Hệ thống pháp luật của Việt Nam về ly hôn và hậu quả pháp lý của nó

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ LY HÔN

VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA NÓ 3

I. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LY HÔN

VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA NÓ. 3

1. Giai đoạn từ 1945 đến 1954. 4

2. Giai đoạn 1954 - 1975: 5

3. Giai đoạn từ 1976 đến nay: 6

II. VẤN ĐỀ LY HÔN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA NÓ THEO LUẬT

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 1986. 7

1. Vấn đề ly hôn: 7

2. Hậu quả pháp lý của ly hôn: 8

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

 

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống pháp luật của Việt Nam về ly hôn và hậu quả pháp lý của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm vụ xoá bỏ tàn tích phong kiến lạc hậu. Mặt khác nó đã góp phần xây dựng nếp sống xã hội-xã hội chủ nghĩa trong đời sống gia đình. Để áp dụng Luật một cách đúng đắn, phát huy được tác dụng một cách có hiệu quả cao, nhất là về ly hôn và giải quyết hậu quả của nó thì Toà án tối cao đã ban hành các thông tư, chỉ thị hướng dẫn các Toà án cấp dưới giải quyết việc ly hôn và giải quyết hậu quả của nó. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng hướng dẫn thực hiện luật 1959, đảm bảo tính đúng đắn của luật pháp; đồng thời đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, quyền lợi của phụ nữ và trẻ em sau khi ly hôn. Bên cạnh những ưu điểm đó, Luật hôn nhân gia đình 1959 còn có những mặt hạn chế khó tránh khỏi, đó là các quy phạm còn mang tính khái quát, tổng hợp, chưa chi tiết cụ thể, nhiều vấn đề về hôn nhân gia đình chưa được luật đề cập tới. 3. Giai đoạn từ 1976 đến nay: Luật hôn nhân gia đình 1959 được ban hành khi đất nước còn bị chia cắt làm 2 miền, Miền bắc đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa, Miền nam vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Những điều kiện kinh tế-xã hội trong thời kỳ đó chua cho chúng ta thấy được và dự kiến được đầy đủ những vấn đề cụ thể trong quan hệ hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa cần phải quy định trong luật. Từ sau ngày giải phóng miền nam(1975) cả nước thống nhất “ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, trong tình hình mới nền kinh tế-xã hội của đất nước có nhiều thay đổi thì Luật hôn nhân gia đình năm 1959 với một số quy định không còn phù hợp với và không đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới. Do đó, cần thiết phải ban hành luật hôn nhân gia đình mới là một tất yếu khách quan, phù hợp với sự biến đổi của xã hội để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Luật hôn nhân gia đình 1986 đã được Quốc hội khoá VII kỳ họp 12 ngày 29/12/1986 thông qua. Luật hôn nhân gia đình 1986 vẫn tiếp tục nhiệm vụ của luật hôn nhân gia đình 1959 trong tình hình mới, nên mối tương quan giữa 2 mặt xây dựng và xoá bỏ khác nhau, trong xây dựng và củng cố có xoá bỏ nhưng xâydựng là chủ yếu. Để đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu trước tình hình mới, Luật hôn nhân gia đình1986 được xây dựng và thực hiện trên 5 nguyên tắc: Hôn nhân tự nguyện tiến bộ; hôn nhân một vợ một chồng; vợ chồng bình đẳng; bảo vệ quyền lợi của người mẹ và con cái; bảo vệ bà mẹ và trẻ em; Chính những nhiệm vụ và nguyên tắc của Luật hôn nhân gia đình 1986 đã quyết định những nội dung quy định trong luật. Nhiều quy định trong luật hôn nhân gia đình 1959 được quy định lại trong luật hôn nhân gia đình 1986, nhưng cũng có nhiều quy định mới. Bên cạnh đó nhiều vấn đề đã được quy định cụ thể và chi tiết hơn trước như quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Có những vấn đề được quy định khác trước cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế-văn hoá-xã hội như chế độ tài sản chung của vợ chồng. Vấn đề ly hôn và giải quyết hậu quả của nó cũng đã được quy định lại chặt chẽ cụ thể hơn, nhằm khắc phục những hiện tượng thi hành luật không được đúng đắn. Có thể nói, trong nhữnh năm qua tình hình thực hiện luật hôn nhân gia đình 1986 đã co nhiều tiến bộ, được hầu hết mọi ngươì tuân theo, đem lại một chuyển biến sâu sắc trong đời sống tình cảm, phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta. Những tàn tích, hủ tục trong hôn nhân phong kiến, tư sản đã dần dần được xoá bỏ, chế độ hôn nhân gia đình mới dược hình thành. II. VẤN ĐỀ LY HÔN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA NÓ THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 1986. 1. Vấn đề ly hôn: Ly hôn là hậu quả của hành vi có ý chí của vợ và chồng, do Toà án nhân dân xét xử trên cơ sở pháp luật. Điều đó nói lên rằng ly hôn lhông chỉ dựa trên cơ sở ý chí của 2 vợ chồng cũng như không phải ý chí chủ quan của người xét xử, hay ý chí chủ quan của người làm luật, mà dựa trên cơ sở thực trạng của hôn nhân được phản ánh một cách khách quan trong hệ thống pháp luật. Theo điều 40 quy định: khi vợ, chồng hoặc cả 2 người có đơn xin ly hôn thì Toà án nhân dân phải tiến hành điều tra, hoà giải. Hoà giải là một trong các giai đoạn tố tụng bắt buộc, cần thiết, luật quy định việc hoà giải thì Toà án đều phải tiến hành trong cả hai trường hợp đó là: do một bên yêu cầu hoặc do cả hai bên thuận tình ly hôn. Hoà giải nhằm cải thiện quan hệ vợ chồng để vợ chồng còn có cơ hội đoàn tụ, Toà án nhân dân chỉ tiến hành xét xử khi đã hoà giải nhiều lần mà không đạt kết quả. Luật quy định như vậy một phần để nhấn mạnh vai trò của Toà án trong việc ly hôn, giai đoạn hoà giải của Toà án nhằm tác động, củng cố và ổn định gia đình, khi xét thấy tình trạng đời sống chung của gia đình chưa tới mức phải cho ly hôn hoặc cả khi giải quyết cho ly hôn. Khi một bên yêu cầu xin ly hôn, Toà án chỉ xét xử cho ly hôn khi xét thấy giữa vợ và chồng tình trạng đã trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, bền vững không đạt được; tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài là nói đến thực trạng của gia đình, giữa vợ chồng đã có mâu thuẫn sâu sắc, quan hệ vợ chồng khó lòng tiếp tục duy trì, không thể nào sống bình thường với nhau. Đối với trường hợp thuận tình ly hôn, Toà án nhân dân phải xác định rõ cả hai vợ chồng có thật sự tự nguyện thoả thuận bỏ nhau hay không. Nếu một bên do tự ái, nông nổi hay vì sỹ diện cá nhân hoặc vì bị o ép mà đồng tình ly hôn thì không được coi là thuận tình ly hôn và chỉ giải quyết thuận tình ly hôn khi cả hai người cùng viết đơn. Theo quy định của pháp luật, cơ sở của ly hôn là cả hai bên phải thực sự tự nguyện, tuy nhiên việc thực sự tự nguyện phải đúng với quan hệ của vợ chồng, do đó vẫn phải dựa trên căn cứ chung, tức là nó phản ánh thực tế khách quan hôn nhân đã tan rã thực sự. Do đó nếu xét thấy đúng là hai bên tự nguyệnvì họ không thể sống chung với nhau được nữa thì Toà án nhân dân mới quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn. Giải quyết cho ly hôn của Toà án là một công việc hết sức thận trọng. Bởi quyếtđịnh cho ly hôn hay công nhận thuận tình ly hôn tức là Toà án đã xác nhận một sự kiện: sự tan rã thực sự của một gia đình-một tế bào của xã hội. Sự ổn định của gia đình ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội và ngược lại, vấn đề ly hôn đều xuất phát từ những nguyên nhân xã hội. Sự tan rã của gia đình sau khi ly hôn đặt ra biết bao vấn đề cần giải quyết tiếp theo, chính vì vậy khi quyết định Toà án cần phải điều tra, hoà giải một cách thận trọng. 2. Hậu quả pháp lý của ly hôn: Việc Toà án nhân dân xét xử cho ly hôn do một bên yêu cầu hoặc công nhận thuận tình ly hôn sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định cho vợ chồng và con cái. Do đó, chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng tất yếu sẽ kéo theo nhiều vấn đề cần giải quyết trong quá trình tiến hành xét xử đó là: - Quan hệ vợ chồng về nhân thân chấm dứt trước pháp luật. - Chế độ tài sản chung của vợ chồng chấm dứt và tài sản chung được chia cho mỗi bên vợ, chồng sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người. - Việc cấp dưỡng giữa vợ chồng sau ly hôn được đặt ra nếu một bên vợ hoặc chồng túng thiếu, yêu cầu cấp dưỡng. - Nếu vợ chồng đã có con chung thì phải giải quyết việc giao con cho ai trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, đồng thời giải quyết vấn đề đóng góp phí tổn nuôi dưỡng giáo dục con. Trong luật hôn nhân gia đình Việt nam không có điều nào quy định cụ thể về việc chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ chồng khi ly hôn. Nhưng thông thường khi ly hôn thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không liên quan gì đến nhau, dù hai bên có thoả thuận hay không thoả thuận thì Toà án cũng sẽ quyết định và việc chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được tính từ khi bản án của Toà án có hiệu lực. Đồng thời luật cũng không quy định hạn chế việc kết hôn xây dựng hạnh phúc mới của vợ chồng sau khi đã ly hôn, mỗi bên đều có quyền kết hôn với người khác. Tuy nhiên việc quyết định cho ly hôn hoặc công nhận thuận tình ly hôn giưã hai vợ chồng không có nghĩa là giải phóng họ khỏi các quyền và nghĩa vụ khác như: nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau và đặc biệt là quyền và nghĩa vụ đối với con cái, đó chính là trách nhiệm và vinh dự của người làm cha, làm mẹ, Toà án phải giải thích cho họ biết và thấy được những quyền và nghĩa vụ của họ đối với con cái họ ngay cả khi đã ly hôn. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tế vận dụng của các Toà án về việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn. a. Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. - Xác định sở hữu của vợ chồng: Chế độ tài sản của vợ chồng là một trong những vấn đề quan trọng của luật hôn nhân gia đình. Nó góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hoà thuận và bình đẳng, góp phần bảo vệ những quyền lợi chính đáng của công dân. Tài sản của vợ chồng không chỉ là vấn đề sở hữu của cải vật chất liên quan đến lợi ích riêng của vợ chồng. Gắn với tài sản của vợ chồng là những quan hệ xã hội cần giải quyết trong đời sống gia đình có liên quan đến lợi ích của các thành viên khác. Chính vì vậy tài sản của vợ chồng được Nhà nước quy định trong pháp luật thành chế độ pháp lý tài sản của vợ chồng, đó là một quy định cần thiết nhằm điều chỉnh những quan hệ tài sản trong đời sống gia đình. Luật hôn nhân gia đình 1959 và luật hôn nhân gia đình 1986 đều quy định chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản chung. Song phạm vi tài sản chung của vợ chồng quy định trong luật hôn nhân gia đình 1986 hẹp hơn. Tài sản chung của vợ chồng theo tinh thần Điều 14 quy định gồm: +) Tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân tồn tại. +) Thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác. +) Tài sản của vợ chồng được thừa kế chung hoặc cho chung. Để giúp các Toà án cấp dưới xác định một cách đúng đắn khối tài sản chung của vợ chồng trong NQ 01-HĐTP của TANDTC đã hướng dẫn cụ thể. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các khoản thu nhập sau: +) Tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp hưu trí, các thu nhập về sản xuất ở gia đình và các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng, không phân biệt thu nhập của mỗi bên. +) Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng những thu nhập nói trên. +) Tài sản mà vợ chồng được cho hoặc thừa kế chung. Tài sản chung của vợ chồng theo quy định chỉ có thể là sở hữu chung hợp nhất và thời điểm sau khi kết hôn là căn cứ để xác định khối tài sản chung, điều này là rất cần thiết. Như vậy trong quá trình chung sống “ Tài sản chung được sử dụng để đảm bảo những nhu cầu chung của gia đình”. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch khác có liên quan đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thoả thuận của vợ chồng. Theo tinh thần quy định của Điều 15 thì khi sử dụng tài sản chung của vợ chồng đương nhiên được coi là có sự thoả thuận của cả vợ và chồng. Những việc mua bán hoặc cho vay, mượn và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản có giá trị lớn thì phải có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng. Nếu là việc mua bán cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật phải có hợp đồng viết thì cả hai vợ chồng đều phải ký vào hợp đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, để loại trừ trường hợp vợ hay chồng có thái độ vô trách nhiệm với tài sản chung, phá tán tài sản để ăn chơi. Ngoài tài sản chung của vợ chồng thì luật còn quy định vợ hoặc chồng có thể có tài sản riêng; tài sản riêng bao gồm: - Tài sản có trước khi kết hôn - Tài sản được cho riêng hoặc thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Việc quy định trong gia đình, vợ chồng đều có quyền có tài sản riêng là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tâm lý và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với nguyên tắc về quyền sở hữu, về quyền tự định đoạt của nhân dân. Việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng có ý nghĩa thực tế khi xảy ra tranh chấp về tài sản hoặc khi cần chia tài sản chung không chỉ cần thiết khi có sự kiện ly hôn mà còn quan trọng ngay cả đối với trường hợp hôn nhân còn tồn tại mà một bên yêu cầu có lý do chính đáng(Điều 18)hoặc khi một bên chết trước nếu cần chia thì cũng được chia theo quy định của pháp luật(Điêù 17). Nhưng ở đây chỉ nghiên cứu, xem xét vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. - Chia tài sản của vợ, chồng khi ly hôn: Trên cơ sở xác định sở hữu chung, riêng của vợ chồng, việc chia tài sản chung khi ly hôn phải đảm bảo theo pháp luật quy định: Luật, các văn bản dưới luật. Cần quán triệt các nguyên tắc và các căn cứ khi chia tài sản của vợ chồng: +) Nguyên tắc: - Bình đẳng - Bảo vệ bà mẹ và trẻ em - Bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp. +) Căn cứ: - Tình hình tài sản - Tình trạng cụ thể của gia đình - Công sức đóng góp của mỗi bên Vì vậy giải quyết quan hệ tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ căn cứ vào Điều 42: “Việc chia tài sản do hai bên thoả thuận và phải được Toà án nhân dân công nhận. Nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì Toà án nhân dân quyết định”. Quy định như vậy không có gì là mâu thuẫn với quyền tự định đoạt của công dân, bởi vì để đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự nhất là phụ nữ và trẻ em khi ly hôn thì ngay cả trường hợp tự thoả thuận cũng phải được Toà án công nhận, nếu việc thoả thuận đó là hợp pháp thì không sao nhưng nếu không hợp pháp, quyền lợi của một trong hai bên bị vi phạm thì Toà án cũng cần phải quyết định lại. Về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn phải theo quy định: “ Tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy. Tài sản chung được chia đôi có xem xét hợp lý đến tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình và công sức đóng góp của mỗi bên”. Tài sản chung và riêng chỉ chia trên cơ sở những thứ hiện có. Để chia tài sản chung của vợ chồng cần phải xác định chính xác khối tài sản chung hiện có(gồm những quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người khác...) khi chia phải căn cứ vào tình hình tài sản tức là tài sản thực tế của vợ chồng hiện có kể cả những khoản cho vay, mượn, tiền gửi tiết kiệm. Những thứ đã chi dùng cho gia đình mà chuyển sang một dạng khác và sự chi dùng đó là bức thiết của gia đình thì phải coi tài sản đó là đang còn để tính chia còn những thứ đã chi dùng cho gia đình mà không còn nữa thì không phải thanh toán. Đồng thời khi chia càn phải xác định trong khối tài sản đó có những thứ gì có thể chia bằng hiện vật, còn những cái gì không thể tách ra để chia được như: xe máy, xe đạp, ti vi, tủ lạnh... thì để nguyên và người nào hưởng nếu có chênh lệch thì phải thanh toán tiền chênh lệch cho người kia. Đối với tài sản bằng hiện vật thì phải kiểm kê, định giá theo giá trị của thị trường một cách chính xác, công khai và đúng đắn. Đồng thời còn phải xem xét đến tình trạng cụ thể của gia đình và công sức đóng góp của mỗi bên. Có nghĩa là hiện tại vợ chồng, con cái sinh sống ở một nơi hay mỗi bên sinh hoạt ở một chỗ khác nhau hoặc vẫn còn ở chung với gia đình, nắm sát tình trạng gia đình khi vợ chồng ly hôn thì mới đảm bảo khi chia tài sản không bị sót, lọt. Thông thường thì tài sản chung chia đôi, nhưng để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và hợp lý thì cần xét đến công sức của mỗi bên bỏ ra để xây dựng khối tài sản chung đó. Công sức của mỗi bên phải kể đến trách nhiệm thu vén, bảo vệ khối tài sản chung đó, bởi trong thực tế không ít những gia đình tài sản chung chỉ có một bên bỏ sức lao động của mình để tạo ra... Theo luật quy định, lao động trong gia đình được tính ngang với lao động sản xuất. Tại điều 42 quy định: “ Khi chia tài sản thì phải bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp, bảo vệ quyền của người vợ và người con chưa thành niên”. Vì trong xã hội cũ, người phụ nữ và con cái bị coi rẻ, họ không có quyền hành gì trong gia đình và nhất là đối với tài sản, họ hoàn toàn bị phụ thuộc vào người cha, người chồng. Cho nên luật quy định như vậy là nhằm mục đích xoá bỏ sự bất công trong xã hội cũ và trong cuộc sống bao giờ người phụ nữ cũng gặp khó khăn hơn nam giới, đặc biệt khi ly hôn. Do đó cần phải đảm bảo cho người phụ nữ và con chưa thành niên có một cuộc sống bình thường để họ yên tâm công tác, học tập ngay cả khi quan hệ gia đình bị tan vỡ. Đồng thời cũng chỉ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa lợi ích của cá nhân mới được đảm bảo, lưọi ích của cá nhân không tách rời lợi ích của tập thể và của xã hội, các lợi ích đó phải kết hợp với nhau một cách hài hoà. Cho nên khi giải quyết ly hôn không chỉ đảm bảo quyền lợi của mỗi bên đương sự và con cái mà còn phải quan tâm bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp. Đối với trường hợp vợ chồng vẫn còn chung sống với gia đình bên vợ (chồng) thì luật cũng quy định tại Điều 42. Nếu tài sản của họ không thể xác định được thì vợ chồng được chia một phần trong khối tài sản đó, căn cứ vào công sức đóng góp, vào việc duy trì và phát triển khối tài sản chung đó. Lao động trong gia đình được coi là lao động sản xuất. Quy định đó hoàn toàn phù hợp với thực tế và bảo đảm cho bên làm công việc nội trợ (thường là ngưoừi vợ) không bị thiệt thòi. Để áp dụng luật trong thực tế xét xử được đúng đắn, chính xác Toà án nhân dân tối cao đã ra NQ 01-HĐTP ngày 20/1/1988 hướng dẫn áp dụng một số quy định khi giải quyết việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn căn cứ vào Điều 42 kết hợp với các Điều 14, 15, 16. Khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có xem xét. Nhìn chung, việc giải quyết chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là hết sức phức tạp và khó khăn. Thường tài sản riêng ít bị tranh chấp và hầu như tự họ thoả thuận được với nhau, kể cả tài sản chung cũng vậy nếu như nó không có gia trịi lớn. Đặc biệt là vấn đề nhà ở cần có sự giải quyết của Toà án. b. Cấp dưỡng cho một bên túng thiếu khi vợ chồng ly hôn. Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ tài sản phải phát sinh giữa chủ thể nhất định của luật hôn nhân gia đình(quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng; giữa cha mẹ với con cái...) dựa trên mối quan hệ về hôn nhân trong những trường hợp cần thiết. Chính vì vậy nghĩa vụ cấp dưỡng nó luôn luôn gắn liền với nhân thân của những người nhất định do luật định trước, quyền và nghĩa vụ này không thể thay đổi chủ thể theo thoả thuận của các đương sự được. Do đó, khi vợ chồng ly hôn thì quan hệ cấp dưỡng này vẫn tồn tại, đây không chỉ là nghĩa vụ về mặt đạo đức mà còn là nghĩa vụ pháp lý. Điều 43 điểm a quy định: Khi ly hôn nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình. Nghĩa là việc cấp dưỡng chỉ đặt ra khi có hai điều kiện: - Bên túng thiếu có yêu cầu - Bên kia có khả năng cấp dưỡng Như vậy, đối tượng cấp dưỡng phải thực sự túng thiếu. Trường hợp túng thiếu ở đây cần được hiểu là có khó khăn trong đời sống vật chất. Túng thiếu trên cơ sở không có khả năng lao động kém nên thu nhập không ổn định, không đủ tự nuôi mình(ốm đau, sức yếu, tàn tật...)hoặc có lao động ngưng tạm thời, ytước mắt có khó khăn về kinh tế do phải tách ra khỏi gia đình. Nếu có sức lao đọng mà không chịu lao động để tới mức túng thiếu hoặc ăn chơi trác táng, chi tiêu hoang phí mà túng thiếu thì cũng không thể yêu cầu cấp dưỡng. Vấn đề cấp dưỡng thường đặt ra do người vợ, vì thông thường người vợ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống, do đó cấp dưỡng là nhằm tạo điều kiện cho bên túng thiếu đảm bảo được cuộc sống một cách bình thường. Nhưng việc cấp dưỡng cũng chỉ có nếu người phải cấp dưỡng đủ khả năng vì vậy khi giải quyết cấp dưỡng không chỉ căn cứ vào yêu cầu của bên túng thiếu mà cần phải xem xét đến điều kiện, tình hình kinh tế hiện tại của người phải cấp dưỡng. Theo điểm b Điều 43 quy định thì về khoản cấp dưỡng và thời gian do hai bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì Toà án nhân dân quyết định. Khoản cấp dưỡng phụ thuộc vào khả năng kinh tế của người phải cấp dưỡng. Thể thức cấp dưỡng có thể tính theo số tiền lương thực tế hoặc của cải khác tuỳ thuộc vào thu nhập của người phải cấp dưỡng. Việc cáp dưỡng có thể theo tháng, quý hoặc từng vụ (đối với người nông thôn). Trong trường hợp nếu người túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng đồng ý và người phải cấp dưỡng cũng thực sự có kgả năng thì có thể giải quyết cho họ cấp dưỡng một lần. Về thời gian cấp dưỡng luật cũng không hạn chế, thông thường không tính thời gian. Nếu bên được cấp dưỡng không còn túng thiếu, thu nhập đã đủ tự nuôi sống, lao động đã trở lại bình thường hoặc bên được cấp dưỡng trong thời gian đó lại kết hôn với người kháchoặc một trong hai bên cấp dưỡng bị chết thì việc cấp dưỡng cũng được coi là chấm dứt. Vì vậy khi hoàn cảnh thay đổi, một bên hoặc cả hai bên có thể thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án quyết định sửa đổi tăng, giảm hoặc chấm dứt cấp dưỡng. Điều đó hàon toàn phù hợp với thực tế, bởi vì trong thời gian cấp dưỡng nếu bên phải cấp dưỡng gặp khó khăn trong đời sống vì bệnh tật hoặc thu nhập giảm đi thì có thể thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án quyết định giảm mức cấp dưỡng. Nhưng nếu bên túng thiếu được cấp dưỡng sau một thời gian vẫn chưa hết khó khăn lại thêm ốm đau bệnh tật... và bên phải cấp dưỡng trong thời gian qua lại có thêm một khoản thu nhập tăng thêm mà xét thấy mưcs cấp dưỡng cho bên kia lại quá thấp, không đáng kể thì hai bên thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án tăng mức cấp dưỡng gúp bên kia nhanh chóng ổn định cuộc sống, bớt túng thiếu khó khăn. Tóm lại vấn đề cấp dưỡng cho một bên túng thiếu theo quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho bên túng thiếu ổn định cuộc sống. Đồng thời việc cấp dưỡng còn thể hiện đạo đức con người xã hội chủ nghĩa. Vì vậy bên có khả năng phải biết thông cảm và với trách nhiệm của mình để đáp ứng yêu cầu cấp dươngx của bên kia. Khi giải quyết Toà án cũng nên giải thích cho họ biết nghĩa vụ, trách nhiệm đối với nhau, không nên coi đó là việc thua kiện mà có những hành vi gây khó khăn cho cả đôi bên. c. Vấn đề trông nom nuôi nấng và giáo dục con cái khi vợ chồng ly hôn. Việc trông nom, nuôi nấng, giáo dục con cái là quyền và ngiã vụ của cha mẹ, hoàn toàn không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân giữa cha mẹ có còn tồn tại hay không. Do đó vợ chồng đã ly hôn vẫn có mọi quyền và nghĩa vụ đối với con chung. Việc trông nom nuôi nấng, giáo dục con chưa thành niên và việc đóng góp phí tổn nuôi dưỡng giáo dục con do hai bên thoả thuận giải quyết. Trường hợp hai bên không thoả thuận với nhau được hoặc trong sự thoả thuận xét thấy có chỗ không hợp lý thì Toà án nhân quyết định. Điều 44 quy định: “ Vợ chồng đã ly hôn vẫn có mọi quyền và nghia vụ đối với con chung” điều đó không chỉ xuất phát từ mối quan hệ sinh đẻ giữa cha mẹ với con cái mà còn nhằm để đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ khi gia đình bị tan vỡ chúng vẫn được nuôi dưỡng và giáo dục một cách đầy đủ, đảm bảo sự phát triển bình thường về tâm, sinh lí và có cuộc sống ổn định, không thể vì cha mẹ bỏ nhau mà chúng trở thành những đứa trẻ bơ vơ, chịu thiệt thòi, thiếu thốn về vật chất và tình cảm nhất là đối với trẻ vị thành niên. Khi li hôn vợ chồng có quyền bình đẳng đối với nhau trong việc nuôi dạy con cái, nhưng Điều 45 quy định: “việc giao con chưa thành niên cho ai trông nom, nuôi nấng, giáo dục phải xuất phát từ việc bảo vệ quyền lợi của con cái về mọi mặt. Nói đến vấn đề “trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục” tức là đề cập tới hai vấn đề: - Giao con cho ai nuôi dưỡng - Cấp dưỡng nuôi con và mức cấp dưỡng. Như vậy, việc xác định giao con cho ai phải có đủ điều kiện nuôi, dạy con tốt. Do đó toà án cần phải điều tra kĩ càng không thể chỉ dựa vào ý muốn của 2 vợ chồng. Việc giao cho ai nuôi dưỡng không chỉ nhìn vào điều kiện vật chất của người đó mà còn phải đủ các điều kiện khác nhất là về mặt tinh thần, đạo đức tư cách.... Về nguyên tắc: con đang còn bú phải được giao cho người mẹ nuôi dưỡng điều này là cần thiết, đặc biệt là việc đảm bảo cho đứa con được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và được người mẹ chăm sóc, vì khi trẻ còn nhỏ rất cần sự gần gũi của người mẹ, điều này không có gì ảnh hưởng đến tương lai hay nhận thức của đứa trẻ, mặc dù người mẹ không đủ điều kiện về đạo đức tư cách. Đối với con chưa thành niên được giao cho bên nào mà xét thấy có đủ điều kiện nuôi dạy con được tốt nhất; song cần phải chú ý đến tình cảm của mỗi con gắn bó với cha hay mẹ nhiều hơn (nêu đứa trẻ đã lớn từ 10 tuổi trở lên thì nên hỏi cả ý kiến của đứa con). viểc trông nom, nuôi dạy con cái là nghĩa vụ đồng thời cũng là quyền của cha mẹ đối với con chung. Người nào không nuôi giữ con cũng có quyền đến thăm nom, chăm sóc con; bên nuôi giữ con không được tìm cách để ngăn cản, cấm đoán con không cho con gặp hoặc không được nhận qùa, quần áo, đồ dùng... mà cần phải tạo điều kiện để cho nhau gần gũi với con tạo cho nó một tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, bớt đi sự “ cảm nhận thiếu hụt tình cảm, từ người cha hay mẹ. Trong trường hợp khily hôn xét thấy cha mẹ không đủ điều kiện để trông nom nuôi dạy con thì có thể giao cho người khác, tốt nhất là ông, bà nội (ngoại) hoặc những người gần gũi khác, (Cha phạm tội hình sự phải đi tù, hoặc luôn luôn nghiện ngập, rượu chè, cờ bạc, tính tình tục tằn thô bạo hoặc nghề nghiệp không ổn định, không có nghề... Mẹ lại là người chua ngoa, ích kỷ, luôn có hành vi xấu xa, nghề không chính đáng (đĩ điếm v. v...) có quan hệ ngoại tình lăng nhăng. Điều này không có gì trái với quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về đảm bảo lợi ích về mọi mặt của con cái. Cùng với việc quyết định giao con cho ai nuôi toà án cũng giải quyết luôn cả vấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHệ thống pháp luật của Việt Nam về ly hôn và hậu quả pháp lý của nó.doc
Tài liệu liên quan