Giáo trình Quản lý và tổ chức y tế

Mục tiêu cụ thể:

Gồm 4 mục tiêu.

2.2.1. Đến năm 2010 phải đạt được các chỉ tiêu sức khoẻ cụ thể là:

- Tuổi thọ trung bình: 71

- Tỷ lệ chết mẹ còn 70/ 100.000 trẻ đẻ sống.

- Tỷ lệ chết trẻ < 5 tuổi còn 32 %

- Tỷ lệ chết trẻ < 1 tuổi còn < 25 %

- Tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng < 2500g còn < 6 %

- Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị SDD còn < 20 %, không còn SDD nặng

- Chiều cao trung bình của thanh niên đạt ≥ 1,60 m

- Có 4- 5 bác sỹ và 1 dược sỹ đại học/ 10.000 dân .

2.2.2. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch và các bệnh lây

nhiễm qua đường tình dục, không để dịch lớn xảy ra. Duy trì kết quả thanh toán bại liệt,

loại trừ uốn ván sơ sinh. Hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS.

Phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn thương tích, đái tháo đường, bệnh

nghề nghiệp, tâm thần, ngộ độc, tự tử, nghiện rượu, nghiện ma tuý, béo phì.

2.2.3. Nâng cao tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK, đặc biệt là

các dịch vụ khám chữa bệnh.

2.2.4. Nâng cao chất lượng CSSK ở tất cả các tuyến y tế trong các lĩnh vực phòng bệnh,

khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khoẻ. Ứng dụng các tiến bộ khoa

học xã hội để ngành y tế nước ta phát triển kịp trình độ các nước tiên tiến trong khu vực

pdf46 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quản lý và tổ chức y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XHCN đảm bảo cho mọi người được CSSK phù hợp với (A) của đất nước, đồng thời có chính sách (B) đối với người có công với nước, người nghèo, người sống ở các vùng có nhiều khó khăn, dân tộc ít người. 4. Dự phòng tích cực và chủ động là (A)xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển (B)XHCN. 5. Y học cổ truyền là một (A) của dân tộc cần được (B). 6. Đa dạng hoá các hình thức(A) trong đó, Y tế nhà nước giữ (B) 7. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 phải đạt được chỉ tiêu sức khoẻ về tuổi thọ trung bình là (A) và chiều cao trung bình của thanh niên đạt(B) 8. Mục tiêu cụ thể đến năm . 8. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 phải đạt được các chỉ tiêu sức khoẻ như: có (A)bác sỹ và (B) dược sỹ đại học/ 10.000 dân . 9. Giải pháp về đầu tư gồm Nhà nước, đóng góp của cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó có đầu tư của (A) giữ vai trò (B). 10. Củng cố và phát triển y tế cơ sở với (A) % xã đồng bằng có bác sĩ (miền núi ít nhất 80%). (B) % trạm y tế có HSTH hoặc YS chuyên khoa sản nhi. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai 11. Đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 12. Nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hoá y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, nhưng không làm mất bản chất của y học cổ truyền Việt Nam. 13. Không khuyến khích và quản lý tốt hoạt động của y tế dân lập, y tế tư nhân nhằm mục tiêu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và CSSK nhân dân. 14. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về tỷ lệ chết mẹ còn 70/ 100.000 trẻ đẻ sống. 15. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về tỷ lệ chết trẻ < 5 tuổi còn 40 %. 16. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về tỷ lệ chết trẻ < 1 tuổi còn < 25 % . 17. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 20 Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm về tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng < 2500g còn < 10 %. 18. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị SDD còn < 20 %, không còn SDD nặng. 19. Các giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về đầu tư: gồm Nhà nước, đóng góp của cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó đóng góp của cộng đồng đóng vai trò chủ đạo. 20. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về củng cố và phát triển y tế cơ sở với 100 % xã đồng bằng có bác sĩ (miền núi ít nhất 80%). 100 % trạm y tế có HSTH hoặc YS chuyên khoa sản nhi. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 21. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nghĩa là: A. Làm sao cho mọi người được hưởng cùng một chất lượng và số lượng dịch vụ y tế B. Làm cho các tầng lớp dân cư sẽ có chung một mức độ sức khoẻ. C. Giảm chênh lệch về tình trạng sức khoẻ và bệnh tật giữa các nhóm dân cư. D. Các câu A, B, C đều đúng. 22. Mục tiêu chung chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010. A. Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất luợng. B. Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. C. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. D. Các câu A, B, C đều đúng. 23. Mục tiêu cụ thể chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010: A. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm. B. Nâng cao tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK. C. Nâng cao chất lượng CSSK ở tất cả các tuyến y tế. D. Các câu A, B, C đều đúng. 24. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về đầu tư gồm: A. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó có đầu tư của nhà nước giữ vai trò chủ đạo. B. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó viện trợ quốc tế giữ vai trò chủ đạo. C. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó đóng góp của cộng đồng giữ vai trò chủ đạo D. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó cộng đồng và viện trợ quốc tế giữ vai trò chủ đạo 25. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về vùng đầu tư: A. Ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng núi, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. B. Ưu tiên đầu tư cho vùng thành thị dân cư đông đúc. C. Ưu tiên đầu tư cho vùng nông thôn. D. Ưu tiên đầu tư cho vùng biên giới, hải đảo. 26. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về đầu tư liên quan đến BHYT A. Mở rộng bảo hiểm y tế tự nguyện B. Củng cố bảo hiểm y tế bắt buộc 21 Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm C. Tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân. D. Các câu A, B, C đều đúng. 27. Các giải pháp chính thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về phát triển nhân lực y tế: A. Tiêu chuẩn hoá việc đào tạo và đào tạo cán bộ y tế theo các chuyên ngành. B. Sắp xếp lại các nhân lực ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện. C. Tiến tới thực hiện chế độ nghĩa vụ phục vụ công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đối với bác sĩ mới tốt nghiệp. D. Các câu A, B, C đều đúng. 28. Các giải pháp chính thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về củng cố và phát triển y tế cơ sở: A. 100 % xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu Khám chữa bệnh B. 100 % trạm y tế xã có bác sĩ . C. 100 % trạm y tế có bác sĩ sản khoa. D. Các câu A, B, C đều đúng. 29. Các giải pháp chính thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về khám chữa bệnh: A. Đẩy mạnh xã hội hoá y học cổ truyền. B. Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống KCB phù hợp với nhu cầu từng vùng và khả năng KT XH. C. Tiếp tục triển khai chính sách quốc gia về thuốc. D. Các câu A, B, C đều đúng. 30. Các giải pháp chính thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về phát triển khoa học công nghệ và thông tin y tế: A. Từng bước hiện đại hoá về chẩn đoán hình ảnh. B. Phát triển công nghệ sinh học. C. Củng cố hệ thống báo cáo thống kê, phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin. D. Các câu A, B, C đều đúng. 22 Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm Bài 3 ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ Y – DƯỢC ( Y ĐỨC, DƯỢC ĐỨC ) A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: 1.1. Trình bày được khái niệm, vị trí và tầm quan trọng của y đức. 1.2. Liệt kê được 12 điều y đức, 10 điều dược đức 2. Về kỹ năng: 2.1. Phân tích được 6 mối quan hệ trong y đức/ dược đức. 2.2. Vận dụng được những qui định về y đức và 10 qui định về dược đức trong công tác hằng ngày. 3. Về thái độ: 3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài. 3.2. Thường xuyên có ý thức rèn luyện y đức, dược đức cho bản thân, tích cực , nhiệt tình trong việc tuyên truyền phổ biến y đức, dược đức cho đồng nghiệp cũng như cho cộng đồng. B. NỘI DUNG HỌC TẬP: 1. Y đức: 1.1. Khái niệm, vị trí, tầm quan trọng của y đức: 1.1.1. Khái niệm: Y đức là đạo đức của người hành nghề y tế, thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của thầy thuốc với bệnh nhân và cộng đồng. Y đức xác định trách nhiệm, lương tâm, danh dự và niềm hạnh phúc của người thầy thuốc. 1.1.2. Vị trí, tầm quan trọng của y đức: Nghề y là một nghề đặc biệt, vì chỉ cần một lỗi lầm, một thiếu sót cho dù là rất nhỏ cũng có thể gây nên những tác hại lớn đến sức khoẻ và sinh mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tương lai giống nòi, đến sức khoẻ và sự cường thịnh của dân tộc và toàn xã hội. Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là bệnh nhân, những con người cụ thể đang bị đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Sức khoẻ và sự sống của họ được giao phó cho thầy thuốc. Vì vậy, không thể tha thứ cho một sự cẩu thả, bàng quang và chủ nghĩa hình thức ở người thầy thuốc. Chính vì những lý do trên mà từ bao đời nay đạo đức của nghề y luôn được đề cao. Người làm công tác y tế không ngừng rèn luyện nâng cao y đức, để đáp ứng nhiệm vụ cao cả của ngành và sự yêu mến tín nhiệm của nhân dân. Thực hiện lời dạy của Hồ chủ tịch “Lương y phải như từ mẫu”. 1.2. Những quy định về y đức: Gồm 12 điều được ban hành theo quyết định 2088/ BYT QĐ ngày 6 / 11 / 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 1.2.1. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc không ngừng học tập và nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 23 Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 1.2.2. Tôn trọng luật pháp và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng bệnh nhân làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ y tế và sự chấp thuận của bệnh nhân. 1.2.3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, tôn trọng những bí mật riêng tư của bệnh nhân, khi thăm khám, chăm sóc cần đảm bảo kín đáo, lịch sự. Quan tâm đến bệnh nhân trong diện chính sách ưu đãi của xã hội; không được đối xử phân biệt với bệnh nhân; không có thái độ ban ơn lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho bệnh nhân. Phải trung thực khi thanh toán các phí khám bệnh, chữa bệnh. 1.2.4. Khi tiếp xúc với bệnh nhân và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho bệnh nhân; phải giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị, phổ biến cho họ về chính sách quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân; động viên, an ủi, khuyến khích bệnh nhân điều trị, tập luyện mau chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời báo cho bệnh nhân biết. 1.2.5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy bệnh nhân. 1.2.6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, không vì lợi ích cá nhân mà giao cho bệnh nhân thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với nhu cầu và mức độ bệnh. 1.2.7. Không được rời bỏ vị trí làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của bệnh nhân. 1.2.8. Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ. 1.2.9. Khi bệnh nhân tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các tủ tục cần thiết. 1.2.10. Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm giúp đỡ lẫn nhau. 1.2.11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự nhận trách nhiệm về mình, không đỗ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước. 1.2.12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng, gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch. 1.3. Những mối quan hệ trong y đức: 1.3.1. Quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề nghiệp: Phải vun đắp cho mình lòng yêu nghề, ham công việc, cần cù học tập, phấn đấu vươn lên để đạt “vừa hồng vừa chuyên” trong đó “hồng” tức là đạo đức là rất quan trọng; “chuyên” là giỏi chuyên môn; “muốn hồng thắm phải chuyên sâu”. Nghĩa là muốn cứu chữa được người thì vừa phải có y đức vừa phải giỏi chuyên môn. 1.3.2. Quan hệ của người cán bộ y tế với bệnh nhân: Phải tôn trọng và thông cảm sâu sắc với bệnh nhân “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Không phân biệt đối xử với các đối tượng bệnh nhân. Thực hiện chữa theo bệnh, thận trọng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân theo phương châm: Đến: tiếp đón niềm nở. Ở: chăm sóc tận tình. Đi: dặn dò ân cần. 1.3.3. Quan hệ của người cán bộ y tế với khoa học: 24 Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm Phải luôn tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết, nâng cao trình độ và năng lực tay nghề nhằm phục vụ nhân dân được tốt hơn. Không bao giờ được bằng lòng, thoả mãn với những gì đã biết. 1.3.4. Quan hệ giữa cán bộ y tế với người thầy, với đồng nghiệp: Dân tộc Việt Nam có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, đã học thầy phải kính trọng và nhớ ơn thầy, giúp đỡ thầy khi già yếu hoặc gặp khó khăn. Đối với đồng nghiệp phải khiêm tốn, học hỏi, thật thà, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, không nói xấu đỗ lỗi cho đồng nghiệp. Tự giác nhận trách nhiệm về mình khi có sai sót. 1.3.5. Quan hệ giữa cán bộ y tế với học trò: Tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, dạy dỗ cho học trò nhằm giúp họ trở thành những người thầy thuốc có đủ năng lực và phẩm chất để kế tục và phát huy truyền thống của ngành. 1.3.6. Quan hệ giữa cán bộ y tế với cộng đồng xã hội: Phải luôn quan tâm đến sức khoẻ của cộng đồng, kể cả người nhà của bệnh nhân. Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện sức khoẻ và cứu chữa người bị nạn. Tóm lại, thực hiện tốt 6 mối quan hệ nêu trên thì sẽ đạt được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (y đức) và người thầy thuốc mới thực sự là người thầy thuốc của nhân dân, mẹ hiền của bệnh nhân. 2. Dược đức: Gồm 10 điều được ban hành theo quyết định 2397/1999/QĐ BYT ngày 10 / 8 / 1999. 2.1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của nhân dân lên trên hết. 2.2. Phải hướng dẩn sử dụng thuốc hợp lý; an toàn và tiết kiệm cho người bệnh và nhân dân. 2.3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền, những bí mật liên quan đến bệnh tật của người bệnh. 2.4. Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nhữmg qui định chuyên môn, thực hiện Chính sách Quốc gia về thuốc. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật. 2.5. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý Nhà nước, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp. 2.6. Phải trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng nghiệp, sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và giúp đở nhau cùng tiến bộ. 2.7. Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học. 2.8. Phải thận trọng, tỉ mĩ, chính xác trong khi hành nghề. Không vì mục đích lợi nhuận mà làm thiệt hại sức khỏe và quyền lợi của người bệnh, ảnh hưởng xấu đền danh dự và phẩm chất nghề nghiệp. 2.9. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiền đáp ứng các nhu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống. 2.10. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Phần 1: Câu hỏi điền khuyết 1. Y đức là đạo đức của người hành nghề y tế, thể hiện qua những (A)được xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh (B) của thầy thuốc với bệnh nhân và cộng đồng. 2. Y đức xác định (A) và (B) của người thầy thuốc. 3. Nghề y là một nghề đặc biệt, vì chỉ cần (A) cho dù là rất nhỏ cũng có thể gây nên những (B) đến sức khoẻ và sinh mạng con người. 4. Người làm công tác y tế không ngừng rèn luyện nâng cao y đức, để đáp ứng (A) của ngành và sự (B) của nhân dân. Thực hiện lời dạy của Hồ chủ 25 Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm tịch “Lương y phải như từ mẫu”. 5. Điều 5 y đức quy định: khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, (A) kịp thời không được (B) bệnh nhân. 6. Điều 6 y đức quy định: kê đơn phải phù hợp với (A) và đảm bảo sử dụng thuốc (B) , không vì lợi ích cá nhân mà giao cho bệnh nhân thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với nhu cầu và mức độ bệnh. 7. Điều 11 y đức quy định: Khi bản thân có thiếu sót, phải (A) về mình, không (B) cho đồng nghiệp, cho tuyến trước. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai 8. Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là bệnh nhân, những con người cụ thể đang bị đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. 9. Quy định về y đức gồm 10 điều. 10. Điều 1 y đức quy định về lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc. 11. Y đức quy định người thầy thuốc không được sử dụng bệnh nhân làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học. 12. Người thầy thuốc phải tôn trọng và thông cảm sâu sắc với bệnh nhân “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. 13. Người thầy thuốc “vừa hồng vừa chuyên” trong đó “hồng” tức là đạo đức v à “chuyên” là chuyên cần. 14. Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 15. Điều 3 quy định về y đức qui định: A. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. B. Tôn trọng những bí mật riêng tư của bệnh nhân. C. Không được đối xử phân biệt với bệnh nhân. D. Các câu A, B, C. 16. Để bệnh nhân, gia đình bệnh nhân cùng hợp tác điều trị người thầy thuốc cần phải : A. Giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân và gia đình họ hiểu. B. Giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân hiểu. C. Giải thích tình hình bệnh tật cho gia đình bệnh nhân. D. Không nên giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân và gia đình họ. 17. Khái niệm nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề nghiệp: A. “vừa hồng vừa chuyên” B. “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. C.“tôn sư trọng đạo” D. Đến: tiếp đón niềm nở. 18. Khái niệm nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ y tế với bệnh nhân : A. “vừa hồng vừa chuyên” B. “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. C.“tôn sư trọng đạo” D.“muốn hồng thắm phải chuyên sâu”. 19. Khái niệm nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ y tế với người thầy: A. “vừa hồng vừa chuyên” B. “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. C.“tôn sư trọng đạo” D. Đi: dặn dò ân cần. 20. Cần thực hiện mối quan hệ nào sau đây để đạt được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (y đức) : A. Quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề nghiệp, quan hệ của người cán bộ y tế với bệnh nhân. B. Quan hệ của người cán bộ y tế với khoa học, quan hệ giữa cán bộ y tế với người thầy, với đồng nghiệp C. Quan hệ giữa cán bộ y tế với học trò, quan hệ giữa cán bộ y tế với cộng đồng xã hội D. Các câu A, B, C. 26 Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm Bài 4 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ CƠ SỞ A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: 1.1. Trình bày được tổ chức và biên chế của Trạm y tế cơ sở. 1.2. Kể được 11 nhiệm vụ của Trạm y tế cơ sở. 1.3. Trình bày được 5 nội dung chính trong quản lý tại Trạm y tế cơ sở. 2. Về kỹ năng: Vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện việc tổ chức và quản lý cơ sở nơi được phân công công tác. 3. Về thái độ: 3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài. 3.2. Cẩn thận, chính xác, phù hợp khi xây dựng tổ chức và quản lý / điều hành y tế cơ sở. B. NỘI DUNG HỌC TẬP: 1. Khái niệm y tế cơ sở Mạng lưới y tế cơ sở (gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện, thị xã) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản, với chi phí thấp, góp phân thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa. Y tế cơ sở là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế nhà nước, có nhiệm vụ hực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và đỡ đẻ thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), tăng cường sức khỏe. Đặc điểm của y tế cơ sở là: Hướng về dự phòng, hướng về chăm sóc sức khỏe ban đầu. Thực hiện lồng ghép và phối hợp các tổ chức hoạt động để phát huy được sức mạnh và làm cho tổ chức y tế ở huyện gọn nhẹ hơn. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyên môn thống nhất trong huyện, tăng cường được hiệu quả, tránh được lãng phí nguồn lực y tế của huyện. 2. Y tế huyện, quận, thị xã ( Y tế cấp Huyện ) 2.1. Khái niệm, vị trí tính chất: Tuyến y tế huyện, quận, thị xã hiện nay theo một loại hình tổ chức thống nhất là Trung tâm Y tế (TTYT) ở những vùng khó khăn chưa đủ điều kiện chia tách. Còn ở những nơi có điều kiện thì Y tế cấp huyện bao gồm Phòng Y tế cấp huyện, BVĐK cấp huyện, TT YTDP cấp huyện, Ba tổ chức này chúng ta đã được học trong bài “Hệ thống tố 27 Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm chức Ngành Y tế và Hệ thống tố chức Ngành Điều dưỡng Việt Nam.” ở bài này chúng ta nghiên cứu tổ chức TT Y tế cấp huyện. Trung tâm Y tế là một tổ chức chuyên môn kỹ thuật, một đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được Nhà nước cấp kinh phí và mở tài khoản tại ngân hàng. TTYT huyện thị được thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức sự nghiệp y tế hiện có của huyện, thị (Bệnh viện huyện, phòng y tế, đội vệ sinh phòng dịch – chống sốt rét, đội Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa gia đình (BVSKBMTE – KHHGĐ), nhà hộ sinh khu vực, phòng khám đa khoa khu vực). TTYT là tổ chức thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực, chỉ đạo của UBND huyện về xây dựng kế hoạch (nhiệm vụ quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn huyện được chuyển cho UBND huyện). 2.2. Tổ chức Trung tâm Y tế huyện TTYT huyện gồm các bộ phận: Bộ máy lãnh đạo (Ban Giám đốc TTYT): gồm một giám đốc và 2 – 3 phó Giám đốc. Giám đốc, phó Giám đốc do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có sự thảo luận bằng văn bản của chủ tịch UBND huyện. Giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của trung tâm, trực tiếp chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch, tổ chức cán bộ, phong trào thi đua. Phó giám đốc phụ trách giám đốc trong một số lĩnh vực do giám đốc phân công, như công tác khám và điều trị, khoa học kỹ thuật, công tác dược, y học dự phòng, màng lưới y tế cơ sở, công tác hành chính quản trị, hậu cần. Bộ máy giúp việc giám đốc trung tâm gồm có: Phòng kế hoạch – Nghiệp vụ Phòng Tài Vụ Phòng Tổ chức – Hành chính. Các tổ chức cấu thành TTYT huyện bao gồm: Đội Y tế dự phòng: thực hiện công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt rét, bứu cổ và các bệnh xã hội. Đội BVSKBMTE/ KHHGĐ. Đội y tế lưu động: ở các huyện vùng cao, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Bệnh viện huyện – các khoa lâm sàng và cận lâm sàng: + Phòng khám bệnh đa khoa trung tâm + Các khoa: Ngoại Sản; Nội – Y học cổ truyền, Nhi – Hồi sức cấp cứu; Truyền nhiễm; Cận lâm sàng (xét nghiệm, siêu âm, x quang, dược, vật tư y tế). + Phòng khám bệnh đa khoa khu vực ở những huyện sáp nhập, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Tổ chức trạm y tế xã. 2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: 28 Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm Xây dựng kế hoạch phát triển y tế hàng năm của huyện và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Thực hiện các nhiệm vụ về khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, dự phòng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt rét, bướu cổ, quản lý thai sản, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về KHHGĐ, cung ứng thuốc, đặc biệt là thuốc thiết yếu cho cộng đồng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, các hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế công, nông, lâm trường, xí nghiệp, cơ quan, trường họcđóng trên địa bàn, nhằm làm tốt công tác chăm sóc và BVSK nhân dân, đặc biệt là nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ). Quản lý tổ chức, cán bộ, kinh phí, dược, vật tư trang thiết bị y tế tuyến huyện và tuyến y tế cơ sở. Giúp ủy ban nhân dân huyện thực hiện kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong hoạt động y tế Nhà nước và các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn, theo các quy định của Nhà nước và sự phân cấp của tỉnh. Xây dựng, củng cố mạng lưới y tế từ huyện đến xã, phường, thị trấn, thôn ấp, làng, bảnvà hướng dẫn, kiểm tra các mặt hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đối với các trạm y tế cơ sở. Xây dựng và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế; đảm bảo cơ cấu hợp lý, thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ y tế trong huyện. Tổng kết việc việc dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác khám chữa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_va_to_chuc_y_te.pdf