vào từng độ tuổi. Phương pháp luận về đọc diễn cảm đối với các em cũng như đối với cô giáo là thống nhất. Chúng ta đòi hỏi phải có sự tự nhiên, giản dị và sinh động đối với bất kỳ người đọc nào. Nhưng đối với mỗi lứa tuổi lại có những phương pháp hướng dẫn khác nhau. Việc dạy đọc diễn cảm được bắt đầu từ lớp nhà trẻ, sau đó là các lớp tiếp theo. Phương pháp dạy đọc diễn cảm cho các em cần phải dựa vào những luận điểm cơ bản sau: Các em cần phải hiểu những gì mà các em phải truyền đạt cho người nghe trong khi đọc một bài thơ. Việc hiểu bài thơ tốt bao nhiêu thì việc thể hiện lại bài thơ của chúng tốt bấy nhiêu. Các em cần phải có một thái độ đúng đắn và linh hoạt đối với tất cả những điều được nói đến, trong tác phẩm. Những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, việc đọc diễn cảm của các em không dựa vào một kiến thức lý luận nào. Những kiến thức có tính chất lý luận chỉ được dựa vào chương trình ở các lứa tuổi từ mười tuổi trở lên. Nhìn chung, trẻ em trước tuổi đến trường phổ thông có những đặc tính tâm lý như sau: Dễ tiếp thu, dễ xúc cảm, hồn nhiên và dễ tin, tư duy mang tính chất cụ thể và biểu cảm. Những đặc tính đó của lứa tuổi nhỏ đã giúp cho việc dạy, đọc diễn cảm rất dễ dàng. Tính hồn nhiên dễ tiếp thu, xúc cảm và tính cụ thể của tư duy các em đã tạo nên cơ sở tuyệt vời để phát triển trí tưởng tượng tái hiện và sáng tạo. Đặc tính này khiến cho chúng ta dễ dàng khêu khợi những cảm xúc của các em, kích thích các em đọc một cách thích thú những bài thơ mà các em đã được học. - Trong bất kỳ trường hợp nào, cô giáo cũng cần phải biết lựa chọn những tác phẩm có yếu tố ngôn ngữ có tính biểu cảm, đồng thời phải làm cho chúng tiếp thu một cách dễ dàng tùy theo lứa tuổi. Các kỹ năng đọc diễn cảm vẫn cần được củng cố và hoàn thiện trong suốt những năm ở trường mầm non. 154 Không khí lớp học có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính không khí chung của lớp học đã tạo ra hoàn cảnh thuận lợi cho việc đọc diễn cảm. Phân tích bằng diễn xuất đọc giáo viên phải sửa lỗi đọc kịp thời và cho các em nhận xét, tập phê bình cách đọc của bạn. Việc sửa chữa những thiếu sót của các em còn phụ thuộc vào đặc điểm của giờ học. Điều đặc biệt quan trọng là phải chú ý đến cái mới, cái sáng tạo mà các em có được. Việc cho các em tự đánh giá mình đọc sẽ giúp các em tự điều chỉnh cách đọc của mình đạt đến mục đích của việc đọc diễn cảm. Như đã nêu ở trên, trong quá trình các em đọc diễn cảm, cô giáo cần phải đánh giá việc đọc của trẻ, tìm ra những thiếu sót trong cách đọc của trẻ và nêu lên biện pháp khắc phục những thiếu sót đó. Việc làm đó của cô giáo vừa giúp cho trẻ đọc tiến bộ hơn lại vừa giúp cho trẻ tập nhận xét đánh giá và phê bình cách đọc của bạn. Để giúp cho trẻ có khả năng đó, cô giáo nên tiến hành cho trẻ nhận xét việc đọc của bạn sau mỗi lần bạn đọc (về sự trơn tru, diễn cảm, sáng tạo). Nhưng cũng cần lưu ý thêm rằng việc cho trẻ em nhận xét bạn đọc là một việc làm rất tế nhị, những lời động viên, khen ngợi, khích lệ là rất cần thiết, điều đó sẽ giúp trẻ tự tin, phấn khởi để đọc ngày một hay hơn. Đặc biệt trong quá trình nhận xét, cô giáo cần tránh lỗi áp đặt, đúng, sai và phải sửa chữa ngay sai sót của các em về cách đọc không diễn cảm hoặc đọc không đúng. Điều quan trọng là trẻ nhận ra được những thiếu sót và sửa chữa ngay thành cách đọc đúng, diễn cảm. Chú ý từng cá nhân phải được đọc thì giọng đọc cần thiết của trẻ qua đọc sẽ được rèn luyện kiểm tra cụ thể. Việc dạy bất cứ một loại hình nghệ thuật nào trong đó có cả đọc diễn cảm cũng đòi hỏi cô giáo chú ý đến việc học tập của từng cá nhân. Mặc dù tất cả các em trong lớp đều đọc nhưng chỉ khi từng cá nhân đọc toàn bộ tác phẩm hay một đoạn thì giọng nói, phong cách cần thiết của một người đọc diễn cảm mới được rèn luyện và mới được kiểm tra một cách thật sự. Nếu cô giáo nắm vững những đặc điểm cá nhân của các em, biết được trình độ đọc diễn cảm của các em thì có thể dựa vào chất lượng đọc của các em mà xác định được mức độ hiểu biết của trẻ về tác phẩm đó. Sự thể hiện giọng điệu, 155 ngữ điệu, dấu ngắt câu, điệu bộ và cử chỉ của mỗi em có thể cho chúng ta đánh giá sự hiểu biết sâu sắc của em về tác phẩm đó hơn là những câu trả lời. Chúng ta cần phát triển hứng thú, năng lực của mỗi cá nhân và đọc cá nhân là một hình thức của giờ học đọc, trong đó có tính đến những đặc điểm khả năng của từng em. Việc đọc của từng cá nhân đặc biệt quan trọng, nhờ đó, cô giáo có thể tác động đến từng cá nhân. Phương pháp dạy học hiện đại cố gắng tạo ra khả năng phát triển hứng thú, xúc cảm và tích cách của mỗi cá nhân trong đọc diễn cảm. Điều quan trọng là cả cô giáo và các em đều phải có lòng mong muốn đạt kết quả tốt nhất. Ở đây, sự kích thích của những mối quan hệ có trong quá trình học đọc giữa các em và nhà sư phạm được thể hiện với một sức mạnh đặc biệt. Mối quan hệ giữa hau chủ thể này là rất gần gũi nhau bởi vì cô giáo đã khơi dậy những rung động trong tâm hồn các em. Sau đây là cách tiến hành hoạt động dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm: - Để dạy trẻ học và đọc thuộc bài thơ có tình cảm, để bài thơ làm rung động tâm hồn trẻ, cô giáo phải gây hứng thú để trẻ bước vào hoạt động văn học nghệ thuật, gợi lại cho trẻ ấn tượng về bài thơ, tác giả, tác phẩm bằng việc mở cuộc thi đọc thơ có giải thưởng hoặc tạo một sân khấu nhỏ để lần lượt các em lên đọc thơ. - Sau đó, cô giáo đọc lại bài thơ thật diễn cảm, nghệ thuật để gợi cảm xúc thẩm mĩ, hướng trẻ vào ghi nhớ, học thuộc lòng và đọc lại diễn cảm. - Dạy trẻ học thuộc lòng bằng truyền khẩu, cô giáo đọc bài thơ, trẻ đọc theo cô đến khi thuộc. Mỗi bài thơ là một chỉnh thể nghệ thuật, thơ có âm thanh, nhịp điệu, vần điệu, câu nọ gọi câu kia. Khả năng bắt chước và khả năng ghi nhớ máy móc là năng lực kỳ diệu của trẻ, nó gắn với tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng. Cần tận dụng thế mạnh đó để dạy trẻ học thuộc lòng thơ. Học thuộc lòng bao giờ cũng gắn với việc đọc diễn cảm và cũng phải là một quá trình sáng tạo. Sự sáng tạo được bắt đầu bằng sự cố gắng tưởng tượng những hình ảnh miêu tả trong bài thơ. Trẻ nắm được cách đọc các bài thơ văn đó 156 và chú ý đến cấu trúc của nó. Có nghĩa là chúng đã chú ý đến cấu trúc của nó. Có nghĩa là chúng đã chú ý đến tính chất hợp lý của các giai điệu, đến sự liên kết của các hình ảnh, đến sắc thái biểu cảm của mỗi đoạn thơ và cuối cùng là trẻ đã tìm kiếm những phương tiện ngữ điệu thích hợp để diễn đạt nội dung đó. Như thế chính là trẻ đã sáng tạo trong việc đọc thuộc lòng. - Trong khi dạy trẻ đọc thuộc lòng diễn cảm, cô giáo chú ý sửa chữa cách đọc và khắc phục những khuyết điểm trong khi đọc cho trẻ (Thường thường trẻ hay đọc đều đều, còn thở hổn hển khi đọc, chưa biết ngắt nghỉ, lấy hơi đúng chỗ). Điều quan trọng nhất trong việc dạy trẻ đọc diễn cảm thơ là không kìm hãm sự phát triển tự nhiên của trẻ trong việc bộc lộ cảm xúc của mình trước tác phẩm. Trong lúc học thuộc lòng trẻ đã tham gia từ tự phát đến tự giác vào quá trình cảm hiểu thơ. Khi đã thuộc, đã cảm hiểu được phần nào chất thơ với những xúc động mãnh liệt và lời thơ, với trò chơi ngôn ngữ, cô giáo khéo léo tổ chức cho trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, đưa trẻ vào hoạt động mang màu sắc văn học nghệ thuật rõ rét. - Tổ chức cho trẻ đọc thuộc bài thơ theo tổ, nhóm, từng cá nhân mà trẻ bắt đầu thuộc một cách diễn cảm và tập cho trẻ nhận xét, đánh giá (về sự chính xác, lưu loát, diễn cảm, nét mặt biểu cảm, điệu bộ) Quá trình nghe bạn đọc, nhận xét bạn đọc, chính là lúc trẻ củng cố việc đọc của mình. Cô giáo cần khích lệ trẻ thi đua đọc trước lớp một cách tự tin và ngày càng hay hơn: “cháu thấy bạn đọc thơ đã hay chưa? Vì sao? Cháu có thể đọc hay hơn bạn được không, cháu đọc cho cả lớp nghe nào? Cô thấy bạn đọc rất hay rồi đấy, cháu đọc cho cả lớp nghe nào? Cô thấy bạn đọc rất hay rồi đấy, lại sáng tạo nữa”(cô giáo thể hiện lại, nhấn vào những sắc thái biểu cảm, chỉ ra sự sáng tạo trong thể nghiệm nghệ thuật của trẻ). Dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_cho_tre_lam_quen_voi_tac_pham_van_hoc.pdf
Tài liệu liên quan