Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Thương mại xuất nhập Hà Nội

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I : KINH DOANH XNK VÀ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK 1

1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh XNK ở Việt Nam 1

1.1.1 Vài nét về hoạt động kinh doanh XNK 1

1.1.1.1 Kinh doanh XNK và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XNK hàng hoá, dịch vụ 1

1.1.1.2 Vị trí của hoạt động XNK trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại 5

1.1.1.3 Vai trò của hoạt động XNK trong sự phát triển kinh tế-xã hội 6

1.1.2 Tình hình hoạt động XNK của nước ta trong nhưng năm gần

đây 10

1.1.2.1 Chủ trương chính sách của Nhà nước đối với hoạt động XNK 10

1.1.2.2 Những thành tựu đạt được 12

1.1.2.3 Một số mặt tồn tại 17

CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI XNK HÀ NỘI 20

2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh XNK ở Công ty Thương mại XNK Hà Nội 20

2.1.1 Khái quát về Công ty Thương mại XNK Hà Nội 20

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 20

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý 23

2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban 25

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh XNK của Công ty Thương mại XNK Hà Nội 26

2.1.2.1 Cơ cấu mặt hàng XNK 26

2.1.2.2 Thị trường XNK 28

2.1.2.3 Tổng doanh thu XNK của Công ty Thương mại XNK Hà Nội 30

2.1.2.4 Thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước 32

2.1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK của Công ty Thương mại XNK Hà Nội 32

2.1.3.1 Cơ sở hình thành lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh XNK 32

2.1.3.2 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh XNK 34

2.1.3.3 Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động kinh doanh XNK 36

2.1.3.4 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh XNK của Công ty 37

CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI XNK HÀ NỘI 40

3.1 Mục tiêu và phương hướng hoạt động trong những năm tới 40

3.1.1 Mục tiêu của năm 2003 40

3.1.2 Phương hướng hoạt động của Công ty 41

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh XNK ở Công ty Thương mại XNK Hà Nội 42

3.2.1 Các giải pháp về vốn 42

3.2.1.1 Những biện pháp giải quyết vấn đề thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh XNK 42

3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 43

3.2.2 Các giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh 45

3.2.2.1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 45

3.2.2.2 Lựa chọn chiến lược kinh doanh 48

3.2.2.3 Nâng cao hiệu quả trong công tác giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng XNK 49

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc52 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Thương mại xuất nhập Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng, khó đa dạng về mẫu mã chủng loại, khó tạo thương hiệu riêng cho hàng xuất khẩu. Ngoài ra không cho pháp sử dụng lợi thế lao động Việt Nam. - Hàng dệt may và giầy dép xuất khẩu chiếm vị trí xuất khẩu rất lớn nhưng chủ yếu thực hiện gia công, nhuyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên giá trị xuất khẩu cao nhưng hiệu quả xuất khẩu hạn chế. - Ngoài ra, vấn đề xuất khẩu sản phẩm khai thác tài nguyên, sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao là vấn đề nan giải trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam. Vì tài nguyên thiên nhiên kể cả quỹ đất của nước ta có hạn, đã và đang khai thác ở mức độ cao nên mức tăng trưởng bắt đầu đi xuống, mang tính bấp bênh. c.Về nhập khẩu - Tính lệ thuộc của nhiều ngành kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu: Ngành dệt may, da, sản xuất hàng diện tử, xăng dầu,.. Sự lệ thuộc như thế làm cho chi phí đầu vào của sản xuất cao, giảm khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, ngoài ra, tính ổn định kinh doanh bị hạn chế Từ các đánh giá này cho thấy giải pháp cấp bách là xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho phát triển sản xuất nguyên liệu nội địa có tính cạnh tranh cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Chương iI : Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh XNK ở Công ty Thương mại XNK Hà Nội 2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh XNK ở Công ty Thương mại XNK Hà Nội 2.1.1 Khái quát về Công ty Thương mại XNK Hà Nội 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Thương mại Xuất – Nhập khẩu (XNK) Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu. Công ty có tư cách pháp nhân, là một đơn vị hạch toán độc lập, có tài khoản và con dấu riêng. Nền Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của nền sản xuất cũng như tiêu dùng càng trở nên phong phú và đa dạng. Để đáp ứng và phục vụ nhu cầu ngày càng cao, Công ty Dịch vụ Hai Bà Trưng được thành lập dựa trên quyết định số 316/ QĐ - UB ngày 19/05/1983 của UBND Thành phố Hà Nội, giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109552 cấp ngày 07/04/1984 và đến ngày 01/05/1985 công ty chính thức đi vào hoạt động, đặt trụ sở tại số 53 Lạc Trung – Hà Nội. Thời kỳ từ năm 1985 đến năm 1993, Công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh thương mại trong nước. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là tổ chức các dịch vụ phục vụ đời sống của nhân dân như cắt uốn tóc, may đo, giặt là quần áo... và kinh doanh đồ dùng trong gia đình như hàng nông sản (gạo, lạc, chè...).Công ty được thành lập và đi vào hoạt động ở giai đoạn nước ta gặp nhiều khó khăn: Nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đồng Việt Nam mất giá, lạm phát phi mã. Nhà nước độc quyền ngoại thương, Trung ương thống nhất quản lý ngoại thương, chưa khuyến khích sự năng động tự chủ của mỗi doanh nghiệp. Ngoài những khó khăn, thử thách từ bên ngoài, Công ty còn vấp phải trở ngại của một doanh nghiệp mới thành lập và là một đơn vị kinh doanh nhỏ bé của một quận Thủ đô. Trong những năm đầu hoạt động, Công ty kinh doanh ở địa bàn nhỏ hẹp, số lượng bạn hàng ít, kinh doanh nội địa là chủ yếu, phục vụ nhu cầu nhân dân trong quận và thủ đô Hà Nội, các hợp đồng kinh tế giao dịch với nước ngoài phải thực hiện thông qua đơn vị bạn. Nhờ sự đổi mới của Đảng và Nhà nước với nhiều chủ trương chính sách đổi mới đã hoàn thiện dần hệ thống quản lý và kinh doanh XNK, qua một số năm hoạt động, Công ty nhận thấy: “ Trong kinh doanh muốn đạt được hiệu quả cao phải nghiên cứu và mở rộng thị trường, không chỉ kinh doanh ở thị trường trong nước mà cần tìm kiếm và kinh doanh ở thị trường nước ngoài ”. Từ đó, Công ty đã chủ động đi tìm thị trường kinh doanh và trực tiếp ký một số hợp đồng XNK gạo, sắt thép, hoá chất ... Thực hiện Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Chính phủ về việc thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 540/ CP- UB ngày 01/04/1999, do Trọng tài Kinh tế Thành phố Hà Nội cấp, Công ty đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. Trụ sở tại : 53 Lạc Trung – Hà Nội Tên giao dịch quốc tế : Hai Ba Trung Import Export Company Tên viết tắt : HABAMEXCO Tel : 04 - 6360229 Fax : 04 - 6360227 Qua đó, Công ty được phép mở rộng phạm vi kinh doanh, vừa tiếp tục kinh doanh Thương mại trong nước vừa tiến hành kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu. Từ một Công ty kinh doanh nội địa và làm các dịch vụ nhỏ, đến nay Công ty đã phát triển thành một Công ty XNK trực tiếp theo giấy phép XNK trực tiếp số 2.05.1.069/ GP do Bộ Thương mại cấp ngày 08/02/1994. Từ đó ngành nghề kinh doanh cũng được mở rộng thêm như : - Thu mua hàng thêu ren, may mặc, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. - Kinh doanh XNK lương thực, thực phẩm, dược liệu như quế, sa nhân, hồi... và các sản phẩm lâm sản. - Kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, hàng tiêu dùng. - Kinh doanh XNK máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải. - Kinh doanh XNK các mặt hàng hoá chất phục vụ sản xuất và tiêu dùng. - Kinh doanh mua bán, đại lý ký gửi và XNK ô tô và phụ tùng ô tô. - Kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên,để thuận tiện cho việc kinh doanh cũng như tiềm năng sẵn có của Công ty, được phép của UBND Hà Nội, Công ty đã chuyển trụ sở về 142 Phố Huế – Hà Nội và đổi tên mới là Công ty Thương mại XNK Hà Nội, trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội kể từ tháng 6/2001. Tên Công ty : Công ty Thương mại XNK Hà Nội Trụ sở tại : 142 Phố Huế – Hà Nội Tên viết tắt : HACIMEX Tel : 04 - 9434753 Fax : 04 - 9434753 Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại XNK, hạch toán độc lập và trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội, Công ty Thương mại XNK Hà Nội có chức năng chủ yếu là xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh trong nước (gạo, thủ công, mỹ nghệ ...), nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước còn khan hiếm (máy công cụ, tủ lạnh, điều hoà ...), là cầu nối tổ chức lưu thông hàng hoá phục vụ nhân dân. Hiện nay, Công ty xuất khẩu hàng sang rất nhiều nước trên thế giới, đồng thời mở rộng thị trường trong nước. Ngoài Hà Nội, Công ty còn hợp tác với nhiều bạn hàng ở hầu hết các tỉnh trong nước. Trên cơ sở chức năng đó Công ty có nhiệm vụ như sau : - Tổ chức thu mua các mặt hàng trong nước phục vụ xuất khẩu như: gạo, đồ thủ công mỹ nghệ ... - Tổ chức sản xuất, chế biến nông lâm sản ... - Tổ chức nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất còn hạn chế như : Đồ điện tử, điện lạnh, máy công cụ ... phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước. - Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư có hiệu quả, mở rộng kinh doanh và có nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc giao nộp Ngân sách hàng năm. - Tuân thủ các chế độ kế toán tài chính, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước. Với phương châm “Duy trì, ổn định và phát triển kinh doanh nội địa, đẩy mạnh kinh doanh XNK, mở rộng thị trường nước ngoài, phát triển mối quan hệ với nhiều nước trên Thế giới băng mọi cách ”, Công ty đã vươn tầm hoạt động ra khắp nơi, địa bàn hoạt động không những trong nước mà còn phát triển ra hơn 30 nước trên Thế giới: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo, Anh, Pháp, Nga, Đức v.v ... Sự ra đời của Công ty đã góp phần đáp ứng những nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng, nguyên vật liệu, máy móc cho sản xuất trong nước, mở rộng sự hiểu biết về sản phẩm nước ngoài đồng thời đẩy mạnh sản xuất trong nước, khai thác mọi tiềm năng sẵn có và mặt mạnh của quốc gia, vươn mạnh ra thị trường quốc tế góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý Quản lý là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh. Để quản lý có hiệu quả đòi hỏi phải có tổ chức bộ máy quản lý phù hợp cùng với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, năng lực chuyên môn cao. Do nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đó, từ khi thành lập đến nay, Công ty đã từng bước củng cố cơ cấu tổ chức, cơ cấu Phòng Ban, cửa hàng, tuyển chọn những cán bộ, nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao. Công ty cũng tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên cũ được nâng cao trình độ chuyên môn để phù hợp với công việc mới và kế hoạch phát triển lâu dài. Bộ máy làm việc của Công ty khá gọn nhẹ; Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo chế độ một thủ trưởng, do Giám đốc đứng đầu quản lý, điều hành trực tiếp từ các Phòng Ban đến các cửa hàng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước. Trong hoạt động, Công ty tuân thủ theo các chính sách, chế độ, quy định của pháp luật Việt Nam. Về nhân lực, toàn Công ty có 120 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 104 người(87%) và lao động gián tiếp là 16 người(13%); lao động có trình độ đại học, trên đại học chiếm 54%, còn lại là lao động phổ thông. Công ty vẫn đang đầu tư cho một số cán bộ đi học đại học và cao học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình tham mưu chức năng.Hiên nay Công ty có 7 phòng ban và hệ thống 4 cửa hàng trên địa bàn Hà Nội. Ban Giám đốc : bao gồm Giám đốc và 2 Phó giám đốc. - Giám đốc là người chỉ đạo chung, có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty và là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên Công ty theo luật định. - Phó giám đốc cũng chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban mà mình quản lý, giúp Giám đốc nắm vững tình hình hoạt động của Công ty để có kế hoạch và quyết dịnh sau cùng, giải quyết các công việc được phân công hoặc uỷ quyền. Hệ thống 7 phòng ban của Công ty : - Phòng Xuất nhập khẩu 1 (XNK 1) và phòng Xuất nhập khẩu 2 (XNK 2) - Phòng Kinh doanh tổng hợp (KDTH) và phòng kinh doanh 3 - Phòng giao nhận và vận chuyển - Phòng Tài chinh - Kế toán - Phòng Tổ chức hành chính Hệ thống 4 cửa hàng trên địa bàn Hà Nội : - Cửa hàng Chợ Hôm - Cửa hàng Trần Cao Vân - Cửa hàng Trương Định - Cửa hàng Chợ Mơ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TM XNK Hà Nội Giám đốc Các cửa hàng Phó giám đốc Phó giám đốc Chợ Mơ Trương Định Trần Văn Cao Phòng XNK 1 Phòng XNK 2 Phòng KDTH PhòngKinh Doanh 3 Phòng Tài chính Kế toán Phòng giao nhận và vận chuyển Phòng Tổ chức hành chính Chợ Hôm 2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban Hệ thống 7 phòng ban của Công ty : - Phòng Xuất nhập khẩu 1 (XNK 1) và phòng Xuất nhập khẩu 2 (XNK 2) : có chức năng tìm hiểu thị trường, bán hàng nước ngoài để từ đó ký kết các hợp đồng mua bán các mặt hàng XNK trên những kế hoạch đã đề ra, giải quyết các vấn đề liên quan đến XNK. - Phòng Kinh doanh tổng hợp (KDTH) và phòng kinh doanh 3: có nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong nước để có hoạt động lâu dài, tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch tiêu thụ, theo dõi hoạt động của các cửa hàng. Ngoài ra cũng thực hiện việc mua bán hàng nhập khẩu. - Phòng giao nhận và vận chuyển : có nhiệm vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoá. - Phòng Tài chinh - Kế toán: có nhiệm vụ tổ chức hạch toán toàn bộ hoạt động XNK, kinh doanh giải quyết các vấn đề tổ chức thanh toán, quyết toán bằng hàng, thu tiền, tiền lương, tiền thưởng và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về các vấn đề liên quan đến tài chính. Đồng thời tham mưu cho Giám đốc xây dựng các kế hoạch tổ chức. - Phòng Tổ chức hành chính : phụ trách hành chính, đối nội, đối ngoại, lưu trữ hồ sơ giấy tờ, thủ tục công văn, tổ chức nhân sự, lãnh đạo.Bên cạnh đó, phòng còn chịu trách nhiệm liên quan đến con người, giải quyết điều hành những chính sách về người lao động. 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh XNK của Công ty Thương mại XNK Hà Nội 2.1.2.1 Cơ cấu mặt hàng XNK a.Về xuất khẩu Công ty chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản (lạc, gạo, quế,...), hàng may mặc, đồ thủ công mỹ nghệ. Đây là nhóm sản phẩm mà Công ty có uy tín và truyền thống xuất khẩu, có nhiều kinh nghiệm trên thị trường quốc tế. Bảng 7: cơ cấu hàng Xk của Công ty tmxnk Hà nội Giai đoạn 2000-2003 Đơn vị: USD Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Hàng may mặc 180.000 37,3 220.000 39,1 400.000 42,5 619.980 43,3 Hàng thủ công mỹ nghệ 124.000 25,7 135.000 24 146.000 15,5 181.890 16,9 Hàng nông sản 60.000 12,5 78.000 13,9 231.000 24,6 397.540 30 Hàng thuỷ sản 118.000 24,5 130.000 23 164.000 17,4 163.620 9,8 Tổng 482.000 100 536.000 100 941.000 100 1.363.000 100 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh XNK của Công ty năm 2000-2003) Trong các mặt hàng xuất khẩu, hàng may mặc luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng dần qua các năm: 2000 chiếm 37,3%; 2001 chiếm 39,1%; năm 2003 chiếm 43,3%. Giá trị hàng may mặc xuất khẩu năm 2003 tăng gần gấp 4 lần năm 2000( tăng từ 180.000 USD lên 719.982 USD). Giá trị hàng nông sản xuất khẩu cũng có những bước tăng trưởng rõ rệt: 2000 chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; 2001 chiếm 13,9%; đến 2003 chiếm 30%. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ và thuỷ sản tăng không nhiều, thậm chí trong năm 2000 giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu bị giảm sút cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng so với 1999. Sở dĩ có sự giảm sút này là do Công ty vẫn còn xuất khẩu hàng thuỷ sản dưới dạng sơ chế, chưa chế biến saau nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. b. Về nhập khẩu Cơ cấu hàng nhập khẩu của Công ty tương đối đa dạng: - Hàng điện tử gia dụng: Nồi cơm điện, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, máy giặt, lò vi sóng... - Máy móc, thiết bị: hàng điện máy, máy công cụ phục vụ sản xuất, linh kiện lắp ráp xe đạp, xe máy, phụ tùng ôtô,... - Hàng hoá nhập khẩu khác: các mặt hàng phục vụ sản xuất và xây dựng như hạt nhựa, dầu DOP, máy hàn, sắt thép các loại.... Bảng 8: cơ cấu hàng Xk của Công ty tmxnk Hà nội Giai đoạn 2000-2003 Đơn vị: Triệu đồng Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Hàng điện tử gia dụng 20.858 60 16.484 41 18.950 38 29.026 40 Máy móc, Thiết bị 11.472 33 15.280 38 18.952 38 25.398 5 Hàng nhập khẩu khác 2.434 7 8.446 21 11.968 24 18.142 25 Tổng 34.764 100 40.210 100 49.870 100 72.566 100 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh XNK của Công ty năm 2000-2003) Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, hàng điện tử gia dụng luôn có tỷ trọng cao nhất nhưng lại có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do Công ty nhập hàng điện tử của các hãng có chất lượng và uy tín cao( Nhật Bản, Thái Lan...) nên việc tiêu thụ ở thị trường Việt Nam rất tốt. Vì thế, năm 2000 hàng điện tử gia dụng chiếm tỷ trọng lớn (60%) trong kim ngạch nhập khẩu. Những năm tiếp theo, nhu cầu về đồ điện gia dụng đã bão hoà trên thị trường Việt Nam vì đa số tiệu thụ hàng lắp ráp trong nước. Do đó, tỷ trọng các sản phẩm điện tử gia dụng trong tổng kim ngạch giảm dần, thấp nhất là năm 2003, chỉ đạt 38%. Tỷ trọng trung bình của hàng điện tử gia dụng giai đoạn 2000-2003 là 44,75%. Nhóm hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu tương đối ổn định, tỷ trọng bình quân trong cả giai đoạn 2000-2003 là 36%. Nhóm hàng nhập khẩu khác tăng cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này là 2434 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7%, thì năm 2001, kim ngạch nhập khẩu đã tăng lên 8446 triệu đồng, gấp 3,5 lần năm 2000, chiếm tỷ trọng 21%. Năm 2002 giá trị nhập khẩu tăng tương ứng gấp 4,9 lần, và năm 2003 tăng 6,4 lần so với năm 2003. Tỷ trọng bình quân của nhóm hàng này giai đoạn 2000-2003 là 19,25%. 2.1.2.2 Thị trường XNK Thị trường là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp kinh tế. Cùng với sự chuyển biến tích cực của hoạt động XNK của Việt Nam, Công ty Thương mại XNK Hà Nội đã và đang đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ làm ăn với các nước trên thê giới. Ngoài các thị trường truyền thống, Công ty đã chú trọng tìm hiểu và mở rộng thêm các thị trường mới, tạo ra cái nhìn mới về hàng hoá sản xuất ở Việt nam. Nhờ vào các biện pháp tích cực mở rộng thị trường, kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đã tăng dần lên qua các năm. So với năm 2001, kim ngạch xuất khẩu năm 2002 ở thị trường Nga và Đông âu tăng 15,7% (từ 433.000 USD lên đến 501.000 USD), đặc biệt, mặt hàng nông sản tăng ở mức cao là 98,7%. Đối với Công ty đây là bạn hàng truyền thống nên việc buôn bán được tiến hành thuân lợi. Dung lượng thị trường này lớn: dân đông, nước rộng, có nhu cầu lớn về nhiều loại mặt hàng mà ta có thể đáp ứng được như gạo, lạc, hàng may mặc, đồ thủ công mỹ nghệ,... Bên cạnh đó, Nga và các nước Đông âu là những nước giàu tài nguyên mà Công ty cần nhập khẩu như: hoá chất, xăng dầu,sắt... Tuy nhiên trong 2 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu không có dấu hiệu tăng lên nhiều mà khá thấp so với chỉ tiêu đặt ra, nếu không sớm có biện pháp thích hợp, Công ty sẽ mất đi một thị trường tiềm năng. Nhật Bản là thị trường tương đối “khó tính”, đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng rất cao. Tuy vậy, việc xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản của Công ty đã có những thành tựu đáng kể. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 240.000 USD tăng 86,4% so với năm 2001, trong đó mặt hàng thuỷ sản năm 2002 tăng thêm 26%. Hàng điện tử gia dụng nhập khâut từ Nhật Bản luôn luôn được tiêu thụ tố ở thị trường Việt Nam bởi uy tín và chất lượng. Cầnphải chú ý là trong hai năm trở lại đây hoạt động xuất khẩu của Công ty không còn được chú trọng nhiều nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu là thấp so với các năm trước đây, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Nhật chỉ tăng 70,4% mà thôi. Thị trường liên minh Châu âu (EU) là khu vực rất quan trọng đối với việc XNK hàng hoá của Công ty. Những mặt hàng Công ty nhập khâut từ thị trường này chủ yếu là nhuyên liệu phục vụ sản xuất, máy móc, thiết bị, hoá chất,...Cón Công ty chủ yếu xuất các hàng may mặc, dệt, giầy dép, hàng da, đồ thủ công mỹ nghệ,...Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt 200.000 USD, chiếm 17,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Năm 2003 ghi nhận sự cố gắng của Công ty với kim ngạch xuất khẩu đạt 320.000 USD, tăng thêm 60% so với năm 2002 và hợp đồng xuất khẩu may mặc của Công ty sang EU được phía đối tác đánh giá cao. Thị trường trong nước là yếu tố quyết định sự tồn tại của Công ty. Có quan điểm cho rằng:” Thương mại quốc tế thực chất là mở rộng thị trường trong nước vượt ra khỏi biên giới đất nước”. Do đó, thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường thủ đô, được Công ty đầu tư nghiên cứu để ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu. Không chỉ quan tâm đến thị trường Hà Nội, Công ty còn đang chú trọng xây dựng kế hoạch xâm nhập thị trường cáctỉnh lân cận. Công ty chọn Hải Dương làm mục tiêu để thâm nhập thị trường do Hải Dương nằm trong khu tam giác kinh tế miền Bắc, nằm trên trục đường Hà Nội – Hải Phòng, có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, thị trường Hải Dương là đầu mối thu mua nhiều hứa hẹn. Tóm lại, với ngành nghề chính là hoạt động kinh daonh XNk, Công ty đã bám sát thị trường, thực hiện các biện pháp thâm nhập và phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ.Kết quả hiện nay Công ty có quan hệ thương mại với hơn 30 bạn hàng trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu á- Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thị trường bên ngoài mà trước hết là thị trường khu vực, thị trường Châu á sau thời gian khủng hoảng đã dần hồi phục và đang khởi sắc lại. Đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động XNk của Công ty nhưng cũng là thách thức rất lớn vì họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường khu vực cũng như Thế giới và thậm chí cả thị trường trong nước ta. Hơn thế nữa, Chính phủ taấcng ban hành áp dụng các chính sách tăng cường hội nhập quốc tế, hạn chê bảo hộ. Đây là một khó khăn lớn tác động đến nhiều mặt hoạt động của Công ty. Hơn nữa, trong hai năm gần đây Công ty không chú trọng vào hoạt động xuất khẩu do kim ngạch xuất khẩu đạt được thấp, doanh thu hàng xuất khẩu chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (khoảng 20%) nên hiện nay Công ty thực hiện chủ yếu hai nhiệm vụ sau: - Nhập khẩu hàng nước ngoài bán trong nước. - Kinh doanh lưu chuyển hàng nội địa. Có thể thấy năm 2005 và nhữmg năm sắp tới, Công ty sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn, đòi hỏi sứcmạnh trí tuệ tập thể của cả Công ty để giữ vững ổn định hoạt động kinh doanh phù hợp với thị trường và pháp luật. 2.1.2.3 Tổng doanh thu XNK của Công ty Thương mại XNK Hà Nội Trước đây Công ty vốn chỉ là kinh doanh thương mại nội địa, cung cấp các dịch vụ nhân dân trong quận Hai bà Trưng và một phần nhân dân các quận bên cạnh. Tuy chỉ tham gia hoạt động trong lĩnh vực mới trong thời gian chưa lâu nhưng Công ty đã đap ứng được những yêu cầu đề ra và đạt được những thành tựu đáng kể. Qua cac năm hoạt động, tỷ trọng doanh thu XNK đã chiễm vị trí ngày càng quan trọng trong tổng doanh thu. Bảng 9: Cơ cấu doanh thu của Công ty tm xnk hà nội Giai đoạn 2000-2003 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Tổng doanh thu 165.000 214.571 180.000 138.075 165.000 228.456 250.000 305.643 Doanh thu XNK 66.000 143.532 126.000 114.804 140.250 203.625 212.500 275.544 Tỷ trọng doanh thu XNK trong tổng doanh thu 40 66,89 70 83,14 85 89,13 85 90,15 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh XNK của Công ty năm 2000-2003) Bảng số liệu trên cho thấy: Công ty đã có những bước đi đúng hướng trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh XNK nói riêng. Nếu năm 2000, doanh thu kế hoạch đặt ra là 165.000 triệu đồng thì thực tế Công ty đã đạt 214.571 triệu đồng, hoàn thành vượt mức kế hoạch hơn 75%. Tuy nhiên, năm 2001, Công ty đã không hoàn thành mức kế hoach đề ra là 180.000 triệu đồng mà chỉ đạt 138.075 triệu đồng, tuy vậy nhưng tỷ trọng doanh thu XNK trong tổng doanh thu lại tăng hơn kế hoạch đề ra. Các năm tiếp theo, Công ty đã có sách lược phù hợp nên doanh thu Công ty đều đặn tăng lên một cách có triển vọng; đặc biệt năm 2003, tổng doanh thu của Công ty tăng lên đến 305.643 triệu đồng, tăng gấp 1,45 lần so với năm 2000. Trong tổng doanh thu của Công ty, doanh thu XNK tăng nhanh và ổn định cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Năm 2000, doanh thu XNK kế hoạch đề ra là 66.000 triệu đồng, nhưng con số thực hiện đạt được là 143.532, tăng gần gấp đôi và chiếm 66,89 trong tổng doanh thu. Năm 2001, tuy không đạt được chỉ tiêu đề ra nhưng bù lại doanh thu XNK vẫn chiếm phần lớn trong tổng doanh thu là 83,14%. Đến năm 2002,nhờ tiếp thu có hiệu quả các bài học kinh nghiệm đối với năm 2001 nên Công ty đã tăng được doanh thu XNK lên 203.625 triệu đồng, vượt kế hoạch138,5%, tăng gần gấp đôi so với năm 2001. Năm 2003 là năm có thành tựu cao nhất, doanh thu XNK thực hiện được 275.544 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất từ trước tới nay 90,15%, tăng 122,3% so với kế hoạch. Như vây, doanh thu của Công ty có mức độ tăng trưởng tốt. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động XNK, sức tiêu thụ ở thị trường chững lại nhưng Công ty vẫn đạt được những thành tựu đáng kể, mức tăng trưởng doanh thu vẫn cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội. 2.1.2.4 Thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh như thiếu vốn, giá cả biến động, ảnh hưởng bởi những thay đổi trong chính sách thuế của Nhà nước, tình hình biến động trong khu vực và Thế giới,... song với tinh thần quyết tâm, bằng sự cố gabgs cao độ, trong nhũng năm qua, Công ty đã phấn đấu đạt được những kết quả đáng khích lệ trên cả lĩnh vực kinh doanh XNK cũng như đối với hiệu quả xã hội, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên. Cong ty được cấp trên đánh giá là một đơn vị hoạt động có hiệu quả, nhìn chung tốc độ phảt triển năm sau cao hơn năm trước. Điều đó thể hiện rất rỗ trong nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước của Công ty hàng năm. Bảng 10: Tổng số nộp nsnn củacông ty tmxnk hà nội Giai đoạn 2000-2003 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Nộp ngân sách Nhà nớc 22.019 8.237 10.394 11.564 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh XNK của Công ty năm 2000-2003) 2.1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK của Công ty Thương mại XNK Hà Nội Hiệu quả hoạt động là mối quan tâm hàng đầu của các đơn vị kinh tws. Nó là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh XNK nói riêng. Hiệu quả kinh doanh XNK không chỉ mang lại lợi nhuận bằng tiền mà hiệu quả của nó còn là tăng năng suất lao động xã hội và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. 2.1.3.1 Cơ sở hình thành lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh XNK Ta phải đặt vấn đề tìm hiêu cơ sở hình thành lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Công ty bởi vì những khoản mục tạo nên chi phí cũng như sự hình thành lợi nhuân trước và sau thuê cấn phải được xem xét kĩ cang. Đó cũng là cơ sỏ để đánhgiá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, xem Công ty hoạt động có hiệu quả hay không, có đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra không. Cơ sở hìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0378.doc
Tài liệu liên quan