Kế hoạch bài học Công nghệ lớp 8 năm 2017

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hệ thống hoá và hiểu được một số kiến thức cơ bản về bản vẽ, hình chiếu các khối hình học

2. Kỹ năng: Củng cố lại cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà

3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực,.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

Vấn đáp tái hiện, hoạt động nhóm đôi

III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1. Giáo viên:

- Ôn tập theo nội dung các câu hỏi ở SGK.

2. Học sinh:

- Ôn tập theo nội dung các câu hỏi ở SGK.

 

doc131 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Công nghệ lớp 8 năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: C1: Thế nào là mối ghép cố định? Mối ghép cố định gồm mấy loại? Lấy ví dụ cụ thể? 3. Bài mới: HĐ 1: TÌM HIỂU MỐI GHÉP BẰNG REN HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - GV: Yêu cầu HS quan sát các mối ghép hình 26.1 SGK và vật mẫu, tìm hiểu thông tin để nhận biết các loại mối ghép và cấu tạo của chúng. ? Có mấy loại mối ghép đó là những loại nào? ? Mối ghép bu lông cấu tạo gồm mấy chi tiết? Nêu trình tự tháo lắp các chi tiết? - HS: Nêu cấu tạo và quy trình tháo lắp của từng loại mói ghép. ? Mối ghép vít cấy cấu tạo gồm mấy chi tiết? Nêu trình tự tháo lắp các chi tiết? ? Mối ghép đinh vít cấu tạo gồm mấy chi tiết? Nêu trình tự tháo lắp các chi tiết? Trong mối ghép bằng ren để giữ cho các đai ốc khỏi bị lỏng, ta có những bịên pháp nào? - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 26.1,tìm hiểu thông tin để nêu sự giống và khác nhau giữa ba loại mối ghép bằng cách hoàn thành phiếu học tập. ? Trong mối ghép bằng ren vồng đệm có công dụng gì? - GV: Yêu cầu HS tìm hiểu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren. ? Mối ghép bằng ren có đặc điểm gì? Nêu ứng dụng của từng loại mối ghép? ? Hãy kể tên một số đồ vật có mối ghép bằng ren mà em biết? 1. Mối ghép bằng ren. a. Cấu tạo của mối ghép. - Mối ghép bu lông gồm: Đai ốc, vòng điệm, chi tiết ghép và bu lông. - Mối ghép vít cấy gồm: Đai ốc, vòng điệm, chi tiết ghép và vít cấy. - Mối ghép đinh vít gồm: Chi tiết ghép và đinh vít. b. Đặc điểm và ứng dụng. * Đặc điểm: Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và được sử dụng rộng dãi. * Ứng dụng: - Mối ghép bu lông dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp - Mối ghép vít cấy dùng ghép các chi tiết chiều dày lớn. - Mối ghép đinh vít dùng cho các chi tiết ghép chịu lực nhỏ. HĐ 2: TÌM HIỂU MỐI GHÉP BẰNG THEN VÀ CHỐT HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 26.2 SGK và tìm hiểu thông tin. ? Mối ghép then và chốt cấu tạo gồm mấy chi tiết? Nêu trình tự tháo lắp các chi tiết? - GV: Yêu cầu HS làm bài tập điền từ trang 91/SGK để hoàn thành phần cấu tạo. - HS: Quan sát hình vẽ SGK và tìm hiểu thông tin. - HS: Nêu cấu tạo và quy trình tháo lắp của từng loại mói ghép. - GV: Yêu cầu HS tìm hiểu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng then và chốt. ? Nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng then chốt ? - HS: Trả lời các CH dưới hướng dẫn của GV. ? Hãy kể tên một số thiết bị hoặc máy móc có sử dụng mối ghép bằng then và chốt? 2. Mối ghép bằng then và chốt. a. Cấu tạo của mối ghép. * Cấu tạo: - Mối ghép bằng then gồm: Chi tiết ghép và then - Mối ghép bằng chốt gồm: Chi tiết ghép và chốt * Cách lắp: - Then được cài trong lỗ nằm dài giữa 2 mặt phân cách của 2 chi tiết. - Chốt được cài trong lỗ xuyên ngang mặt phân cách của chi tiết được ghép. b. Đặc điểm và ứng dụng. * Đặc điểm: Mối ghép bằng then,chốt có cấu tạo đơn giản,dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém. * Ứng dụng(SGK) 4. Củng cố? Hãy kể tên các loại mối ghép bằng ren và cho biết đặc điểm và ứng dụng của từng mối ghép? ? Mối ghép băng then và chốt có đặc điểm gì? Nêu sự khác biết giữa cách lắp then và chốt? - GV: Gọi 1HS đọc ghi nhớ trong SGK. 5. Dặn dò: - Học bài trong vở và SGK phần ghi nhớ. - Trả lời các CH 1, 2 (SGK/91) - Đọc trước bài 27: Mối ghép động - Sưu tầm một số mối ghép động. Tiết 25 Ngày soạn : 19/11/2016 MỐI GHÉP ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - HS hiểu được khái niệm về mối ghép động. - Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh, tổng hợp. - HS thấy được tầm quan trọng của mối ghép động, góp phần giáo dục hướng nghiệp cho hoc sinh. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Nêu vấn đề, vấn đáp tìm tòi, III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: - GV nghiên cứu kĩ SGK và SGV, giáo án điện tử, máy chiếu 2. HS - Mô hình các loại khớp tịnh tiến, khớp quay - Tranh vẽ các máy có khớp động. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nếu nêu cấu tạo mối ghép bằng ren? Cho biết đặc điểm và ứng dụng của từng loại mối ghép? 3. Bài mới: HĐ1: TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ MỐI GHÉP ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 27.1 chiếc ghế xếp ở 3 tư thế: Gấp, đang mở, mở hoàn toàn, tìm hiểu thông tin. GV dùng chiếc ghế tiến hành gập lại rồi mở ra ở 3 tư thế để HS quan sát. ? Chiếc ghế xếp gồm mấy chi tiết được ghép với nhau. Chúng được ghép với nhau theo kiểu nào? ? Khi gập và mở ra, tại các mối ghép A, B, C, D các chi tiết chuyển động với nhau như thế nào? ? Vậy mối ghép động là gì? ? Dựa vào tính năng khi hoạt động người ta chia khớp động thành những loại nào? - GV: Cho HS quan sát một số khớp động rồi phân tích hoạt động của cơ cấu 4 khâu bản lề. I. Thế nào là mối ghép động? - Mối ghép mà các chi tiết được ghép có chuyển động tương đối với nhau gọi là mối ghép động hay khớp động - Khớp động gồm: Khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu... HĐ 2: TÌM HIỂU CÁC LOẠI KHỚP ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 1. Tìm hiểu khớp tịnh tiến. - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 27.3 SGK và các mối ghép đã chuẩn bị để trả lời câu hỏi sau: ? Bề mặt tiếp xúc của mối ghép tịnh tiến có hình dạng như thế nào? Hãy điền từ vào chỗ trống trong SGK? ? Trong khớp tịnh tiến, các điểm trên vật chuyển động như thế nào? - HS: Nêu đặc điểm của khớp tịnh tiến như SGK ? Khi hai chi tiết trượt trên nhau xảy ra hiện tượng gì ? Hiện tượng này có lợi hay có hại ? Khắc phục chúng như thế nào? 2. Tìm hiểu khớp quay. - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 27.4 và tìm hiểu thông tin. ? Khớp quay gồm mấy chi tiết? Các mặt tiếp xúc của khớp quay thường có hình dạng gì? - GV: Cho HS quan sát ổ trục trước xe đạp. ? Trục trước xe đạp gồm mấy chi tiết? Mô ta cấu tạo của từng chi tiết? ? Để làm giảm ma sát cho khớp quay, trong kĩ thuật người ta có giải pháp nào? - HS: Quan sát ổ trục trước để nhận biết các chi tiết và cấu tạo từng chi tiết và trả lời các CH. - GV: Kết luận và cho HS ghi vở. ? Khớp quay được dùng ở đâu? Lấy ví dụ? ? Trong chiếc xe đạp, khớp nào thuộc khớp quay? ? Các khớp ở giá gương xe máy, cần ăng ten có được coi là khớp quay không? Vì sao? II. Các loại khớp động. 1. Khớp tịnh tiến. a. Cấu tạo. - Mối ghép tịnh tiến có mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn như mối ghép pít tông -xi lanh hoặc mặt phẳng như mối ghép sống trượt - rãnh trượt. b. Đặc điểm. - Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống nhau. - Khi chuyển đông các chi tiết trượt trên nhau tạo ma sát làm cản trở chuyển động. Để làm giảm ma sát ta phải đánh bóng bề mặt và bôi trơn bằng dầu mỡ. c. Ứng dụng.( SGK) 2. Khớp quay. a. Cấu tạo. - Mỗi chi tiết có thể quay quanh một trục so với chi tiết kia. Có mặt tiếp xúc thường là mặt trụ. - Để làm giảm ma sát ta dùng ổ bi hay bạc lót b. Ứng dụng. 4. Củng cố: ? Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của từng khớp động? ? Nêu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của khớp tịnh tiến, khớp quay? 5. Dặn dò: - Học bài trong vở và SGK phần ghi nhớ. - Trả lời các CH 1, 2, 3 (SGK/95) - Đọc trước bài 28: “Thực hành: Ghép nối chi tiết” - Mỗi nhóm chuần bị: + 1 bộ trục trước và sau xe đạp. + Cờ lê, mỏ lết, kìm, tua vít,giẻ lau, dầu, mỡ, xà phòng.... + Mỗi HS chép sẵn báo cáo thực hành. Tiết 26 Ngày soạn : 24/11/2016 CHƯƠNG V: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI TRUYỂN ĐỘNG Bài 29: TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu đợc tại sao cần phải truyền chuyển động. - Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền động. - Hiểu đợc vai trò quan trọng của truyền chuyển động 2. Kỹ năng: Biết cách tháo lắpvà xác định đợc tỷ số truyền của một số bộ truyền động 3. Thái độ: - Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận, chính xác - Có thói quen làm việc theo quy trình II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Nêu vấn đề, vấn đáp tìm tòi III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: Tranh vẽ hình 29.1; 29.2; 29.3; một số tranh về truyền động đai, truyền động ăn khớp. 2. Học sinh: GV nghiên cứu kĩ SGK IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Tổ chức ổn định lớp: 2. Kiểm kra bài cũ: Kiểm tra vào nội dung 3. Bàimới Hoạt động 1: Tại sao cần truyền chuyển động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Tìm hiểu tại sao cần truyền chuyển động. - Y/c hs quan sát H29.1 - Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa đến trục sau xe đạp? - Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp? I. Tại sao cần truyền chuyển động? Cần truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có thể chúng cần tốc độ quay khác nhau. Hoạt động 2:Truyền động ma sát – Truyền động đai HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - Y/c hs quan sát mô hình truyền chuyển động - Gv giới thiệu khái niệm (phân tích rõ vật dẫn và bị dẫn) - Hãy cho biết tốc độ và chiều quay của các bánh? - Gv đánh giá, tổng hợp, nêu nguyên lý làm việc Chiều quay có thể thay đổi tuỳ thuộc vào bộ truyền - Tốc độ thay đổi tuỳ thuộc vào đờng kính bánh của bộ truyền. ? Từ hệ thức trên em có nhận xét gìvề mối quan hệ giữa đường kính bánh đai II. Bộ truyền chuyển động 1. Truyền động ma sát- truyền động đai a. Cấu tạo bộ truyền động đai Gồm: bánh dẫn1,bánh bị dẫn 2,và dây đai 3 b. Nguyên lý làm việc - Khi bánh dẫn 1(có đường kính D1) quay với tốc độ nd(n1) (vòng /phút), nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, bánh bị dẫn1 (có đướng kính D2) sẽ quay với tốc độ nbd (vòng/phút) - Tỷ số truyền được xác định như sau: i = nbd/nd = n2/n1= D1/D2 hay n2=n1xD1/D2 c. ứng dụng Máy khâu, máy khoan , máy tiện, ôtô, máy kéo Đặc điểm: Cấu tạo đơn giản, làm việc giữa các trục xa nhau. Hoạt động 3: Truyền động ăn khớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC ? Muốn đảo chiều chuyển động của bánh bị dẫn, ta mắc dây dai theo kiểu nào? - Gv vận hành mô hình, phân tích chiều quay trên môhình - Y/c hs quan sát H29.3 - Hãy mô tả bộ truyền động ăn khớp và điền vào dấu ba chấm SGK. - Từ phần tổng hợp tên rút ra kết luận (tính chất) - Phân tích, chứng minh thông qua công thức xác định tỷ số truyền - Y/c hs liên hệ thực tế ? nêu phạm vi ứng dụng 2. Truyền động ăn khớp. a. Cấu tạo bộ truyền động - Bộ truyên động bánh răng gồm bánh dẫn, bánh bị dẫn - Bộ truyền động xích gồm: Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích. b.Tính chất Nếu bánh 1 có số răng Z1 quay với tốc độ n1 (vòng /phút), bánh 2 có số răng Z2 quay với tốc độ n2 (vòng /phút) tỉ số truyền: i = n2/n1 = Z1/Z2 hay n2= n1 x Z1/Z2 c. ứng dụng Bộ truyền động bánh răng nh đồng hồ, hộp số xe máy. Bộ truyền động xích như xe đạp ,xe máy, máy nâng truyền 4. Củng cố: - Y/c 01 hs đọc phần ghi nhớ. -Trả lời các câu hỏi ở Sgk. - Nhận xét, đánh giá giờ học 5.HDVN. - Trả các câu hỏi ở cuối bài - Học bài cũ Chuẩn bị bài mới. Bài 30: Biến đổi chuyển động. + Tại sao cần phải biến đổi chuyển động? + Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động trong cuộc sống. V. RÚT KINH NGHIỆM: TIẾT 27 Ngày soạn : 28/11/2016 BÀI 30:BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động trong thực tế - Biết cách tháo lắp và xác định đợc tỷ số truyền của một số bộ truyền động 2. Kỹ năng: Có thói quen làm việc theo quy trình. 3. Thái độ: GD tính chăm chỉ cẩn thận, II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Nêu vấn đề, vấn đáp III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: Chuẩn bị : - GV nghiên cứu kĩ SGK và SGV, giáo án điện tử, máy chiếu + Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay, lập công thức tính tỷ số truyền của các bộ truyền động. 3 Bài mới: Hoaït ñoäng 1: Tại sao cần biến đổi chuyển động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC -Y/c hs quan sát H30.1 Sgk - Y/c hs quan sát mô hình - Y/c hs nghiên cứu thông tin ở mục I Sgk I. Tại sao cần biến đổi chuyển động? Cần biến đổi chuyển động vì các bộ phận công tác của máy cần những chuyển động khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ nhất định từ một chuyển động ban đầu - Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngợc lại - Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngợc lại Hoạt động 2: Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - Tai sao chiếc máy khâu lại chuyển động tịnh tiến đợc? - Hãy mô tả chuyển động cụ thể của từng chi tiết trong H30.1 bằng cách hoàn thành câu (Gv treo bảng phụ) - Gv kết luận. ? Vì sao sử dụng xe đạp là góp phần bảo vệ môi trường - Y/c hs quan sát H30.2 - Y/c hs mô tả cấu tạo của cơ cấu - Khi tay quay 1 quay đều thì con trượt 3 sẽ chuyển động nh thế nào? - kết luận và đa ra nguyên lý làm việc của cơ cấu (Gv phân tích trên mô hình) II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động. 1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay con trượt1) a. Cấu tạo: Tay quay, thanh truyền, giá đỡ, con trượt b. Nguyên lý làm việc Khi tay quay 1 quay qanh trục A, đầu B của thanh truyềnchuyển động tròn , làm cho con trợt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. Nhờ đó chuyển động quay của tay quay đợc biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt. c. ứng dụng Dùng trong máy khâu, máy ca, ô tô Hoạt động 3: Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc - Khi tay quay 1 quay đều thì thanh lắc 3 sẽ chuyển động nh thế nào? - Gv đánh giá, kết luận, đa ra ng.lý làm việc của cơ cấu (Gv phân tích trên mô hình) - Ta biến đổi chuyển động lắc của thanh lắc thành chuyển động quay của tay quay có đợc không? Khi đó cơ cấu sẽ chuyển động nh thế nào? - Nêu phạm vi ứng dụng của cơ cấu 2. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc (cơ cấu tay quay – thanh lắc) a. Cấu tạo Gồm : Tay quay1, thanh truyền 2,thanh lắc 3 và giá đỡ 4. Chúng được nối với nhau bằng các khớp quay. b. Nguyên lý Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó. Tay quay 1 được gọi là khâu dẫn. c. ứng dụng Dùng trong máy dệt, xe tự đẩy, máy khâu đạp chân. 4. Củng cố - Y/c 01 hs đọc phần ghi nhớ. - trả lời các câu hỏi ở Sgk. 5. HDVN: Đọc trước bài 31; chu Ngày soạn : 10/12/2016 TIẾT 28 : THỰC HÀNH: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm vững công thức tính tỉ số truyền chuyển động. - Hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động. 2. Kỹ năng: - Tháo và lắp được các bộ truyền và biến đổi chuyển động đúng quy trình. - Tính đúng đợc tỷ số truyền của bộ truyền và biến đổi chuyển động 3. Thái độ: Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận, chính xác, ý thức kỷ luật.Có tác phong làm việc đúng qui trình. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Nêu vấn đề, Hoạt động nhóm, III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: Bộ dụng cụ thực hành, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Tổ chức ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - Gv giới thiệu các bộ truyền động - H]ớng dẫn qui trình tháo lắp (thao tác mẫu), cách đếm số răng, cách đIều chỉnh, làm báo cáo - Nêu lưu ý khi thực hành I. Giai đoạn hướng dẫn chuẩn bị Nội dung và trình tự thực hành 1. Đo đường kính bánh đai, đếm số răng 2. Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỷ số truyền Hoạt động 2: Thực hành HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - Kiểm tra công tác chuẩn bị - Phân công nhóm và vị trí thực hành - Y/ c thực hiện bài thực hành (chia thành 02 nhóm lớn làm theo các nội dung 1, 2 và 3 sau khoảng thời gian thì đổi nhóm để đảm bảo sự đáp ứng về thiết bị cho thực hành) -GV Quan sát, theo dõi, uốn nắn Học sinh làm việc theo nhóm và ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành Nhắc nhở hs nội quy an toàn lao động II. Giai đoạn tổ chức thực hành Tỉ số truyền bánh đai Tỉ số truyền động xích, ăn khớp bánh răng Hoạt động 3: Kết thúc thực hành HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Nhắc nhở hs nội quy an toàn lao động III. Giai đoạn kết thúc thực hành -Về công tác chuẩn bị - Thực hiện qui trình -Thái độ học tập 4 Củng cố: - Nêu công thức tính tỉ số truyền bánh đai; tỉ số truyền bánh răng - Hãy rút ra nhận xét về tỉ số truyền thực tế và tỉ số truyền lý thuyết 5 HDVN: Đọc trước bài 32 Vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất; lấy ví dụ về vai trò điện năng trong các tĩnh vực khác nhau (trang 114) V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : 12/12/2016 PHẦN III- KỸ THUẬT ĐIỆN TIẾT 29: VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng. - Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. - Quan sát, phân tích, liên hệ thực tế - Giáo dục hs ý thức tiết kiệm điện năng là tiết kiệm các nguyên liệu để tạo ra điện năng, bảo vệ môi trường. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: Chuẩn bị : - GV nghiên cứu kĩ SGK và SGV, giáo án điện tử, máy chiếu Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định tổ chức : 2 . Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HS: Kể tên một số dạng năng lợng mà em biết (Nhiệt năng, cơ năng....) GV: Gợi ý: ? Năng lượng do đốt than, củi sinh ra gọi là năng lượng gì ? - Nêu khái niệm điện năng ? Để sản xuất ra điện năng, trước hết ta phải làm gì (Xây dựng nhà máy điện) ? ở nhà máy điện năng lượng đầu vào là những năng lượng nào HS: - Quan sát hình 32.1 - Nêu các bộ phận chính của các nhà máy nhiệt điện - Trình bày quá trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện Các bộ phận chính của nhà máy thuỷ điện ? Quá trình sản xuất ra điện năng ở nhà máy thuỷ điện GV: Chỉ tranh, giải thích thêm về việc - Mục đích xây dựng đập nước - Những lợi ích khác của nhà máy thuỷ điện ? So sánh tiềm năng, ưu điểm của nhà máy thuỷ điện với nhà máy nhiệt điện (ít ô nhiễm, nguồn năng lượng đầu vào không mất tiền mua) ? Bộ phận quan trọng nhất của nhà máy điện nguyên tử ? Qua trình sản xuất ra điện ? Những chú ý khi xây dựng nhà máy điện nguyên tử (An toàn tuyệt đối) HS: - Thực hiện yêu cầu tìm hiểu vào SGK bằng bút chì - Nêu ý kiến - Nhận xét, bổ xung GV: Cho VD I. Điện năng: 1. Điện năng là gì? Điện năng là năng lượng (Công) của dòng điện 2. Sản xuất điện năng - Nhiệt năng, thuỷ năng, cơ năng, quang năng, năng lượng nguyên tử Đều tạo ra điện năng a. Nhà máy nhiệt điện Than, khí đốt đun sôi nước, hơi nước ở nhiệt độ cao, áp suất lớn đẩy làm quay tua bin hơi kéo máy phát điện quay b. Nhà máy thuỷ điện Nước dâng cao, theo đường ống dẫn, động năng lớn đập vào cánh quạt tua bin nước làm quay tua bin máy phát tạo ra điện năng c. Nhà máy điện nguyên tử Lò phản ứng tạo ra nhiệt năng, hơi nớc ở nhiệt độ cao áp suất lớn. 3. Truyền tải điện năng : - Từ nhà máy đến khu công nghiệp dùng đờng dây truyền tải điện áp cao 500 KV, 220KV - Đa điện đến khu dân c, lớp học dùng đờng dây truyền tải điện áp thấp ( hạ áp) 220V - 380V II. Vai trò của điện năng : - Điện năng là nguồn năng lượng, nguồn động lực cho các máy, thiết bị - Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hoá và cuộc sống con ngời có đấy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn 4. Củng cố - HS: Đọc ghi nhớ, cho VD - Đọc “Có thể em cha biết 5. HDVN:- Dặn dò chuẩn bị bài 33 TIẾT 30: Ngày soạn : 27/11/2016 CHƯƠNG VI: AN TOÀN ĐIỆN BÀI 33 - AN TOÀN ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được những nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể ngời. - Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống 2. Kỹ năng: - Xác định được khoảng cách an toàn đối với điện lưới, điện cao áp - thực hiện được các nguyên tắc biện phán an toàn điện 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, an toàn khi sử dụng điện II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Vấn đáp tìm tòi, nêu vấn đề III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: Giáo viên: - GV nghiên cứu kĩ SGK và SGV, giáo án điện tử, máy chiếu 2. Học sinh: : Nghiên cứu kỹ Sgk IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định tổ chức : 2 . Kiểm tra bài cũ: ? Chức năng các nhà máy điện là gì? Chức năng các đường dây dẫn điện là gì ? Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - Nêu các nguyên nhân chính gây ra tai nạn điện ( 3 nguyên nhân ) HS:- Quan sát tranh hình 33.1 SGK HS: Cho VD các trường hợp tai nạn do nguyên nhân thứ 2 HS: Quan sát tranh 33.2, mô tả, kết luận ? Trong trường hợp nào dây điện có thể bị đứt rơi vào người ? Phải đề phòng ra sao HS: Quan sát hình 33.3 “Tai nạn điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây hoả hoạn, làm bị thương hoặc chết người” I. Vì sao xảy ra tai nạn điện 1. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện - Chạm trực tiếp vào dây dẫn trần hoặc dây dẫn hở - Sử dụng đồ dùng điện bị rò điện ra ngoài vỏ kim loại - Sửa chữa điện không ngắt nguồn điện 2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lới điện cao áp và trạm biến thế - Điện phóng qua không khí đến người gây chết người. 3. Do đến gần dây điện đứt rơi xuống đất - Mưa bão to, dây điện đứt, không đến gần chỗ dây điện đứt chạm xuống đất Hoạt động 2 : Một số biện pháp an toàn điện GV: Trong khi sử dụng và sửa chữa, để tránh tai nạn điện cần tuân theo các biện pháp, nguyên tắc an toàn điện HS: - Quan sát hình 33.4, thực hiện yêu cầu tìm hiểu - Trình bày GV: Nhận xét, sửa chữa, kết luận HS: Đọc SGK, trình bày các nguyên tắc GV: Cho VD giải thích từng nguyên tắc HS:- Quan sát hình 33.5 - Kể tên, vật liêu, công dụng của các dụng cụ an toàn điện II. Một số biện pháp an toàn điện 1. Một số nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện - Thực hiện tốt cách điện dây dẫn - Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện - Thực hiện tốt nối đất các thiết bị đồ dùng điện - Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lới điện cao áp 2. Một số nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện - Cắt nguồn điện + Rút phích cắm điện + Rút cầu chì + Cắt cầu dao + Sử dụng các dung cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa để tránh bị điện giật và tai nạn khác - Sử dụng vật lót cách điện - Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện - Sử dụng các dụng cụ kiểm tra 4. Củng cố : - Tai nạn điện xãy ra thường do những nguyên nhân nào ? - Khi sử dụng và sửa chữa điện cần tuân thủ nguyên tắc nào ? - Làm bài tập 3 SGK. Bằng cách điền chữ Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào ô trống 5. Hướng dẫn HS học ở nhà: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lỹ làm việc của bút thử điện Chuẩn bị bảng báo cáo thực hành theo mẩu trang 123 V. RÚT KINH NGHIỆM: TIẾT 31 Ngày soạn : 29/11/2016 Ngày dạy: 8A: ..../12/2016 8B: ...../12/2016 BÀI 34:THỰC HÀNH: DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện - Hiểu được nguyên lý hoạt động bút thử điện 2. Kỹ năng - Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện - Thao tác được với bút thử điện 3. Thái độ: - Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện - Rèn luyện ý thức tự giác, tác phong nhanh nhẹn II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Thực hành, vấn đáp III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: giáo án điện tử, máy chiếu; Các dụng cụ an toàn điện 2. Học sinh: Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định tổ chức : 2.. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC GV nêu mục tiêu, yêu cầu, nội quy thực hành GV Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4-5 học sinh. - Các nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ thực hành của từng thành viên, mẫu báo cáo thực hành. - Hãy nêu một số ví dụ về những bộ phận được làm bằng vật liệu các điện trong những đồ dùng hàng ngày, chúng được làm bằng vật liệu gì? ? tại sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng? GV: Hướng dẫn làm mẫu học sinh quan sát và làm theo. I. Giai đoạn hướng dẫn ban đầu 1. Chuẩn bị 2.Tìm hiểu dụng cụ bảo vệ an toàn điện 3. Tìm hiểu bút thử điện a. Quan sát và mô tả cấu tạo bút thử điện b. nguyên lý làm việc c. Sử dụng bút thử điện Hoạt động 2: Thực hành HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC ? Đặc điểm về cấu tạo của các dụng cụ đó ? Phần cách điện được chế tạo bằng vật liệu gì? ? Cách sử dụng Sau khi quan sát mô tả em hãy ghi vào mục 1 báo cáo thực hành Quan sát mô tả cấu tạo bút thử điện GV hớng dẫn hs cách sử dụng bút thử điện Học sinh thực hiện bài tập theo nhóm đã được phân công II: Giai đoạn tổ chức thực hành 1. Tìm hiểu dụng cụ bảo vệ an toàn điện: Thảm cách điện, găng tay cao su, ủng cao su, kìm điện 2. Tìm hiểu bút thử điện Học sinh làm báo cáo thực hành Hoạt động 3: Tổng kết HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Tổng kết và đánh giá thực hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccong nghe 8 Giao an ca nam moi 20182019 THCS_12507325.doc