Kế hoach bài dạy lớp 3 - Tuần 2 năm 2017

I.MỤC TIÊU:

- HS biết giới thiệu về trường ,lớp của mình

- HS biết tự hào về mái trường của mình, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp

II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG

-Tổ chức theo quy mô lớp.

III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

-Các tư liệu về trường ,lớp , thầy cô và HS của trường

-ảnh chụp quang cảnh trường ,lớp trong những ngày lễ hội hay sinh hoạt tập thể

-Kịch bản Mời bạn đến thăm trường tôi

IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

Bước 1:Chuẩn bị

-Trước 1 tuần GV phổ biến để HS nắm được kế hoạch hoạt động,cung cấp cho HS 1 số tư liệu về trường ,lớp , thầy cô và HS của trường ,yêu cầu HS chuẩn bị nội dung giới thiệu về mái trường, thầy cô và bạn bè

-HS đọc tư liệu GV cung cấp ,sưu tầm,tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan và chuẩn bị thi hùng biện

 

doc66 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoach bài dạy lớp 3 - Tuần 2 năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SGK, quan sát hình 2 trang 5 SGK. Yêu cầu hỏi và trả lời theo hướng dẫn + HS A : Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. + HS B : Bạn hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2 trang 5 SGK. + HS A : Đố bạn biết mũi dùng để làm gì ? + HS B : Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì ? + HS A : Phổi có chức năng gì ? + HS B : Chỉ tren hình 3 tranh 5 SGK đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra 3. Củng cố- dặn dò: (5 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Dặn học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau Hát 2 em thực hiện - HS thực hiện - Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường - 1 HS lên trước lớp thực hiện Hs trả lời theo hiểu biết của mình( Lồng ngực căng lên , khi thở ra hết sức lồng ngực xẹp xuống Hít thở sâu giúp bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề hô hấp. Thở sâu làm nở phổi và tăng cường hoạt động của phổi. - HS cả lớp cùng thực hiện - HS trả lời theo câu hỏi gợi ý - Từng cặp hai HS hỏi và trả lời - Vài cặp lên thực hành. HS lắng nghe HS lắng nghe ------------------------------------------------------------------------- TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA Ă - Â I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng), Â,L (1 dòng); viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng) và câu ứng dụng: Ăn quả mà trồng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 2. Kĩ năng : Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng. 3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ, giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa Ă, Â, L. Các chữ Âu Lạc và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. 2. Học sinh: Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn, ... III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút) - Đọc cho HS viết bảng con các từ tiết trước. - Giới thiệu bài – Ghi tựa. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa (7 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh viết được chữ A, Ă, L. * Phương pháp: Quan sát. * Hình thức tổ chức: Cả lớp. * Cách tiến hành: Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - Hướng dẫn viết trên bảng con b. Hoạt động 2: Luyện viết từ ứng dụng (7 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh viết được từ và câu ứng dụng. * Phương pháp: Quan sát và nhận xét. * Hình thức tổ chức: Cả lớp. * Cách tiến hành: GV giới thiệu Âu Lạc là tên nước ta thời cổ, có vua An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa. - Viết câu ứng dụng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. c. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (12 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh viết được các chữ, từ và câu ứng dụng vào vở Tập viết. * Phương pháp: Luyện tập thực hành. * Hình thức tổ chức: Cả lớp. * Cách tiến hành: Hướng dẫn viết vào vở tập viết. - Chữ Ă: 1 dòng - Chữ Â, L: 1 dòng. - Viết tên riêng: Âu Lạc: 2 dòng. - Viết câu tục ngữ : 2 lần. - GV chấm 5-7 bài. - Nhận xét – Rút kinh nghiệm. 3. Củng cố- dặn dò (5 phút) : - Luyện viết thêm bài ở nhà. - Nhận xét – Tuyên dương. - Hát vui - Viết bảng con. Nước Âu Lạc - HS tìm các chữ hoa có trong bài.. - HS tập viết chữ Ă, Â, L trên bảng con. Âu Lạc Âu Lạc Âu Lạc Âu Lạc - HS đọc từ ứng dụng. - Cả lớp viết trên bảng con- Âu Lạc. - HS đọc câu ứng dụng Ăn khoai Ăn khoai Ăn quả Ăn quả - Viết trên bảng con: Ăn khoai, ăn quả. - Cả lớp viết vào vở. Ă Ă Ă Ă Ă Ă A Â Â Â Â Â Â Â L L L L L L Âu Lạc Âu Lạc Âu Lạc Âu Lạc Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng - HS lắng nghe. ---------------------------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: MỜI BẠN ĐẾN THĂM TRƯỜNG TÔI I.MỤC TIÊU: - HS biết giới thiệu về trường ,lớp của mình - HS biết tự hào về mái trường của mình, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG -Tổ chức theo quy mô lớp. III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN -Các tư liệu về trường ,lớp , thầy cô và HS của trường -ảnh chụp quang cảnh trường ,lớp trong những ngày lễ hội hay sinh hoạt tập thể -Kịch bản Mời bạn đến thăm trường tôi IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: Bước 1:Chuẩn bị -Trước 1 tuần GV phổ biến để HS nắm được kế hoạch hoạt động,cung cấp cho HS 1 số tư liệu về trường ,lớp , thầy cô và HS của trường ,yêu cầu HS chuẩn bị nội dung giới thiệu về mái trường, thầy cô và bạn bè -HS đọc tư liệu GV cung cấp ,sưu tầm,tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan và chuẩn bị thi hùng biện -Đăng kí dự thi với GV,Ban tổ chức -Nhóm kịch của lớp chuẩn bị tiểu phẩm Mời bạn đến thăm trường tôi Bước 2:Thi giới thiệu Mời bạn đến thăm trường tôi -HS hát tập thể 1 bài hát về nhà trường hoặc bài hát truyền thống của trường -GV/ người dẫn chương trình giới thiệu ý nghĩa yêu cầu của cuộc thi -Giới thiệu Ban giám khảo -Lần lượt giới thiệu các thí sinh lên trình bày.Mỗi bài trình bày không quá 5 phút.Yêu cầu phải nêu được nét đặc trung của trường mình,các thành tíchd nổi bật về từng mặt.tình cảm yêu quý của các em với trường lớp.. -Cuối mỗi phần trình bày của HS ,Ban giám khảo hoặc khán giả có thể đặt câu hỏi cho thí sinh trả lời Bước 3: Tổng kết trao giải - Ban giám khảo công bố kết quả -Trao giải cho thí sinh có phần giới thiệu hay nhất -GV NX chung và nhắc nhở HS phải biết tự hào về mái trường của mình, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp ------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: MỤC TIÊU: - Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong) - Luyện thêm một số bài tập về đổi đơn vị đo; đọc, viết số có 3 chữ số; thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ); giải toán có lời văn. - Luyện thêm để củng cố về Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh (Nếu còn thời gian) II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong – GV chia học sinh theo nhóm môn học 2.HĐ2. Luyện tập: NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN - Bài 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a) 1m bằng: A. 10 cm B. 100 cm C. 1000 cm b) Trên mặt đồng hồ, kim ngắn và kim dài đều chỉ số 6. Như vậy, đồng hồ chỉ: A.6 giờB.6 giờ 6 phút C.6 giờ 30 phút Bài 2. Viết các số thích hợp vào chỗ chấm: - Ba trăm linh bảy : ........................... - Sáu tră m chín mươi lăm : ........... - Bốn trăm : ................................... - Sáu trăm mười chín : ..................... Bài 3. Đặt tính rồi tính : 671 + 125= 648 – 207= ............. .............. ............. ............. Bài 4. Mỗi bộ quần áo may hết 3 m vải. Hỏi may 4 bộ quần áo như thế thì sử dụng bao nhiêu mét vải? Bài giải ................................................................. ................................................................. .................................................................. .................................................................. - - GV gọi học sinh đọc đề Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? GV yêu càu học sinh làm vào bảng 1 học sinh làm vào phụ NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT: Bài 1:Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau : Đàn chim se sẻ Hót trên cánh đồng Bạn ơi biết không Hè về rồi đó Chiều nay bạn gió Mang nồm về đây Ôi mới đẹp thay! Phượng hồng mở mắt Bài 2. Ghi lại các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn sau: Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang. Bài 3.Hãy chọn các sự vật ở trong ngoặc : (bốn cái cột đình, bốn thân cây chắc khoẻ, hạt nhãn, mắt thỏ, khúc nhạc vui, tiếng hát của dàn đồng ca) để so sánh với từng sự vật trong các câu dưới đây: - Đôi mắt bé tròn như....... - Đôi mắt bé tròn như - Bốn chân của chú voi to như - Bốn chân của chú voi to như - Trưa hè, tiếng ve như...... - Trưa hè, tiếng ve như - Gv goi học sinh đọc yêu cầu bài - Gv cho học sinh lên bảng thực hiện Củng cố- dặn dò: Gv nhận xét tiết học - Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài B. 100 cm. C. 6 giờ 30 phút - Ba trăm linh bảy : 307 - Sáu tră m chín mươi lăm : 695 - Bốn trăm : 400 - Sáu trăm mười chín : 619 671 125 + 796 648 207 - 441 Giải Số mét vải sử dụng là: 3 x 4 = 12 (m) Đáp số : 12 mét HS đọc đề bài Mỗi bộ quần áo may hết 3 m vải Hỏi may 4 bộ quần áo như thế thì sử dụng bao nhiêu mét vải Hs thực hiện HS lắng nghe Đáp án: Đàn chim se sẻ Hót trên cánh đồng Bạn ơi biết không Hè về rồi đó! Chiều nay bạngió Mang nồm về đây Ôi mới đẹp thay! Phượng hồng mở mắt. Đáp án: Các sự vật được so sánh với nhau là: lông trắng mượt so sánh với mái tóc búp bê - Đôi mắt bé tròn như hạt nhãn. - Đôi mắt bé tròn như mắt thỏ. - Bốn chân của chú voi to như bốn cái cột đình. - Bốn chân của chú voi to như bốn thân cây chắc khỏe. - Trưa hè, tiếng ve như khúc nhạc vui. - Trưa hè, tiếng ve như tiếng hát của dàn đồng ca. HS đọc yêu cầu Hs thực hiện Thứ 4 ngày 13 tháng 9 năm 2017 TOÁN: ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5. Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức. Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn (có một phép tính nhân). 2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2 (a, c); Bài 3;Bài 4. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. * Lưu ý: không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời kết quả của Bài tập 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút) : - Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập. - Nhận xét, chữa bài, ghi điểm cho HS. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (1 phút). Giáo viên nêu mục tiêu tiết học. b. Hoạt động 2 : Luyện tập (20 phút). * Mục tiêu : Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập cần làm cho học sinh. * Cách tiến hành: Bài 1: a. Củng cố các bảng nhân 2, 3, 4, 5. - HS tự ghi nhanh kết quả của phép tính - GV có thể hỏi miệng thêm một số công thức khác, chẳng hạn: - GV có thể liên hệ: 3 x 4 = 12; 4 x 3 =12 vậy 3 x 4 = 4 x 3 b. Giới thiệu nhân nhẩm với số tròn trăm. - GV có thể cho HS tính nhẩm theo mẫu: 200 x 3 = ? Bài 2: (câu b dành cho học sinh khá, giỏi) - Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức (theo mẫu) - Lưu ý: Viết cách tính giá trị của biểu thức thành hai bước như mẫu không viết: 4 x 3 + 10 = 12 + 10 = 22 hoặc: 4 x 3 + 10 = 12 + 10 = 22 Bài 3: Nhằm củng cố ý nghĩa phép nhân. - Yêu cầu học sinh tự giải. Bài 4: (Không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời kết quả). Nhằm củng cố cách tính chu vi hình tam giác. - GV cho HS tự làm bài. 3. Củng cố - dặn dò: (5 phút) : - Hỏi lại tựa bài. - 2 HS đọc lại bảng nhân. - HS về nhà ôn luyện thêm về bảng nhân đã học. - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. Hát 3 x 6, 3 x 2, 2 x 7, 2 x 10, 4 x 5, 4 x 6, 5 x 5, 5 x 8 - Nhẩm: 2 trăm x 3 = 6 trăm viết 200 x 3 = 600. - HS tự tính nhẩm các phép tính còn lại (nêu miệng cách nhẩm, chỉ cần viết ngay kết quả.) 4 x 3 + 10 = 12 + 10 = 22 - HS tự tính các bài còn lại. Bài giải: Số ghế trong phòng ăn là: 4 x 8=32 (cái ghế) Đáp số: 32 cái ghế Học sinh nhẩm được 100+100+100=300(cm) (hoặc 100x3=300(cm)) --------------------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC: CÔ GIÁO TÍ HON I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trờ thành cô giáo; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. 2. Kĩ năng : Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút) (1’) - Kiểm tra bài cũ: (4’) -1 em nêu tựa bài. - Gọi HS kể lại câu chuyện và nêu NDC. - GV nhận xét-ghi điểm - Giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1: Luyện đọc (8 phút) * Mục tiêu : Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm. * Cách tiến hành: - GV đọc toàn bài: Giọng vui, thong thả, nhẹ nhàng. - Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu: - GV theo dõi HS đọc, chú ý những từ ngữ các em dễ phát âm sai và viết sai. b. Đọc từng đoạn trước lớp : - Đoạn 1:Từ Bé kẹp lại tóc đến chào cô. - Đoạn 2:Từ Bé treo nónđến Đàn em ríu rít đánh vần theo. - Đoạn 3:Còn lại. - GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới trong bài: khoan thai, khúc khích, tỉnh khơ, trâm bầu, núng nính. c. Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc . - Các nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT từng đoạn. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (10 phút) * Mục tiêu : Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi. - Truyện có những nhân vật nào? - Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì? - Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú? - Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò” c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (8 phút) * Mục tiêu : Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc diễn cảm. * Cách tiến hành: - GV treo bảng phụ, hướng dẫn các em ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng đúng ở 1đoạn trong bài. - Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố- dặn dò:(5 phút) : - Các em có thích trò chơi lớp học không? - Về luyện đọc thêm, chú ý cách phát âm những từ khó. - Hát - 2 HS kể.. - Vài HS lập lại. - HS theo dõi GV đọc. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - 1 HS đọc thành tiếng các từ ngữ được chú giải.Cả lớp đọc thầm. - Từng cặp HS đọc. - Cả lớp ĐT toàn bài. - Bé và 3 đứa em là Hiển ,Anh và Thanh.. - Các bạn nhỏ chơi trò chơi lớp học.Bé đóng vai học trò. - HS phát biểu theo ý thích. - Làm y hệt các học trò thật đứng dậy, khúc khích cười chào cô. . - 3, 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. - 2 HS thi đọc cả bài. - 2 HS trả lời. ---------------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: I. MỤC TIÊU: - Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong) - Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt an/ang; l/n; bảng chữ cái tiếng Việt. - Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về Bác Hồ II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong – GV chia học sinh theo nhóm môn học 2.HĐ2. Luyện tập: NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT: Bài 1. Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống : a) (lịch, nịch): chắc ...... sử b) (lơ, nơ): diều bay lửng .......... cài tóc Bài 2. Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống : a) (van, vang): hát...... xin b) (cản, cảng): .............. trở bến .............. Bài 3. Viết các chữ và tên chữ còn thiếu vào bảng sau : Số thứ tự Chữ Tên chữ 1 a 2 ă 3 â 4 bê 5 c 6 ch 7 d 8 đê 9 e 10 ê NHÓM YÊU THÍCH MÔN ĐẠO ĐỨC: Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào? Quê Bác ở đâu? Bác Hồ còn có tên gọi nào khác? Tình cảm của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào? Bác có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước ta, dân tộc ta? . Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Giáo viên chốt đúng - sai. Củng cố- dặn dò: Gv nhận xét tiết học - Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài Đáp án: a) (lịch, nịch): chắc nịch lịch sử b) (lơ, nơ): diều bay lơ lửng nơ cài tóc Đáp án: a) (van, vang): hát vang van xin b) (cản, cảng): cản trở bến cảng Bài 3: Số thứ tự Chữ Tên chữ 1 a a 2 ă á 3 â ớ 4 b bê 5 c xê 6 ch chờ 7 d dê 8 đ đê 9 e e 10 ê ê Bác Hồ sinh vào ngày 19/5.1890 Quê Bác ở ở làng Sen , xã Kim Lien, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh Bác luôn quan tâm, yêu quý các cháu Người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - Học sinh nhận xét, sửa bài Thứ 5 ngày 14 tháng 9 năm 2017 TOÁN: ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Thuộc các bảng chia (chia cho 2, 3, 4, 5). Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4 (phép chia hết). 2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút) : - Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập. - Nhận xét, chữa bài, ghi điểm cho HS. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (1 phút). Giáo viên nêu mục tiêu tiết học. b. Hoạt động 2 : Luyện tập (20 phút). * Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập cần làm cho học sinh. * Cách tiến hành: Bài 1: Tính nhẩm. Cho HS tính nhẩm (nêu kết quả phép tính dựa vào bảng nhân, chia đã học) Bài 2: Tính nhẩm. - GV tự giới thiệu tính nhẩm phép chia 200 : 2 = ? - 200 : 2 nhẩm là “2 trăm chia cho 2 được 1 trăm”, hay 200 : 2 = 100. - Tương tự: 3 trăm chia 3 được 1 trăm Hay 300 : 3 = 100 Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. Bài 3: - Cho HS đọc kỹ đề bài rồi giải toán (đây là bài toán chia thành các phần bằng nhau, muốn tìm số cốc ở mỗi hộp ta lấy số cốc (24)chia cho số hộp(4)) Bài 4 (dành cho học sinh khá, giỏi làm thêm): - Tổ chức trò chơi thi nối nhanh phép tính với kết quả. - Chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử 5-7 em tham gia trò chơi các HS khác cổ vũ động viên. - Chơi theo hình thức tiếp sức mỗi HS được nối một phép tính với 1 kết quả, sau đó chuyền bút cho bạn khác cùng đội nối. - Mỗi phép tính đúng được 10 điểm, đội nào xong trước được thưởng 40 điểm. - Tuyên dương đội thắng cuộc. 3. Củng cố- dặn dò: (5 phút) : - Hỏi lại tựa bài. - 2 HS đọc lại bảng chia 4 và chia 5. - Về ôn lại các bảng chia. - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Hát - 3 HS làm bài trên bảng - HS tính nhẩm - HS làm bảng con. 400 : 2 = 200; 800 : 2 = 400 600 : 3 = 200; 300 : 3 = 100 400 : 4 = 100; 800 : 4 = 200 - 1 em lên bảng làm bài. - HS cả lớp làm vào vở. Bài giải: Mỗi hộp có số cốc là 24 : 4 = 6 (cốc) Đáp số : 6 cốc - Học sinh khá, giỏi thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. Hs lắng nghe HS trả lời ------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ THIẾU NHI- ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ? I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Tìm được 1 vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của bài tập 1. Tìm hiểu được các bộ phận câu trả lời câu hỏi (Cái gì, con gì)? là gì? (bài tập 2). 2. Kĩ năng : Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (bài tập 3). 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * HCM: - Chủ đề: Lý tưởng sống của Bác là độc lập tự do cho đất nước, là hạnh phúc của nhân dân. Tình thương yêu bao la của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng. - Nội dung: Bài tập 3 (Đặt câu hỏi cho câu c). Giải thích vì sao Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mang tên Bác Hồ. Từ đó giáo dục lòng biết ơn Bác (liên hệ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Hai tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung bài tập 1. Bảng phụ viết theo hàng ngang 3 câu văn bài tập 2. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HọC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút) - Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập. Nhận xét, cho điểm 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút) Giáo viên nêu mục tiêu tiết học. b. Hoạt động 2 : Luyện tập (25 phút) * Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu. * Cách tiến hành: Bài 1: - Yêu cầu 2 HS đọc thành tiếng bài tập 1. Cả lớp đọc thầm. - Yêu cầu làm vào vở bài tập sau đó trao đổi theo nhóm để hoàn chỉnh bài làm. - Dán lên bảng lớp 2 tờ giấy to - Yêu cầu lớp chia thành 2 nhóm lên bảng chơi tiếp sức. - Lấy bài của nhóm thắng để viết vào bảng cho hoàn chỉnh . - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng từ đã được hoàn chỉnh. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề. Gọi HS làm mẫu. - Ai ( Cái gì, con gì?) a- Thiếu nhi b- Chúng em c- Chích bông Bài 3: GV yêu cầu HS đặt đúng câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. * HCM:Giải thích vì sao Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mang tên Bác Hồ. Từ đó giáo dục lòng biết ơn Bác. 3. Củng cố- dặn dò: (5 phút) : - Nêu các từ chỉ tính nết của trẻ em. - Về ghi nhớ những từ vừa học. -Hát vui. - 2 HS đọc yêu cầu bài tập 1 - Cả lớp đọc thầm bài tập. - Thực hành làm bài tập trao đổi trong nhóm rồi cử ra người tham gia chơi tiếp sức viết ra các từ ngữ chỉ về trẻ em, tính nết, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em. - Lớp theo dõi nhận xét và chấm điểm thi đua - Lớp đọc đồng thanh các từ dưới bảng sau đây: -Chỉ trẻ em - Thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ con - Chỉ tính nết trẻ em - Ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành - Tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em - Thương yêu, yêu quý, quan tâm, nâng đỡ, chăm sóc, nâng niu, chăm chút 1 HS đọc đề cả lớp đọc thầm - HS tiếp nối nhau viết nhanh các từ tìm được, nhóm nào nhiều từ sẽ thắng. - Cả lớp đồng thanh và làm bài vào vở. - Là gì? - là măng non của đất nước. - là học sinh tiểu học. - là bạn của trẻ em. - HS tiếp nối nhau đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu a,b,c. - HS làm vào vở BT theo lời giải đúng. - 2 HS nêu. -------------------------------------------------------- THỦ CÔNG: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI ( TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Học sinh biết cách gấp tàu thủy hai ống khói. 2.Kĩ năng: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp tương đối phẳng, tàu thủy tương đối cân đối. * Với HS khéo tay:Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối. 3.Thái độ: Yêu thích gấp hình. * NL: Tàu thuỷ chạy trên sông, biển, cần xăng, dầu. Khi chạy khói của nhiên liệu chạy trên tàu được thải ra hai ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng, dầu (liên hệ). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Mẫu tàu thủy hai ống khói. Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói. 2. Học sinh: Giấy nháp, thủ công, bút màu, kéo thủ công. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 3. Thực hành (15 phút) * Mục tiêu: HS gấp được tàu thuỷ có hai ống khói. * Cách tiến hành: + Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại các thao tác gấp tàu thủy hai ống khói theo các bước đã hướng dẫn. + Giáo viên nhận xét và nhắc lại quy trình gấp tàu thủy hai ống khói. + Giáo viên nhắc học sinh. + Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành. + Giáo viên đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho những học sinh chưa đúng, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để học sinh hoàn thành sản phẩm. b. Hoạt động 4. Trưng bày sản phẩm (10 phút) * Mục tiêu: HS biết tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. * Cách tiến hành: + Giáo viên nhận xét các sản phẩm được trình bày trên bảng. + Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của nhóm (học sinh). 3. Củng cố- dặn dò: (5 phút): + Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần, thái độ học tập, kết quả thực hành của học sinh. * NL: Tàu thuỷ chạy trên sông, biển, cần xăng, dầu. Khi chạy khói của nhiên liệu chạy trên tàu được thải ra hai ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng, dầu. + Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau. + Học sinh thực hành gấp tàu thủy hai ống khói. - Bước 1: gấp, cắt tờ giấy hình vuông. - Bước 2: gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. - Bước 3: gấp thành tàu thủy hai ống khói. + Sau khi gấp được tàu thủy, các em có thể dán vào vở hoặc trình bày vào1 tờ giấy cứng (nhóm của mình). + Sau đó dùng bút màu trang trí tàu và xung quanh cho đẹp. + Học sinh thực hành. + Học sinh trưng bày sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên. + Lớp bình chọn nhóm đạt loại A+, loại A + Giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo để học bài “Gấp con Ếch”. ----------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: I. MỤC TIÊU: - Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong) - HS luyện đọc bài đọc thêm ( Nếu còn thời gian) - Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tìm thành phần chưa biết; phép cộng có nhớ; tính nhẩm; giải toán có lời văn. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong – GV chia học sinh theo nhóm môn học 2.HĐ2. Luyện tập: NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT: - Luyện đọc bài giảm tải tuần 2 - HS luyện đọc theo các hình thức : + Luyện đọc đoạn + Luyện đọc theo nhóm bàn + Luyện đọc cá nhân - Gv chú ý những em đọc còn yếu - Gv yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài 1.Bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ? 2. Kết quả công việc của bạn nhỏ như thế nào? 3. Vì sao bạn nhỏ không giám nhận lời khen của mẹ? Em thấy bạn nhỏ có ngoan không? Vì sao? NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN: Bài 1. Tính nhẩm : 270 + 30 = 430+120 =. 220 – 120 =.300 + 60 = . 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGATUẦN 2.doc