Giáo trình Y học cơ sở 2

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành nước tiểu của thận

- Lưu lượng máu và huyết áp:

+ Lưu lượng máu qua thận tăng sẽ tăng bài tiết nước tiểu.

+ Khi huyết áp giảm sẽ làm cho áp suất máu ở mao mạch cầu thận giảm nên lượng

nước tiểu giảm.Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm

36

- Thành phần hoá học của máu: khi uống ít nước thì lượng nước tiểu ít nhưng độ đậm

đặc của các chất trong nước tiểu tăng lên.

- Tuyến nội tiết: ADH của thuỳ sau tuyến yên làm cho quá trình tái hấp thu nước của

ống thận tăng lên.

- Thần kinh.

- Thuốc lợi tiểu:

+ Thuốc tác dụng lên tim: làm tăng sức co bóp của tim, do đó làm tăng lưu lượng máu

và tăng huyết áp gây bài xuất nước tiểu nhiều.

+ Thuốc tác dụng lên thận.

+ Các dung dịch đường hoặc muối ưu trương: hút nước từ khe gian bào vào máu làm

tăng lưu lượng máu và huyết áp nên tăng cường sự bài tiết của thận.

+ Các vị thuốc nam.

pdf104 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Y học cơ sở 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cần phải (B) bằng kháng sinh. 5. Viêm đài bể thận ở phụ nữ thường do nguyên nhân (A) nên việc phòng bệnh đối với phụ nữ đặc biệt cần phải (B). Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 44 6. Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng (A) đường tiết niệu bị (B) bám vào và gây tổn thương. 7. Nhiễm khuẩn có thể chỉ xảy ra ở (A),(B), niệu đạo hoặc cùng lúc bị nhiều nơi. 8. Cần giáo dục phòng bệnh bằng cách: đảm bảo (A) và sử dụng (B) để tắm giặt. 9. Suy thận mãn là (A) của các bệnh thận tiến triển trong nhiều năm làm (B) chức năng thận. 10.Trong suy thận mạn, các (A) dần dần bị loại khỏi vòng sinh lý, đưa đến (B) giảm đi. 11. Bốn hội chứng lâm sàng của suy thận mạn: A. B. C.Thiếu máu D.Hội chứng urea máu cao 12. Quá trình điều trị suy thận mãn là quá trình phối hợp giữa (A), người bệnh phải tự giác thực hiện những (B) thì mới tránh được những biến chứng. 13. Người bệnh suy thận mãn cần ăn nhạt khi có (A) và (B). 14. Suy tim ở người bệnh suy thận mãn là hậu quả của (A ) và (B) 15. Thiếu máu ở người bệnh suy thận mãn có đặc điểm: (A) và người bệnh suy thận mãn thường tử vong do (B). 16. Suy thận mãn bao giờ tiên lượng cũng (A) và cuối cùng người bệnh tử vong do (B) 17. Hội chứng urea máu cao biểu hiện ra các cơ quan: A. B. C.Tim mạch Thần kinh 18. Điều trị suy thận mạn bao gồm các biện pháp: A. B. C.Ghép thận 19. Người bệnh suy thận mãn nếu có (A) thì dùng kháng sinh, chú ý tránh các kháng sinh (B). 2. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng / sai: 20. Viêm bàng quang gây đau ở hạ vị và hố chậu. 21. Viêm bàng quang chắc chắn có cầu bàng quang. 22. Cấy nước tiểu có vi khuẩn gây bệnh là xét nghiệm quan trọng nhất trong chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu. 23. Mọi trường hợp bị bệnh lý hệ tiết niệu đều phải cho uống nhiều nước. 24. Tiểu dầm và tiểu không tự chủ thường có nguyên nhân giống nhau. .25. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiết niệu thường do sỏi tiết niệu. 26. Dị dạng đường tiết niệu là nguyên nhân đứng hàng đầu gây nhiễm trùng đường niệu 27. Khi bị nhiễm trùng tiết niệu nếu có các yếu tố thuận lợi gây bệnh phải can thiệp giải quyết triệt để. 28. Nhiễm khuẩn tiết niệu cấp nếu không được điều trị sớm, triệt để sẽ chuyển sang mạn tính. 29. Gãy cổ xương đùi nằm lâu thường dễ bị nhiễm trùng tiết niệu. 30. Mức độ thiếu máu tỷ lệ thuận với mức độ suy thận mãn. 31. Suy thận càng nặng thì urea và creatinin máu càng cao. Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 45 32. Người bệnh suy thận mãn cần phải ăn lạt tuyệt đối và lâu dài. 33. Các thuốc hạ huyết áp không có tác dụng làm hạ huyết áp ở người bệnh suy thận. 34. Thận nhân tạo là biện pháp hữu hiệu nhất đối với suy thận mạn. 35. Tiên lượng người bệnh suy thận mạn tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. 36. Suy thận mãn lúc nào cũng có phù. 37. Suy thận mãn cho dù nguyên nhân gì thì tiên lượng xa bao giờ cũng xấu. 38. Creatinin phản ánh chính xác chức năng thận hơn urea. 39. Xét nghiệm urea và creatinin phản ánh chính xác chức năng thận. 40. Người bệnh suy thận nên cho chế độ ăn nhiều đường. 41. Lọc máu ngoài thận là biện pháp điều trị rất tốt đối với mọi trường hợp suy thận mạn. .42. Người bệnh suy thận mãn nên tránh các thức ăn nhiều kali. 3. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất: 43. Quá trình tái hấp thu nước tiểu xảy ra ở: A.Ống góp B.Cầu thận C.Ống thận D.Tất cả đều đúng 44. Trong viêm bàng quang 2 triệu chứng nào thường đi kèm với nhau: A.Tiểu buốt + tiểu khó B.Tiểu buốt + tiểu rắc C.Tiểu khó + tiểu rắc D.Tiểu khó + tiểu dầm 45. Sỏi niệu đạo gây: A.Tiểu khó B.Bí tiểu C.Tiểu không tự chủ D.Tiểu buốt 46. Tổn thương não, tuỷ sống gây: A.Tiểu khó B.Bí tiểu C.Tiểu không tự chủ D.Tiểu buốt 47. Một u xơ tiền liệt tuyến đang phát triển có thể gây: A.Tiểu khó B.Bí tiểu C.Tiểu không tự chủ D.Tiểu buốt 48. Vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ đứng hàng đầu là: A.Gram dương B.Gram âm C.Tạp khuẩn D.Tất cả đều đúng 49. Vi khuẩn gram âm gây nhiễm trùng tiết niệu chiếm tỷ lệ: A.50% B.60% C.70% D.80% 50. Điều trị nhiễm trùng tiết niệu tốt nhất là cho kháng sinh theo: A.Kinh nghiệm B.Kháng sinh đồ C.Diệt gram âm D.Tất cả đều sai 51. Cận lâm sàng có giá trị nhất giúp chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng tiết niệu có hiệu quả: A.Công thức máu B.Cấy nước tiểu C.Urea máu D.Protein niệu Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 46 52. Nhiễm trùng tiết niệu gây: A.Tiểu khó B.Bí tiểu C.Tiểu không tự chủ D.Tiểu buốt 53. Người bệnh bị nhiễm trùng tiết niệu có thể có: A.Sốt cao B.Sốt vừa C.Không sốt D.Tất cả đều đúng 54. Người bệnh bị nhiễm trùng tiết niệu có thể có: A.Đau tức vùng hông lưng B.Cơn đau quặn thận C.Đau tức hạ vị D.Tất cả đều đúng 55. Tắc nghẽn đường dẫn niệu gây nhiễm trùng tiết niệu ở người trẻ thưòng do: A.Sỏi thận - niệu quản B.U xơ tiền liệt tuyến C.Dị dạng đường tiết niệu D.Tất cả đều đúng 56. Rối loạn hô hấp ở người bệnh suy thận mạn có hội chứng urea máu cao có biểu hiện: A.Nhịp thở nhanh và sâu B.Nhịp thở nhanh và nông C.Nhịp thở chậm và sâu D.Tất cả đều sai 57. Dấu chứng cận lâm sàng ở người bệnh suy thận mạn không có: A.Urea máu tăng B.Số lượng hồng cầu giảm C.pH máu tăng D.Kali máu tăng 58. Người bệnh suy thận mạn nên tăng cường ăn: A.Tinh bột B.Đạm C.Protein D.Dầu thực vật 59. Hội chứng lâm sàng luôn luôn có ở người bệnh suy thận mạn là: A.Thiếu máu B.Urea máu tăng C.Tăng huyết áp D.Phù 60. Người bệnh suy thận mạn ăn lạt triền miên sẽ gây ra: A.Thiếu natri B.Hạ natri máu C.Giảm phù D.Thèm muối 61. Hội chứng quan trọng nhất của suy thận mãn là: A.Phù B.Thiếu máu C.Cao huyết áp D.HC Urea máu tăng 62. Xét nghiệm có giá trị nhất giúp đánh giá chức năng thận: A.Công thức máu B.pH máu C.Urea máu D.Creatinin máu 63. Tắc nghẽn đường dẫn niệu gây nhiễm trùng tiết niệu ở người già thưòng do: A.Sỏi thận - niệu quản B.U xơ tiền liệt tuyến C.Dị dạng đường tiết niệu D.Tất cả đều đúng. Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 47 Bài 5 GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ SINH DỤC A. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: 1.1. Mô tả hình thể, vị trí, cấu tạo của cơ quan sinh dục nam và nữ. 1.2. Trình bày chức năng nội tiết và ngoại tiết cơ bản của tinh hoàn và buồng trứng. 2. Kỹ năng: Chỉ được hình thể, vị trí, cấu tạo của cơ quan sinh dục nam và nữ trên tranh vẽ. 3. Thái độ: 3.1. Học tập nghiêm túc, giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học. 3.2. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài. B. NỘI DUNG 1. Cơ quan sinh dục nam 1.1. Giải phẫu 1.1.1. Tinh hoàn * Lúc phôi thai, 2 tinh hoàn nằm 2 bên cột sống thắt lưng, sau đó tinh hoàn chui qua ống bẹn xuống hạ nang (bìu dái). Nếu vì lý do gì mà 1 hoặc 2 tinh hoàn không xuống được hạ nang, ta gọi đó là chứng tinh hoàn ẩn hay tinh hoàn lạc vị. * Tinh hoàn hình trứng, hơi dẹt, dài 4-5cm, rộng 2-3cm, nặng khoảng 20g và gồm có: Màng tinh hoàn: có 2 lá màng bụng bị cuốn xuống tạo thành, giữa 2 lá có ít chất nhờn. Nếu chất nhờn thay thế bởi dịch khác, gọi là tràn dịch màng tinh hoàn. * Tinh hoàn được bọc trong màng thớ màu trắng xanh, dày khoảng 1mm. Ở phía trên và sau, màng này dày lên thành khối vật gọi là vật Highmore. Từ đây có nhiều vách thớ đi vào trong tinh hoàn, chia tinh hoàn thành nhiều tiểu thuỳ (250-300 tiểu thuỳ). Trong mỗi tiểu thuỳ có 1 đến 4 ống sinh tinh nối với nhau, xen giữa các ống sinh tinh có các đám tế bào kẽ. 1.1.2. Các đường dẫn tinh - Ống dẫn tinh: đi từ mào tinh hoàn qua ống bẹn vào ổ bụng, đến sau cổ bàng quang và đổ vào túi tinh, dài khoảng 40-50cm. - Túi tinh: 2 túi ở 2 bên tách ra ở phần cuối ống dẫn tinh để dự trữ tinh dịch nuôi dưỡng tinh trùng. - Ống phóng tinh Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 48 1.1.3. Tuyến tiền liệt - Là một tuyến phụ của cơ quan sinh dục nam, nằm ở dưới cổ bàng quang, bao quanh niệu đạo tiền liệt sau xương mu và trước trực tràng. Ở người già tuyến này có thể bị xơ to ra làm hẹp niệu đạo gây tiểu khó hoặc bí tiểu. - Dịch tuyến tiền liệt tiết ra là chất giống như sữa, kiềm tính cùng với dịch do túi tinh tíêt ra tạo nên tinh dịch để nuôi dưỡng tinh trùng. 1.1.4. Dương vật Là cơ quan niệu – sinh dục ngoài vừa để dẫn nước tiểu, vừa để phóng tinh dịch. 1.2. Sinh lý Tinh hoàn gồm có 2 chức năng: 2.1.1. Chức năng ngoại tiết * Là sản xuất ra tinh trùng. - Trước tuối dậy thì dưới ảnh hưởng của kích dục tố A của thuỳ trước tuyến yên, các tế bào sinh dục non mới phát triển thành tinh trùng. - Tinh trùng dài khoảng 50µ, gồm có 3 phần: đầu, cổ, đuôi. Đuôi có tác dụng làm cho tinh trùng di chuyển, còn đầu và cổ sẽ chui vào trứng để tạo thành trứng thụ tinh. Trong đường dẫn tinh, tinh trùng có thể sống được vài ba tuần lễ. Khi ra ngoài, tiếp xúc với ngoại cảnh, tinh trùng chỉ sống được vài giờ, nhưng trong tử cung tinh trùng sống được vài ngày. * Chất tiết của tuyến tiền liệt có tác dụng kích động các tế bào sinh dục nam, làm tăng mức linh hoạt của chúng. Mỗi ml tinh dịch chứa khoảng 60 triệu tinh trùng. 2.2. Chức năng nội tiết * Là tiết ra kích thích tố testosteron, do các đám tế bào của các ống sinh tinh tiết ra dưới ảnh hưởng của kích dục tố B của thuỳ trước tuyến yên. Testosteron có những tác dụng sau: - Thúc đẩy sự dậy thì ở trẻ em trai. - Làm cho cơ quan sinh dục nam phát triển đều đặn. - Làm phát triển các giới tinh phụ: mọc râu, tiếng nói trầm, khung chậu hẹp. 2. Cơ quan sinh dục nữ 2.1. Giải phẫu Cơ quan sinh dục nữ gồm có: âm hộ, âm đạo, tử cung, 2 vòi trứng và 2 buồng trứng, trong đó 2 buồng trứng đóng vai trò quyết định. 2.1.1. Buồng trứng Buồng trứng là một tuyến sinh dục vừa ngoại tiết, vừa nội tiết, có 2 buồng trứng trái và phải. Buồng trứng nằm áp sát 2 bên thành chậu hông. Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 49 2.1.1.1. Hình thể ngoài Buồng trứng hình hạnh nhân hơi dẹt, dài khoảng 3-4cm, rộng 2cm, dày 1cm, nặng khoảng 5-6g (to bằng ngón tay cái). Thường có màu hồng, khi có kinh nguyệt thì chuyển sang màu tím. Bề mặt buồng trứng thay đổi theo tuổi: - Chưa đến tuổi dậy thì: nhẵn. - Ở tuổi có kinh nguyệt: xù xì do các nang noãn vỡ thành sẹo. - Ở tuổi mãn kinh: buồng trứng teo dần và mặt buồng trứng trở nên nhẵn. 2.1.1.2. Cấu tạo * Buồng trứng có 2 lớp: - Lớp trong: có rất nhiều mạch máu và thần kinh, vết tích của những tổ chức bào thai còn lại. - Lớp ngoài: gồm 1 lớp thượng bì có những tế bào hình trụ và dưới đó là tổ chức liên kết đệm. Hai buồng trứng có khoảng 300000-400000 bọc nguyên thuỷ, sau đó một số bọc nguyên thuỷ thoái hoá dần để tới tuổi dậy thì chỉ có chừng 300-400 noãn bào trưởng thành (nang De Graaf). 2.1.2. Vòi trứng Vòi trứng là 2 ống dẫn trứng từ buồng trứng tới tử cung, một đầu thông với tử cung, một đầu mở vào ổ bụng. 2.1.2.1. Phân đoạn Vòi trứng dài khoảng 10-12 cm và phân làm 4 đoạn: - Đoạn thành: dài khoảng 1cm, xẻ trong thành tử cung. - Đoạn eo: dài khoảng 3-4 cm, là đoạn hẹp nhất, đường kính độ 1mm. - Đoạn bóng vòi: dài khoảng 7cm, rộng hơn đoạn eo, chạy dọc bờ trước của buồng trứng. Trứng thường thụ tinh ở đoạn này (1/3 ngoài của vòi trứng). Sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển dần vào buồng tử cung để làm tổ. Nếu trứng thụ tinh không di chuyển vào buồng tử cung được mà lại phát triển ở vòi sẽ gây ra thai ngoài tử cung, sẽ vỡ gây chảy máu rất nguy hiểm. - Đoạn loa vòi: hình phễu rất di động, có chừng 10-12 tua dài khoảng 10-15mm. Khi vòi trứng tắc cả 2 bên sẽ gây ra vô sinh. 2.1.2.2. Cấu tạo: từ ngoài vào trong có 4 lớp: - Lớp thanh mạc: do màng bụng tạo nên. - Lớp liên kết: ở trong có mạch máu và thần kinh. - Lớp cơ trơn: gồm 2 loại thớ dọc và vòng. - Lớp niêm mạc: được phủ một lớp biểu mô lông chuyển, chính nhờ lông chuyển và sự co của thành vòi trứng mà trứng di chuyển từ vòi trứng tới tử cung. Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 50 2.1.3. Tử cung 2.1.3.1. Tử cung có liên quan: - Ở trước với bàng quang. - Ở sau với trực tràng. - Ở dưới thông với âm đạo. 2.1.3.2. Phương tiện giữ tử cung - Tử cung được giữ bởi sự bám vào âm đạo và tư thế của tử cung thẳng góc với âm đạo. Cả khối đó được đỡ ở dưới bởi hoành chậu hông tạo nên bởi cơ nâng hậu môn và nút thớ trung tâm của đáy chậu. - Các dây chằng: + Dây chằng rộng + Dây chằng tròn + Dây chằng tử cung- vòi trứng. Khi các phương tiện giữ tử cung bị giãn quá mức do đẻ dày có thể dần dần gây sa tử cung. 2.1.3.3. Hình thể trong * Tử cung có 2 buồng rỗng ở giữa: - Buồng thân tử cung: hình tam giác, các thành lồi vào trong và nhẵn, dung tích khoảng 34ml. + Hai góc thông với 2 vòi trứng. + Dưới thông với buồng cổ tử cung. - Buồng cổ tử cung: + Trên thông với buồng thân tử cung qua lỗ trong. + Dưới thông với âm đạo qua lỗ ngoài. 2.1.3.4. Cấu tạo Kể từ ngoài vào trong, tử cung có 3 lớp: - Lớp thanh mạc: do màng bụng tạo nên. - Lớp cơ: là thành phần chủ yếu tạo nên tử cung. + Thân tử cung: có 3 lớp cơ: các thớ dọc ở ngoài, thớ vòng ở trong và thớ chéo ở giữa Giữa các thớ đan chéo có rất nhiều mạch máu hình xoắn ốc nên sau khi đẻ tử cung co lại thì máu cầm lại được. Nếu bị liệt hoặc đờ tử cung, các thớ cơ không co rút để ép vào mạch máu thì sẽ gây chảy máu rất nhiều. Các thớ cơ tăng sinh và phì đại khi có thai để đảm bảo tử cung tăng sức co bóp đẩy thai nhi ra ngoài khi đẻ. + Cổ tử cung: chỉ có 2 loại thớ: dọc và vòng, không có loại thớ cơ chéo. - Lớp niêm mạc: liên tiếp ở dưới với lớp niêm mạc âm đạo và ở trên với lớp niêm mạc của vòi trứng. Lớp niêm mạc có nhiều tuyến nang tiết ra dịch. Lớp này thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ và gồm có 2 lớp: Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 51 + Lớp chức năng: bong ra khi hành kinh. + Lớp nền: thay thế cho lớp chức năng bong ra. 2.2. Sinh lý 2.2.1. Chức năng của buồng trứng Buồng trứng là một tuyến vừa nội tiết, vừa ngoại tiết. 2.2.1.1. Hoạt động của buồng trứng và chu kỳ kinh nguyệt: * Đến tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động có chu kỳ và thể hiện ra ngoài bằng chu kỳ kinh nguyệt. Chính những hormon sản xuất ra trong chu kỳ hoạt động của buồng trứng đã quyết định chu kỳ kinh nguyệt, cho nên 2 chu kỳ này có liên quan mật thiết với nhau. * Kinh nguyệt là một sự chảy máu có chu kỳ của tử cung đi đôi với sự rụng niêm mạc tử cung và chủ yếu là sự giảm tỷ lệ foliculin và progesteron trong máu, nhưng vai trò của foliculin là quyết định. Theo qui ước chung, người ta lấy ngày đầu thấy kinh kể là ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt là 28-30 ngày, có khi dài hơn (35-40 ngày), có khi ngắn hơn (20-25 ngày). Nếu lấy một chu kỳ là 28 ngày, ta có thể chia làm 3 thời kỳ: 1. Thời kỳ phát triển của noãn bào thành bọc De Graaf: bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 14 của một chu kỳ kinh nguyệt: dưới ảnh hưởng của kích dục tố A của tiền yên, một noãn bào nguyên thuỷ của buồng trứng phát triển thành bọc De Graaf. Bọc noãn càng lớn, màng bao trong của bọc noãn càng tiết ra nhiều foliculin vào máu.Ở niêm mạc tử cung, dưới ảnh hưởng của foliculin, tế bào tăng sinh, dày lên (gấp 10-15 lần lúc thường), mao mạch dài ra, xoắn lại, chuẩn bị tiếp thu tác dụng của progesteron. Kinh nguyệt xảy ra trong 3-5 ngày của thời kỳ này (thực ra là kết quả của chu kỳ rụng trứng lần trước). Trong thời kỳ trưởng thành của De Graaf, thân nhiệt lấy lúc sáng sớm khi mới ngủ dậy luôn luôn dưới 370. 2. Thời kỳ rụng trứng (phóng noãn): vào khoảng ngày thư 14 của chu kỳ, bọc De Graaf chín bài tiết foliculin ngày càng nhiều, đến ngày này thì đạt mức tối đa làm thuỳ trước tuyến yên ngừng bài tiết kích dục tố A và chỉ bài tiết kích dục tố B làm bọc De Graaf vỡ ra, tiểu noãn được phóng ra và lọt vào vòi trứng. - Chất dịch cổ tử cung ngày càng tiết ra nhiều trong thời kỳ trưởng thành của bọc De Graaf. Vì thế có phụ nữ đoán được ngày rụng trứng khi thấy ở âm đạo ra nhiều chất nhầy. Chất dịch cổ tử cung trước kia có tính acid, đến ngày này trở nên kiềm tính. - Vào ngày rụng trứng, thân nhiệt lên trên 370 và giữ như vậy đến trước ngày thấy kinh. Cho nên có thể theo dõi ngày rụng trứng bằng cách đo thân nhiệt hằng ngày khi mới ngủ dậy. Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 52 3. Thời kỳ hoàng thể: từ ngày thứ 14 đến ngày 28. Khi trứng rụng, phần còn lại của noãn bào bị vỡ ra ở buồng trứng sẽ to lên, có màu vàng, gọi là hoàng thể. Dưới tác dụng của kích dục tố B, hoàng thể tiết ra progesteron. Ở tử cung, niêm mạc dày lên, các tuyến và động mạch phát triển mạnh, tạo đủ điều kiện để đón trứng thụ tinh vào làm tổ. Thân nhiệt luôn luôn trên 370. * Có 2 trường hợp xảy ra: - Nếu tiểu noãn kết hợp được với tinh trùng (có thụ thai), hoàng thể phát triển ngày một lớn và tiết ra progesteron, giúp trứng làm tổ ở tử cung được tốt. - Nếu không thụ thai, hoàng thể sẽ thoái hoá. Đến ngày thứ 26, không còn progesteron trong máu nữa. Kết quả là những mạch máu dưới niêm mạc tử cung xoắn lại gây xuất huyết, niêm mạc tử cung bong ra từng mảng nhỏ, kinh nguyệt xuất hiện. Mỗi lần có kinh mất 100-150 ml máu. bình thường kinh nguyệt độ 3 ngày là sạch, nếu quá 7 ngày là bất thường. 2.2.1.2. Chức năng nội tiết của buồng trứng * Foliculin: do màng bao trong của bọc De Graaf tiết ra. Ở phụ nữ có thai, rau thai cũng sản xuất ra foliculin. Foliculin có tác dụng: - Làm phát triển bộ phận sinh dục: âm đạo nở nang, cơ tử cung dày lên, niêm mạc tử cung tăng sinh. - Làm tuyến vú phát triển, nhưng không có tác dụng đối với sự bài tiết sữa. - Làm xuất hiện giới tính phụ: dáng điệu, tính tình phụ nữ, làm phát sinh tình dục. - Làm tăng tính co bóp của tử cung khi có thai. Nếu nồng độ foliculin quá cao, có thể ảnh hưởng ngược lại đến tuyến yên, kìm hãm sự bài tiết kích dục tốA. * Progesteron: do hoàng thể tiết ra trong nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Ở phụ nữ có thai, rau thai cũng sản xuất foliculin. Progesteron phải được foliculin chuẩn bị trước mới có tác dụng trên tử cung được. * Progesteron có tác dụng: - Giúp trứng thụ tinh làm tổ, phát triển tốt, không bị sẩy - Giảm tính co bóp của tử cung, làm tử cung mềm ra - Làm cho khung chậu và các khớp xương chậu giãn nở, giúp sự sinh đẻ được dễ dàng. - Phối hợp với foliculin làm phát triển các mô ở vú. Nếu nồng độ quá cao, progesteron kìm hãm sự bài tiết kích dục tố B của thuỳ trước tuyến yên. Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 53 2.2.2. Tuổi dậy thì và tuổi mãn kinh 2.2.1. Tuổi dậy thì * Người ta thường xem sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu như là khởi điểm của tuổi dậy thì. Ở nước ta, con gái thường thấy kinh vào khoảng 15-16 tuổi, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: dinh dưỡng, đời sống tinh thần, hoàn cảnh xã hội... * Thật ra, trước khi thấy kinh, cơ thể đã có những thay đổi. Đó là giai đoạn “trước dậy thì” kéo dài độ 1 năm. Nhờ tác dụng của foliculin, có thể có những biến đổi dần dần, đưa đến hiện tượng dậy thì: - Vú nở dần, mô mỡ phát triển ở cánh tay, hông, mông, đùi, ... tạo nên hình thể đặc biệt của người con gái. - Lông mu bắt đầu mọc, tiếng nói thay đổi. - Tử cung to lên, dần dần ngả về trước. - Vú nở to, lông mọc nhiều ở mu, nách, các tuyến mồ hôi cũng phát triển. - Tử cung nở ra, noãn bào càng phát triển, lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt. - Tính tình dễ xúc cảm, e thẹn. 2.2.2. Tuổi mãn kinh Nguyên nhân căn bản của sự mãn kinh là ở buồng trứng. Các noãn bào ngừng phát triển, buồng trứng không chịu sự kích thích của kích dục tố tuyến yên nữa nên tử cung, âm đạo, vú... đều thoái hoá. Nhưng mãn kinh không có ý nghĩa là buồng trứng đã hết hoạt động. Thật ra, buồng trứng vẫn tiết ra một lượng kích tố khá cao để giữ thăng bằng sinh lý, nhưng noãn bào không đủ khả năng chín, và do đó lượng foliculin tiết ra không đủ để làm xuất hiện kinh nguyệt. Vậy mãn kinh chưa hẳn là khởi điểm của tuổi già. Tuổi mãn kinh bao gồm 1 giai đoạn nhất định trong đời sống của người phụ nữ, khi buồng trứng chuyển từ thời kỳ phồn thịnh (kinh nguyệt đều đặn) sang thời kỳ suy tàn (mất kinh vĩnh viễn). Giai đoạn đó ngắn hay dài tuỳ theo từng người, thường phải qua một thời gian trong đó những thay đổi về giải phẫu buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết, đau vú, rối loạn thần kinh (nhức đầu, ù tai, cáu kỉnh, gắt gỏng, bốc nóng, hay đánh trống ngực, huyết áp tăng, béo ra...). Ở nước ta, phụ nữ mãn kinh vào khoảng 45-50 tuổi. C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Phần 1: Câu hỏi điền khuyết: 1. Các đường dẫn tinh gồm có: A. B. C.Ống phóng tinh 2. Tuyến tiền liệt là một (A) của cơ quan sinh dục nam, nằm ở dưới (B). 3. Dịch tuyến tiền liệt tiết ra là chất (A), (B) cùng với dịch do túi tinh tíêt ra tạo nên tinh dịch để nuôi dưỡng tinh trùng. 4. Trước tuối dậy thì dưới ảnh hưởng của (A) của thuỳ trước tuyến yên, các (B) mới phát triển thành tinh trùng. Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 54 5. Testosteron do các đám tế bào của (A) tiết ra dưới ảnh hưởng của (B) của thuỳ trước tuyến yên. 6. Testosteron có những tác dụng: A. B. C.Làm phát triển các giới tinh phụ 7. Buồng trứng thường có (A), khi có kinh nguyệt thì chuyển sang (B). 8. Vòi trứng là 2 (A) từ buồng trứng tới tử cung, một đầu thông với tử cung, một đầu (B). 9. Đoạn eo của vòi trứng dài khoảng (A), là đoạn (B), đường kính độ 1mm. 10. Các dây chằng giữ tử cung: A. B. C.Dây chằng tử cung- vòi trứng. 11. Buồng thân tử cung: Hai góc thông với (A), dưới thông với (B). 12. Buồng cổ tử cung: trên thông với (A) qua lỗ trong, dưới thông với (B) qua lỗ ngoài. 13. Lớp niêm mạc của tử cung gồm có 2 lớp: A. B. 14. Kinh nguyệt là một sự (A) của tử cung đi đôi với (B). 15. Dưới tác dụng của (A), hoàng thể tiết ra (B). 16. Foliculin được tiết ra bởi: A. B. 2. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng / sai: 17. Lúc phôi thai, 2 tinh hoàn nằm 2 bên cột sống lưng. 18. Nếu vì lý do gì mà cả 2 tinh hoàn không xuống được hạ nang, ta gọi đó là chứng tinh hoàn ẩn hay tinh hoàn lạc vị. 19. Ở người già tuyến tiền liệt có thể bị xơ to ra làm hẹp niệu đạo gây tiểu khó hoặc tiểu không tự chủ. 20. Trong quá trình phát triển của buồng trứng có một số bọc nguyên thuỷ thoái hoá dần. 21. Khi vòi trứng tắc 1 bên sẽ gây ra vô sinh. 22. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển dần vào buồng tử cung để làm tổ. 23. Khi các phương tiện giữ tử cung bị giãn quá mức do đẻ dày có thể dần dần gây sa tử cung. 24. Giữa các thớ đan chéo của tử cung có rất nhiều mạch máu hình xoắn ốc nên sau khi đẻ tử cung co lại thì máu cầm được. 25. Nếu bị liệt hoặc đờ tử cung là do các thớ cơ không co rút để ép vào mạch máu nên gây chảy máu rất nhiều. 26. Nếu có thụ thai, hoàng thể phát triển ngày một lớn và tiết ra nội tiết tố, giúp trứng làm tổ ở tử cung được tốt. 27. Nếu nồng độ foliculin quá cao sẽ ảnh hưởng ngược lại đến tuyến yên, kìm hãm sự bài tiết kích dục tốA. 28. Mãn kinh có nghĩa là buồng trứng đã hết hoạt động. Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 55 3. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất: 29. Trong đường dẫn tinh, tinh trùng có thể sống được: A.Vài giờ B.Vài ngày C.Vài tuần D.Tất cả đều đúng 30. Trong tử cung tinh trùng sống được: A.Vài giờ B.Vài ngày C.Vài tuần D.Tất cả đều đúng 31. Ở môi trường bên ngoài tinh trùng sống được: A.Vài giờ B.Vài ngày C.Vài tuần D.Tất cả đều đúng 32. Tinh hoàn tiết ra: A.Foliculin B.Progesteron C.Testosteron D.Androgen 33. Bề mặt buồng trứng khi chưa đến tuổi dậy thì: A.Teo dần B.Nhẵn C.Xù xì D.Tất cả đều đúng 34. Bề mặt buồng trứng ở tuổi mãn kinh: A.Teo dần B.Nhẵn C.Xù xì D.Tất cả đều đúng 35. Bề mặt buồng trứng ở tuổi hành kinh: A.Teo dần B.Nhẵn C.Xù xì D.Tất cả đều đúng 36. Buồng trứng nặng khoảng (gam): A.3-4 B.4-5 C.5-6 D.6-7 37. Số noãn bào trưởng thành của buồng trứng ở tuổi dậy thì: A.300-400 B.400-500 C.500-600 D.600-700 38. Đoạn hẹp nhất của vòi trứng là: A.Đoạn thành B.Đoạn eo C.Đoạn bóng vòi D.Đoạn loa vòi 39. Đoạn xẻ vào trong thành tử cung của vòi trứng là: A.Đoạn thành B.Đoạn eo C.Đoạn bóng vòi D.Đoạn loa vòi 40. Nơi trứng thường được thụ tinh là đoạn ... của vòi trứng: A.Đoạn thành B.Đoạn eo C.Đoạn bóng vòi D.Đoạn loa vòi Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 56 41. Đoạn di động của vòi trứng là: A.Đoạn thành B.Đoạn eo C.Đoạn bóng vòi D.Đoạn loa vòi 42. Trứng thường được thụ tinh ở: A.Điểm giữa của vòi trứng B.1/3 ngoài của vòi trứng C.1/4 ngoài của vòi trứng D.Loa vòi 43. Thành phần chủ yếu tạo nên tử cung là lớp: A.Lớp thanh mạc B.Lớp cơ C.Lớp niêm mạc D.Tất cả đều đúng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_y_hoc_co_so_2.pdf
Tài liệu liên quan