Giáo trình Thực tập động cơ I

MỤC LỤC

Lời giới thiệu Trang 1

Chương 1: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ

Khái quát 3

Dụng cụ tay 4 – 13

Dụng cụ chuyên dùng 13 – 15

Dụng cụ kiểm tra 15 – 25

Thiết bị kiểm tra động cơ 25 – 26

Các loại dụng cụ khác 26 – 27

Bu lông đai ốc 27 – 29

Cách xiết bu lông đai ốc 29

Chương 2: NGUYÊN LÝ-CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ

Khái quát 30 – 31

Các thông số kỹ thuật của động cơ 31 – 32

Nguyên lý làm việc động cơ 32

Động cơ xăng 4 kỳ 1 xy lanh 32 – 35

Động cơ Diesel 4 kỳ 1 xy lanh 35 – 38

Động cơ nhiều xy lanh trên ôtô 38 – 40

Động cơ xăng 2 kỳ 1 xy lanh 40 – 42

Động cơ piston quay 42

Cấu trúc của động cơ xăng 43

Bộ phận cố định 44 – 47

Bộ phận di động 47 – 54

Cơ cấu phân phối khí 54 – 61

Chương 3: THỰC TẬP CƠ BẢN

Phương pháp xác định chiều quay động cơ 62 – 64

Xác định xú pap cùng tên 65

Phương pháp xác định điểm chết trên 66 – 68

Xác định thứ tự công tác của động cơ 69 – 70

Phương pháp điều chỉnh khe hở xú pap 71 – 76

Phương pháp kiểm tra áp suất nén 77 – 80

Phương pháp cân cam 81 – 90

Chương 4: PHƯƠNG PHÁP THÁO RÃ ĐỘNG CƠ

Yêu cầu 91

Tháo nắp máy và cơ cấu phân phối khí 91 – 95

Tháo bánh đà 95

Tháo các te chứa dầu 95 – 96

Tháo piston thanh truyền 96 – 97

Tháo trục khuỷu 97 – 98

Cơ cấu truyền động xích

Cơ cấu OHC 98 – 99

Cơ cấu OHV 99 – 100

Chương 5: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH ĐỘNG CƠ

Yêu cầu 101

Kiểm tra nắp máy 101 – 102

Kiểm tra cơ cấu phân phối khí

Kiểm tra cơ cấu OHC-Truyền động đai 102 – 109

Kiểm tra cơ cấu OHC-Truyền động xích 109 – 110

Kiểm tra cơ cấu OHV-Truyền động xích 110 – 112

Phương pháp kiểm tra thân máy-Xy lanh 112 – 113

Kiểm tra piston-Xéc măng-Thanh truyền-Trục piston 113 – 118

Kiểm tra trục khuỷu 118 – 119

Chương 6: PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐỘNG CƠ

Yêu cầu 120

Lắp trục khuỷu 120 – 121

Lắp trục piston-Xéc măng 121 – 122

Lắp piston-Thanh truyền-Xéc măng vào xy lanh 122 – 123

Lắp các te 123

Lắp nắp máy 124 – 125

Lắp bộ truyền động đai 125 – 126

Cơ cấu OHC-Truyền động xích 126 – 129

Cơ cấu OHV-Truyền động xích 129 – 130

Chương 7: HỆ THỐNG LÀM TRƠN

Chức năng 131

Nguyên lý bôi trơn thuỷ động 131

Cấu trúc và nguyên lý làmviệc của hệ thống 131

Lưới lọc 133

Bơm nhớt 133

Hệ thống điều tiết áp suất nhớt 134

Lọc nhớt 134

Làm mát nhớt 134 – 135

Dầu bôi trơn 135 – 137

Chỉ thị áp lực của dầu làm trơn 137 – 138

Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống làm trơn

Bảo dưỡng hệ thống làm trơn 139 – 141

Kiểm tra hệ thống làm trơn 141 – 146

Chương 8: HỆ THỐNG LÀM MÁT

Khái quát 147

Hệ thống làm mát bằng không khí 147

Hệ thống làm mát bằngchất lỏng 147 – 155

Bảo dưỡng-Kiểm tra hệ thống làm mát

Thay nước làm mát 155 – 157

Kiểm tra van hằng nhiệt 157

Kiểm tra nắp két nước 157 – 158

Kiểm tra sự rò rỉ hệ thống làm mát 158

Chương 9: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU 159

Cấu trúc-Nguyên lý hoạt động 160

Thùng nhiên liệu 160 – 161

Ống dẫn nhiên liệu 161

Lọc nhiên liệu 161

Bơm nhiên liệu 162 – 163

Hệ thống thu hồi hơi nhiên liệu 163 – 164

Bộ chế hoà khí 164 – 168

Bộ chế hoà khí hai buồng hỗn hợp 168 – 181

Kiểm ta bộ chế hoà khí 181 – 188

Phương pháp tháo bộ chế hoà khí từ động cơ 189

Tháo rã bộ chế hoà khí 189 - 194

Kiểm tra các chi tiết 195 – 196

Lắp bộ chế hoà khí 196 – 202

Điều chỉnh bộ chế hoà khí 202 – 208

Kiểm tra bơm nhiên liệu 208 – 210

Điều chỉnh bộ chế hoà khí trên ôtô 210 - 212

Chương 10: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA

Phân loại 213

Yêu cầu 214

Hệ thống đánh lửa dùng vít lửa

Cấu trúc của hệ thống 214 – 219

Nguyên lý hoạt động 219 – 223

Hệ thống đánh lửa transistor 224 – 226

Hệ thống đánh lửa điều khiển từ ECU 226 – 228

Phương pháp cân lửa 229 – 235

Phương pháp sử dụng đèn cân lửa 235 – 239

Kiểm tra - Chẩn đoán hệ thống đánh lửa 240 – 252

Mục lục 253 - 255

Tài liệu tham khảo 256

pdf256 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Thực tập động cơ I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng ta thực hiện như sau: - Mạ lại tất cả các cổ trục cam. - Mài lại các cổ trục đạt độ bóng và chính xác cao. - Doa lại các cổ trục cho phù hợp với đường kính cổ trục cam. KIỂM TRA KHE HỞ DẦU CỔ TRỤC CAM ƒ Lau sạch cổ trục cam và các nắp cổ trục cam. ƒ Đặt trục cam vào nắp máy đúng vị trí của nó. ƒ Đặt một miếng nhựa đo khe hở dọc theo đường sinh của mỗi cổ trục cam. ƒ Đặt các nắp cổ trục cam vào đúng vị trí ban đầu của nó. 107 Kiểm tra các bộ phận chính động cơ ƒ Xiết đều các nắp cổ trục cam đúng trị số momen . ƒ Tháo các nắp cổ trục cam. ƒ Dùng bao cọng nhựa để xác định khe hở dầu. ƒ Khe hở dầu nằm trong khoảng 0,025 đến 0,062mm.Không vượt quá 0,10mm. ƒ Nếu khe hở vượt quá cho phép, thay mới trục cam. Nếu cần thiết thay mới các nắp cổ trục và cả nắp máy. KIỂM TRA KHE HỞ DỌC TRỤC CAM - Làm sạch và gá trục cam vào các cổ trục của nó. - Xiết chặt các cổ trục cam đúng qui định. - Đặt so kế vào đầu trục cam theo hình vẽ. - Xeo trục cam về hết một phía. - Xeo trục cam theo hướng ngược lại. - Khe hở dọc tối đa không được vượt quá 0,25mm. KIỂM TRA KHE HỞ ĂN KHỚP GIỮA HAI BÁNH RĂNG - Lắp cam nạp vào nắp máy và xiết chặt các cổ trục. - Dùng con vít sửa chữa xiết chặt bánh răng cam thải và bánh răng phụ. - Lắp cam thải vào nắp máy và xiết chặt các cổ trục. 108 Kiểm tra các bộ phận chính động cơ - Dùng so kế kiểm tra khe hở ăn khớp và xoay trục cam qua lại. - Khe hở ăn khớp giữa hai bánh răng không được vượt quá 0,30mm. 5. KIỂM TRA CON ĐỘI Các con đội khi tháo ra phải sắp xếp có thứ tự và bảo đảm khi lắp lại phải đúng vị trí của nó. KIỂM TRA KHE HỞ DẦU - Dùng pan me kiểm tra đường kính ngoài của con đội. - Dùng ca lip xác định đường kính trong của xy lanh con đội. - Nếu khe hở dầu vượt quá 0,10mm, thay con đội. Trường hợp thấy cần thiết, thay cả nắp máy. II. KIỂM TRA CƠ CẤU OHC-TRUYỀN ĐỘNG XÍCH Các bộ phận giống như cơ cấu OHC truyền động đai, kiểm tra tương tự. KIỂM TRA XÍCH ƒ Người ta kéo căng xích cam, sau đó dùng thước cặp đo một số mắt sên nào đó. Nếu chiều dài vượt quá giới hạn cho phép thì thay sên mới. KIỂM TRA BÁNH XÍCH ƒ Mắc dây xích vào bánh răng của nó. ƒ Dùng thước cặp kiểm tra như hình vẽ. ƒ Nếu kích thước bé hơn giới hạn cho phép, thay bánh răng mới. 109 Kiểm tra các bộ phận chính động cơ KIỂM TRA CÁC THANH ĐỠ XÍCH. Nếu mòn quá 1,0mm, thay mới. III. KIỂM TRA CƠ CẤU OHV-TRUYỀN ĐỘNG XÍCH Các bộ phận giống như cơ cấu OHC truyền động đai, kiểm tra tương tự. 1. KIỂM TRA TRỤC CAM KHE HỞ DỌC Cơ cấu OHV, khe hở dọc là khe hở nằm giữa cạnh bên của cổ trục đầu tiên và tấm hạn chế chuyển động dọc. Khe hở này được kiểm tra bằng căn lá và nó không được vượt quá 0,30mm. KIỂM TRA KHE HỞ DẦU Khe hở dầu trục cam được kiểm tra như sau: ƒ Dùng pan me đo đường kính các cổ trục cam. ƒ Dùng dụng cụ đo trong xác định đường kính trong các ổ trục cam. ƒ Hiệu số giữa đường kính trong ổ trục và đường kính ngoài cổ trục cam, chúng ta xác định được khe hở dầu của từng cổ trục cam. ƒ Khe hở dầu tối đa không quá 0,14mm. ƒ Nếu khe hở lớn, cảo các ổ trục cam ra khỏi thân máy và thay mới cho phù hợp với các cổ trục cam. 2. KIỂM TRA KHE HỞ CÒ MỔ-TRỤC CÒ MỔ ƒ Kiểm tra độ mòn của đầu cò mổ bằng cách quan sát. Nếu mòn khuyết chúng ta sửa chữa nó trên máy mài xú pap. ƒ Kiểm tra sơ bộ: Dùng tay lắc cò mổ qua lại trục cò mổ để xác định độ rơ của nó. 110 Kiểm tra các bộ phận chính động cơ ƒ Khe hở lắp ghép giữa cò mổ và trục cò mổ được kiểm tra như sau: - Dùng ca lip xác định đường kính trong của cò mổ. - Dùng pan me đo đường kính ngoài của trục cò mổ. - Khe hở lắp ghép không được vượt quá 0,08mm. 3. KIỂM TRA ĐỘ CONG TRỤC CÒ MỔ Độ cong của trục cò mổ được kiểm tra bằng so kế. ƒ Đặt hai khối chữ V lên một bề mặt chuẩn. ƒ Làm sạch các bề mặt cần thực hiện để kiểm tra. ƒ Gá trục cò mổ lên hai khối chữõ V. ƒ Dùng so kế để kiểm tra như hình vẽ bên . ƒ Độ cong không được vượt quá 0,30mm. 4. KIỂM TRA BỘ TRUYỀN ĐỘNG XÍCH KIỂM TRA XÍCH ƒ Người ta kéo căng xích cam, sau đó dùng thước cặp đo một số mắt sên nào đó. Nếu chiều dài vượt quá giới hạn cho phép thì thay sên mới. KIỂM TRA BÁNH XÍCH ƒ Mắc dây sên vào bánh răng của nó. ƒ Dùng thước cặp kiểm tra như hình vẽ. ƒ Nếu kích thước bé hơn giới hạn cho phép, thay bánh răng mới. 111 Kiểm tra các bộ phận chính động cơ KIỂM TRA BỘ CĂNG XÍCH ƒ Dùng thước kẹp đo bề dày của nó, nếu bề dày mòn quá cho phép thì thay mới. D. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA THÂN MÁY- XY LANH LÀM SẠCH BỀ MẶT THÂN MÁY Dùng cây cạo, hoá chất, dụng cụ chuyên dùng làm sạch bề mặt nắp máy trước khi kiểm tra. Dùng nhớt bảo quản các bề mặt lắp ghép. KIỂM TRA BỀ MẶT THÂN MÁY ƒ Dùng thước thẳng và căn lá kiểm tra sự cong vênh của bề mặt lắp ghép với nắp máy. ƒ Độ cong vênh tối đa cho phép không quá 0,05mm. ƒ Nếu độ cong vênh vượt quá giới hạn thì thay mới thân máy. 112 Kiểm tra các bộ phận chính động cơ KIỂM TRA TÌNH TRẠNG XY LANH ƒ Dùng dụng cụ kiểm tra xy lanh. ƒ Kiểm tra đường kính xy lanh ở vị trí A, B, C và kiểm tra các kích thước vuông góc với chúng. ƒ Nếu đường kính xy lanh mòn vượt quá 0,20mm, tiến hành xoáy xy lanh và thay mới piston cho phù hợp. E. KIỂM TRA PISTON - XÉC MĂNG - THANH TRUYỀN - TRỤC PISTON I. THÁO Rà - LÀM SẠCH 1. Kiểm tra sơ bộ độ rơ của trục piston và sự chuyển động của nó trong lỗ piston. 2. Dùng kềm tháo xéc măng, tháo các xéc măng làm kín. 3. Dùng tay tháo xéc măng dầu ra khỏi piston. 113 Kiểm tra các bộ phận chính động cơ 4. Tháo trục piston ra khỏi piston và sắp xếp chúng có thứ tự. 5. Làm sạch đỉnh piston, cạo sạch mụi than bám trong các rãnh xéc măng và rửa chúng thật sạch trước khi kiểm tra. II. KIỂM TRA KHE HỞ GIỮA LỖ PISTON VÀ TRỤC PISTON Do trục piston được chế tạo bằng thép hợp kim, dưới tác dụng của nhiệt độ nó giãn nở không đáng kể. Nhưng vật liệu làm piston là hợp kim nhôm, có hệ số giãn nở lớn, do vậy dưới tác dụng của nhiệt độ lỗ piston sẽ giãn nở lớn ra, nên khe hở lắp ghép sẽ gia tăng sinh ra va đập làm phá hủy màng dầu làm trơn. Vì vậy, khi chế tạo khe hở lắp ghép giữa lỗ piston và trục piston rất bé. Khe hở lắp ghép được kiểm tra như sau. ƒ Nung nóng piston từ từ và đạt nhiệt độ khoảng 60˚C - 80°C ƒ Dùng ngón tay đẩy trục piston vào lỗ trục piston nó phải di chuyển nhẹ nhàng nhưng không được lỏng. 114 Kiểm tra các bộ phận chính động cơ III. KIỂM TRA KHE HỞ LẮP GHÉP GIỮA PISTON VÀ XY LANH 1. Dùng pan me, kiểm tra đường kính của piston theo phương vuông góc với trục piston và cách đầu piston một khoảng được cho bởi nhà chế tạo. 2. Dùng dụng cụ kiểm tra xy lanh, kiểm tra lòng xy lanh theo phương vuông góc với trục piston. 3. Khe hở lắp ghép giữa piston và xy lanh không vượt quá 0,12mm. Nếu khe hở vượt quá cho phép thay tất cả các piston. IV. KIỂM TRA XÉC MĂNG Thông số kiểm tra xéc măng bao gồm: Khe hở chiều cao và khe hở miệng xéc măng. KIỂM TRA KHE HỞ CHIỀU CAO ƒ Đưa xéc măng vào đúng rãnh của nó. ƒ Dùng căn lá để kiểm tra khe hở chiều cao của xéc măng. ƒ Khe hở chiều cao nằm trong khoảng 0, 030 đến 0,070mm. ƒ Nếu rãnh piston bị mòn, thay piston. 115 Kiểm tra các bộ phận chính động cơ KIỂM TRA KHE HỞ MIỆNG CỦA XÉC MĂNG ƒ Đưa xéc măng vào đúng vị trí xy lanh của nó. ƒ Dùng đầu piston đẩy xéc măng vào đúng vị trí kiểm tra. ƒ Dùng căn lá để kiểm tra khe hở miệng của xéc măng. ƒ Khe hở miệng tối đa của xéc măng làm kín là 1,20mm. ƒ Khe hở miệng tối đa của xéc măng dầu là 1,15mm. V. KIỂM TRA THANH TRUYỀN KIỂM TRA KHE HỞ DẦU 1. Làm sạch đầu to thanh truyền, các bạc lót và chốt khuỷu. 2. Quan sát tình trạng bề mặt của bạc lót và chốt khuỷu. Nếu bề mặt bị trầy xước, hỏng thay mới bạc lót. Nếu cần thiết thay mới trục khuỷu. 3. Lắp các bạc lót trở lại đúng vị trí và tiến hành kiểm tra he hở dầu theo các bước sau: ƒ Đặt cọng nhựa nằm dọc theo đường sinh của chốt khuỷu. ƒ Lắp nắp đầu to trở lại đúng vị trí và siết đều đúng trị số mô men. ƒ Tháo nắp đầu to thanh truyền và dùng bao cọng nhựa để xác định khe hở lắp ghép. ƒ Khe hở dầu không được vượt quá 0,08mm. ƒ Nếu khe hở quá qui định thay mới bạc lót và mài cổ trục để đạt được khe hở lắp ghép tiêu chuẩn. ƒ Tương tự như thế, kiểm tra khe hở dầu của các thanh truyền còn lại. KIỂM TRA KHE HỞ DỌC ƒ Dùng so kế để kiểm tra khe hở dọc của tất cả các thanh truyền. ƒ Khe hở dọc tối đa không vượt quá 0,35mm. ƒ Nếu khe hở vượt qui định thay mới thanh truyền. Nếu cần thiết thay mới trục khuỷu. 116 Kiểm tra các bộ phận chính động cơ KIỂM TRA ĐỘ CONG ƒ Làm sạch dụng cụ kiểm tra thanh truyền. ƒ Gá thanh truyền vào bộ định tâm. ƒ Dùng đồ gá và căn lá kiểm tra độ cong của thanh truyền. ƒ Độ cong của thanh truyền không được vượt quá 0,05mm cho chiều dài là 100mm. KIỂM TRA ĐỘ XOẮN ƒ Thay đổi vị trí của đồ gá và dùng căn lá để kiểm tra độ xoắn của thanh truyền. ƒ Độ xoắn của thanh truyền không được vượt quá 0,15mm cho 100mm chiều dài. KIỂM TRA KHE HỞ GIỬA THANH TRUYỀN VÀ TRỤC PISTON ƒ Dùng ca lip để kiểm tra đường kính trong của đầu nhỏ thanh truyền. ƒ Dùng pan me đo đường kính ngoài của trục piston. ƒ Khe hở lắp ghép giữa trục piston và đầu nhỏ thanh truyền từ 0,005 đến 0,011mm. Khe hở dầu tối đa không quá 0,05mm. ƒ Nếu khe hở lớn hơn cho phép, thay thế bạc lót đầu nhỏ thanh truyền. Nếu cần thiết, thay mới trục piston và piston. 117 Kiểm tra các bộ phận chính động cơ KIỂM TRA BU LÔNG THANH TRUYỀN ƒ Lấy đai ốc đầu to vặn vào bu lông thanh truyền bằng tay. Nó phải di chuyển nhẹ nhàng đến cuối của phần ren. ƒ Dùng thước kẹp kiểm tra đường kính của thân bu lông thanh truyền. Nếu đường kính nhỏ hơn qui định, thay mới bu lông thanh truyền. F. KIỂM TRA TRỤC KHUỶU KIỂM TRA ĐỘ CONG ƒ Làm sạch trục khuỷu. ƒ Đặt trục khuỷu lên hai khối chữ V. ƒ Dùng so kế để kiểm tra độ đảo của trục khuỷu. ƒ Độ đảo trục khuỷu không vượt quá 0,06mm. ƒ Nếu vượt quá trị số cho phép, thay mới trục khuỷu. 118 Kiểm tra các bộ phận chính động cơ KIỂM TRA ĐƯỜNG KÍNH CỔ TRỤC CHÍNH VÀ CHỐT KHUỶU ƒ Dùng pan me kiểm tra đường kính ngoài của cổ trục chính và chốt khuỷu. ƒ Nếu đường kính không đúng tiêu chuẩn, kiểm tra khe hở dầu trục khuỷu. ƒ Kiểm tra độ côn và ô van trục khuỷu như hình vẽ. ƒ Độ côn và ô van không được vượt quá 0,02mm. KIỂM TRA KHE HỞ DẦU ƒ Làm sạch các cổ trục chính, ổ trục và các bạc lót. Kiểm tra tình trạng của các bạc lót và các cổ trục. Nếu bề mặt các bạc lót hư hỏng thì thay các bạc lót mới. Nếu các cổ trục bị hỏng nặng, cần thiết, thay mới trục khuỷu. ƒ Lắp các bạc lót vào đúng vị trí của nó không được lẫn lộn. ƒ Đặt trục khuỷu vào thân máy và tiến hành kiểm tra khe hở dầu. ƒ Đặt vào mỗi cổ trục chính một cọng nhựa (plastigage)như hình vẽ. ƒ Lắp các nắp cổ trục chính vào đúng vị trí và siết đều từ trong ra ngoài đúng trị số mô men siết. ƒ Tháo các nắp cổ trục chính. ƒ Dùng bao cọng nhựa, đo khe hở dầu từng cổ trục chính một. Khe hở dầu tối đa không vượt quá 0,08mm. ƒ Nếu khe hở vượt quá cho phép, thay mới bạc lót và mài các cổ trục chính để đạt được trị số khe hở tiêu chuẩn. KIỂM TRA KHE HỞ DỌC ƒ Dùng so kế kiểm tra khe hở dọc của trục khuỷu. ƒ Khe hở dọc tối đa không được quá 0,30mm. ƒ Nếu khe hở vượt quá qui định, thay mới các miếng chận dọc. 119 Phương pháp lắp động cơ CHƯƠNG 6 PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐỘNG CƠ A. YÊU CẦU Sau khi tháo rã các chi tiết, kiểm tra và khắc phục. Chúng ta tiến hành lắp lại động cơ và hoàn chỉnh nó. Trong quá trình lắp một động cơ, phải thật cẩn thận, phải tỉ mỉ. không đựơc có một sai sót nhỏ, bởi do động cơ là một khối hoàn chỉnh. Trong quá trình lắp một động cơ dựa theo nguyên tắc: Chi tiết, bộ phận nào tháo sau thì lắp trước và ngược lại. 1. Làm sạch các bộ phận và các chi tiết của động cơ. 2. Sắp xếp thứ tự các chi tiết bộ phận đã được kiểm tra. 3. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện phù hợp với công việc. B. LẮP TRỤC KHUỶU 1. Thay mới phớt đuôi và đầu trục khuỷu mặc dù nhận thấy chúng vẫn còn tốt. 2. Làm sạch thân máy, thông rửa kỹ càng các lỗ nhớt và mạch dầu làm trơn. 3. Dùng chổi cước thông và rửa sạch các lỗ dầu trong trục khuỷu. 4. Lật ngữa thân máy, lau sạch các ổ đỡ và lắp các bạc lót cổ trục chính vào đúng vị trí của nó. Đặt trục khuỷu vào thân máy. 5. Nhỏ nhớt vào các cổ trục chính. 6. Lắp hai nửa miếng bạc chận vào thân máy. Thông thường các miếng bạc chận dọc trục khuỷu được bố trí ở cổ trục giữa của trục khuỷu. Phương pháp lắp như sau: ƒ Đẩy trục khuỷu về hết một phía. Đặt nửa miếng bạc chận ôm vào cổ trục và chú ý các rãnh thoát nhớt quay ra phía ngoài. Xoay bạc chận đi xuống để nó được lắp vào đúng vị trí của nó. ƒ Tương tự lắp nửa miếng bạc chận còn lại, bằng cách đẩy trục khuỷu theo chiều ngược lại. 7. Lắp các nắp cổ trục chính. Trên các nắp cổ trục chính có đánh dấu và số biểu thị chiều lắp và vị trí lắp ráp. ƒ Các dấu được lắp quay về phía trước động cơ. ƒ Các số biểu thị vị trí lắp ráp của nắp cổ trục chính tính từ đầu trục khuỷu. 120 Phương pháp lắp động cơ 8. Dùng cần xiết mô men xiết đều, xiết từ trong ra ngoài và đúng mô men xiết. Sau khi xiết xong, quay trục khuỷu nó phải chuyển động nhẹ nhàng, trơn tru. Nếu bị sượng, tháo trục khuỷu và kiểm tra lại sự sạch sẽ và tình trạng của các cổ trục chính cũng như các bạc lót. 9. Thay joint và phớt chận dầu đuôi trục khuỷu. Lắp chúng vào đúng vị trí. 10. Thay phớt làm kín đầu trục khuỷu và joint bơm nhớt và lắp trở lại. Lưu ý, phải kiểm tra bơm nhớt trước khi lắp. Phương pháp kiểm tra một bơm nhớt được hướng dẫn ở phần hệ thống làm trơn. Lắp cụm bơm nhớt vào mặt trước thân máy. 11. Lắp bánh răng dẫn động đai vào đầu trục khuỷu. 12. Lắp miếng sắt ở phía sau thân máy. 13. Lắp bánh đà vào đuôi trục khuỷu và xiết đúng momen xiết. C. LẮP TRỤC PISTON & XÉC MĂNG 1. Lắp trục piston vào đầu nhỏ thanh truyền và lỗ trục piston. Khi lắp cần chú ý dấu lắp ráp trên đầu piston và trên thanh truyền phải ở cùng một phía. 121 Phương pháp lắp động cơ 2. Lắp xéc măng dầu vào rãnh piston. Khi lắp xéc măng dầu loại 3 chi tiết cần chú ý là lắp vòng lò xo vào trước và sau đó lắp hai vòng thép gạt dầu vào sau. 3. Dùng kềm chuyên dùng lắp hai xéc măng làm kín vào đúng rãnh của nó. Trên xéc măng có ghi chữ và số. Khi lắp thì phần chữ và số phải quay lên trên, đồng thời xéc măng có kí hiệu 1N hoặc T là xéc măng trên cùng và kí hiệu 2N hoặc 2T là xéc măng làm kín thứ hai. Ngoài ra, do xéc măng làm kín thứ nhất thường được chế tạo bằng thép hợp kim và xéc măng kín thứ hai chế tạo bằng gang hợp kim. Vì vậy, để phân biệt bằng cách chúng ta thả lần lượt hai xéc măng này xuống nền xi măng, tiếng vang trong trẻo là xéc măng thứ nhất và tiếng kêu nặng nề là xéc măng thứ hai. D. LẮP PISTON-THANH TRUYỀN-XÉC MĂNG VÀO XY LANH 1. Lắp các bạc lót thanh truyền vào đúng vị trí của nó và chú ý lỗ dầu bên hông thanh truyền. 2. Quay chốt khuỷu của xy lanh số 1 ở điểm chết dưới. 122 Phương pháp lắp động cơ 3. Dùng ống bóp xéc măng và cán búa đưa piston - xéc măng - thanh truyền của xy lanh số 1 vào lòng xy lanh. Lưu ý, dấu lắp ráp trên đỉnh piston và thanh truyền phải hướng về phía trước động cơ, đồng thời bảo đảm chính xác vị trí của các xéc măng như hướng dẫn ở hình trên 4. Lắp nắp đầu to thanh truyền theo đúng dấu đã đánh khi tháo. 5. Xiết đều và xiết đúng mô men xiết. Kiểm tra lại khe hở dọc của thanh truyền. Bước kiểm tra này rất quan trọng, bảo đảm sự tồn tại của khe hở dầu. 6. Tương tự như trên lần lượt lắp các thanh truyền còn lại vào thân máy. E. LẮP CÁC TE 1. Lắp lưới lọc và tấm che vào động cơ. Chú ý joint làm kín lưới lọc. 2. Dùng keo hoặc joint mới lắp carter chứa dầu vào thân máy. 123 Phương pháp lắp động cơ F. LẮP NẮP MÁY 1. Thay các phốt guide xú pap. Cần chú ý phốt guide xú pap hút và thải có thể không giống nhau. 2. Dùng cảo lắp các xú pap và các chi tiết liên quan vào nắp máy. Lấy búa nhựa gõ nhẹ vào đuôi xú pap để ổn định vị trí của các móng hãm ở đuôi xú pap. 3. Lắp các con đội vào nắp máy đúng vị trị trí của nó. 4. Thay joint nắp máy mới và đặt nó đúng vị trí trên thân máy. 5. Đặt nắp máy lên thân máy. Xiết đều các con vít theo nguyên tắc từ trong ra ngoài và đúng trị số momen xiết. 6. Lắp các bu gi vào nắp máy theo đúng chủng loại. 7. Lắp bánh răng phụ vào trục cam thải theo phương pháp sau: a) Kẹp trục cam thải vào êtô. b) Lắp bánh răng phụ vào trục cam thải. c) Lắp khoen chận đầu bánh răng phụ. d) Lắp một con vít A vào bánh răng phụ và sau đó dùng tuốc nơ vít xeo sao cho một lỗ khác trên bánh răng phụ trùng với lỗ ren trên bánh răng cam thải. Giữ thật chặt ở vị trí này và dùng con vít B để xiết chặt. 8. Đặt trục cam nạp vào nắp máy. Xoay trục cam nạp sao cho các cam đội con đội là bé nhất và gá lắp các nắp cổ trục cam đúng chiều và đúng vị trí của nó. 124 Phương pháp lắp động cơ 9. Xiết đều các nắp bợ trục cam và xiết đúng mô men theo hình vẽ trên. 10. Thay mới phớt chận nhớt đầu trục cam và lắp vào đúng vị trí. 11. Gá trục cam thải vào nắp máy và chú ý vị trí ăn khớp giữa hai bánh răng. 12. Lắp các nắp cổ trục cam theo đúng vị trí và xiết chặt. 13. Tháo con vít lắp trên bánh răng phụ của trục cam thải. G. LẮP BỘ TRUYỀN ĐỘNG ĐAI 1. Lắp bánh đai dẫn động trục cam và các bộ phận liên quan 2. Lắp bánh căng đai mới và lò xo. Đẩy bánh căng theo hướng làm chùng đai và xiết chặt. 3. Kiểm tra lại vị trí điểm chết trên trên trục khuỷu và dấu trên bánh răng trục cam. 4. Lắp đai cam vào động cơ đúng vị trí ban đầu của nó. 125 Phương pháp lắp động cơ 5. Nới lỏng bánh căng đai khoảng ½ vòng. Quay trục khuỷu hai vòng, kiểm tra lại dấu cân cam. 6. Xiết chặt vít giữ bánh căng đai. 7. Lắp miếng chận đai cam và chú ý mặt cong hướng ra ngoài. 8. Lắp trở lại các miếng che đầu động cơ. 9. Lắp pu li đầu trục khuỷu và xiết đúng tiêu chuẩn. 10. Lắp các bộ phận còn lại. H. CƠ CẤU OHC-TRUYỀN ĐỘNG XÍCH Sau bước lắp bánh đà, chúng ta tiếp tục thực hiện như sau. 1. Quay trục khuỷu cho đến khi rãnh then trên đầu trục khuỷu hướng lên trên. 2. Lắp bánh răng truyền động xích cam vào đầu trục khuỷu. 3. Lắp ống dầu bôi trơn bộ truyền động xích cam. 126 Phương pháp lắp động cơ 4. Lắp bộ thanh đỡ xích và thanh căng sên vào thân máy. 5. Lắp xích cam vào bánh răng cốt máy và bánh răng cam sao cho dấu trên bánh răng cam hướng lên như hình vẽ. 6. Dùng dây cột thanh đỡ xích và thanh căng xích như hình vẽ. 7. Thay joint mới và lắp nắp đậy xích cam vào thân máy và xiết đúng qui định. 127 Phương pháp lắp động cơ 8. Lắp lọc thô vào động cơ và chú ý joint làm kín. 9. Lắp carter chứa nhớt. Làm kín giữa carter và thân máy có thể dùng keo cao su hoặc dùng joint mới. 10. Lắp joint nắp máy vào thân máy. 11. Lắp nắp máy vào động cơ và xiết đúng qui định. 12. Lắp trục cam vào nắp máy. 13. Lắp bánh răng cam vào trục cam và xiết chặt. 14. Đẩy piston căng xích vào sát thân của nó và dùng móc giữ lại. 15. Lắp bộ căng xích cam vào thân máy và xiết chặt. 16. Quay trục khuỷu theo chiều quay để cho piston bộ căng xích bung ra. Nếu không được, dùng tuốc nơ vít xeo nhẹ hoặc dùng tay kéo thanh đỡ xích cam ra ngoài và buông, piston sẽ đẩy thanh căng xích cam. 128 Phương pháp lắp động cơ 17. Lắp các bộ phận còn lại. I. CƠ CẤU OHV-TRUYỀN ĐỘNG XÍCH 1. Lắp trục cam vào thân máy. 2. Lắp miếng sắt chận dọc ở đầu trục cam và xiết chặt. 3. Lắp miếng đỡ xích cam. 4. Xoay trục khuỷu sao cho then trên đầu trục khuỷu hướng lên theo phương đứng. 5. Xoay trục cam cho then trên đầu trục cam cũng hướng lên theo phương thẳng đứng giống như ở trục khuỷu. 6. Lắp xích cam vào hai bánh răng đúng theo dấu đã định sẳn (Xem hình vẽ trên). 7. Lắp bộ truyền động xích cam vào trục khuỷu và trục cam. 8. Lắp đai ốc đầu trục cam và xiết chặt đúng mô men. 9. Lắp bộ đỡ xích cam. 10. Lắp bộ căng xích cam. 11. Lắp nắp đậy bộ truyền động xích. 129 Phương pháp lắp động cơ 12. Lắp pu li đầu trục khuỷu và xiết chặt 13. Lắp các con đội vào đúng vị trí của nó. 14. Lắp các đũa đẩy. 15. Lắp cò mổ và trục cò mổ vào nắp máy. 16. Lắp các bộ phận còn lại. 130 Hệ thống làm trơn-Kiểm tra & Bảo dưỡng CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG LÀM TRƠN A. CHỨC NĂNG Trong quá trình động cơ làm việc, hệ thống làm trơn sẽ cung cấp dầu nhờn dưới một áp suất nhất định đến các chi tiết chuyển động cần phải làm trơn, nhằm kéo dài tuổi thọ của động cơ. Hệ thống làm trơn có các chức năng sau: • Làm giảm ma sát cho các chi tiết chuyển động. • Có tác dụng làm kín piston, xéc măng và lòng xy lanh. • Làm mát các chi tiết của động cơ. • Bảo vệ bề mặt các chi tiết, chống rỉ sét. • Lôi cuốn các hạt mài mòn xuống các te và làm sạch bề mặt lắp ghép. • Làm cho các chi tiết chuyển động êm dịu, giảm tiếng ồn. B. NGUYÊN LÝ BÔI TRƠN THUỶ ĐỘNG Một lớp dầu mỏng được hình thành ở giữa trục và ổ đỡ để ngăn cản chúng ma sát trực tiếp với nhau khi trục chuyển động. Các điều kiện để hình thành một chêm dầu: - Khe hở lắp ghép phải bé. - Nhớt được cung cấp đến ổ đỡ dưới một áp suất nhất định. - Độ nhớt của dầu làm trơn phải đúng. - Tốc độ quay của trục phải đạt một tốc độ tối thiểu. Khi trục quay với một tốc độ nhất định, nhớt được cung cấp đến bề mặt lắp ghép. Một lớp nhớt mỏng sẽ bám lên bề mặt của trục. Do đó, khi trục chuyển động nhớt sẽ bị cuốn xuống bên dưới trục và tạo thành một chêm dầu. Khi áp suất chêm dầu đủ lớn, nó sẽ đẩy trục nổi lên và lúc này trục chuyển động không ma sát trực tiếp với ổ đỡ. Đây chính là nguyên lý bôi trơn thuỷ động. C. CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ƒ Bơm nhớt hút dầu nhớt từ cac te qua lưới lọc để c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthtapdongco1.pdf
Tài liệu liên quan