Giáo trình Văn học Xô Viết (Phần 2)

Pasternak gắn bó với những hiện tượng đạo đức phát xuất từ những miền

sâu thẳm của đời sống và nhà văn thể hiện thường là không nhìn thấy được trong

những biến cố bình thường của cuộc sống hàng ngày. Ông luôn bị lôi cuốn bởi

một đời sống “không hoa mỹ cũng không phi thường”. Ngay từ những năm 1930,

ông thích những đề tài bên lề cuộc sống xã hội nhưng không vì vậy mà không

chứa đựng một ý nghĩa lịch sử. B.Pasternak phát biểu ý nghĩ của mình: “Tất cả

những gì được tận dụng một cách chăm chỉ và hoa mỹ đối với tôi đều có vẻ thứ

yếu vô ích và đôi khi còn đáng ngờ về mặt đạo đức”. Nhà thơ đặc biệt thích vẻ

đẹp của những ngôi làng nhỏ, những túp lều nông thôn và bến đò tỉnh lẻ Nga.

Ông yêu mến những tình cảm không kiểu cách của những con người giản dị làm

những công việc khiêm nhường. Ông thể hiện trong văn chương điều ông nhìn

thấy số phận và chỗ đứng của con người trong lịch sử. Con người mang những

giá trị đạo đức cao quí nhất là con người ẩn lánh, khiêm tốn, xa rời những vẻ

tráng lệ và sự phô trương, mỗi người sống một cuộc sống nội tâm sâu sắc trong

cái “tôi” ẩn lánh để cho cuộc sống tiến lên. Thế giới thu nhỏ, thế giới phóng lớn

nối liền chặt chẽ và cá nhân có một ý nghĩa, một giá trị tuyệt đối không phải với

tư cách là một thực thể tách khỏi đời sống mà là hòa hợp và liên kết với nó.

 

pdf30 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Văn học Xô Viết (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với các nhà văn XôViết cùng thời như Gorki, Ostơrovski, A.Tolstoi, Solokhov, v.v Tác phẩm Người mẹ là một sáng tác tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật của Gorki. Paven Valasov cũng như người mẹ Nhilovna là những người giác ngộ lý tưởng cộng sản, họ tham gia trực tiếp vào những biến cố xã hội nhằm cải tạo và thay đổi nó. Nhà văn để cho nhân vật của mình hành động một cách tích cực, họ xả thân vì lý tưởng, vì quyền lợi giai cấp, vì chân lý. Cũng như trong sáng tác của Gorki, Ôtơrovski xây dựng hình tượng nhân vật gắn với môi trường hoạt động cách mạng. Đó là những con người trưởng thành và lớn lên trong sự tôi luyện nghiêm ngặt của thực tiễn cách mạng. Tác phẩm Thép đã tôi thế đấy ca ngợi ý chí sắt đá của nhân vật Paven Corsaghin. Paven Corsaghin là nhân vật điển hình cho phẩm chất của những thanh niên trưởng thành trong Cách mạng tháng Mười. Mọi quan hệ đối với anh đều lấy cách mạng làm thước đo, ngay cả tình yêu cá nhân giữa anh và Tônhia cũng không ngoại lệ. Họ là những con người thực hiện sứ mệnh lịch sử: “Tất cả đời ta, tất cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”[1]. Cùng khuynh hướng trên nhưng Alêchxây Tolstôi có một cách thể hiện con người trong chiến tranh, cách mạng khác các nhà văn cùng thời. Tác phẩm Con đường đau khổ đã mô tả quá trình vật lộn của các nhân vật đi tìm chân lý. Họ là những con người rất thực, không mang trong mình lý tưởng cách mạng cao [3] B.Pasternak con ngưởi và tác phẩm, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 1988, tr. 85 [1] Lịch sử văn học XôViết, tập 1( cuốn 2), tr. 190 Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 40 - cả như Paven Vlasov của Gorki hay Paven Corsaghin của Ostơrovski. Họ là những con người bị cuốn hút vào dòng chảy cách mạng. Trận cuồng phong đã ném những người con của dân tộc Nga ra khỏi cuộc sống bình yên và đẩy họ vào dòng chảy đầy biến động của xã hội. Các nhân vật như Đasa, Têlêghin, Rôtsin, Katya, trực tiếp tham gia vào cách mạng một cách hoang mang, thụ động nếu không nói là có cả phần lầm lạc, cả những bước ngộ nhận và khờ dại. Đối với B.Pasternak ông tiếp nhận sự kiện lịch sử như các hiện tượng tự nhiên. Ông cảm nhận, nghe, thấy nhưng không nhận thức một cách logic, thậm chí không muốn nhận thức. Ông tiếp nhận cuộc sống và lịch sử như nó đang tồn tại. Tiểu thuyết Bác sĩ Jhivago là một tác phẩm tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật của B.Pasternak. Hình tượng Jhivago thể hiện quan điểm sáng tác của nhà văn. Mọi tâm tư tình cảm, ước mơ nhà văn đều gởi trọn qua nhân vật này. Thái độ của Jivago đối với cách mạng được biểu hiện ở trạng thái tâm lý không nhất quán, có sự dao động, hoài nghi thậm chí thiếu vắng ý chí, đó là đặc trưng của con người Jhivago. Điều này đúng với cách cảm nhận cuộc sống thời đại của B.Pasternak. Như nhà văn Erenburg đã từng viết về con người của B.Pasternak: “B.Pasternak cảm nhận được thiên nhiên, được tình yêu, được Goethe, được Shakeprare, được âm nhạc, được nền triết học cổ điển Đức, được các tác phẩm hội họa của trường phái Vơniz, anh cảm nhận được chính mình và có thời cả một số bạn bè thân thiết của mình, nhưng còn lịch sử thì anh không tài nào cảm nhận được. Anh nghe được cả những âm thanh mà nhiều người không nghe thấy, anh nghe được cả nhịp đập của con tim lẫn tiếng cỏ cây đang lớn ngoài kia, ấy thế nhưng bước chân thời đại đang đi thì anh không hề nghe thấy”[1]. Erenburg nhận xét như thế nhưng thực ra, dưới những hình thức khác nhau ta vẫn tìm thấy những âm vang lịch sử trong sáng tác của ông, đặc biệt là giai đoạn cuối đời. Về cuối đời ông sẳn sàng phong những danh hiệu cao quý nhất cho lịch sử, cho người anh hùng hay cho một người hoạt động ở một lãnh vực nào đó trong xã hội, thế nhưng không vì thế mà không tách riêng hẳn “vương quốc của nhà thơ”. Trong những quan hệ của mình với lịch sử cũng như trong quan hệ với tất cả những hiện tượng thiên nhiên, nhà thơ là “bọt biển” cuốn hút tất cả những gì bao quanh nó chứ không phải là “chiếc bùa” tán nghiền mọi thứ. “Bọt biển” cuốn hút tất cả những gì đặc trưng của thời đại mình nhưng không bao giờ trở thành bộ phận của đời sống xã hội, lịch sử với mức độ như nó nằm trong thiên nhiên. Nghĩa là trong cách trình bày lịch sử của ông, người ta cảm thấy B.Pasternak có một cái nhìn mới, sáng suốt nhưng đó là sự sáng suốt của người quan sát ghi chép tỉ mỉ những biến cố, ông không tham gia trực tiếp vào các biến cố xã hội. B.Pasternak nói rằng “nghệ thuật là giới hạn tận cùng của một thời đại” [2]. Ông [1] B.Pasternak con người và tác phẩm, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 1988 tr.32 [2] B.Pasternak con người và tác phẩm, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1988, tr. 87 Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 41 - nối liền những sáng tác nghệ thuật với những biến cố lịch sử như là những hiện tượng tương đồng tiến hành ở những mức độ khác nhau như thể Lep Tolstoi đi song song với cuộc cách mạng Nga thế kỷ XIX. Cũng giống như vậy, B.Pasternak cho rằng, tập thơ Chị tôi – Cuộc sống của ông đi song song với cách mạng, mặc dù trong đó chẳng có vấn đề gì là cách mạng hay những đảo lộn xã hội mà chỉ là những cơn bão hay những buổi mặt trời mọc. Dù sao chăng nữa, lịch sử vẫn in đậm dấu ấn trong sáng tác của ông, và điều ấy xảy ra vào thời kỳ ông công khai khước từ mọi liên hệ với nó và cho rằng, mình không hiểu: “Những ngàn năm trước của chúng ta, các bạn ạ, là cái gì?”[1]. Phải thừa nhận rằng, những bài thơ phong cảnh của ông và những phong cảnh thiên nhiên của ông mang dấu ấn lịch sử, chẳng hạn như :“Dấu vết một toán kị binh xung kích nằm trong tuyết”, “Bầu trời bãi công”, v.v Đâu đó ta vẫn tìm thấy dấu vết lịch sử trong sáng tác của B.Pasternak mặc dù nhà văn muốn hay không muốn. 3. Sự gặp gỡ giữa cái nhất thời và cái vĩnh cửu, sự thâm nhập của thực tại lịch sử vào vũ trụ thiên nhiên qua cái nhìn của B. Pasternak Như trên đã trình bày, B.Pasternak không tham gia trực tiếp vào các biến cố lịch sử nhưng ông thích quan sát và ghi chép tỉ mỉ trước những biến cố dữ dội của cách mạng. Vì vậy, trong sáng tác của ông ta vẫn bắt gặp bóng dáng của những biến cố lịch sử. Đối với nhà thơ, sự thâm nhập của thực tại lịch sử vào vũ trụ thiên nhiên là một hiện tượng tự nhiên. Trong thời kỳ sáng tác sau Cách mạng tháng Mười, những phong cảnh lịch sử của B.Pasternak thay đổi màu sắc, đôi khi chúng còn trở thành tượng trưng cho phong cảnh nước Nga và cách mạng. Trong bài thơ Điện Kremlin dưới tuyết năm 1918, trận bão tuyết ở đây trùng hợp với sự bùng nổ của cách mạng trên những miền đất của nước Nga mênh mông. Những yếu tố lịch sử, ngọn gió cách mạng được nhận thức với nhiệt tình của ngòi bút điêu luyện khi miêu tả về thiên nhiên. Đêm vừa qua điện Kremlin không gì so sánh được Cung điện kì lạ phủ đầy bọt Trong những buồm dây giăng của biết bao mùa đông Đã trút cơn giận của mình lên mùa đông hôm nay Và cung điện hùng vĩ phủ đầy quá khứ Như những ảnh tượng của một vị ngôn sứ Mù quáng xông lên thật khủng khiếp Trong những gì còn lại của năm ấy, khoảng năm thứ 1919. [1] B.Pasternak con người và tác phẩm, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1988, tr. 87 Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 42 - Những hình ảnh mà B.Pasternak cho chúng ta về thời kì sôi động ấy với những cơn mưa rào tẩy sạch, những cơn giông và cơn bão tuyết đều có mục đích biểu hiện tính chất chung của sự đảo lộn cách mạng. Trong thơ của ông, thời kì cách mạng thật khó mà sắp xếp vào một đề mục riêng viết về cách mạng. Chủ đề ấy có mặt khắp nơi. Nó hiện diện nhưng khó nhìn thấy, giống như cuộc gặp gỡ giữa cái nhất thời và cái vĩnh cửu, cuộc gặp gỡ xưa nay vẫn là nỗi bận tâm của nhiều nhà nghệ sĩ lớn. Trong tác phẩm văn xuôi trữ tình: Bác sĩ Jhivago, B.Pasternak đã kết hợp tài tình giữa thực tại lịch sử và vũ trụ thiên nhiên cũng như cái nhất thời và vĩnh cửu. Điều này được thể hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Vũ trụ thiên nhiên và thực tại lịch sử như hòa quyện trong từng nhân vật của B.Pasternak, đặc biệt hoàn hảo nhất là hình tượng Jhivago và Lara. Jhivago đã suy nghĩ về lịch sử như sau: “Chàng lại nghĩ rằng, chàng hình dung lịch sử cái được mệnh danh là tiến trình lịch sử hoàn toàn khác với quan niệm chung của mọi người và lịch sử được vẽ ra trước mắt chàng như đời sống của thế giới thảo mộc. Mùa đông dưới tuyết, những cái cành trụi lá của cây thông khẳng khiu và đáng thương như mấy sợi lông trên nốt ruồi của một cụ già. Mùa xuân chỉ trong vài ngày, rừng cây thay hình đổi dạng vươn cao lên tận mây và người ta có thể ẩn mình hay lạc lối trong cái mê cung rậm rạp của nó”[1]. Tình yêu của Jhivago và Lara là một mối tình lý tưởng, một tình yêu vĩnh hằng. Thông qua mối tình này, B.Pasternak muốn đưa đến một quan niệm về tình yêu và hạnh phúc của con người trong thời chiến tranh, bom lửa. Nhà văn rút ra một triết lý nhân văn cao cả: “Những khoảnh khắc, trong đó hơi huớng đam mê xen lẫn vào sự tồn tại của con người trần tục nơi họ, như ngọn gió vĩnh cửu, chính là những giây phút họ linh nghiệm và nhận biết những điều luôn luôn mới mẻ về bản thân mình và về cuộc sống”[2] .Tình yêu của họ trải qua biết bao thăng trầm. Chiến tranh đã đưa họ đến gần nhau và chính nó là thủ phạm chia rẽ tình yêu của hai người. Những ngày tháng hạnh phúc nhất của Lara và Jhvago là những ngày tháng đầy biến động nhất của lịch sử. Mỗi khi nhớ lại, Lara cảm thấy hãnh diện và hạnh phúc vô ngần: “Nàng lại cảm thấy dạt dào hãnh diện và an ủi, cũng như mỗi lần nàng nhớ tới Jhivago hoặc trong mấy khoảng thời gian ngắn ngủi chung sống với chàng, cái hơi thở tự do, vô tư luôn toát ra từ chàng lúc này lại bao phủ lấy nàng” [3]. Thông qua mối tình giữa Jhivago và Lara, ta bắt gặp cái vĩnh cửu của tình yêu và cái nhất thời của các biến cố lịch sử. Nó đan xen vào nhau, làm cho tình yêu của họ trở nên mong manh hơn và cũng chính vì vậy mà nó trở nên sống mãi với thời gian. Đây cũng chính là cái nhìn độc đáo của B.Pasternak. Có thể nói, trong quá trình sáng tạo, ông kiên trì thể nghiệm quan niệm riêng của mình về con người, lịch sử và cuộc sống. Điều này làm cho nhà văn có một cái nhìn mới về thực tại khách [1] B.Pasternak con người và tác phẩm NXB TPHCM 1988, tr 939 [2] SĐD tr. 847 [3] B.Pasternak con người và tác phẩm NXB. TP. HCM 1988, tr 1009 Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 43 - quan. Ta dễ dàng nhận thấy rằng, trong thơ trữ tình cũng như trong văn xuôi của B.Pasternak, lịch sử luôn chịu nhận một tính chất đặt biệt của vũ trụ thiên nhiên và đây cũng là nét độc đáo của B.Pasternak trong phong cách biểu hiện nghệ thuật của mình. 4. Quan niệm đạo đức thẩm mĩ của B.Pasternak B.Pasternak gắn bó với những hiện tượng đạo đức phát xuất từ những miền sâu thẳm của đời sống và nhà văn thể hiện thường là không nhìn thấy được trong những biến cố bình thường của cuộc sống hàng ngày. Ông luôn bị lôi cuốn bởi một đời sống “không hoa mỹ cũng không phi thường”. Ngay từ những năm 1930, ông thích những đề tài bên lề cuộc sống xã hội nhưng không vì vậy mà không chứa đựng một ý nghĩa lịch sử. B.Pasternak phát biểu ý nghĩ của mình: “Tất cả những gì được tận dụng một cách chăm chỉ và hoa mỹ đối với tôi đều có vẻ thứ yếu vô ích và đôi khi còn đáng ngờ về mặt đạo đức”. Nhà thơ đặc biệt thích vẻ đẹp của những ngôi làng nhỏ, những túp lều nông thôn và bến đò tỉnh lẻ Nga. Ông yêu mến những tình cảm không kiểu cách của những con người giản dị làm những công việc khiêm nhường. Ông thể hiện trong văn chương điều ông nhìn thấy số phận và chỗ đứng của con người trong lịch sử. Con người mang những giá trị đạo đức cao quí nhất là con người ẩn lánh, khiêm tốn, xa rời những vẻ tráng lệ và sự phô trương, mỗi người sống một cuộc sống nội tâm sâu sắc trong cái “tôi” ẩn lánh để cho cuộc sống tiến lên. Thế giới thu nhỏ, thế giới phóng lớn nối liền chặt chẽ và cá nhân có một ý nghĩa, một giá trị tuyệt đối không phải với tư cách là một thực thể tách khỏi đời sống mà là hòa hợp và liên kết với nó. Trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật, B.Pasternak luôn tìm đến một sự đơn giản, cần thiết cho nghệ thuật. Điều này đã được tác giả thể hiện qua mơ ước của nhân vật Jhivago: “Suốt đời chàng mơ ước đạt đến sự độc đáo thầm lặng bề ngoài khó nhận ra vì được giấu kín dưới lớp vỏ hình thức thông dụng và quen thuộc. Suốt đời chàng cố tình luyện một bút pháp dè dặt và giản dị, khiến người đọc và người nghe thấu hiểu nội dung mà tự họ không nhận ra họ thẩu hiểu bàng cách nào. Suốt đời chàng quan tâm đến một phong cách kín đáo không lôi cuốn sự chú ý của bất kỳ ai, và chàng kinh hoảng khi thấy mình rất lâu mới vương tới lý tưởng đó”. Đây không phải là điều dễ dàng đạt được trong một sớm một chiều mà đòi hỏi một sự nỗ lực, một ý chí và bản lĩnh phi thường mới mong lột xác, đổi mới bút pháp. Trong thời kỳ đầu, sáng tác của B.Pasternak thiếu đi cái chất triết lý sâu xa, tư tưởng nghệ thuật không hiện ra một cách cô đọng, tập trung, nó chìm trong những hình ảnh, cách diễn đạt trừu tượng, khó nhận thấy những suy nghĩ riêng tư thầm kín. Những tư tưởng của tác giả bị che mờ bởi rất nhiều ấn tượng liên tưởng được nối liền bằng một mạng lưới dày đặc những ẩn dụ tượng trưng, Nói chung, B.Pasternak thời trẻ quá trung thành với những rung cảm, cảm xúc cho nên những sáng tác đầu tay thiếu đi chiều sâu triết học. Nhưng càng về cuối đời, tác phẩm của ông càng trở nên giản dị và gần gủi với cuộc sống hàng ngày. Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 44 - Thơ ca B.Pasternak càng về sau càng trở nên phong phú hơn nhờ cách cảm nhận độc đáo từ những biến cố ngày thường và khả năng phát hiện bởi ý nghĩa tức thời của sự vật, những sinh họat và những tập quán làm thành đời sống hàng ngày. Điều này gắn với quan niệm đạo đức- thẫm mỹ về sau. Trong hơn nửa thế kỷ hoạt động văn học của mình B.Pasternak có nhiều thay đổi nhưng cho đến cùng ông vẫn trung thành với những tư tưởng riêng của mình, một trong những xác tín ấy là: nghệ thuật chân chính luôn luôn phục vụ cái gì cao hơn chính nó, đó là ý nghĩa sự sống, sự lớn lao của cuộc đời và giá trị vô biên của con người. Nó không cần đến những điều ảo tưởng, xa vời hay những lời tuyên bố hùng hồn, oai phong mà là sự lớn lao toát ra từ tính tự nhiên trong lối kể chuyện, trong cách miêu tả, từ độ nhạy cảm của cái nhìn và từ cảm hứng của nhà thơ, là kẻ bị lôi cuốn và đắm chìm bởi phép màu thực tại, cái đang hiện hữu và sự lỳ lạ của đời sống thế giới xung quanh. Lí tưởng đạo đức- thẳm mỹ trong giai đoạn sáng tác đầu tay của ông là dành cho “Thơ ca – Bọt biển”, nhưng về cuối đời, nhận thức thẩm mỹ của B.Pasternak được nâng lên cao hơn: “Mục đích của nghệ thuật là sự hi sinh bản thân mình”. Khi tiểu thuyết Bác sĩ Jhivago hoàn thành thì B.Pasternak đã ý thức trọn vẹn, ông đã hoàn thành số phận lịch sử của mình. Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 45 - BÀI 6: MIKHAIN APHANAXIÊVITS BUNGACỐP VÀ TÁC PHẨM NGHỆ NHÂN VÀ MARGARÍTA I. Tiểu sử và sự nghiệp của Mikhain Aphanaxiêvits Bungacốp Mikhain Aphanaxiêvits Bungacốp sinh ngày 10-5-1891 tại thành phố Kiép (thủ đô của nước cộng hòa Ukraina ngày nay). Bố của ông là một nhà khoa học đồng thời là linh mục, một nhà lịch sử chân chính chuyên về lịch sử tôn giáo nhưng lại không muốn truyền dạy tôn giáo cho người con đầu lòng của mình. Năm 1909, M.A. Bungacốp vào học ngành y trường đại học tổng hợp Kiép. Năm 1916, sau khi tốt nghiệp, ông xin ra mặt trận (đây là thời điểm xảy ra chiến tranh thế giới thứ nhất), với tư cách là bác sĩ tình nguyện của hội "Chữ thập đỏ" quốc tế. Một thời gian sau, ông được gọi về Mátxcơva, đến làm việc ở một bệnh viện vùng ngoại ô. Từ đây, bắt đầu những năm tháng chìm nổi của cuộc đời nhà văn. Ông đã đi qua nhiều vùng của nước Nga trong thời kỳ nội chiến, đã từng gia nhập lực lượng hồng quân. Có lúc, ông bị động viên vào bạch vệ, bị bắt vào tổ chức của phỉ Pétliura. Tháng 9 năm 1921, ông đến Mátxcơva, sống và làm việc đến cuối đời. Trong những ngày tháng sôi động sau nội chiến, cũng như những nhà văn khác từ mặt trận trở về Mátxcơva, ông phải lăn lộn kiếm sống và phải trải qua nhiều nghề: làm thư ký cho tiểu ban văn học của tổng cục Giáo dục chính trị, theo đoàn hát rong đi biểu diễn, cộng tác viên nhiều năm với báo “Tiếng còi”, “ Ngày hôm trước”... Từ nhỏ, Bungacốp đã có thiên hướng say mê văn học. Ông thích tác phẩm và phong cách của Gôgôn, thích giọng văn trào phúng của Santưcốp Sêđrin. Ông bắt đầu viết văn từ thời còn đi học. Những năm tham gia hồng quân, ông đã có một số vở kịch được biểu diễn tại mặt trận. Trong thời gian làm báo, ông viết một số tác phẩm nhỏ mang tính chất châm biếm. Vào khoảng năm 1922- 1924 sau khi dứt khoát chuyển về Mátxcơva, nhà văn xây dựng cuốn tiểu thuyết Bạch vệ, tác phẩm văn xuôi lớn đầu tiên của ông. Đây là thời gian nền nghệ thuật XôViết trẻ tuổi đặc biệt tích cực tìm tòi để nắm được ý nghĩa thời đại cách mạng, để hiểu số phận nhân dân và giới trí thức. Bắt đầu ra đời những bức tranh sử thi nổi tiếng của A. Tônxtôi, Phađêep, Xêraphimôvíts; ý đồ viết Sông Đông êm đềm cũng nảy sinh ở M.Sôlôkhốp. Trong tác phẩm Bạch vệ, Bungakốp đã phản ánh về quá trình tan rã tất yếu của những mưu toan chống cách mạng và số phận bi kịch của từng lớp trí thức Nga do chọn lầm con đường lịch sử. Với nhãn quan lịch sử sáng suốt, Bungacốp được coi là nhà văn gần gủi với những người mở đường cho nền nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Bởi vì: “Trước tiên, với số phận tiếp theo của thế giới cũ, Bạch vệ đưa ra một kết luận dứt khoát: nó sẽ không được khôi phục lại; sự sụp đổ của nó là một lợi ích của nước Nga về mặt xã Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 46 - hội - lịch sử ”[•]. Tác phẩm này đã được chuyển thể thành kịch nói nhan đề Những ngày tháng của anh em Turbin. Vở kịch được Nhà hát nghệ thuật Mátxcơva trình diễn rất thành công. Từ thành công của vở kịch, ông đã được các nhà hát ở Mátxcơva chào mời. Bắt đầu những này tháng lao động căng thẳng, những thành công vang dội, những cuộc tranh cãi quyết liệt xung quanh tên tuổi của Bungacốp. Năm 1925, ông cho in truyện vừa Những quả trứng định mệnh và viết Trái tim choÙ, tác phẩm này được M.Gorki đánh giá rất cao. Sau thành công của vở Những ngày tháng của anh em Turbin, trong những năm tiếp theo, Bungakốp tập trung vào viết kịch. Ông lần lượt cho ra đời các kịch bản Căn hộ của Dôia (1927, in năm 1982) Chạy trốn (1928 , dựng năm 1957, in năm 1962), Môlier (năm 1929), v.v Ông trở thành một trong những tác giả viết kịch nổi tiếng nhất lúc bấy giờ. Các nhà văn như M. Gorki, Vêrêxaép, nhà đạo diễn Xtanixlápxki đánh giá cao Bungacốp. Do sự đánh giá rất khác nhau của các phe nhóm thuộc các tổ chức văn học khác nhau ở Mátxcơva lúc đo,ù nên việc dàn dựng và xuất bản các tác phẩm của ông gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là sau khi ông từ chối viết thêm một vài cảnh trong vở Chạy trốn để nói rõ nguyên nhân thất bại của bạch vệ, theo đề nghị của Xtalin, các tác phẩm của Bungacốp bị cấm. Từ đó cuộc sống với tư cách nhà văn của Bungacốp gặp rất nhiều bi thảm. Ngay cả những người ủng hộ Bun- gacốp như Xtanixlápxki, K.Ximônốp cũng chỉ trích tác phẩm của ông. Sự im lặng của Xtalin và chính phủ Liên Xô trước những bức thư yêu cầu giúp đỡ của Bungacốp, sự lạnh lùng xa lánh của bạn bè trong thời gian ông bị cấm sáng tác và xuất bản đã làm cho ông cô đơn và mệt mỏi.. Năm 1930. ông đã đốt gần hết những trang bản thảo tiểu thuyết Nghệ nhân và Margaríta. Nhưng với thiên chức một nhà văn, Bungacốp không im lặng: “Từ bỏ nghề nghiệp của mình, im lặng, điều đó, xin nói thẳng ra, là hèn nhát (). Không có một nhà văn nào lại có thể im lặng được. Nếu anh ta im lặng. Thì có nghĩa đó không phải là nhà văn chân chính. Còn nếu là nhà văn chân chính mà im lặng, thì anh ta sẽ chết!”[•]. Ông không im lặng, ông sáng tác. Hàng loạt tác phẩm mới ra đời, trong đó có thể kể: các vở kịch Ađam và Êva (năm 1931, in năm 1987), Đảo thắm ( in năm 1988), Niềm hoan lạc ( chưa in), kịch bản chuyển thể Những linh hồn chết Tổng số ông viết đến 14 vở kịch; văn xuôi có Môlier ( năm 1933, truyện danh nhân), Tiểu thuyết sân khấu (năm 1936) và tác phẩm bất hủ Nghệ nhân và Magaríta . [•] Piôt Nicôlaíep – Mikhain Bungacốp và cuốn sách của ông, in trong sách Nghệ nhân và Margaríta, Đoàn Tử Huyến dịch ra tiếng Việt, Nxb Cầu vòng Mátxcơva và Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1989, tr.7 [•]Thư của Bungacốp gửi Xtalin ngày 30 tháng 5 năm 1931. Dẫn theo Đòan Tử Huyến, Lời giới thiệu, in trong sách Trái tim chó, Nxb Văn học ( tái bản ), 1987, tr.8 Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 47 - Đến nay, tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Theo kế hoạch, từ cuối những năm 80 đến năm 2000, tác phẩm của M.Bungakốp được chọn in trong “Toàn tập hàn lâm” của Viện văn học thế giới mang tên M.Gorki. Nhiều nhà phê bình xếp ông ngang hàng với P.M.Đốxtôiépxki, L.Tônxtôi II. Tác phẩm Nghệ nhân và Margaríta Đây là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của Bungacốp, tác phẩm chủ yếu làm nên vinh quang bất tử của nhà văn, nhưng đồng thời đây cũng là một cuốn sách có số phận thật gian truân hiếm có trong di sản văn học nhân loại. Nghệ nhân và Margaríta được viết trong 12 năm, bắt đầu từ năm 1928 với cái tên dự định là Tiểu thuyết ve

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_van_hoc_xo_viet_phan_2.pdf