Luận văn Hoàn thiện công tác giao hàng cà phê xuất khẩu bằng đường biển tại công ty Intimex Đà Nẵng

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

CỎ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO HÀNG 3

XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3

1.1.KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG: 3

1.1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN: 3

1.1.1.1.Khái niệm: 3

1.1.1.2.Những đặc điểm cơ bản của hoạt động giao nhận: 3

1.1.2.PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN: 4

1.1.3.CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN ĐẾN GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN: 4

1.1.5. NHIỆM VỤ CÁC BÊN THAM GIA TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU : 5

1.1.5.1.Nhiệm vụ của cảng: 5

1.1.5.2.Nhiệm vụ của chủ hàng ngoại thương: 5

1.2. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN: 6

1.2.1.Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho bãi của cảng: 6

1.2.1.1.Giao hàng xuất khẩu cho Cảng: 6

1.2.1.2.Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu: 6

1.2.2.Đối với hàng xuất khẩu không phải lưu kho bãi: 7

1.2.3.Đối với hàng xuất khẩu đóng trong các container: 7

1.2.3.1.Nếu gửi hàng nguyên ( FCL/FCL ): 7

1.2.3.2. Nếu gửi hàng lẻ: 7

1.3.CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO HÀNG XUẤT KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN: 8

1.3.1.Chứng từ hàng hóa: 8

1.3.1.1.Phiếu đóng gói: 8

1.3.1.2.Giấy chứng nhận phẩm chất: 8

1.3.1.3.Giấy chứng nhận số lượng: 8

1.3.1.4.Giấy chứng nhận trọng lượng: 8

3.2.Chứng từ hải quan: 8

3.2.1. Tờ khai hải quan: 9

3.2.2. Giấy phép xuất nhập khẩu: 9

3.2.3.Các Giấy chứng nhận kiểm dịch và Giấy chứng nhận vệ sinh: 9

3.2.4.Giấy chứng nhận xuất xứ: 9

3.2.5.Hóa đơn lãnh sự: 10

3.3.Chứng từ vận tải: 10

3.3.1.Vận đơn đường biển: 10

3.3.2.Biên lai thuyền phó: 10

3.3.3.Sơ đồ xếp hàng: 10

CHƯƠNG 2 11

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÔNG TÁC 11

GIAO HÀNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY 11

INTIMEX ĐÀ NẴNG 11

2.1.TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX: 11

2.1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: 11

2.1.2.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY: 12

2.1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ: 12

2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý: 12

2.1.3.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty: 13

2.2. CÁC NGUỒN LỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 14

2.2.1.CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY: 14

2.2.2. NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY: 15

2.2.3.TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY: 17

TỔNG TÀI SẢN 17

2.2.5.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 20

2.3. TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY: 21

2.3.1. TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU: 21

2.3.1.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: 21

2.3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu: 22

2.3.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH NHẬP KHẨU: 23

2.3.2.1. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: 23

2.3.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu: 24

2.3.3. TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY: 24

2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO HÀNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY: 26

2.4.1. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN LIÊN QUAN ĐẾN GIAO NHẬN HÀNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA CHI NHÁNH: 26

2.4.1.1. Đóng gói bao bì: 26

2.4.1.2. Điều kiện cơ sở giao hàng: 26

2.4.1.3. Địa điểm giao hàng: 27

2.4.1.4. Thời gian giao hàng: 28

2.4.1.5. Phương thức giao hàng: 29

2.4.2. .Trçnh tæû thæûc hiãûn hoaût âäüng giao haìng theo caïc âiãöu kiãûn cå såí giao haìng: 29

2.4.2.1.Khi cäng ty xuáút theo âiãöu kiãûn CFR: 29

2.Giao haìng theo âiãöu kiãûn FOB: 34

2.5.Âaïnh giaï chung: 35

2.5.1.Nhæîng thaình tæûu âaût âæåüc: 35

2.5.2.Nhæîng váún âãö täön taûi: 35

CHƯƠNG 3 37

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIAO HÀNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI INTIMEX ĐÀ NẴNG 37

3.1.Định hướng xuất khẩu cà phê của công ty trong những năm tới: 37

3.1.1.Thị trường xuất khẩu. 37

3.1.2.Nguồn hàng xuất khẩu. 37

3.2.Hoàn thiện công tác giao hàng cà phê xuất khẩu bằng đường biển tại Intimex Đà Nẵng 38

3.2.1.Hoàn thiện công tác thuê tàu. 38

3.2.1: Hoàn thiện công tác đóng hàng vào container 38

3.2.1.1. Söï caàn thieát phaûi hoaøn thieän: 38

3.2.1.2.Các công tác ảnh hưởng đến công tác đõng hàng vào container 39

3.2.1.3.Hoàn thiện công tác đõng hàng vào container 39

3.2.2. Toå chöùc vieäc vaän chuyeån haøngtừ kho đến cảng xuất.: 40

3.2.3. Löïa choïn caùch thöùc chaát xeáp haøng vaøo Container : 41

3.2.4.Hoàn thiện khai báo hồ sơ hải quan 42

3.2.5.Hoàn thiện khâu lập chứng từ sau khi giao hàng 43

3.2.5 1. Nhöõng vaán ñeà Coâng ty caàn quan taâm khi thieát laäp boä chöùng töø thanh toaùn: 43

3.2.5.2. Nhöõng sai soùt thöôøng gaëp vaø caùch thöùc khaéc phuïc khi thieát laäp boä chöùng töø thanh toaùn : 45

3.2.5.3. Toå chöùc phoái hôïp trong khaâu laäp chöùng töø: 51

3.2.6.Chủ động lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng cho công ty 52

KẾT LUẬN 57

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác giao hàng cà phê xuất khẩu bằng đường biển tại công ty Intimex Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày còn ít nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của Chi nhánh sau này. 2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO HÀNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY: 2.4.1. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN LIÊN QUAN ĐẾN GIAO NHẬN HÀNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA CHI NHÁNH: 2.4.1.1. Đóng gói bao bì: Giao hàng bao 60 kg hay giao hàng (bulk) trong container theo quy định trong hợp đồng. + Hàng bao: 300 bao (18T); 320 bao (19,2T); 325 bao (19,5T), 360 bao (19,8T)/ container 20’ + Hàng thổi: dùng máy thổi cà phê và bao lớn (20T; 21T hoặc 21,5T) trong container 20’ + Trong container lót giấy kraft và bỏ bao hút ẩm + Cà phê đã được kiểm dịch và kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng được xếp hoặc thổi vào container. 24 giờ sau khi phun thuốc khử trùng vào trong container, các giấy dán lỗ thông hơi phải được gỡ bỏ, việc này phải được thực hiện trước khi xếp cont lên tàu. 2.4.1.2. Điều kiện cơ sở giao hàng: Điều kiện cơ sở giao hàng quy âënh nhæîng cơ sở coï tênh nguyãn tàõc cuía viãûc giao nháûn haìng hoaï giæîa bãn baïn vaì bãn mua, laì sæû phán chia traïch nhiãûm giæîa caïc bãn. Våïi mäùi âiãöu kiãûn cơ sở giao haìng khaïc nhau thç nghéa vuû cuía caïc bãn seî khaïc nhau trong thæûc hiãûn håüp âäöng. Caïc bãn læûa choün âiãöu kiãûn cơ sở giao hàng phù hợp với mình tuỳ theo những điều kiện nhất định nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khi buôn bán với người nước ngoài thường áp dụng điều kiện FOB khi xuất khẩu và điều kiện CIF khi nhập khẩu. Và Chi nhánh Intimex Đà Nẵng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, trong hợp đồng xuất khẩu cà phê cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác Chi nhánh thường sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng là FOB. + Điều kiện cơ sở giao hàng FOB: Giao hàng bao hoặc thổi vào container tại bãi cảng hoặc tại kho riêng rồi đưa container ra cảng để xếp lên tàu. Người mua là khách ngoại có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa sau khi người bán giao hàng qua lan can tàu (người bán miễn trách nhiệm khi hàng đã trên boong tàu). Sở dĩ Chi nhánh nói riêng cũng như hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung đều sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng là FOB bởi v quyền thuê tàu thuộc về phía khách hàng. Công ty chỉ có nghĩa vụ giao hăng xong khi qua khỏi lan can tàu tại cảng gởi hăng, sau đó khách hàng phải chịu mọi rủi ro về mất mát hư hỏng hàng kể từ lúc đó. Mặt khác, đối với những khách hàng thường có nhu cầu mua hàng với số lượng lớn mà khả năng của công ty không đáp ứng được buộc lòng khách hàng phải kí hợp đồng với nhiều công ty khác cho nên của công ty phải đi ghép với nhiều đơn vị khác, trong trường hợp này công ty phải k theo điều kiện FOB. +Điều kiện cơ sở giao hành CFR: Trong thời gian gần đây công ty đã chuyển hướng sang xuất khẩu theo điều kiện CFR. Điều thuận lợi khi kí được điều kiện này là công ty sẽ giành được quyền thuê tàu từ đó tạo điều kiện cho các đại lí hãng tàu trong nước có cơ hội phát triển đội tàu, tạo công ăn việc làm cho người lao động và tiết kiệm được ngoại tệ. Bên cạnh đó, công ty sẽ chủ động trong việc thuê tàu, giao hàng ở cảng và chọn những thời điểm có lợi cho mình để đưa hàng lên tàu. Còn đối với điều kiện FOB, quyền thuê tàu thuộc về phía khách hàng. Công ty chỉ có nghĩa vụ giao hàng xong khi qua khỏi lan can tàu tại cảng gởi hàng, sau đó khách hàng phải chịu mọi rủi ro về mất mát hư hỏng hàng kể từ lúc đó, tuy nhiên cũng còn phải có nghĩa vụ khai hải quan để xuất khẩu hàng. Thông thường điều kiện này được kí bán hàng cho thị trường Đài Loan vì khách hàng Đài Loan khi mua hàng xong thì tiến hành nhập bằng tàu rời chứ không bằng Container như các thị trường khác. Tuy nhiên đối với các thị trường khác, có một số công ty có văn phòng đại diện tại Việt Nam (công ty môi giới), những công ty môi giới này rất mạnh và muốn lấy tiền hoa hồng nên một mặt kí hợp đồng với nhiều hãng tàu, mặt khác đặt mua hàng của rất nhiều đơn vị. Vì vậy khi kí kết hợp đồng với các công ty này thì họ muốn mua theo điều kiện FOB để giành được quyền thuê tàu và hưởng hoa hồng từ các hãng tàu. Mặt khác, đối với những khách hàng thường có nhu cầu mua hàng với số lượng lớn mà khả năng của công ty không đáp ứng được buộc lòng khách hàng phải kí hợp đồng với nhiều công ty khác cho nên hàng của công ty phải đi ghép với nhiều đơn vị khác, trong trường hợp này công ty phải kí theo điều kiện FOB. Hoặc là các khách hàng có đại lí vận tải uy tín tại Việt Nam nên họ cũng kí theo điều kiện FOB. 2.4.1.3. Địa điểm giao hàng: Thông thường địa điểm giao hàng có thể tại kho riêng, kho nội địa, kho ngoại quan hay tại bãi cảng theo yêu cầu của đơn vị với tư cách là người mua. Chi phí vận chuyển bên bán chịu, bốc xếp mỗi bên chịu một đầu. Tại địa điểm giao hàng, hàng được cơ quan giám định kiểm định hàng 100% về trọng lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam. Công ty Intimex có các địa điểm giao hàng: TPHCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng. Trong đó TPHCM vẫn là địa điểm giao hàng chính của công ty. Mỗi cảng đều có những thuận lợi và khó khăn, vì vậy cần phân tích một cách kĩ lưỡng để lựa chọn địa điểm giao hàng đúng đắn. Việc lựa chọn địa điểm giao hàng hợp lí sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo được uy tín của công ty trên thương trường. *Đối với cảng TPHCM: Cảng TPHCM có những thuận lợi là cảng Sài Gòn là cảng lớn nên lịch trình tàu chạy trên tuyến đường thường xuyên hơn, mặt khác, cảng có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, chuyên dụng phù hợp với nhu cầu vận chuyển của công ty. Chính vì là cảng lớn, tàu chạy thường xuyên nên cước phí thuê tàu là thấp nhất so với các cảng khác. Bên cạnh đó, nếu việc giao hàng được tiến hành tại cảng TPHCM thì công ty sẽ gặp một số khó khăn vì khi giao hàng tại TPHCM, công ty phải tiến hành vận chuyển hàng hoá từ Đà Nẵng vào TPHCM bằng đường bộ, điều này rất dễ gây nên rủi ro trong quá trình vận chuyển do rất dễ hư hỏng , ngoài ra việc vận chuyển bằng đường bộ có thể gây nên tổn thất do các sự cố xảy ra trên đường đi. Mặt khác khi vận chuyển từ Đà Nẵng vào TPHCM nếu có sự cố xảy ra trên tuyến đường vận tải thì sẽ làm cho hàng hoá không tập kết đúng thời gian giao hàng qui định, ví vậy sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc nhận tiền hàng. *Cảng Đà Nẵng: Những thuận lợi khi giao hàng tại cảng Đà Nẵng là việc giao hàng tại Đà Nẵng sẽ giúp bảo quản hàng că phí được tốt hơn, ít xảy ra tổn thất. Từ đó duy trì được chất lượng sản phẩm cho đến khi hàng giao tới tay khách hàng. Công ty hiện nay vẫn xuất theo địa điểm giao hàng này tuy nhiên rất ít và chỉ xuất trong trường hợp ngày giao hàng cận kề nên xuất ở Đà Nẵng để không bị sai sót trong L/C. Tuy nhiên giao hàng tại cảng Đà Nẵng công ty sẽ gặp những bất lợi đó là do tàu chạy không thường xuyên do ít có tàu ghé vào cảng Đà Nẵng dẫn đến cước phí thuê tàu cao. *Cảng Nha Trang và cảng Hải Phòng: trong trường hợp công ty xuất hàng bằng tàu rời thì công ty mới xuất hàng ở các cảng này để tiết kiệm chi phí chuyên chở nhiều lần và đảm bảo chất lượng cho hàng că phí. 2.4.1.4. Thời gian giao hàng: Việc xác định thời gian giao hăng là căn cứ vào sự thoả thuận của công ty và khách hàng. Thường thì thời gian giao hàng mang tính ước khoản mà không xác định rõ ràng. Với cách thức thức quy định thời gian như vậy công ty sẽ có những thuận lợi nhất định trong việc lập kế hoạch chuẩn bị hàng và giao hàng cho tàu đúng thời gian quy định. 2.4.1.5. Phương thức giao hàng: Đối với công ty thường sử dụng cách thức giao hàng nguyên container. Với cách thức này, công ty rất khó chủ động trong việc giao hàng cũng như cần có số lượng hàng lớn để giao một lần. Tuy nhiên việc giao nhận hàng nguyên container lại tiết kiệm được chi phí do không phải gởi nhiều lần và việc giám sát quá trình đóng hàng vào cũng không bị hạn chế do phân tán nhiều lần. 2.4.2. .Trình tự thực hiện hoạt động giao hàng theo các điều kiện cơ sở giao hàng: 2.4.2.1.Khi công ty xuất theo điều kiện CFR: Phương thức này thường được sử dụng khi giao dịch với các đối tác Châu Á. Đây là phương pháp tích cực trong việc tăng thêm thu ngoại tệ và trình độ nghiệp vụ của các cán bộ thực hiện công tác giao nhận hàng că phí xuất khẩu của công ty. ²Trình tự thực hiện hoạt động vận tải và giao nhận hàng theo điều kiện CFR được tiến hành như sau: a. Chuẩn bị hàng hoá: Để đảm bảo hàng hoá được chuẩn bị đúng theo yêu cầu của hợp đồng, công ty sẽ triển khai thu mua nguyên liệu theo size, cỡ của hợp đồng và tổ chức chế biến. Đây là khâu đầu tiên và cũng rất quan trọng vì nó sẽ quyết định hoạt động xuất khẩu có tiến hành tốt hay không, giao hàng có đúng hạn không và điều quan trọng hơn cả là nó quyết định đến phần lợi nhuận mà công ty có thể đạt được. Công ty cũng có thể đặt gia công từ các đơn vị khác để đảm bảo tiến độ giao hàng theo hợp đồng trong trường hợp số lượng đặt hàng lớn trong thời gian ngắn. Công tác chuẩn bị hàng luôn được tiến hành khẩn trương nhưng cũng không kém phần cẩn trọng để vừa đảm bảo thời hạn giao hàng vừa thoả mãn được các yêu cầu mà hợp đồng đề ra. Đối với công ty, chưa thực sự có được chỗ đứng vững chắc trên thương trường, do đó công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu rất được công ty chú trọng vì ngoài mục tiêu lợi nhuận công ty còn coi trọng uy tín để tạo được niềm tin nơi bạn hàng. b. Tổ chức chuyên chở hàng và kí hợp đồng vận tải: Đi đôi với việc tích cực chuẩn bị hàng hoá, công ty đồng thời tiến hành liên hệ và tìm hiểu thông tin để lựa chọn hãng tàu có lịch trình và cước phí phù hợp nhất để kí hợp đồng vận tải. Khi lựa chọn thường dựa vào những yếu tố: thiết bị của hãng tàu, dịch vụ, lịch trình, giá cước thuê tàu và các yếu tố khác. Đây là công tác quan trọng nó không những quyết định đến kết quả xuất khẩu mà còn quyết định đến uy tín của công ty. Sau khi hàng đã chuẩn bị xong, nếu công ty đóng hàng tại kho riêng của mình thì yêu cầu hãng tàu cung cấp vỏ Container và đến nhận vỏ Container rỗng tại bãi Container khi được hãng tàu thông báo. Địa điểm nhận Container là kho Container của hãng tàu. Khi nhận vỏ Container rỗng, nhân viên công ty kiểm tra một cách kĩ lưỡng Container. Nếu Container không đảm bảo các thông số kĩ thuật và an toàn vệ sinh cho việc vận chuyển chuyên chở hàng hoá thì báo ngay với hãng tàu để xin đổi vỏ Container khác. Chi phí vận chuyển Container rỗng về công ty là do công ty thanh toán. Trong trường hợp công ty giao hàng tại các cảng khác thì phải thuê xe chuyên dung chở hàng và bãi Container ở cảng để giao hàng. ² Công tác thuê tàu chuyên chở mặt hàng cà phê xuất khẩu a. Phương thức thuê tàu áp dụng tại công ty: Đối với những hợp đồng xuất khẩu ký kết theo điều kiện giao hàng là C&F thì quyền thuê tàu vận tải thuộc về công ty. Để thực hiện công tác này một cách thuận lợi và hiệu quả, công ty đã lựa chọn phương thức thuê tàu chợ. Phương thức thuê tàu chợ không đòi hỏi hai bên phải tiến hành kí kết hợp đồng chuyên chở mà chỉ tuân theo những điều khoản đã quy định sẵn trong B/L của hãng tàu nên không yêu cầu cao về trình độ nghiệp vụ của nhân viên thực hiện công tác thuê tàu. Hơn nữa trong phương thức thuê tàu chợ, do sự cạnh tranh giữa các hãng tàu trên thị trường thuê tàu nên công ty thường xuyên nhận được lịch trình tàu chạy, biểu cước của các hãng tàu, giúp cho công ty chủ động trong việc thuê tàu, thủ tục thuê tàu đơn giản nhanh chóng. Công ty có thể định trước thời gian giao hàng cũng như có thể tính toán được chi phí vận tải trước khi kí kết các điều khoản của hợp đồng mua bán dựa theobiểu cước đã quy định sẵn của các hãng tàu. Đồng thời công ty cũng thấy được nhược điểm của thuê tàu chuyến là giá cước trên thị trường thường xuyên biến động, nếu không nắm vững tình hình thị trường thuê tàu công ty rất dễ bị động hoặc buộc phải thuê với giá cước đắt, và nghiệp vụ thuê tàu chuyến lại khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian giao dịch, đàm phán. Vì vậy sau khi xem xét các ưu điểm và nhược điểm cuả hai phương thức thuê tàu là thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến mà công ty đã quyết định chọn phương thức thuê tàu chợ để áp dụng trong hầu hết các hợp đồng xuất khẩu của công ty. b. Trình tự thực hiện công tác thuê tàu chuyên chở hàng cà phê xuất khẩu tại công ty: Việc thuê tàu được thực hiện theo trình tự các công việc sau: Lựa chọn hãng tàu Kí Booking note Liên hệ với các hãng tàu Cán bộ thực hiện nghiệp vụ thuê tàu tiến hành tìm hiểu các hãng tàu thông qua các tạp chí, báo kinh tế và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Liên hệ với hãng tàu có lịch trình chạy qua các cảng giao hàng theo hợp đồng xuất khẩu của công ty. Sau đó hãng tàu sẽ gởi cho công ty lịch trình và biểu cước mới. Sau khi tìm hiểu về lịch trình tàu chạy, giá cước mà các hãng tàu cung cấp, công ty tiến hành lựa chọn và quyết định thuê tàu của hãng tàu thích hợp. Sau khi đã lựa chọn được hãng tàu thích hợp, công ty và hãng tàu thống nhất với nhau về các điều khoản thuê, cho thuê và các điều khoản khác, thường là một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển, công việc này thường được thực hiện bằng diện thoại. Các điều khoản có thể được áp dụng theo những thỏa thuận trong các hợp đồng vận tải trước nếu hợp đồng xuất khẩu không có gì thay đổi về điều kiện vận tải. Sau đó, công ty tiến hành kí Booking note với đại lý hãng tàu. Việc kí Booking note được tiến hành trước ngày bốc hàng lên tàu từ 5-7 ngày. Thông qua công tác lựa chọn hãng tàu tại công ty ta thấy được những cái ưu và những mặt hạn chế cần khắc phục. Việc công ty đưa ra các tiêu thức để đánh giá lựa chọn hãng tàu là hoàn toàn hợp lí, vì như vậy sẽ giúp cho việc lựa chọn hãng tàu diễn ra nhanh chóng và có những căn cứ để đánh giá chính xác về hãng tàu mà mình đã lựa chọn, từ đó có thể hạn chế được những khoản chi phí phát sinh trong quá trình chuyên chở. Bên cạnh đó còn có mặt hạn chế, đó là quan hệ của công ty với các hãng tàu chưa được thường xuyên lắm, do đó, công ty vẫn chưa được hưởng những ưu đãi đặc biệt của các hãng tàu dành cho những khách hàng truyền thống. Ngoài ra cũng vì lí do này mà công tác thuê tàu còn chiếm nhiều thời gian, làm giảm hiệu quả của việc giao hàng. c. Làm thủ tục hải quan và các chứng từ xuất khẩu: Đây là công việc rất quan trọng, khá phức tạp và khó khăn, đòi hỏi phải tiến hành một cách cẩn thận để tránh sai sót. Công ty thường cố gắng tiến hành công việc này sớm để chủ động bảo đảm được tiến độ giao hàng xuất khẩu phòng khi có khó khăn nảy sinh. Bộ tờ khai đăng kí hải quan gồm có: -3 tờ khai hải quan. -1 bảng kê hàng hoá. -Hợp đồng thương mại. -Giấy phép xuất khẩu (nếu có). -Đơn xin đăng kiểm hàng xuất khẩu nếu muốn làm đăng kiểm hàng ngoài giờ. Đây là các chứng từ rất quan trọng và cần thiết phục vụ cho việc giao hàng. Nếu các chứng từ này được lập chính xác, đúng theo yêu cầu của hợp đồng thì việc giao hàng sẽ thuận lợi. Tuy nhiên, trong việc lập các chứng từ nói trên lỗi mà công ty thường mắc phải là có sự thiếu xót, hồ sơ xuất xuất không đúng cơ cấu, vì vậy công ty cần cố gắng khắc phục để việc giao hàng được thực hiện đúng tiến đô. Song song là công việc kiểm hoá hàng xem có đúng về số lượng và kiểm tra chất lượng bên ngoài của hàng có phù hợp với mã hàng như công ty đã khai báo hay không. d. Đóng hàng vào Container: Sau khi kiểm tra Container, công ty sẽ tổ chức xếp hàng vào Container. Việc đóng hàng vào Container theo cách thức nào là phụ thuộc vào loại hàng được vận chuyển. Thông thường, hàng hoá của công ty được đóng vào thùng carton, ràng dây buộc cẩn thận, bên ngoài thùng có ghi loại hàng, chất lượng, số lượng, qui cách cấp đông. Việc bốc xếp hàng vào Container ở kho của công ty thì do nhân viên của công ty thực hiện. Còn đối với trường hợp giao hàng tại bãi Container của cảng, công việc này có thể do nhân viên của công ty hoặc nhân viên của cảng thực hiện. Tuy nhiên, công ty thường sử dụng nhân viên của mình trong hầu hết các trường hợp do sự khác biệt về mức độ trách nhiệm và sự am hiểu về hàng hoá bốc xếp giữa nhân viên trong và ngoài công ty. Nhân viên của công ty thường thông thạo về việc bốc xếp hàng hoá của công ty hơn, đồng thời ý thức về bảo quản hàng trong bốc dỡ cũng cao hơn. Việc chất hàng được tiến hành làm sao mà chiều cao của chồng thùng carton không vượt quá vạch đỏ kẻ gần trần Container. Đây là một qui định bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho Container . Việc xếp hàng được giám sát bởi thủ kho, đại diện công ty, đại diện hãng tàu, cán bộ hải quan và nhân viên cảng vụ (nếu giao hàng tại cảng). Nhìn chung, công tác đóng hàng vào Container được công ty thực hiện tương đối tốt, công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc khi xếp hàng vào Container để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, mức hư hỏng, tổn thất của công ty do lỗi đóng gói hàng hoá vẫn chiếm tỷ lệ trên 1%. Vì vậy công ty cần quan tâm hơn nữa trong công tác đóng gói hàng hoá chẳng hạn như thiết kế bao bì sao cho tận dụng tối đa khoảng trống cho phép trong Container mà vẫn đảm bảo nguyên tắc xếp hàng, cần thiết kế bao bì sao cho khi xếp hàng, hàng hoá không bị dẹp. Ngoài ra công ty phải nâng cao nghiệp vụ xếp hàng vào Container để vừa tận dụng khoảng trống vừa hạn chế hàng hoá va chạm đảm bảo chất lượng tốt khi đến tay của khách hàng. e. Giao nhận hàng với hãng tàu và lấy B/L: Khi hàng hoá đã được đóng vào Container lúc này hải quan sẽ tiến hành kẹp chì, niêm phong Container lại, đồng thời công ty cũng tiến hành kẹp seal. Sau đó trên cơ sở số lượng hàng thực tế đóng vào Container, nhân viên hải quan sẽ ghi biên bản tờ khai và kí. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan. Sau khi hoàn tất các công việc trên, công ty sẽ tiến hành làm thủ tụcvới cảng và đóng các loại phí, đồng thời hoàn tất thủ tục với hãng tàu để lấy Clean B/L (vận đơn hoàn hảo) để hoàn thành bộ chứng từ. f. Thông báo cho người mua về kết quả giao hàng: Sau khi hàng hoá đã được giao, công ty nhận được vận đơn từ hãng tàu và sẽ thông báo tình hình hàng hoá và kết quả giao hàng cho người mua. Việc thông báo được thực hiện bằng fax hoặc điện thoại với nội dung sau: +Ngày giao hàng. +Tên tàu chuyên chở. +Chi tiết, đặc điểm hàng được giao. +Ngày phát hành B/L. +Ngày dự kiến tàu đến cảng đích. +Giá trị lô hàng. g. Thanh toán cước phí và chi phí xếp dỡ: Công ty thường sử dung 2 loại Container có kích thước như sau: Loại 20 feet: 6m x 2,35m x 2,34m Loại 40 feet: 12,03m x 2,35m x 2,38m Cước phí Container sẽ được tính theo từng loại Container 20 feet hay 40 feet, bao gồm cước phí cho chặng vận tải chính và cước vận chuyển nội địa. Trong đó, cước phí vận tải nội địa bao gồm chi phí vận chuyển Container rỗng về nơi qui định (kho của công ty...) và chi phí vận chuyển Container hàng từ công ty ra cảng. Nếu công ty giao hàng tại kho thì chi phí thanh toán cho hãng tàu bao gồm: Cước phí chặng chính, chi phí nâng, hạ Container, lên xuống xe, chi phí kéo Container từ bãi về kho của công ty và ngược lại. Nếu công ty giao hàng tại bãi Container thì chi phí thanh toán cho hãng tàu chỉ bao gồm cước phí chặng chính, còn nếu uỷ quyền cho hãng tàu làm luôn vận tải nội địa thì thêm cước phí vận tải nội địa. Các khoản chi phí này sẽ được thanh toán cho hãng tàu sau khi tàu đi bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng hoặc có thể trả trước khi tàu chạy tuỳ theo sự thoả thuận giữa hai bên. Chi phí xếp dỡ hàng được tính như sau: -Nếu công ty giao hàng đủ nguyên Container công ty sẽ trả chi phí bốc xếp cho nhân viên Container khi thực hiện công việc này. -Nếu công ty giao hàng với số lượng ít, không đủ chứa đầy một Container thì phải tiến hành vận chuyển đến bãi CFS để nhân viên cảng đóng vào Container và công ty sẽ thanh toán chi phí xếp dỡ cho nhân viên của cảng. h. Giám sát quá trình vận chuyển và ghi nhận tổn thất nếu có --- → khiếu nại: Việc giám sát quá trình vận chuyển và ghi nhận tổn thất hầu như không có xảy ra, bởi vì công ty thường sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C không huỷ ngang do vậy khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình với hãng tàu là đã chắc chắn thu được tiền hàng nên khâu này hầu như không được công ty quan tâm trừ khi có yêu cầu của người mua hỗ trợ cho họ khiếu nại hãng tàu. i. Hoàn thành bộ chứng từ thanh toán: Khi nhận được vận đơn hoàn hảo, công ty sẽ tiến hành hoàn tất mọi thủ tục có liên quan để thành lập bộ chứng từ đầy đủ theo đúng yêu cầu trong L/C và gởi đến ngân hàng để được thanh toán. Bộ chứng từ thanh toán bao gồm các chứng từ sau: +Hoá đơn thương mại. +Hối phiếu. +Bill of Lading. +Giấy chứng nhận xuất xứ. +Phiếu đóng gói. +Giấy chứng nhận kiểm dịch. 2.Giao hàng theo điều kiện FOB: + FOB: Giao hàng bao hoặc thổi vào container tại bãi cảng hoặc tại kho riêng rồi đưa container ra cảng để xếp lên tàu …Người mua là khách ngoại có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa sau khi người bán giao hàng qua lan can tàu ( người bán miễn trách khi hàng đã lên boong tàu ).. ²Quy trình giao hàng FOB: Sau khi nhận hướng dẫn giao hàng của khách nước nước ngoài, người xuất khẩu làm hướng dẫn cho nhà cung ứng giao hàng theo chỉ định: quy cách chất lượng, bao bì, cơ quan giám định , địa điểm và thời gian giao hàng. Người xuất khẩu liên hệ với hãng tàu( khách nước ngoài chỉ định và trả trước) lấy Booking Note và xin lệnh cấp cont, kéo cont về địa điểm tập kết hàng để đóng hàng ( mẫu phải được khách ngoại chấp nhận trước khi đóng hàng), đếm và cân hàng 100%, sau khi đóng hàng mời cơ quan khử trùng phun khử trùng vào cont. Cont đóng xong đưa vào bãi xuất để đưa lên tàu. Ngay sau khi tàu chạy, thanh lý tờ khai, lấy B/L và làm bộ chứng từ giao hàng trình cho khách ngoại để thanh toán. ØTuy nhiên bên cạnh đó cũng có những hạn chế trong giao hàng theo điều kiện FOB đó là: + Do người mua là những công ty thương mại trung gian, cung ứng của các nhà rang xay, đại diện cho các quỹ đầu tư, hay quỹ đầu cơ, cảng đến của hàng chưa có sẵn và nêu trong hợp đồng nên người bán là các nhà xuất khẩu Việt Nam không thể chào bãn và ký hợp đồng theo điều kiện giá CIF. Giá sẽ có lợi hơn cho người bán nếu dành được quyền bán giá theo điều kiện thuê tàu, trả cước và mua bảo hiểm hàng hóa. + Mặc dù hàng đã kiểm đạt tại cảng đi bởi cơ quan giám định do khách ngoại chỉ định, mẫu đã được khách ngoại chấp nhận và có người giám sát trong suốt quá trình đóng hàng, nhưng hàng qua đến cảng nước ngoài vẫn bị khiếu nại về chất lượng và trọng lượng theo quy định của hợp đồng ECC ( European Coffee Contract) áp dụng cho hàng đi Châu Âu và GCA (Green Coffee Association) áp dụng cho hàng đi Mỹ nếu khách ngoại cung cấp chứng cứ khách quan độc lập được tiến hành trong hạn định. 2.5.Đánh giá chung: 2.5.1.Những thành tựu đạt được: -Công tác giao hàng că phí xuất khẩu tính đến nay đã được thực hiện khá hoàn chỉnh và tương đối chuyên nghiệp, ít có những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện. -Hoạt động giao nhận đơn giản, thuận tiện giúp cho quá trình giao hàng ít xảy ra tranh chấp, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cho công ty. -Việc giao dịch với các hãng tàu được thực hiện trực tiếp không phải thông qua môi giới, giảm được một phần lớn chi phí vận tải. -Công ty đã phần nào khẳng định được uy tín trên thị trường, tạo được sự tin tưiửng từ phía khách hàng giúp thuận lợi trong việc mở rộng thị trường. 2.5.2.Những vấn đề tồn tại: -Địa điểm giao hàng: Việc lựa chọn địa điêm giao hàng tại công ty vẫn chưa được hợp lí, đôi lúc không đem lại hiệu quả trong kinh doanh. Vì vậy nên công ty cần phải phân tích kĩ những ưu thế và hạn chế của từng địa điểm giao hàng xem khi nào thì lựa chọn giao hàng tại Đà Nẵng, khi nào chọn địa điểm giao hàng tại thành phố HCM nhằm phát huy tối đa lợi thế, hạn chế đến mức thập nhất những rủi ro. -Công tác lập chứng từ vẫn còn một số vướng mắc, cần hoàn thiện hơn. -Khi tiến hành giao hàng tại kho công ty, việc xếp hàng trong kho tại công ty không có trật tự không có sự phân chia rõ ràng từng mặt hàng đóng ở địa điểm nào nên đôi lúc gây xáo trộn hàng trong kho có thể gây ra tổn thất. -Hiện nay việc xếp hàng vào Container tại công ty vẫn còn mắc phải hạn chế. Việc sắp xếp hàng vào Container mất rất nhiều thời gian và việc tận dụng khoảng trống trong Container vẫn chưa được công ty áp dung một cách triệt để. Do đó công ty cần chấn chỉnh hoạt động này để đảm bảo sự tin tưởng từ phía khách hàng và giữ được uy tín cho công ty. -Vấn đề nhân lực của bộ phận thực hiện việc giao nhận hàng còn chưa được quan tâm về số lượng và tổ chức. -Thủ tục hải quan còn chậm chạp, vì vậy công ty cần chuyên môn hoá công việc cho phù hợp với trình độ của nhân viên. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIAO HÀNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI INTIMEX ĐÀ NẴNG 3.1.Định hướng xuất khẩu cà phê của công ty trong những năm tới: 3.1.1.Thị trường xuất khẩu. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty.Trong năm 2008 công ty đã xuất khẩu được 30.145,43 tấn cà phê đạt tổng trị giá 45.592.785 USD sang 30 nước khắp các châu lục như:MỸ ,Anh ,Pháp ,Đức,...............Trong đó thị trường châu âu là thị trường nhập khẩu cà phê của công ty nhiều nhất chiếm hơn 50%kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty.Trong thời gian tới công ty sẽ vẫn giữ quan hệ với các thị trường tiềm năng như:Mỹ ,Đức Thụy Sĩ,Indonexia.......trong đó thị trường Thụy Sĩ ,Đức là hai thị trường lớn nhất của công ty trong những năm vừa quachir riêng sản lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác giao hàng cà phê xuất khẩu bằng đường biển tại công ty intimex đà nẵng.doc
Tài liệu liên quan