Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 23 - Bài thực hành 5 sử dụng lệnh lặp for... do

2. CHUẨN BỊ

2.1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng điện tử, SGK, laptop, máy chiếu.

2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà, sách ,vở.

3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

3.1. Ổn định tổ chức:1’

3.2. Kiểm tra bài cũ: (Xen kẽ trong quá trình thực hành.)

3.3. Tiến trình dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 23 - Bài thực hành 5 sử dụng lệnh lặp for... do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT 43 Ngày soạn: 28/ 1/ 2018 Tuần dạy 23 Ngày soạn: 29/ 1/ 2018 Lớp dạy: Khối 8 BÀI THỰC HÀNH 5 SỬ DỤNG LỆNH LẶP FOR...DO (T2) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: Vận dụng kiến thức của vòng lặp for do, câu lệnh ghép để viết chương trình, tìm hiểu câu lệnh gotoxy(), where, lệnh for lồng nhau. 1.2. Kỹ năng: Viết chương trình có sử dụng vòng lặp for do; Sử dụng câu lệnh ghép trong chương trình; Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp for do. 1.3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt, nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng điện tử, SGK, laptop, máy chiếu. 2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà, sách ,vở. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 3.1. Ổn định tổ chức:1’ 3.2. Kiểm tra bài cũ: (Xen kẽ trong quá trình thực hành.) 3.3. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Làm đẹp màn hình kết quả bằng lệnh gotoxy, where (30’) Gv: Bài 2. chỉnh sửa chương trình để làm đẹp kết quả trên màn hình. Giáo viên cho chạy kết quả của bài 1. Gv: Yêu cầu học sinh quan sát kết quả và nhận xét khoảng cách giữa các hàng, cột. HS: Gv: các hàng kết quả quá sát nhau nên khó đọc. Các hàng kết quả không được cân đối với hàng tiêu đề. Gv: nên sửa chương trình bằng cách chèn thêm một hàng trống giữa các hàng kết quả và đẩy các hàng này sang phải một khoảng cách nào đó. GV: Giới thiệu câu lệnh gotoxy và where. GV: yêu cầu học sinh mở chương trình Bang_cuu_chương và sửa lại chương trình theo bài trên màn hình của giáo viên. HS: gõ chương trình vào máy, sửa lỗi, chạy chương trình, quan sát kết quả. GV: yêu cầu học sinh quan sát kết quả và so sánh với kết quả của chương trình khi chưa dùng lệnh gotoxy(5, wherey) HS: quan sát và nhận xét. Bài 2 sgk (T61) Giới thiệu lệnh gotoxy(), wherex - Gotoxy(a,b) Trong đó: a là chỉ số cột, b là chỉ số hàng - ý nghĩa của câu lệnh là đưa con trỏ về cột a hàng b. - Wherex: cho biết số thứ tự của cột, wherey cho biết số thứ tự của hàng. * Lưu ý: Phải khai báo thư viện crt trước khi sử dụng hai lệnh trên a) Chỉnh sửa chương trình như sau: Program Bang_cuu_chuong; Uses crt; Var i, n: integer; Begin Clrscr; Writeln(‘Nhap vao so n’); readln(n); Writeln(‘Bang nha’,n); Writeln; For i:=1 to 10 do begin gotoxy(5, wherey); Writeln(n,’x’,i:2,’=’,n*i:3); Readln; End. b. Dịch và chạy chương trình với các giá trị gõ vào từ bàn phím. Quan sát kết quả nhận được trên màn hình. Hoạt động 2: Chấm điểm một số học sinh (10’) Gv : chấm điểm một số học sinh. HS: tắt chương trình ứng dụng, tắt máy, tắt nguồn. Hs thực hành. 4.1. Tổng kết: (4’) 1. Cấu trúc lặp với số lần lặp cho trước được thể hiện bằng câu lệnh pascal for..do. 2. Giống như các câu lệnh rẽ nhánh if..then, các câu lệnh for..do cũng có thể lồng trong nhau, khi đó các trong các câu lệnh lặp phải khác nhau. 3. Câu lệnh gotoXY(a,b) có tác dụng đưa con trỏ về cột a, hàng b. WhereX cho biết số thứ tự của cột và WhereY cho biết số thứ tự của hàng đang có con trỏ. 4. Có thể kết hợp câu lệnh Goto(a,b) với các hàm chuẩn WhereX và WhereY để điều khiển vị trí của con trỏ trên màn hình. 4.2. Hướng dẫn tự học: (1’) Đối với bài học ở tiết học này: Học sinh về nhà sử dụng lệnh gotoxy để chỉnh sửa lại bài thực hành số 3 cho kết quả in ra màn hình đẹp. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: chuẩn bị trước phần còn lại của bài thực hành. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc43.doc
Tài liệu liên quan