Hóa học 10 - Bài toán về halogen

Câu 42. Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được là.

A. 11,3 gam. B. 7,75 gam. C. 7,1 gam. D. 12,3 gam

Câu 43. Hòa toàn hoàn toàn một lượng kim loại M ( hóa trị II) bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch muối có nồng độ 24,15%. Kim loại M là

 A.Fe. B. Mg. C. Zn. D. Ni.

Câu 44. Hòa tan hoàn toàn 13g kim loại A hóa trị 2 vào HCl loãng thu được 4,48 lít H2 ( đktc). Kim loại đó là :

A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Fe

Câu 45. Cho 3,6 gam kim loại X ( chưa rõ hóa trị) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 ( đktc). Kim loại X là

 A. Ca. B. Mg. C.Zn. D.Al.

Câu 46. Cho 1,12 gam kim loại M ( chưa rõ hóa trị) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 448 ml khí H2( đktc). Kim loại M là

 A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Fe.

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hóa học 10 - Bài toán về halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TOÁN VỀ HALOGEN Tài liệu của.lớp. I. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI HALOGEN Câu 1. Cho 8,4 gam kim loại M ( hóa trị II) tác dụng vừa đủ với 7,84 lít khí Clo thu được muối clorua. Kim loại M là A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Ni. Câu 2.Cho 10,8 gam kim loại M ( thuộc nhóm IIIA) tác dụng với khí clo tạo thành 53,4 gam muối clorua. Kim loại M là A. Al. B. Cr. C. Fe. D. Au. Câu 3. Cho 1,35 gam kim loại M ( chưa rõ hóa trị) phản ứng vừa đủ với 12 gam brom thu được một muối bromua. Kim loại M là A. Al. B. Cr. C. Fe. D. Au. Câu 4. Cho 10,8 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu phản ứng vừa đủ với V lít Cl2 ( đktc) thu được 19,32 gam hỗn hợp ba muối clorua. Giá trị của V là A. 2,688. B. 1,344. C. 5,376. D. 3,36. Câu 5. . Cho 11,2 lít hỗn hợp X gồm Cl2 và O2 ( ở đktc) tác dụng vừa đủ với 16,98 gam hỗn hợp kim loại Y gồm Mg và Al thu được 42,34 gam hỗn hợp muối clorua và oxit Z gồm MgCl2, MgO, AlCl3, Al2O3. Thành phần phần trăm thể tích clo trong hỗn hợp X là A. 52% B. 48%. C. 58%. D. 42%. Câu 6. Cho một halogen tác dụng hết với magie ta thu được 18,4g magie halogenua. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8g nhôm halogenua. Tên của halogen là A. flo. B. clo. C. brom. D.iot. Câu 7. Cho 10,8 gam một kim loại M tác dụng với khí clo thấy tạo thành 53,4 gam muối clorua kim loại. Kim loại M là A. Na. B. Fe. C. Al. D. Cu. Câu 8. Cho kim loại M (hóa trị III), tác dụng vừa đủ với 6,72 lít khí Cl2, sau phản ứng hoàn toàn thu được 26,7 gam muối clorua. Kim loại M là A. Al. B. Cr. C. Fe. D. Au. Câu 9. Cho 11,2 gam kim loại M tác dụng vừa đủ với flo thu được 22,6 gam muối florua. Kim loại M là A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Mg, Câu 10. Cho 2,24 lit halogen X2 tác dụng vừa đủ với magie thu được 9,5g MgX2. Nguyên tố halogen đó là: A. flo. B. clo. C. brom. D. iot. Câu 11. Cho 1,12 lít halogen X2 tác dụng vừa đủ với kim loại đồng, thu được 11,2 gam CuX2. Nguyên tố halogen đó là: A. Iot. B. Flo. C. Clo. D. Brom. Câu 12. Cho m gam đơn chất halogen X2 tác dụng với Mg dư thu được 19g muối. Cũng m gam X2 cho tác dụng với Al dư thu được 17,8g muối. X là A. Flo. B. Clo. C. Iot. D. Brom. Câu 13. Cho 4,6 gam kim loại M ( thuộc nhóm IA) tác dụng vừa đủ với 2,24 lít Cl2 ( đktc). Kim loại M là A. Na. B. K. C. Li. D. Rb. Câu 14. Cho 11,2 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 16,98 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al thu được 42,34gam hỗn hợp Z gồm MgCl2; MgO; AlCl3 và Al2O3. Phần trăm khối lượng của Mg trong Y là A. 77,74. B. 22,26. C. 19,79 D. 80,21. Câu 15. Cho 6,72 lít clo (đktc) tác dụng với 16,8 gam Fe nung nóng rồi lấy chất rắn thu được hoà vào nước và khuấy đều thì khối lượng muối trong dung dịch thu được là A. 38,10 gam. B. 48,75 gam. C. 32,50 gam. D. 25,40 gam. Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là A. Mg. B. Ca. C. Be. D. Cu. Câu 17. Khi clo hóa 20 gam một hỗn hợp bột gồm Mg và Cu cần phải dùng 1,12 lít khí clo đktc. Thành phần phần trăm của Mg trong hỗn hợp là : A. 36% B. 32% C. 34% D. 38% Câu 18. Bao nhiêu gam Clo đủ tác dụng với kim loại nhôm tạo thành 26,7 gam AlCl3 ? A. 23,1 g B. 21,3 gam C. 12,3 gam D. 13,2 gam Câu 19. Cho 18,4 gam hỗn hợp Fe, Cu tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl2 ( đktc) thu được 43,25 gam hỗn hợp 2 muối clorua. Giá trị của V là A. 15,68. B. 13,44. C. 14,56. D. 7,84. Câu 20. Cho 15,4 gam hỗn hợp Zn, Mg, Fe tác dụng vừa đủ với V lít khí flo ( đktc) thu được 26,8 gam hỗn hợp ba muối florua. Giá trị của V là A. 6,72. B. 7.84. C. 5,6. D. 8,4. Câu 21. Cho cùng một lượng halogen X2 tác dụng với Zn và K thu được lượng muối lần lượt là 13,6 gam và 14,9gam. Halogen X2 là A. F2. B. Br2. C. Cl2. D. I2. Câu 22. Cho m gam halogen X2 tác dụng với Cu thu được 20,25 gam CuX2. Cũng m gam halogen X2 tác dụng với Zn thu được 20,4 gam ZnX2. Halogen X2 là A. F2. B. Br2. C. Cl2. D. I2. Câu 23. Cho 7,84 lít hỗn hợp X gồm Cl2 và O2 ( đktc) tác dụng với 13,9 gam hỗn hợp Y gồm Fe và Al thấy sinh ra 34,8 gam hỗn hợp Z gồm FeCl3, Fe2O3, AlCl3, Al2O3. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp Y là A. 80,58%. B. 59,71%. C. 19.42%/ D. 40,29%. Câu 24: Một hỗn hợp X gồm Cl2 và O2. X phản ứng vừa hết với 9,6 gam Mg và 16,2 gam Al tạo ra 74,1 gam hỗn hợp muối clorua và oxit. Thành phần % theo thể tích của Cl2 trong X là : A. 50% B. 55,56% C. 66,67% D. 44,44%. II. HALOGEN TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM. Câu 25. Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là A. 0,24M. B. 0,48M. C. 0,4M. D. 0,2M. Câu 26. Cho 1,12 lít khí clo (đktc) vào dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích dung dịch NaOH cần dùng là A. 0,1 lít B. 0,15 lít C. 0,12 lít D. 0,3 lít. Câu 26. Cho V lít khí Cl2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch NaOH đun nóng ở 100oC thu được dung dịch X chứa 17,55 gam muối NaCl. Giá trị của V là A. 2,688. B. 4,032. C. 1,344. D. 2,56. Câu 27. Cho 6,72 lít khí Cl2 ( đktc) tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường, sau phản ứng hoàn toàn thu được 10,53 gam muối NaCl. Nồng độ mol/l của NaOH đã dùng là A. 0,18M. B. 0,36M. C. 0,72M D. 0,48M. Câu 28. Cho 8,96 lít khí Cl2 ( đktc) tác dụng hết với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Khối lượng NaCl trong dung dịch X là A. 23,40 gam. B. 29,25 gam. C. 17,55 gam. D. 35,10 gam. Câu 29. Hấp thụ hoàn toàn 0,02688 lít khí Cl2 ( đktc) vào 300ml dung dịch Ca(OH)2 dạng vôi sữa, ở 30oC. Sau phản ứng nồng độ Ca(OH)2 còn lại là 0,001M ( giả thiết nồng độ dung dịch thay đổi không đáng kể). Nồng độ ban đầu của dung dịch Ca(OH)2 là A. 0,005M B. 0,004M. C. 0,003M. D. 0,009M. Câu 30. Dẫn hai luồng khí clo đi vào 2 dung dịch: một dung dịch NaOH loãng, nguội, một dung dịch NaOH đậm đặc, đun nóng 1000C. Nếu lượng muối NaCl sinh ra trong 2 dung dịch bằng nhau thì tỷ lệ thể tích clo đi vào 2 dung dịch trên là A. 5/6 B. 5/3 C. 6/3 D. 8/3 III. HALOGEN PHẢN ỨNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI. Câu 31. Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước thu được dung dịch Y. Sục khí Clo dư vào dung dịch Y. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan Z. Phần trăm khối lượng NaCl trong hỗn hợp X là A. 28,06%. B.71,94%. C. 33,67%. C. 22,45%. Câu 32. Cho khí clo dư tác dụng hết với NaI. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thấy khối lượng muối thu đựơc nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 9,15 gam. Khối lượng NaI ban đầu là A. 15 gam. B. 14 gam. C. 12 gam. D. 16 gam. Câu 33. Cho 5 gam Br2 có lẫn tạp chất là clo vào 1 lit dung dịch chứa 1,6 gam KBr. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thu được 1,155 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của clo trong 5 gam brom đem phản ứng là A. 7,1%. B. 6,2%. C. 5,8% D. 8,8%. Câu 34. Cho 6 gam Br2 có lẫn tạp chất là clo vào 1 lit dung dịch chứa 1,6 gam KBr. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thu được 1,36 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của clo trong 6 gam brom đem phản ứng là A. 2,34%. B. 3,19%. C. 4,35%. D. 5,09%. Câu 35. Cho từ từ khí Clo lội chậm qua dung dịch X chứa 6,88 gam hai muối NaCl, NaBr. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, làm bay hơi dung dịch sau phản ứng thu được 6,435 gam muối khan. Khối lượng NaCl trong hỗn hợp ban đầu là A. 5,850 gam. B. 2,925 gam. C. 4,3875 gam. D. 4,650 gam. Câu 36. Sục khí clo dư qua dung dịch chứa hỗn hợp NaBr, NaI. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 23,4 gam muối khan. Thể tích clo đã phản ứng là A. 6,72 lít. B. 4,48 lít. C. 8,96 lít. D. 3,36 lít. Câu 37. Hòa tan hỗn hơp NaCl, NaBr, NaI vào nước được 60 ml dung dịch A. Chia A làm 3 phần bằng nhau. - Phần 1: cô cạn thu được 1,732 gam muối khan. - Phàn 2: cho phản ứng hoàn toàn với brom dư, sau đó cô cạn dung dịch thu được 1,685 gam muối khan. - Phần 3: cho phản ứng hoàn toàn với clo dư, sau đó cô cạn dung dịch thu được 1,4625 gam muối khan. Nồng độ mol/l của NaCl trong dung dịch A là A. 1,0M. B. 0,2M. C. 0,6M. D. 0,5M. Câu 38. Hỗn hợp A gồm 3 muối NaCl, NaBr và NaI: * 5,76 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch brom, cô cạn thu được 5,29 gam muối khan. * Hòa tan 5,76 gam A vào nước rồi cho một lượng khí clo sục qua dung dịch. Sau một thời gian, cô cạn thì thu được 3,955 gam muối khan, trong đó có 0,05 mol ion clorua. Phần trăm hối lượng của NaCl trong hỗn hợp A là A. 20,3%. B. 53,66%. C. 26,04%. D. 46,34%. IV. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT HX. Câu 39.Cho 0,48 gam một kim loại X có hóa trị II, tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 448 ml khí (đktc). Kim loại X là : A. Mg B. Zn C. Fe D. Ca Câu 40.Hòa tan 2,6 gam kim loại M ( chưa rõ hóa trị) vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,896 lít khí H2 ( đktc). Kim loại M là A. Fe. B. Al. C. Zn. D. Mg. Câu 41. (ĐH – Khối B – 2007) Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là A. Ca và Sr. B. Sr và Ba. C. Mg và Ca. D. Be và Mg. Câu 42. Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được là. A. 11,3 gam. B. 7,75 gam. C. 7,1 gam. D. 12,3 gam Câu 43. Hòa toàn hoàn toàn một lượng kim loại M ( hóa trị II) bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch muối có nồng độ 24,15%. Kim loại M là A.Fe. B. Mg. C. Zn. D. Ni. Câu 44. Hòa tan hoàn toàn 13g kim loại A hóa trị 2 vào HCl loãng thu được 4,48 lít H2 ( đktc). Kim loại đó là : A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Fe Câu 45. Cho 3,6 gam kim loại X ( chưa rõ hóa trị) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 ( đktc). Kim loại X là A. Ca. B. Mg. C.Zn. D.Al. Câu 46. Cho 1,12 gam kim loại M ( chưa rõ hóa trị) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 448 ml khí H2( đktc). Kim loại M là A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Fe. Câu 47. Hoà tan hoàn toàn 13 gam kim loại hoá trị (II) bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 27,2 gam muối khan. Kim loại đã dùng là A. Fe B. Zn C. Mg D. Ba. Câu 48. Cho hỗn hợp Mg và Fe có khối lượng 20 gam tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí H2 thoát ra. Khối lượng muối trong dung dịch là: A. 45,5 gam B. 55,5 gam C. 54,5 gam D. 56,5 gam. Câu 49. Cho 1,53 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448ml khí (đktc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng là A. 2,95 gam B. 3,90 gam C. 2,24 gam D. 1,85 gam. Câu 50. Hoà tan hết 38,60 gam hỗn hợp Fe và kim loại M trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 14,56 lít H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối clorua khan thu được là: A. 48,75g C. 84,75g C. 74,85g D. 78,45g. Câu 51. Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 7,0g. Khối lượng Al, Mg lần lượt là A. 2,7g và 1,2 g B. 5,4g và 2,4g C. 5,8g và 3,6g D. 1,2g và 2,4g Câu 52. Hoà tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 kim loại X, Y bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và khí B. Cô cạn dung dịch A thu được 5,71 gam muối khan. Thể tích khí B thu được là A. 2,24 lít B. 0,224 lít C. 1,12 lít D. 4,48 lít. Câu 53. Cho 16,3g hỗn hợp 2 kim loại Na và X tác dụng hết với HCl loãng, dư thu được 34,05g hỗn hợp muối khan A. Thể tích H2 thu được là bao nhiêu lít? A. 3,36 lít B. 5,6 lít C. 8,4 lít D. 11,2 lít. Câu 54. Hoà tan hoàn toàn hh X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dd HCl 20%, thu được dd Y. Nồng độ của FeCl2 trong dd Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dd Y là A. 24,24%. B. 11,79%. C. 28,21%. D. 15,76%. VI. AXIT HX PHẢN ỨNG VỚI OXIT BAZƠ. Câu 55. Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 ( trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3) cần dùng V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 0,18. B. 0,23. C. 0,16. D. 0,08. Câu 56. Cho 23,4 gam hỗn hợp FeO, CuO, ZnO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl aM, sau phản ứng thu được 39,35 gam muối clorua. Giá trị của a là A. 5,8. B. 4,2. C. 3,6. D. 2,4. Câu 57. Để tác dụng hết 4,64 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 160 ml HCl 1M. Nếu khử 4,64 gam hỗn hợp trên bằng CO thì thu được bao nhiêu gam Fe? A. 3,36 g B. 2,36 g C. 2,08 g D. 4,36 g Câu 58. Cho 4,64 gam hỗn hợp A chứa FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl cần dùng là A. 0,16 lít. B. 0,26 lít. C. 0,32 lít. D. 0,08 lít. Câu 58: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là A. 9,75. B. 8,75. C. 7,80. D. 6,50. Câu 59: Để hoà tan hoàn toàn 2,3088 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó tỉ lệ khối lượng của FeO và Fe2O3 bằng 9:20), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 0,06 B. 0,08 C. 0,10 D.0,0774. Câu 60: Để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M, thu được 12,70 gam FeCl2. Giá trị của V là A. 0,4 B. 0,8 C. 0,6 D. 1,0. Câu 61: Hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), bằng dung dịch HCl. Tổng khối lượng muối FeCl2 và FeCl3 thu được là (bỏ qua sự thuỷ phân của muối): A. 3,28 B. 6,82 C. 5,64 D. 4,52. Câu 62: Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dd HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là A. 400 ml. B. 200 ml. C. 800 ml. D. 600 ml. Câu 63: hòa tan 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO bằng dung dịch HCl 0,1 M vừa đủ, thu được 2,24 lít khí (đkc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là: A. 14,2 lít B. 4,0 lít C. 4,2 lít D. 2,0 lít Bài 64. Để hòa tan hoàn toàn 42,2 gam hỗn hợp Zn và ZnO cần dùng 100,8 ml dung dịch HCl 36% (D = 1,19 g/ml) thì thu được 8,96 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp đầu là: A. 61,6% và 38,4%. B. 25,5% và 74,5%. C. 60% và 40%. D. 27,2% và 72,8%. Bài 65. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là: A. 90 ml. B. 57 ml. C. 75 ml. D. 50 ml. Bài 66. (ĐH – Khối B – 2010). Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO dư cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 73,875 B. 78,875 C. 76,755 D. 147,75 Câu 67: Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là : A. 20% và 80% B. 30% và 70% C. 40% và 60% D. 50% và 50%. Câu 68: Cho 3,2 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Khối lượng CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là  A. 1,1 g và 2,1 g B. 1,4g và 1,8 g C. 1,6g và 1,6g D. 2g và 1,2 g. Câu 69: Cho 3,2g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Khối lượng CuCl2 và FeCl3 trong hỗn hợp lần lượt là  A. 2,7g và 3,25g B. 3,25g và 2,7g C. 0,27g và 0,325g D. 0,325g và 0,27g. Câu 70: Hỗn hợp CuO và Fe2O3 có tỉ lệ mol tương ứng là 2 :1. Cho hỗn hợp tác dụng hết với dd HCl thu được 2 muối tỉ lệ mol là : A. 2 : 1 B. 1 : 2 C. 1 : 1 D. 1 : 3. Câu 71: Cho 3,2 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 100ml dd HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1:1. Nồng độ mol của dd HCl là A. 0,5M B. 1M C. 1,5M D. 2M. Câu 72: Hoà tan a gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 trong dung dịch HCl thu được 2,24l khí (đktc) và dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 24g chất rắn. Giá trị của a là A. 13,6g B. 17,6g C. 21,6g D. 29,6g Câu 73: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa rửa sạch, sấy khô và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn, m có giá trị là: A. 23 gam B. 32 gam C. 24 gam D. 24,5 gam. Câu 74: Để tác dụng vừa đủ với 7,68 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần 260ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị m là: A. 10 gam B. 12 gam C. 9 gam D. 8 gam. Câu 75: Cho 1,368 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng vừa hết với dung dịch HCl các phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được hỗn hợp 2 muối trong đó khối lượng của FeCl2 là 1,143 gam. Dung dịch Y có thể hoà tan được tối đa bao nhiêu gam Cu? A. 0,216 gam B. 1,836 gam C. 0,288 gam C. 0,432 gam. VII. MUỐI HALOGENUA TÁC DỤNG VỚI AgNO3 Câu 76. Cho hỗn hợp X gồm NaCl và NaBr tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì lượng kết tủa thu được sau phản ứng bằng khối lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng. Thành phần % khối lượng NaCl trong X là A. 27,87% B. 13,44% C. 15,20% D. 24,50%. Câu 77. Cho 1,03 gam muối natri halogen (NaX) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. X là. A. Iot. B. Brom. C. Flo. D. Clo. Câu 78. Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là A. 58,2%. B. 41,8%. C. 52,8%. D. 47,2%. Câu 79: Cho 10 gam dung dịch HCl tác dụng với dung dịch AgNO3 thì thu được 14,35 gam kết tủa. Nồng độ của dung dịch HCl phản ứng là A. 35% B. 50% C. 15% D. 36,5%. Câu 80: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M. Khối lượng kết tủa tạo thành A. 1,345 gam B. 3,345 gam C. 2,87 gam D. 1,435 gam. Câu 81: 1000 ml dung dịch T chứa 2 muối NaX và NaY với X và Y là hai halogen (nhóm VIIA thuộc 2 chu kỳ kế tiếp của bảng HTTH). Khi tác dụng với 100ml dung dịch AgNO3 0,2M (lượng vừa đủ) cho ra 3,137 gam kết tủa. Các chất X, Y và nồng độ mol của NaY trong dung dịch T A. Cl, Br, CNaCl = 0,014M, CNaBr = 0,006M. B. F, Cl, CNaF = 0,015M, CNaCl = 0,005M. C. Br, I, CNaBr = 0,014M, CNaI = 0,006M D. Cl, Br, CNaCl = 0,012M, CNaBr = 0,008M Câu 82: Cho 31,84 g hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là hai halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34g kết tủa. Công thức của 2 muối đó là A. NaCl, NaBr B. NaBr, NaI C. NaF, NaCl D. NaF, NaBr Câu 83: Cho hỗn hợp chứa 0,1mol NaX và 0,2mol NaY tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 51,95 gam kết tủa. Còn nếu cho hỗn hợp chứa 0,2 mol NaX và 0,1 mol NaY tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 47,50 gam kết tủa. Vậy X, Y là các halogen nào sau đây: A. F và Cl B. Cl và I C. Cl và Br D. Br và I Bài 84. Cho 26,6 gam hỗn hợp KCl và NaCl hòa tan vào nước để được 500 gam dung dịch. Cho dung dịch trên tác dụng vừa đủ với AgNO3 thì thu được 57,4 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng của KCl và NaCl trong hỗn hợp đầu là: A. 56% và 44%. B. 60% và 40%. C. 70% và 30%. D. 75% và 25%. Bài 85. Cho 200 ml dung dịch AgNO3 1M tác dụng với 100 ml dung dịch FeCl2 0,1M thu được khối lượng kết tủa là. A. 2,87 g. B. 3,95 g. C. 23,31 g. D. 28,7 g. Bài 86. (ĐH – Khối B – 2009). Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 28,7. B. 68,2. C. 57,4. D. 10,8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHALOGEN - BAI TOAN - ko li thuyet.doc
Tài liệu liên quan