Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 64 - Bài 12. Vẽ hình không gian với geogebra

Gv: trong bài học này chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với các hình không gian, tức là các đối tượng toán học trong không gian ba chiều.

Gv: hãy quan sát hình 2D và hình 3D sau: (gv chiếu hình lên màn hình cho hs quan sát)

gv: em hãy nêu nhận xét?

Hs: có hai đường thẳng d và d’. các điểm A,B nằm trên d; điểm C,D nằm trên d1.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 64 - Bài 12. Vẽ hình không gian với geogebra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT 64 Ngày soạn: 14/ 4/ 2018 Tuần dạy 33 Ngày soạn: 16/ 4/ 2018 Lớp dạy: Khối 8 BÀI 12. VẼ HÌNH KHÔNG GIAN VỚI GEOGEBRA(T1) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Làm quen với mô hình không gian ba chiều của Geogebra. - Vẽ hình hộp, hình lăng trụ, hình chóp với Geogebra. 1.2. Kỹ năng: - Kĩ năng sử dụng phần mềm giải quyết một số bài toán đơn giản. 1.3. Thái độ: - Nghiêm túc, khám phá phần mềm. - Phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: - GV: giáo án, bài giảng điện tử. 2.2. Học sinh: - HS: chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 3.1. Ổn định tổ chức:1’ 3.2. Kiểm tra bài cũ: không. 3.3. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1. Dẫn dắt (5’) Gv: trong bài học này chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với các hình không gian, tức là các đối tượng toán học trong không gian ba chiều. Gv: hãy quan sát hình 2D và hình 3D sau: (gv chiếu hình lên màn hình cho hs quan sát) gv: em hãy nêu nhận xét? Hs: có hai đường thẳng d và d’. các điểm A,B nằm trên d; điểm C,D nằm trên d1. Gv: hãy quan sát hình sau và nêu nhận xét của mình, chú ý tập trung quan sát các đối tượng hình học trên màn hình. Hs: nhận xét. Các hình trên đều chụp từ màn hình của phần mềm Geogebra. Hai đường thẳng d và d’ ở hình 2D giao nhau, nhưng ở hình 3D là không giao nhau. Các điểm A,B,C,D ở hình 2D nằm trên cùng mặt phẳng, còn ở hình 3D các điểm này không cùng trên mặt phẳng. Hoạt động 2. Làm quen với cửa sổ không gian 3D (5’) Gv: yêu cầu hs đọc bài. Gv: để mở cửa sổ không gian 3D em thực hiện như thế nào? Hs: Gv: em hãy nêu các thành phần trong cửa sổ không gian 3D? Hs: Gv: nhận xét Gv: lưu ý: em có thể thiết lập chế độ quan sát hiển thị cả ba cửa sổ: Danh sách đối tượng, vùng làm việc (2D) và không gian 3D như sau: Gv: thực hiện mẫu cho hs quan sát. Làm quen với cửa sổ không gian 3D. Chọn lệnh: Hiển thị à Hiển thị dạng 3D. Trong cửa sổ không gian 3D có: + Các công cụ làm việc với không gian 3D. + Hệ trục tọa độ tương ứng với ba trục tọa độ x,y,z trong không gian 3D. + Mặt phẳng chuẩn luôn hiện chính giữa màn hình làm việc. Hoạt động 3: Tìm hiểu điểm và di chuyển điểm trong không gian (5’) Gv: yêu cầu hs đọc bài. Gv: để tạo một điểm trong không gian 3D em thực hiện như thế nào? Hs: Gv: nhận xét. Gv: hãy quan sát điểm A trong cửa sổ danh sách đối tượng, em có nhận xét gì? Hs: Gv: nhận xét. Gv: để di chuyển điểm trong không gian 3D em thực hiện như thế nào? Hs: Gv: nhận xét. Điểm và di chuyển điểm trong không gian. Tạo đối tượng điểm Kích hoạt cửa sổ không gian 3D, chọn công cụ điểm. Nháy chuột lên vị trí bất kì trên mặt phẳng chuẩn. Di chuyển điểm trong không gian Điểm trong không gian 3D có thể di chuyển theo hai cách: theo chiều thẳng đứng và theo chiều mặt phẳng ngang. Hoạt động 4: Tìm hiểu xoay hình trong không gian (5’) Gv: yêu cầu hs đọc bài. Gv: một trong những thao tác quan trọng nhất là xoay hình. Gv: em hãy nêu cách thực hiện xoay hình? Hs: Gv: nhận xét. Xoay hình trong không gian Cách 1: Nhấn giữ nút phải chuột và đồng thời rê chuột. Cách 2: chuyển về chế độ chọn, kéo thả chuột trên màn hình. Cách 3: chọn công cụ quay, rồi kéo thả chuột lên màn hình. Hoạt động 5: Vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương (10’) Gv: thực hiện mẫu cho hs quan sát. Gv: yêu cầu một vài hs lên bảng thực hiện lại. Hs: quan sát và ghi nhớ. Vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương Vẽ hình hộp chữ nhật (đáy nằm trên mặt phẳng chuẩn) Vẽ hình lập phương với hai điểm tự do Chọn công cụ Nháy chuột chọn hai điểm bất kì để tạo hình khối lập phương, lấy hai điểm này làm một cạnh. Hoạt động 6: Bài tập (10’) Hs: thực hiện. Gv: nhận xét. Gv: chiếu bài tập 2. Hs: Gv: nhận xét. Bài 1/115 SGK Vẽ một số hình chóp tam giác đều sau: (SGK) Bài 2: theo em mặt phẳng chuẩn có phải là một đối tượng toán học nằm trong danh sách đối tượng của Geogebra không? 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP. 4.1. Tổng kết: (2’) - Giáo viên chốt lại nội dung chính của bài học. - Nhận xét tiết học. 4.2. Hướng dẫn tự học: (2’) Đối với bài học ở tiết học này: làm bài tập 12.1 đến 12.6 SBT. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: tìm hiểu trước phần còn lại của bài. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc64.doc