Kế hoạch bài học Hình học 9 - Tiết 26: Diện tích hình chữ nhật

A. Hoạt động khởi động:

1. Ổn định tổ chức lớp học (1’):

2. Kiểm tra bài cũ(5’): ? Phát biểu định nghĩa đa giác lồi? Đa giác đều ? Cho ví dụ về đa giác đều ?

 Trả lời:

 Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác đó.

 Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau, có tất cả các góc bằng nhau

VD: Tam giác đều, hình vuông.

3. Hoạt động khởi động(2’): Chúng ta đã biết đ/n, t/c, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật vậy HCN có công thức tính như thế nào và từ công thức tính diện tích hình chữ nhật, ta có thể tính được diện tích của những hình nào? Ta tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Hình học 9 - Tiết 26: Diện tích hình chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26 §2.DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT Ngày soạn: 22/10/18 Ngày dạy Tiết Lớp Số Hs vắng 8B I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ: a) Kiến thức: - Nắm được khái niệm về diện tích đa giác, công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. - Biết được để chứng minh các công thức đó cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác. b) Kỹ năng: Vận dụng được các công thức tính diện tích để tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. c) Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. 2. Đinh hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực suy luận, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 3. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của GV: Sgk, sgv, giáo án, bảng phụ, thước thẳng. 2. Chuẩn bị của HS: Sgk, vở ghi, vở bài tập, thước thẳng. III. Chuỗi các hoạt động học: A. Hoạt động khởi động: 1. Ổn định tổ chức lớp học (1’): 2. Kiểm tra bài cũ(5’): ? Phát biểu định nghĩa đa giác lồi? Đa giác đều ? Cho ví dụ về đa giác đều ? Trả lời: Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác đó. Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau, có tất cả các góc bằng nhau VD: Tam giác đều, hình vuông... 3. Hoạt động khởi động(2’): Chúng ta đã biết đ/n, t/c, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật vậy HCN có công thức tính như thế nào và từ công thức tính diện tích hình chữ nhật, ta có thể tính được diện tích của những hình nào? Ta tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay. B. Hoạt động hình thành kiến thức: Tg Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 9’ 8’ 13’ Gv nhắc lại số đo của đoạn thẳng, góc, khái niệm diện tích đã học. Nhấn mạnh diện tích cũng là một số đo. Gv: Treo bảng phụ nội dung ?1 HS đọc yêu cầu của ?1 HS hoạt động cặp đôi HS các cặp trả lời và nhận xét chéo GV chốt lại cho hs. Từ kết quả ?1 ta có nhận xét gì ? HS GV Gọi 1 HS đọc phần nhận xét Gv: Giới thiệu tính chất. HS đọc t/c sgk ? Để tính diện tích của hình chữ nhật ta làm thế nào? Gv: Giới thiệu định lí HS đọc định lí sgk ? Tính diện tích của hình chữ nhật với hai kích thước a = 2,5cm; b = 3cm? HS: Gv nhận xét Muốn tính diện tích của một sân trường HCN ta làm như thế nào ? HS Gv chốt lại cho hs. ? Từ công thức tính diện tích của hình chữ nhật ta tính diện tích của những hình nào? ? Đọc yêu cầu của ?2 HS hoạt động theo nhóm HS các nhóm trả lời và nhận xét chéo GV chốt lại cho hs. Yêu cầu học sinh làm ?3 thảo luận theo nhóm. ? Đại diện một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Gv: Nhận xét và chốt lại cho hs. 1. Khái niệm diện tích đa giác ?1 Hình 121: SGK (116) a) Diện tích của hình A là: 9 ô vuông Diện tích của hình B là 9 ô vuông Diện tích của hình A bằng diện tích của hình B. b) Diện tích hình D là 8 ô vuông Diện tích hình C là 2 ô vuông Diện tích hình D gấp 4 lần diện tích hình C c) Diện tích hình C bằng lần diện tích hình E * Nhận xét: SGK (117) * Tính chất: SGK (117) Kí hệu diện tích đa giác ABCDE là: SABCDE hoặc S. 2. Công thức tính diện tích hình chữ nhật * Định lí: Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó: S = a .b Ví dụ: a = 2,5cm; b = 3cm S = a . b = 2,5 . 3 = 7,5 (cm2) 3. Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông. ?2 Diện tích hình vuông: S = a . a = a2 S = a2 Diện tích tam giác vuông: S = ?3 -Hình chữ nhật chia thành hai tam giác bằng nhau, diện tích hình chữ nhật bằng tổng diện tích hai tam giác. - Hai tam giác bằng nhau có diện tích bằng nhau. C. Hoạt động luyện tập – Vận dụng(6’): Nếu còn thời gian yêu cầu học sinh làm bài tập 6 sgk Gọi 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở và nhận xét. Gv: Nhận xét và kết luận lời giải Bài 6 Sgk ( 118 ) Gọi a, b, S lần lượt là chiều dài, chiều rộng, diện tích của HCN ban đầu a’; b’, S’ lần lượt là chiều dài, chiều rộng, diện tích của HCN sau khi thay đổi kích thước a) Nếu a’ = 2a; b = b thì S’ = 2a.b = 2ab = 2S Vậy nếu chiều dài tăng 2 lần, chiều rộng không đổi thì diện tích của HCN tăng gấp 2 lần. D. Hoạt động tìm tòi mở rộng (1’): - Nắm vững các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác. - Làm bài 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12 IV. Rút kinh nghiệm của GV:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAO AN THAO GIANG TIET 26 HINH 8_12474755.doc
Tài liệu liên quan