Hóa học 10 - Lí thuyết và bài toán về bảng tuần hoàn

Câu 29. Tổng số hạt p, n, e của nguyên tử X là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu hóa học và vị trí của X (chu kỳ, nhóm) là

A. Na, chu kì 3, nhóm IA. B. Mg, chu kì 3, nhóm IIA.

C. F, chu kì 2, nhóm VIIA. D. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA

Câu 30. X ở chu kì 3, Y ở chu kì 2. Tổng số electron lớp ngoải cùng của X và Y là 12. Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8. Vậy X và Y thuộc nhóm nào?

A. X thuộc nhóm VA; Y thuộc nhóm IIIA B. X thuộc nhóm VIIA; Y thuộc nhóm VA

C. X thuộc nhóm VIA; Y thuộc nhóm IIIA D. X thuộc nhóm IVA; Y thuộc nhóm VA

Câu 31. Nguyên tố X có Z = 26. Vị trí của X trong bảng HTTH là

A. Chu kỳ 4, nhóm VIB. B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB.

C. Chu kỳ 4, nhóm IIA. D. Chu kỳ 3, nhóm IIB.

Câu 32.Anion X - và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA .

B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA .

C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA .

D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA .

 

doc16 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hóa học 10 - Lí thuyết và bài toán về bảng tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chu kì 3, phân nhóm VIIA D. ô thứ 21, chu kì 4, phân nhóm IIIB Câu 39. Nguyên tố thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn thì có cấu hình electron hóa trị là 4s2 A.  Chu kì 4 và nhóm IIB                                     B.  Chu kì 4 và nhóm IVB C.  Chu kì 4 và nhóm IA                                      D.  Chu kì 4 và nhóm IIA Câu 40. M tạo ra được ion bền M3+, tổng số hạt n, p, e trong ion này là 37. Vị trí của M trong bảng HTTH: A. chu kỳ 4, phân nhóm IIIA B. chu kỳ 4, phân nhóm VIIB C. chu kỳ 3, phân nhóm IIA D. chu kỳ 3, phân nhóm IIIA Câu 41. M3+ có cấu hình e ở phân mức năng lượng cao nhất là 3d4. Vi trí của M trong bảng HTTH là: A. chu kỳ 4, Phân nhóm IIIB B. chu kỳ 4, Phân nhóm IA C. chu kỳ 4, Phân nhóm VIIB D. chu kỳ 4, Phân nhóm VIIIB Câu 42. Nguyên tố hóa học X có cấu hình electron nguyên tử ở lớp ngoài cùng là: (n - 1)d5ns1 (trong đó n ³ 4). Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kì n, nhóm IB. B. Chu kì n, nhóm IA. C. Chu kì n, nhóm VIB. D. Chu kì n, nhóm VIA. Câu 43. Nguyên tố ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1 ? A. Chu kì 4, nhóm IB. B. Chu kì 4, nhóm IA. C. Chu kì 4, nhóm VIA. D. Chu kì 4, nhóm VIB. Câu 44. Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là 3d34s2? A. Chu kì 4, nhóm VA. B. Chu kì 4, nhóm VB. C. Chu kì 4, nhóm IIA. D. Chu kì 4, nhóm IIIA. Câu 45. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electrron trong các phân lớp p là 8. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. X có số thứ tự 14, chu kì 3. nhóm IVA( phân nhóm chính nhóm IV). B. X có số thứ tự 12, chu kì 3. nhóm IIA( phân nhóm chính nhóm II). C. X có số thứ tự 13, chu kì 3. nhóm IIIA( phân nhóm chính nhóm III). D. X có số thứ tự 15, chu kì 3. nhóm VA( phân nhóm chính nhóm V). Câu 46. Nguyên tố Ca có Z = 20,vị trí của Ca trong bảng tuần hoàn là: A. chu kì 3, phân nhóm IIA B. chu kì 4, nhóm IIA C. chu kì 3, phân nhóm IIB D. chu kì 3, nhóm IIB Câu 47. Nguyên tử X có cấu hình 1s22s22p2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. ô thứ 6, chu kì 3, nhóm VIA. B. ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA. C. ô thứ 6, chu kì 2, nhóm IVA. D. ô thứ 6, chu kì 3, nhóm IVA. Câu 48. Nguyên tử X có cấu hình [Ar]4s1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Ô 20, chu kì 4, nhóm IB. B. Ô 19, chu kì 4, nhóm IA. C. Ô 19, chu kì 4, nhóm IIA. D. Ô 20, chu kì 1, nhóm IVA. Câu 49. Nguyên tử X có cấu hình [Ne]3s23p5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIB. B. Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA. C. Ô 17, chu kì 7, nhóm IIIA. D. Ô 17, chu kì 3, nhóm VA. Câu 50. Nguyên tử X có cấu hình [Ar]3d14s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Ô 21, chu kì 4, nhóm IIIB. B. Ô 21, chu kì 4, nhóm IIIA. C. Ô 23, chu kì 4, nhóm IIA. D. Ô 23, chu kì 4, nhóm IIIB. Câu 51. Nguyên tử X có cấu hình [Ar]3d74s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Ô 27, chu kì 4, nhóm VIIIB. B. Ô 29, chu kì 4, nhóm VIIIB. C. Ô 29, chu kì 4, nhóm IXB. D. Ô 27, chu kì 4, nhóm VIIIA. Câu 52. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 21. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 7. X thuộc nhóm A. IIA. B. IA. C. VA. D. VIIA. Câu 53. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 60. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Ô 15, chu kì 3, nhóm VA. B. Ô 30, chu kì 4, nhóm VIIIB. C. Ô 30, chu kì 4, nhóm VIIIA. D. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA. Câu 54. Nguyên tố X2+ có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 80. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. chu kì 4, nhóm VIB B. chu kì 4, nhóm VIIIB C. chu kì 4, nhóm IIA D. chu kì 3, nhóm IIB Câu 55. Nguyên tố X3+ có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 79. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. chu kì 4, nhóm VIB B. chu kì 4, nhóm VIIIB C. chu kì 4, nhóm IIA D. chu kì 3, nhóm IIB Dạng 2. Từ vị trí của nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử. - áp dụng nguyên tắc Vị trí nguyên tố Cấu tạo nguyên tử - số thứ tự nguyên tố - số thứ tự chu kì - số thứ tự nhóm - Số hiệu nguyên tử Z - số lớp electron - số electron hóa trị Câu 56. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Hãy cho biết X có bao nhiêu lớp, có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng? Viết cấu hình electron của X. Giải - X thuộc chu kì 3 => X có 3 lớp electron. - X thuộc nhóm IIA => X có 2 electron lớp ngoài cùng Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s2 Câu 57. Tổng số electron cơ bản của nguyên tử X là 28. X thuộc nhóm VIIA. Xác định số hiệu nguyên tử của X và viết cấu hình electron của X. Giải - Theo đề bài ta có: 2Z + N = 28 (1) Mặt khác: Z ≤ N ≤ 1,5Z (2) Từ (1) => N = 28 – 2Z thế vào (2) ta có: Z ≤ 28 – 2Z ≤ 1,5Z => => 7,95 ≤ Z ≤ 9,33. Vì Z nguyên nên Z = 8 hoặc Z = 9. Nếu Z = 8 => cấu hình electron: 1s22s22p4 => Z thuộc nhóm VIA ( loại) - Nếu Z = 9 => cấu hình electron: 1s22s22p5 => Z thuộc nhóm VIIA ( thỏa mãn) Câu 58. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Cấu hình electron của X là A. [Ne]3s2. B. [Ar]3s2. C. [Ar]4s2. D. [Ar]4p2. Câu 59. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIB. Cấu hình electron của X là A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d44s2. C. [Ar]3d54s1. D. [Ar]3d64s2. Câu 60. Nguyên tố Z thuộc ô 22. Số elecctron hóa trị của Z là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1 Câu 61. Tổng số hạt cơ bản của M là 40. Biết M thuộc nhóm IIIA. Cấu hình electron của M là A. [Ne]3s23p1. B. [Ne]3s3. C. [Ne]3p3. D. [Ar]4s24p1. Câu 62. Một nguyên tố thuộc nhóm VIIA có tổng số proton , nơtron , electron trong nguyên tử bằng 28. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là :  A.  1s22s22p63s23p6 3d84s2                B.  1s22s22p5                  C.  1s22s22p6           D.  1s22s22p63s23p5        Câu 63: Các nguyên tố của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử, mà quyết định tính chất của nhóm. A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử. B. Số electron lớp K bằng 2. C.Số lớp electron như nhau. D.Số electron lớp ngoài cùng bằng 1. Câu 64: Một nguyên tố thuộc nhóm VIA có tổng số p, n và e trong nguyên tử bằng 24. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là A. 1s22s22p3 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p4 D.1s22s22p6 Câu 65. Nguyên tố X ở chu kì 4 , nguyên tử của nó có phân lớp electron ngoài cùng là 4p5. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là : A.  1s2 2s2 2p63s23p63d104s2 4p5 B.  1s2 2s2 2p63s23p63d10 4p2 C.  1s2 2s2 2p63s23p64s2 4p5 D.  1s2 2s2 2p63s23p64p2 Câu 66. Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng : A.  Số electron                                                       B.  Số electron hóa trị C.   Số lớp eletron                                                  D.  Số electron ở lớp ngoài cùng Câu 67. Nguyên tố M thuộc chu kỳ 4, nhóm IIB trong bảng HTTH. Cấu hình e của M ở trang thái cơ bản là: A. 1s22s22p63s23p6 3d104s2 B. 1s22s22p63s23p6 4s2 C. 1s22s22p63s23p6 3d2 D. 1s22s22p63s234s23d2 Câu 68. Nguyên tố X thuộc chu kỳ 4 nhóm VI trong bảng HTTH. Cấu hình e đầy đủ của X là: A. 1s22s22p63s23p63d54s1 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s23p63d44s2 D. A, B đúng. Câu 69. Một nguyên tố hóa học X ở chu kì 3, nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là: A. 1s22s22p63s23p2. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s23p3. D. 1s22s22p63s23p5. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU HÌNH ELECTRON VÀ TÍNH CHẤT NGUYÊN TỐ.       Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có thể xác định được một số tính chất đặc trưng của nguyên tố đó. Cụ thể là: 1. Loại nguyên tố - Nguyên tử có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tố kim loại (trừ H, He). - Nguyên tử có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng: thường là nguyên tố phi kim. - Nguyên tử có 8e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tố khí hiếm (cả trường hợp He có 2e). - Nguyên tử có 4e ở lớp ngoài cùng là phi kim nếu thuộc chu kì 2, 3 và là kim loại nếu thuộc các chu kì khác. 2. Công thức một số loại hợp chất và tính chất của hợp chất đó Nếu nguyên tố R thuộc nhóm nA: - Hóa trị trong oxit cao nhất là n → công thức oxit cao nhất là R2On. - Hóa trị trong hợp chất khí với H (chỉ áp dụng với phi kim) là (8 - n) → công thức hợp chất khí với H là RH8-n. - Công thức hidroxit cao nhất: R(OH)n (nếu n 3 thì chuyển thành dạng axit HnROn và tối giản công thức bằng cách bớt đi số phân tử H2O phù hợp). - Nếu n 3: oxit và hidroxit cao nhất thường có tính axit. Câu 70. Cho các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình electron như sau: X1: 1s22s22p63s2. X2: 1s22s22p63s23p64s1. X3: 1s22s22p63s23p64s2. X4: 1s22s22p63s23p5. X5. 1s22s22p63s23p63d64s2. X6. 1s22s22p63s23p1. a. Các nguyên tố nào thuộc cùng một chu kì: A. X1, X4, X6 B. X2, X3, X6 C. X3, X4 D. X1, X2, X6 b. Các nguyên tố kim loại là: A. X1, X2, X3, X5, X6 B. X1, X2, X4 C. X2, X3, X4 D. X4, X5, X6 c. 3 nguyên tố tạo ra 3 ion tự do có cấu hình electron giống nhau là: A. X1, X2, X6 B. X2, X3, X4 C. X2, X3, X5 D. X2, X3, X6 d. Tập hợp các nguyên tố nào thuộc cùng một phân nhóm chính: A.X1, X2, X6 B. X2, X5 C. X1, X3 D. X2, X5. Câu 71: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p3, công thức hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất đều đúng ở cặp công thức nào sau đây ? A. RH2, RO B. RH3, R2O5 C. RH4, RO2 D. RH5, R2O3 Câu 72: Nguyên tố X tạo được các hợp chất bền sau : XH3, XCl5, X2O5, Na3XO4. Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X thuộc cùng nhóm với nguyên tố nào sau đây ? A. Xenon B. Nitơ C. Oxi D. Flo Cau 73. Trong bảng tuần hoàn, nhóm nào sau đây có hóa trị cao nhất với oxi bằng 1 ? A. Nhóm IA B. Nhóm IIA C. Nhóm IIIA D. Nhóm IVA Câu 74. Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là A. các nguyên tố s. B. các nguyên tố p. C. các nguyên tố s và các nguyên tố p. D. các nguyên tố d. Câu 75. Nguyên tố hoá học canxi (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kì 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về Ca là sai ? A. Số e ở vỏ ngtử của ngtố đó là 20. B. Vỏ của ngtử có 4 lớp e và lớp ngoài cùng có 2 e. C. Hạt nhân của canxi có 20 p. D. Ngtố hoá học này là phi kim. Câu 76. Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R2O3 ? A. Mg B. Al C. Si D. P Câu 77. Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4. Công thức hợp chất với hiđrô và công thức oxit cao nhất là: A. RH3, R2O3 B. RH4, RO2 C. RH5, R2O5 D. RH2, RO3 Câu 78: Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 Câu 79. Cấu hình nào sau đây là của phi kim? A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. B. 1s22s22p63s23p6. C. 1s2 2s22p63s23p1. D. 1s22s22p63s1. Câu 80. Cho các nguyên tử có cấu hình sau (1) 1s22s22p63s23p6. (2) 1s22s22p63s23p4. (3) 1s22s22p63s23p1. (4) 1s22s22p63s23p64s2. (5) 1s22s22p63s23p63d64s2. (6). 1s22s22p5. 7). 1s2. (8). 1s22s2. (9). 1s22s22p63s23p63d104s24p5. Số cấu hình electron của kim loại là A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. IV. SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN.      Một số tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn biến đổi có quy luật theo chu kì và theo nhóm. Vì vậy dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể so sánh được tính chất của các nguyên tố đó:  Các đại lượng và tính chất so sánh Quy luật biến đổi trong 1 chu kì Quy luật biến đổi trong 1 nhóm A Bán kính nguyên tử Giảm dần Tăng dần Năng lượng ion hoá ( I1) Tăng dần Giảm dần Độ âm điện Tăng dần Giảm dần Tính kim loại Giảm dần Tăng dần Tính phi kim Tăng dần Giảm dần Hoá trị của 1 ngtố trong Oxit cao nhất Tăng từ I → VII = chính số thứ tự nhóm = số e lớp ngoài cùng Tính axit của oxit và hiđroxit Tăng dần Giảm dần Tính bazơ của oxit và hiđroxit Giảm dần Tăng dần Trước tiên : Xác định vị trí các ngtố Þ so sánh các ngtố trong cùng chu kì, trong 1 nhóm Þ kết quả Lưu ý: Biết rằng bán kính các ion có cùng cấu hình electron tỉ lệ nghịch với Z Ghi nhớ: Chu kì F (Độ âm điện lớn nhất) Nhóm Trong một chu kì đi từ trái sang phải độ âm điện tăng dần (vì flo có độ âm điện lớn nhất) → Tính phi kim, năng lượng ion hóa, tính axit tăng theo độ âm điện, ngược lại tính kim loại (tính khử) , bán kính và tính bazơ của các oxit , hiđroxit giảm dần. Trong một nhóm A quy luật biến đổi ngược với chu kì : Trong một nhóm A đi từ trên xuống dưới (Z tăng) độ âm điện giảm dần → Tính phi kim, năng lượng ion hóa, tính axit giảm theo độ âm điện, ngược lại tính kim loại (tính khử) , bán kính và tính bazơ của các oxit, hiđroxit tăng dần. Chú ý: - Chỉ so sánh được tính chất của 2 nguyên tố thuộc cùng chu kì hoặc cùng nhóm A. - Nếu các nguyên tố cần so sánh không có cùng mối liên hệ về chu kì hoặc nhóm thì khi cần phải chọn nguyên tố trung gian rồi đưa về cùng hàng, cột để so sánh hoặc loại trừ. Lưu ý: Khi so sánh bán kính của các ion có cùng cấu hình electron thì + Nguyên tử, cation và anion có cùng cấu hình electron thì: < < + Cation có điện tích càng lớn thì bán kính càng nhỏ: < < + Anion có giá trị điện tích càng lớn thì bán kính càng lớn: < < Câu 81. Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử là 3, 11, 12, 13. a. Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn và sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại, tính phi kim b. So sánh tính bazơ của các hidroxit tương ứng Giải a. A (Z = 7): 1s22s22p3 Þ A ở chu kì 2, nhóm VA, ô thứ 7 B (Z = 12): 1s22s22p63s2 Þ A ở chu kì 3, nhóm IIA, ô thứ 12 C (Z = 14): 1s22s22p63s23p2 Þ A ở chu kì 3, nhóm IVA, ô thứ 14 D (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 Þ A ở chu kì 4, nhóm IA, ô thứ 19 Xét nguyên tố X ở chu kì 3 nhóm VIA (ZX = 15) và nguyên tố Y ở chu kì 3 nhóm IA (ZY = 11) - A và X ở cùng 1 nhóm A và ZA < ZX nên tính kim loại A < X - Các nguyên tố Y, B, C, X ở cùng 1 chu kì và ZY < ZB < ZC < ZX nên tính kim loại Y < C < B < X - Các nguyên tố Y và D ở cùng 1 nhóm A nên tính kim loại Y < D Vậy tính kim loại: A < C < B < D Vì tính phi kim trái ngược với tính kim loại nên tính phi kim: D < B < C < A b. Các nguyên tố tương ứng N, Mg, Si, K. Các hidroxit tương ứng: HNO3, Mg(OH)2, H2SiO4, KOH. Chiều biến đổi tính bazơ của các hidroxit của các nguyên tố cùng chiều so với tính kim loại của các nguyên tố do đó tính bazơ: HNO3 < H2SiO4 < Mg(OH)2 < KOH Câu 82. Cho nguyên tố R có Z = 16. a. Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn, hóa trị và công thức oxit cao nhất, hidroxit, hợp chất với hidro (nếu có) và tính chất của các hợp chất đó b. So sánh tính chất của R với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn Giải a. Cấu hình e của R (Z = 16) 1s22s22p63s23p4 R ở ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA. R là S, là phi kim. - Hóa trị cao nhất trong hợp chất oxit là 6, hóa trị trong hợp chất với hidro là 2. - Công thức oxit cao nhất SO3, công thức hidroxit H2SO4 - SO3 là oxit axit, H2SO4 là axit mạnh. - Hợp chất khí với hidro là HBr. b. Các nguyên tố lân cận với S trong cùng chu kì: P (Z = 15), Cl (Z = 17) Các nguyên tố lân cận với S trong cùng nhóm VA: O (Z = 8), Se (Z = 34) Tính phi kim: P S > Se Tính axit của hidroxit: H3PO4 H2SeO4 Câu 83: Cho các nguyên tố sau : X(Z = 8), Y(Z = 13), M (Z = 15) và T (Z = 19). Sự sắp xếp nào đúng với chiều tăng dần độ âm điện của các nguyên tố đó ? A. T, M, Y, X B. X, Y, M, T C. T, Y, M, X D. Y, T, X, M Câu 84: Cho các nguyên tử nguyên tố sau: X ( Z = 17), Y ( Z = 11), R ( Z = 19), T ( Z = 9), U ( Z = 13), V ( Z = 16) và các kết luận: (1) Tính kim loại: U < Y < R. (2) Độ âm điện: V < X < T. (3) Bán kính nguyên tử: U < X < T. (4) Hợp chất tạo bởi X và R là hợp chất cộng hóa trị. (5) Tính chất hóa học cơ bản X giống T và Y giống R. (6) Hợp chất tạo bởi Y và X là hợp chất ion. Số kết luận đúng là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 85: (B-2012). Phát biểu nào sau đây là sai? A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng. B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p. C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim. D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được. Câu 86: Trong chu kì, từ trái sang phải, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần: A.Tính KL tăng, tính PK giảm B. Tính KL giảm, tính PK tăng C.Tính KL tăng, tính PK tăng D.Tính KL giảm, tính PK giảm Câu 87: Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử: A.Tăng dần B. Giảm dần C. Không đổi D. Không xác định Câu 88: Bán kính nguyên tử các nguyên tố : 11Na, 3Li, 4Be, 5B. Xếp theo chiều tăng dần là: A. B < Be < Li < Na B. Na < Li < Be < B C. Li < Be < B < Na D. Be < Li < Na < B Câu 99: Độ âm điện của các nguyên tố : 11Na, 12Mg, 13Al, 14Si. Xếp theo chiều tăng dần là: A. Na < Mg < Al < Si B. Si < Al < Mg < Na C. Si < Mg < Al < Na D. Al < Na < Si < Mg Câu 100: Độ âm điện của các nguyên tố : 9F, 17Cl, 35Br, 53I .Xếp theo chiều giảm dần là: A. F > Cl > Br > I B. I> Br > Cl> F C. Cl> F > I > Br D. I > Br> F > Cl Câu 101: Tính kim loại giảm dần trong dãy ( cho 12Mg, 13Al, 4B, 6C): A. Al, B, Mg, C B. Mg, Al, B, C C. B, Mg, Al, C D. Mg, B, Al, C Câu 102: Tính phi kim tăng dần trong dãy ( cho 15P, 16S, 8O, 9F) A. P, S, O, F B. O, S, P, F C. O, F, P, S D. F, O, S, P Câu 103: Tính kim loại tăng dần trong dãy( cho 20Ca, 19K, 13Al, 12Mg): A. Ca, K, Al, Mg B. Al, Mg, Ca, K C. K, Mg, Al, Ca D. Al, Mg, K, Ca Câu 104: Tính phi kim giảm dần trong dãy ( cho 6C, 8O, 14Si, 7N) : A. C, O, Si, N B. Si, C, O, N C. O, N, C, Si D. C, Si, N, O Câu 105: Tính bazơ tăng dần trong dãy ( cho 13Al, 56Ba, 24Mg): A. Al(OH)3 ; Ba(OH)2; Mg(OH)2 B. Ba(OH)2; Mg(OH)2; Al(OH)3 C. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3 D. Al(OH)3; Mg(OH)2; Ba(OH)2 Câu 106: Tính axit tăng dần trong dãy ( cho 15P, 16S, 33As): A. H3PO4; H2SO4; H3AsO4 B. H2SO4; H3AsO4; H3PO4 C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4 D. H3AsO4; H3PO4 ;H2SO4 Câu 107: Tính bazơ tăng dần trong dãy : A. K2O; Al2O3; MgO; CaO B. Al2O3; MgO; CaO; K2O C. MgO; CaO; Al2O3; K2O D. CaO; Al2O3; K2O; MgO Câu 108: Ion nào có bán kính nhỏ nhất trong các ion sau: A. Li+ B. K+ C. Be2+ D. Mg2+ Câu 109: Bán kính ion nào lớn nhất trong các ion sau : A. S2- B. Cl- C. K+ D. Ca2+ Câu 110: Các ion có bán kính giảm dần là : A. Na+ ; Mg2+ ; F- ; O2- B. F- ; O2- ; Mg2+ ; Na+ C. Mg2+ ; Na+ ; O2- ; F- D. O2- ; F- ; Na+ ; Mg2+ Câu 111: Dãy ion có bán kính nguyên tử tăng dần là : A. Cl- ; K+ ; Ca2+ ; S2- B. S2- ;Cl- ; Ca2+ ; K+ C. Ca2+ ; K+ ; Cl- ; S2- D. K+ ; Ca2+ ; S2- ;Cl- Câu 112. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F. Câu 113. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần. B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần. C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần. D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần. Câu 114. Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 1s2 2s22p63s1, 1s22s22p63s23p64s1, 1s22s22p63s23p1 . Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì sự  sắp xếp đúng la :     A.  Z < X < Y                          B.  Z < Y < Z                       C.  Y < Z < X                    D.  X = Y = Z   Câu 115. Cho các nguyên tố M( Z=11), X(z=17), Y(X=9), R(Z=19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự A. M<X<Y<R B. M<X<R<Y C. Y<M<X<R D. R<M<X<Y Câu 116. Trong các dãy sau, dãy sắp xếp các nguyên tử theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần là ( cho 12Mg, 16S, 17Cl, 9F) A. Mg > S > Cl > F. B. F > Cl > S > Mg. C. Cl > F > S > Mg. D. S > Mg > Cl > F. Câu 117: Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt là : X : 1s22s22p63s1; Y : 1s22s22p63s2; Z : 1s22s22p63s23p1 Hiđroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần là A. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3 B. Y(OH)2 < Z(OH)3 < XOH C. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH D. Z(OH)3 < XOH < Y(OH)2 Câu 118: Biết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z, T như sau:X : 1s22s22p63s23p64s1; Y: 1s22s22p63s1; Z : 1s22s22p63s23p4; T: 1s22s22p4. Dãy nào sau đây xếp đúng theo thứ tự tăng dần tính phi kim? A . X < Y < Z < T B. X < Y < T < Z C . Y < X < Z < T D. T < Z < Y < X. Câu 119: Ba nguyên tố có các lớp electron lần lượt là : (X) 2/8/5 ; (Y) 2/8/6 ; (Z) 2/8/7. Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự giảm dần tính axit ? A . HZO4 > H2YO4 > H3XO4 B. H3XO4 > H2YO4 > HZO4 C . H2ZO4 > H2YO4 > HXO4 D. H2YO4 > HZO4 > H3XO4 Câu 120: Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất ? A. Nitơ (Z = 7) B. Photpho (Z = 15 ) C. Asen (Z = 33) D. Bitmut (Z = 83) Câu 121: Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA : Mg – Ca – Sr – Ba. Từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều : A. tăng dần B. giảm dần C. tăng rồi giảm D. giảm rồi tăng. Câu 122: Cho dãy các nguyên tố nhóm VA : N – P – As – Sb – Bi. Từ N đến Bi, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều A. tăng dần B. giảm dần C. tăng rồi giảm D. giảm rồi tăng Câu 123: Trong cùng 1 chu kì, theo chiều từ trái sang phải, hoá trị cao nhất của nguyên tố đối với Oxi : A. Giảm dần. B. Tăng dần. C. Không đổi. D. Biến đổi không có quy luật. Câu 124 : Trong chu kì 2, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất là: A. Cacbon. B. Liti. C. Nitơ D. Flo. Câu 125: (ĐH B 2007) Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần, bán kính ngtử giảm dần. Câu 126: (ĐH A 2008) Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F. Câu 127: (ĐH B 2008) Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là: A. P, N, F, O. B. N, P, F, O. C. P, N, O, F. D. N, P, O, F. Câu 128: (ĐH B 2009) Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: A. N, Si, Mg, K. B. K, Mg, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. Mg, K, Si, N. Câu 129: (ĐH A 2010) Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì A. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm. B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng. C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm. Câu 130. Ghép đôi các nội dung ở cột A với cột B sao cho thích hợp. TT A TT B 1 Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, a tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần. 2 Nguyên tố kim loại mạnh nhất (trừ nguyên tố phóng xạ) là b Flo (F). 3 Nguyên tố phi kim mạnh nhất là c tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. 4 Nhóm nguyên tố hóa học gồm các phi kim điển hình có cấu hình electron lớp ngoài cùng là d Xesi (Cs). 5 Nhóm nguyên tố hóa học gồm các kim loại điển hình có cấu hình electron lớp ngoài cùng là e ns2np5 (n là số thứ tự của lớp electron ngoài cùng). 6 Nhóm nguyên tố hóa học gồm các khí hiếm có đặc điểm chung về cấu hình electron lớp ngoài cùng là g ns1 (n là số thứ tự của lớp electron ngoài cùng). 7 Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, h đã bão hòa, bền vững. i ns2np6 (n là số thứ tự của lớp electron ngoài cùng), do đó lớp electron ngoài cùng đã bão hòa. Câu 131. : Xét các nguyên tố 17Cl, 13Al, 11Na, 15P, 9F. Số thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử của các nguyên tố sắp xếp như thế nào là đúng: A. Cl<F<P<Al<Na B. F<Cl<P<Al<Na C. Na<Al<P<Cl<F D. Cl<P<Al<Na<F Câu 132: Các nguyên tố: P, S, As, Se thì nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất? A. P B. As C. S D. Se Câu 133. Trong các hiđroxit dưới đây hiđroxit nào có tính axit mạnh nhất ? A. HClO4 B. HBrO4 C. H2SO4 D. H2SeO4 Câu 134. Tính axit của các oxi axit thuộc VA theo trật tự giảm dần là A. H3SbO4, H3AsO4, H3PO4, HNO3. B. HNO3, H3PO4, H3SbO4, H3AsO4. C. HNO3, H3PO4, H3AsO4, H3SbO4. D. HNO3, H3PO4, H3SbO4, H3AsO4. Câu 135. Bán kính nguyên tử các nguyên tố giảm dần trong dãy nào ? A. Mg>S>Cl>F B. F>Cl>S>Mg C. Cl>F>S>Mg D. S>Mg>Cl>F Câu 136. Bán kính nguyên tử và ion giảm dần trong dãy nào ? A. Ne>Na+>Mg2+ B. Na+>Mg2+>Ne C. Na+>Ne>Mg2+ D. Mg2+>Na+>Ne V. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN.      Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ với nhau. Cụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBANG TUAN HOAN.doc