Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp (Phần 2)

KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

1.1. Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật

hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ dùng vào

sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền.

1.2. Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh

tế, công dụng, yêu cầu quản lý khác nhau. Do đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý

cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất

một cách cụ thể, rõ ràng sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thể quản lý

một cách chặt chẽ, hợp lý chi phí sản xuất.

Sau đây là một số cách phân loại chi phí chủ yếu được áp dụng hiện nay.

1.2.1. Phân loại chi phí căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí

(phân loại theo yếu tố chi phí)

Theo cách phân loại này người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung và

tính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí. Chi phí được chia thành 5

yếu tố:

- Chi phí nguyên vật liệu và nhiên liệu

- Chi phí nhân công

- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí khác bằng tiềnGiáo trình Thống kê Doanh nghiệp

79

Phan loại chi phí sản xuất theo yếu tố có tác dụng cho biết nội dung kết

cấu, tỷ trọng tong loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản

xuất trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp

pdf50 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o động bình quân. Nhờ đó mà doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm về tiền lương và có tích luỹ. Mức tiết kiệm là         1 1 .1 T W W XX k k hay (f1 - fk) Q1 (440 – 400 x 1,2) 1200 = - 48.000(nghìn đồng) 4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu hai hệ thống chỉ số Nội dung chủ yếu của phương pháp này là tiến hành so sánh, đối chiếu từng cặp tương ứng của hệ thống chỉ số phân tích biến động tiền lương bình quân tháng (quý, năm) với hệ thống chỉ số phân tích biến động năng suất lao động bình quân tháng (quý, năm). Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 74 0 1 t t X X = 0 1 Xg Xg x ht0§ § 1ht x 0ngH H 1ng x 0 1 ht ht S S x tkH Ht1 x 0tT tT   1 Và 0 1 t t W W = 0 1 Wg Wg x cd0§ § 1cd x 0gH Hg1 x 0 1 cd cd S S x 0cH Hc1 x 0tT tT   1 CÂU HỎI, BÀI TẬP ÁP DỤNG A. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày phương pháp xác định số công nhân bình quân trong DN sản xuất? Cho ví dụ? 2. Trình bày cách xác định các chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng thời gian lao động trong DN? Cho ví dụ? 3.Trình bày phương pháp xác định năng suất lao động bình quân trong doanh nghiệp sản xuất theo đơn vị thời gian? 4. Trình bày phương pháp phân tích biến động năng suất lao động bình quân bằng hệ thống chỉ số cấu thành khả biến? Cho ví dụ? 5. Trình bày phương pháp phân tích sự biến động của tiền lương bình quân do ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng thời gian lao động? 6. Trình bày phương pháp phân tích sự biến động của tiền lương bình quân theo hệ thống chỉ số cấu thành khả biến? Cho ví dụ? 7. Trình bày phương pháp phân tích sự biến động tổng quỹ tiền lương do ảnh hưởng của tiền lương bình quân và số lao động? Cho ví dụ 8. Trình bày phương pháp phân tích sự biến động tổng quỹ tiền lương do ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng thời gian lao động? Cho ví dụ? B. Bài tập áp dụng Bài 1: Có tài liệu về tình hình lao động và kết quả sản xuất của doanh nghiệp cơ khí chế tạo A thực tế tháng báo cáo như sau: 1. Về lao động: Số lượng công nhân công nghiệp trong danh sách hàng này theo doi được: - Từ ngày 1 đến ngày 7 mỗi ngày có 200 người - Từ ngày 8 đến ngày 17 mỗi ngày có 205 người - Từ ngày 18 đến ngày 23 mỗi ngày có 202 người - Từ ngày 24 đến ngày 30 mỗi ngày có 208 người Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 75 2. Về kết quả sản xuất: - Giá trị sản xuất công nghiệp: 3.300 tr đồng Yêu cầu: Hãy kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch số lượng công nhân công nghiệp bình quân tháng của doanh nghiệp. Biết rằng theo kế hoạch để ra: số lượng công nhân công nghiệp bình quân tháng là 200 người, giá trị sản xuất công nghiệp tháng là 3.000tr đồng, giá trị sản xuất của doanh nghiệp trong tháng là 3.450tr đồng Bài 2: Có tài liệu về tình hình thời gian lao động của công nhân tại doanh nghiệp công nghiệp A qua 2 quý năm báo cáo như sau: Chỉ tiêu Quý 3 Quý 4 1. Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn (ngày công) - Trong đó: Số ngày công làm thêm 50.400 2.600 76.780 2.900 2. Tổng số ngày công nghỉ phép năm (ngày công) 1.200 2.440 3. Tổng số ngày công nghỉ thứ 7, CN và nghỉ lễ (ngày công) 22.000 29.800 4. Tổng số ngày công vắng mặt vì ốm đau, thai sản (ngày công) 800 1.200 5. Tổng số ngày công ngừng việc (ngày công) - Trong đó: Số ngày công được huy động vào sản xuất công nghiệp 350 150 4.350 200 6. Tổng số giờ công làm việc thực tế chế độ (giờ công) 315.200 489.600 7. Tổng số giờ công làm thêm giờ (giờ công) 15.800 30.600 Yêu cầu: a. Tính số lượng công nhân trong danh sách bình quân quý. b. Phân tích sự biến động tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn của DN quý 4 so với quý 3 Bài 3: Có tài liệu thống kê của doanh nghiệp Y qua 2 kỳ như sau: Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 76 Phân xưởng NSLĐ tính theo GTSX (trđ/người) Số lượng công nhân (người) Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo A 10 12 50 50 B 15 16 40 45 C 20 22 10 35 Yêu cầu: a. Phân tích sự biến động năng suất lao động bình quân công nhân toàn doanh nghiệp kỳ báo cáo với kỳ gốc. b. Phân tích biến động giá trị sản xuất của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Bài 4 Có tài liệu thống kê của doanh nghiệp M qua hai kỳ như sau: Phân xưởng Kỳ gốc Tốc độ tăng của kỳ báo cáo so với kỳ gốc (%) Năng suất lao động (trđ/người) Số lượng CN (người) Năng suất lao động (trđ/người) Số lượng CN (người) A 10 50 10 -20 B 15 40 20 0 C 20 10 15 100 Yêu cầu: a. Phân tích sự biến động năng suất lao động bình quân một công nhân toàn doanh nghiệp kỳ báo cáo với kỳ gốc. b. Phân tích biến động tổng sản lượng của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Bài 5: Có tài liệu tình hình sản xuất - lao động - tiền lương của DN B trong 2 tháng như sau: Chỉ tiêu Tháng 5 Tháng 6 1. Giá trị sản xuất (1.000đ) 1.600.000 1.760.000 2. Số lượng công nhân trong danh sách bình quân (người) 500 515 Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 77 3. Tổng mức tiền lương tháng (1.000đ) 240.000 264.000 Yêu cầu: a) Đánh giá sự biến động tổng mức tiền lương của DN tháng 6 so với tháng 5. b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biên động tổng mức tiền lương toàn DN tháng 6 so với tháng 5. Bài 6: Có tài liệu thống kê tình hình lao động - tiền lương của DN K trong 2 tháng năm báo cáo như sau: Phân xưởng Tháng 3 Tháng 4 Quỹ lương (1.000đ) Số lượng CN (người) Quỹ lương (1.000đ) Số lượng CN (người) I 320.000 800 504.000 1.200 II 432.000 1.200 304.000 800 Yêu cầu: a) Phân tích sự biến động tiền lương bình quân một công nhân toàn DN tháng 4 so với tháng 3 b) Phân tích sự biến động tổng quỹ lương toàn DN tháng 4 so với tháng 3 Bài 7: Có tài liệu thống kê tình hình lao động - tiền lương của DN P trong 2 tháng năm báo cáo như sau: Chỉ tiêu Tháng 11 Tháng 12 1. Số lượng công nhân trong danh sách bình quân (người) 520 526 2. Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn (ngày công) 10.920 12.203 3. Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn (giờ công) 75.176 83.353 4. Quỹ lương giờ (1.000đ) 373.580 450.110 5. Quỹ lương ngày(1.000đ) 396.580 458.830 6. Quỹ lương tháng (1.000đ) 416.000 473.400 Yêu cầu: Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 78 a) Phân tích sự biến động tiền lương bình quân tháng 1 công nhân DN trên tháng 12 so với tháng 11 b) Phân tích sự biến động quỹ lương tháng của DN khi so sánh tháng 12 so với tháng 11 CHƯƠNG VI THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP I- KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ dùng vào sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế, công dụng, yêu cầu quản lý khác nhau. Do đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất một cách cụ thể, rõ ràng sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thể quản lý một cách chặt chẽ, hợp lý chi phí sản xuất. Sau đây là một số cách phân loại chi phí chủ yếu được áp dụng hiện nay. 1.2.1. Phân loại chi phí căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (phân loại theo yếu tố chi phí) Theo cách phân loại này người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung và tính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí. Chi phí được chia thành 5 yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu và nhiên liệu - Chi phí nhân công - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 79 Phan loại chi phí sản xuất theo yếu tố có tác dụng cho biết nội dung kết cấu, tỷ trọng tong loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí. Người ta căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí để phân chia chi phí thành các khoản mục: - Chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Qua các phân loại này là cơ sở để quản lý chi phí theo định mức là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành theo tong khoản mục và xây dung định mức chi phí cho kỳ sau. 1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo đầu vào của quá trình sản xuất ở doanh nghiệp. Chi phí sản xuất được chia thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ. - Chi phí ban đầu: là các chi phí doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm chuẩn bị từ lúc đầu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí luân chuyển nội bộ: là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hợp tác lao động trong nội bộ doanh nghiệp như: giá trị lao vụ sản xuất phục vụ cung cấp cho nhau trong các phân xưởng,bộ phận sản xuất phụ cung cấp cho các phân xưởng sản xuất chính Theo cách phân loại này ta xác định chính xác nội dung của tong loại chi phí, từ đó làm căn cứ tính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp một cách chính xác. 1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động Chi phí sản xuất được phân thành: chi phí biến đổi và chi phí cố định - Chi phí biến đổi: bao gồm các khoản chi phí thay đổi tương quan với khối lượng hoạt động như: Chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí cố định: là các khoản chi phí không có sự thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động như: chi phí khấu hao TSCĐ, tiền lương 1.2.5. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Theo tiêu thức này chi phí được chia thành: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 80 - Chi phí trực tiếp: là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm, công việc, lao vụ và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho tong loại sản phẩm, công việc, lao vụ. - Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, công việc, lao vụ. Các chi phí này không thể quy nạp trực tiếp cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất mà phải tiến hành tập trung sau đó mới quy nạp cho từng đối tượng cụ thể theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Cách phân loại này giúp công tác hạch toán giá thành một cách chính xác. 2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về hoạt động sống, hao phí về lao động vật hoá và các chi phí khác được dùng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hay một khối lượng sản phẩm nhất định. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng yêu cầu quản lý, giá thành sản phẩm được phân chia theo nhiều loại khác nhau, tuỳ theo các tiêu thức phân loại. 2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành Theo tiêu thức này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng sản phẩm kế hoạch - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành (định mức và định mức lượng) và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. - Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ 2.2.2. Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành: - Giá thành sản xuất sản phẩm: là giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như: chi phí NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung - Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm đã tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. II- Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 81 Gía thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý của các DN và của nền kinh tế. Do tính chất quan trọng nên giá thành sản phẩm luôn được xem là chỉ tiêu cần được xác định một cách chính xác, trung thực để giúp các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng của Nhà nước có căn cứ xem xét, đánh giá, kiểm tra và đề xuất các biện pháp thích hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. III- THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SO SÁNH ĐƯỢC 1. Chỉ số giá thành thực tế 1.1. Chỉ số giá thành của doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm. Trường hợp này, thống kê sự biến động của giá thành sản phẩm thường chia thành: - Doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm, do một bộ phận tiến hành sản xuất sản phẩm đó, người ta thường dùng các chỉ số cá thể để nghiên cứu sự biến động của giá thành. iZ = gèc kúphÈm ns¶ vÞnd thµnh Gi¸ c¸o b¸o kúphÈm ns¶ vÞdon thµnh Gi¸ o = 0 1 Z Z Kết quả tính toán sẽ cho thấy mức độ biến động của giá thành đơn vị giữa 2 kỳ so sánh. Mức chênh lệch giữa tử số và mẫu số phản ánh số tiền tiết kiệm (vượt chi) do giá thành đơn vị sản phẩm giảm (tăng): = Z1 – Z0 - Nếu doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm, nhưng do nhiều bộ phận cùng tiến hành với các mức giá thành cao thấp khác nhau, nhưng ta thường dùng chỉ số giá thành bình quân để nghiên cứu sự biến động của giá thành, chỉ số có dạng: IZ = 0 1 Z Z =     0 00 1 11 q qZ q qZ =   00 11 dZ dZ Trong đó: 1Z ; 0Z - Giá thành bình quân một đơn vị sản phẩm kỳ báo cáo, kỳ gốc Z1 – Giá thánh đơn vị sản phẩm ở bộ phận sản phẩm (i) q1 – Số lượng sản phẩm ở bộ phận sản xuất (i) d1- Tỷ trọng sản phẩm ở bộ phận sản xuất (i) trong tổng số sản phẩm di =  i i q q Chênh lệch giữa tỷ số và mẫu số cho ta biết giá thành bình quâb của đơn vị sản phẩm giữa 2 kỳ thay đổi bao nhiêu, từ đó tính ra số tiền tiết kiệm (vượt chi) do giá thành bình quân một đơn vị sản phẩm biến động. 1.2. Chỉ số giá thành của doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 82 Nếu các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với các mức giá thành khác nhau. Thống kê sự biến động của giá thành thường dùng chỉ số giá thành tổng hợp (liên hợp), bằng cách so sánh giá thành thực tế của toàn bộ các loại sản phẩm kỳ báo cáo với giá thành thực tế của toàn bộ các loại sản phẩm kỳ báo cáo với giá thành của toàn bộ sản phẩm kỳ gốc tính theo sản lượng kỳ báo cáo, theo công thức. IZ =   10 11 qZ qZ VD: Tính chỉ số giá thành chung các loại sản phẩm của doanh nghiệp X. Loại sản phẩm Sản lượng Giá thành đơn vị sản phẩm (1.000đ) Chỉ số Kỳ gốc (q0) Kỳ báo cáo (q1) Kỳ gốc (Z0) Kỳ báo cáo (Z1) Kỳ gốc (iq) Kỳ báo cáo (iZ) - Xe đạp 100 120 280 252 1,2 0,9 - Bàn ghế 200 260 600 510 1,3 0,85 IZ =   10 11 qZ qZ = )260600()280( )510()120252( x 120 x 260 x x   = 600.189 840.162 = 0,858 (85,8 %) Như vậy, giá thành 2 loại sản phẩm kỳ báo cáo so với kỳ gốc đã hạ được 14,2% (100% - 85,8%) và tổng số tiền tiết kiệm được do việc giảm giá thành là:  11qZ -  10qZ = 162.840 – 189.600 = - 26.760 (ngàn đồng) 2. Chỉ số giá thành kế hoạch Ngoài việc dùng phương pháp chỉ số để nghiên cứu sự biến động của giá thành một hoặc nhiều loại sản phẩm trong một doanh nghiệp, thống kê còn có nhiệm vụ kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. Sau đó, xem doanh nghiệp có thực hiện được nhiệm vụ hạ giá thành theo kế hoạch đã đề ra hay không. Để có thể đánh giá được tình hình chấp hành kế hoạch, thống kê có những phương pháp kiểm tra thích hợp đối với doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại cũng như đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm. 2.1.Thống kê tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đối với một loại sản phẩm. - Chỉ số giá thành kế hoạch: So sánh mức kế hoạch đề ra với mức thực tế đạt được ở kỳ trước dùng làm gốc so sánh: iZKH = 0Z ZKH Chỉ số này dùng làm căn cứ để lập kế hoạch giá thành trong kỳ kế hoạch - Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành: So sánh mức giá thành thực tế với mức giá thành kế hoạch đã đề ra: Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 83 iZKH = KHZ Z1 Chỉ số này dùng để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. - Chỉ số này thực tế: so sánh mức giá thành thực tế đạt được trong kỳ báo cáo, với mức giá thành thực tế của kỳ gốc. iZtt = 0 1 Z Z Chỉ số này dùng để xác định mức độ biến động của giá thành đơn vị sản phẩm giữa kỳ báo cáo và kỳ gốc. Ba chỉ tiêu trên có mối liên hệ với nhau thông qua phương trình: Chỉ số giá thành thực tế = chỉ số giá thành kế hoạch X Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành 0 1 Z Z = 0Z ZKH x KHZ Z1 2.2. Thống kê tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của nhiều loại sản phẩm. Việc nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của nhiều loại sản phẩm về căn bản không khác việc nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của một loại sản phẩm. Nhưng vì phải dùng công thức chỉ số tổng hợp nên nảy sinh vấn đề lựa chọn quyền số cho chỉ số. Có thể dùng hai loại sản lượng để làm quyền số cho chỉ số: * Quyền số là sản lượng thực tế (q1) Có các chỉ số sau: + Chỉ số giá thành kế hoạch: IZKH =   10 1 qZ qZKH + Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành: IZHT =   1 11 qZ qZ KH + Chỉ số giá thành thực tế IZtt =   10 11 qZ qZ Mối quan hệ của các chỉ số trên: Chỉ số giá thành thực tế = chỉ số giá thành kế hoạch X Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành   10 11 qZ qZ =   10 1 qZ qZKH x   1 11 qZ qZ KH Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 84 Việc dùng sản lượng thực tế (q1) làm quyền số giúp ta đánh giá đúng các điều kiện sản xuất thực tế của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Tuy nhiên, đôi khi phải dùng sản lượng kê hoạch làm quyền số (qKH) * Quyền số là sản lượng kế hoạch (qKH) Ta có các chỉ số: - Chỉ số giá thành kế hoạch IZKH =   KH KHKH qZ Z q 0 - + Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành: IZHT =   KHqZ qZ KH KH1 + Chỉ số giá thành thực tế IZtt =   KH KH qZ qZ 0 1 Ba chỉ tiêu này cũng có mối quan hệ với nhau thông qua đẳng thức:   KH KH q q Z Z 0 1 =   KH KH qZ qZ KH 0 x   KHqZ qZ KH KH1 Việc dùng sản lượng kế hoạch (qKH) làm quyền số rất cần thiết khi muốn kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kiểm tra việc tôn trọng kết cấu mặt hàng đã ghi trong kế hoạch. Nhưng thực tế, sản lượng kế hoạch chỉ là mức kế hoạch đề ra, chưa phải là số liệu thực tế, vì vậy ý nghĩa thực tế của chỉ số đã giảm đi rất nhiều IV- THỐNG KÊ GÍA THÀNH CHO MỘT ĐỒNG SẢN LƯỢNG HÀNG HOÁ 1. Khái niệm và cách xác định giá thành cho một đồng sản lượng hàng hoá 1.1. Khái niệm Giá thành một đồng sản lượng là: cứ một đồng sản lượng hàng hoá thì doanh nghiệp chi phí giá thành hết bao nhiêu 1.2. Cách xác định giá thành cho một đồng sản lượng hàng hoá Giá thành cho một đồng sản lượng hàng hoá được tính bằng cách lấy giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá chia cho giá trị sản lượng hàng hoá. ho¸ hµng l­îng ns¶ dång mét thµnh Gi¸ = ho¸ hµngl­îng ns¶ trÞ gi¸ Tæng ho¸ hµngl­îng ns¶ thµnh gi¸ Tæng iC =   ii ii qP qZ 2. Phân tích giá thành cho một đồng sản lượng hàng hoá Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 85 Qua cách tính của chỉ tiêu này cho thấy. Để tạo ra một đồng sản lượng hàng hoá thì doanh nghiệp phải hao phí hết bao nhiêu? hay nói cách khác (hao phí giá thành để tạo ra một đồng sản lượng hàng hoá). Thông qua công thức trên, có thể thấy giá thành một đồng sản lượng hàng hóa chịu ảnh hưởng của các nhân tố: giá thành đơn vị sản phẩm hàng hoá, giá bán sản phẩm hàng hoá, kết cấu và số lượng sản phẩm hàng hoá. Vì vậy, ta có hệ thống chỉ số phân tích giá thành một đồng sản lượng hàng hoá như sau:     00 00 11 11 qP qZ qP qZ =     11 10 11 11 qP qZ qP qZ x     10 10 11 10 qP qZ qP qZ x     00 00 10 10 qP qZ qP qZ (a) = (b) x (c) x (d) Trong đó:  xqZ : Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá  xqP : Giá trị toàn bộ sản lượng hàng hoá (a) : Chỉ số phản ánh sự biến động của giá thành 1 đồng sản lượng hàng hoá (b) : Chỉ số phản ánh sự biến động của giá thành đơn vị sản phẩm (c) : Chỉ số phản ánh sự biến động của giá bán đơn vị sản phẩm (d) : Chỉ số phản ánh sự biến động kết cấu và số lượng sản phẩm Chênh lệch tuyệt đối ảnh hưởng của các nhân tố tới chi phí giá thành 1 đồng sản lượng hàng hoá ta lấy tử số của chỉ số trừ đi mẫu số của chỉ số. Nếu sản lượng hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất vừa bao gồm sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh được, giá thành 1 đồng sản lượng hàng hoá được phân theo hệ thóng chỉ số sau:     00 00 11 11 qP qZ qP qZ =     11 10 11 11 qsPs qsZs qsPs qsZs x     10 10 11 10 qsPs qsZs qsPs qsZs x     00 00 10 10 qsPs qsZs qsPs qsZs x     11 11 11 11 qsPs qsZs qP qZ x     00 00 00 00 qP qZ qsPs qsZs (*) (a) = (b) x (c) x (d) x (e) x (g) Trong đó: ssqZ : Giá thành lượng hàng hoá so sánh được  qZ. : Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá  ss qP . : Giá trị sản lượng hàng hoá so sánh được  qP. : Giá trị toàn bộ sản lượng hàng hoá Trong hệ thống chỉ số này: Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 86 (a) : Chỉ số toàn bộ phản ánh sự biến động của giá thành 1 đồng sản lượng hàng hoá (b) : Chỉ số phản ánh sự biến động của giá thành các sản phẩm so sánh được. (c) : Chỉ số phản ánh sự biến động của giá bán đơn vị các sản phẩm so sánh được. (d) : Chỉ số phản ánh sự biến động của kết cấu và số lượng các sản phẩm so sánh được. (e): Chỉ số phản ánh ảnh hưởng của sự xuất hiện các mặt hàng mới. (g): Chỉ số phản ánh ảnh hưởng của sự mất đi các mặt hàng cũ. VD: Có tài liệu tổng hợp được về sản lượng, giá bán, giá thành của DN A trong kỳ như sau: Sản phẩm Khối lượng sản phẩm (chiếc) Giá thành đơn vị sản phẩm (đ) Giá bán đơn vị sản phẩm (đ) Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo A - 800 - 8.500 - 8.600 B 100 150 4.000 3.800 4.500 4.000 C 500 800 1.100 950 1.200 1.000 D 120 - 6.000 - 6.500 - Ta thấy trong 4 mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất, chỉ có 2 mặt hàng B và C là sản phẩm so sánh được; mặt hàng A lần đầu tiên sản xuất tại doanh nghiệp, còn mặt hàng D đã loại bỏ vì không hợp thị hiếu người tiêu ding. Để có số liệu phân tích ta tính toán các mức độ:  11qZ = (8.500 x 800) + (3.800 x 150) + (950 x 800) = 2.010.000  11qP = (8.600 x 800) + (4.000 x 150) +(1.000 x 800) = 2.088.000  00qZ = (4.000 x 100) +(1.100 x 500) + (6.000 x120) = 1.670.000  00qP = (4.500 x 100) + (1.200 x 500) + (6.500 x 120) = 1.830.000  11qsZs = (3.800 x 150) + (950 x 800) = 1.330.000  11qsPs = (4.000 x 150) + (1.000 x 800) = 1.400.000  10qsZs = (4.000 x 150) + (1.100 x 800) = 1.480.000  10qsPs = (4.500 x 150) + (1.200 x 800) = 1.635.000  00qsZs = (4.000 x 100) + (1.100 x 500) = 950.000 Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp 87  10qsPs = (4.500 x 100) +( 1.200 x 500) = 1.050.000 Từ số liệu tính toán thay vào hệ thống chỉ số (*) 000.830.1 000.670.1 000.088.2 000.010.2 = 000.400.1 000.480.1 000.400.1 000.330.1 x 000.635.1 000.480.1 000.400.1 000.480.1 x 000.050.1 000.950.1 000.635.1 000.480.1 x X 000.400.1 000.330.1 000.088.2 000.010.2 x 000.830.1 000.670.1 000.050.1 000.950 Hay 91,0 96,0 = 051,1 95,0 x 9052,0 057,1 x 9047,0 9052,0 x 95,0 96,0 x 91,0 9047,0 1,055 = 0,899 x 1,1168 x 1,001 x 1,01 x 0,99 Lượng tăng giảm tuyệt đối : 0,05 = - 0,107 + 0,1518 + 0,0005 + 0,01 – 0,0053 Như vậy, giá thành 1 đồng sản lượng hàng hoá kỳ báo cáo so với kỳ gốc của doanh nghiệp tăng 5,5% với số tuyệt đối là 0,55đ là do: - Giá thành đơn vị sản phẩm so sánh được giảm 10,1% làm cho giá thành 1 đồng sản lượng hàng hoá thay đổi là -0,107. - Giá bán đơn vị snr phẩm so sánh được tăng 16,8% làm cho giá thành 1 đồng sản lượng hàng hoá thay đổi là 0,1518. - Do thay đổi kết cấu và số lượng sản phẩm so sánh thay đổi làm cho giá thành 1 đồng sản lượng hàng hoá thay đổi là 0,005. - Sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thong_ke_doanh_nghiep_phan_2.pdf