Kế hoạch dạy học Vật lý 6 & 9 - Tuần 22

Bài 40: HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG -Tiết: 44

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

 a) Kiến thức:

 - Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

 - Mô tả được TN quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại.

 - Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng.

 - Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên.

 b) Kĩ năng:

 - Biết nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng TN.

 - Biết tìm ra quy luật qua một hiện tượng.

 c) Thái độ: Có tác phong nghiên cứu hiện tượng để thu thập thông tin.

 

doc11 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Vật lý 6 & 9 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/01/2017 Tuần: 22 Ngày dạy: từ ngày 06 đến ngày 11/02/2017 KẾ HOẠCH DẠY HỌC VẬT LÝ 6 Bài 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG - Tiết: 22 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiến thức: Hiểu được thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi, các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau. Tìm được một số ví dụ và giải thích được về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Kỹ năng: - Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng. - Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. - Giải thích được một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - Tiến hành được thí nghiệm chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin. 2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho hs: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác II.Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học: + Mỗi nhóm: Một bình thuỷ tinh đáy bằng, một ống thuỷ tinh thẳng có thành dày, một nút cao su có đục lỗ, một chậu thuỷ tinh, nước có pha màu, một phích nước nóng, nước lạnh. + Cả lớp: Tranh vẽ phóng to hình 19.3 III. Tổ chức hoạt động học của hs: Kiểm tra: (5 phút) - Trình bày những đặc điểm của sự nở vì nhiệt của chất rắn ? 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài : (3’) - GV: Dựa vào mẩu hội thoại mở đầu bài học vào bài. - HS suy nghĩ dự đoán tình huống đầu bài 2.Hoạt động hình thành kiến thức Nội dung Hoạt động của GV- HS HĐ 1: Thí nghiệm (15’) Mục tiêu:Tiến hành được thí nghiệm chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 1. THÍ NGHIỆM: a) Chuẩn bị: b) Tiến hành thí nghiệm: - Hiện tượng xảy ra: Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên. - GV: Giới thiệu các dụng cụ cần thiết để làm TN, nhắc nhở HS cần chú ý khi tiến hành TN khi dùng bình thuỷ tinh, chậu thuỷ tinh, phích nước nóng để tránh đổ vỡ và bỏng. - GV: Hướng dẫn HS thực hiện TN theo các bước như trong SGK. - HS: Tiến hành TN theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. - GV: Theo dõi việc làm TN của các nhóm, kịp thời biểu dương các nhóm làm đúng và uốn nắn các nhóm làm sai quy trình. Sau khi các nhóm làm song TN. - HS: Quan sát hiện tượng xảy ra: Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên. HĐ 2: Trả lời câu hỏi (7’) Mục tiêu: Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 2. TRẢ LỜI CÂU HỎI: C1: Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra. C2: Mực nước trong ống thuỷ tinh tụt xuống, vì nước lạnh đi, co lại. C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - GV: yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C1: - HS: thảo luận trả lời C1: Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra. - GV: Yêu cầu HS thảo luận tiến hành TN và trả lời câu C2. - HS: Tiến hành TN thảo luận trả lời C2: Mực nước trong ống thuỷ tinh tụt xuống, vì nước lạnh đi, co lại. - GV: Treo hình 19.3 phóng to lên bảng.Yêu cầu HS mô tả TN trong hình vẽ. - HS: Quan sát hình 19.3 và mô tả TN ở hình này - GV: Yêu cầu HS dựa vào kết quả TN trên hình để rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau. - HS: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau HĐ 3: Kết luận: (5’) Mục tiêu: Hiểu được thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi, các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau. 3. KẾT LUẬN - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C4. - HS: thảo luận trả lời C4: C4: (1) tăng (2) giảm (3) không giống nhau Hoạt động củng cố (2’) GV: Yêu cầu HS trình bày nội dung phần ghi nhớ. Hoạt động vận dụng (8’) - Yêu cầu học sinh thảo luận làm C5 ,C6, C7 - Học sinh thảo luận:C5: Vì khi đun nóng nước trong ấm nóng lên, nở ra và tràn ra ngoài. C6: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt. C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. IV. Rút kinh nghiệm: KẾ HOẠCH DẠY HỌC VẬT LÝ 9 Bài 39: TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC. Tiết: 43 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: a) Kiến thức: - Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy biến thế. - Luyện tập thêm và vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể. b) Kĩ năng: -Rèn được khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức đã học. c) Thái độ: -Khẩn trương, tự đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức đã học. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh Xác định đúng đắn mục tiêu bài học, tổ chức hoạt động tốt, hợp tác nhóm. II . CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HS trả lời các câu hỏi của mục “tự kiểm tra” trong SGK. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: ( 1 phút ) GV: Để củng cố lại những kiến thức mà các em đã học ở chương II và để trang bị những kiến thức đó để sau này kiểm tra được tốt hơn. Thầy trò của chúng ta hôm nay nghiên cứu bài Tổng kết chương II: Điện học. HS: Chú ý lắng nghe. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 42 phút ) Nội dung Hoạt động của Thầy và Trò Hoạt động 1: Học sinh báo cáo trước lớp và trao đổi kết quả tự kiểm tra ( 19 phút ) Mục tiêu: Biết và hiểu được các kiến thức đã được học ở chương II I- TỰ KIỂM TRA 1.Muốn biết ở một điểm A trong không gian có từ trường hay không, ta làm như sau: Đặt tại A một kim nam châm, nếu thấy có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì ở A có từ trường. 2.C. 3. Quy tắc bàn tay trái.SGK/ 74. 4.D. 5. Khi khung dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu thì trong khung dây xuất hiện một dòng điện cảm ứng xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. 6. Đặt kim nam châm tự do-kim nam châm định theo hướng Bắc Nam địa lí, đầu quay về hướng Bắc địa lí là từ cực Bắc của kim nam châm. 7. a.Quy tắc nắm tay phải để xác định chỉều đường sức từ trong lòng ống dây. SGK/66. b.Hình vẽ: + - 8. Giống nhau: Có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Khác nhau: Một loại có Rôto là cuộn dây, một loại có Rôto là nam châm. 9. Hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn. -Khung quay được vì khi ta cho dòng điện một chiều vào khung dây thì từ trường của nam châm sẽ tác dụng lên khung dây những lực điện từ làm cho khung quay. GV: Yêu cầu HS báo cáo trước lớp và trao đổi kết quả tự kiểm tra (từ câu 1đến câu 9). HS: Trao đổi nhóm và lần lượt trả lời HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét. Hoạt động 2: Luyện tập, vận dụng một số kiến thức cơ bản ( 20 phút ) Mục tiêu: Vận dụng các công thức để giải bài tập. II- VẬN DỤNG 10. Đường sức từ do cuộn dây của nam châm điện tạo ra tại N hướng từ trái sang phải. Áp dụng quy tắc bàn tay trái, lực từ hướng từ ngoài vào trong và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. 10 Cho hình vẽ: Hãy xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên điểm N của dâydẫn.- N + + K - 11. a. Vì sao để vận tải điện năng đi xa người ta phải dùng máy biến thế? b. Trên cùng một đường dây tải điện, nếu dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế ở 2 đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây sẽ giảm đi bao nhiêu lần? c. vòng, vòng, . 12.Giải thích vì sao không thể dùng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế. 13.Trường hợp nào khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều? Hãy giải thích tại sao? a. Khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang. b. Khung dây quay quanh trục AB thẳng đứng. 11. a.Để giảm hao phí do toả nhiệt trên đường dây . b. Giảm đi 1002 = 10000 lần. c. Vận dụng công thức suy ra 12. Dòng điện không đổi không tạo ra từ trường biến thiên, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp không biến đổi nên trong cuộn này không xuất hiện dòng điện cảm ứng. 13. Trường hợp a. Khi khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây luôn không đổi, luôn bằng 0. Do đó trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng - GV chuẩn kiến thức. - HS chữa bài của mình. 3. Hoạt động luyện tập ( Củng cố kiến thức ) ( 2 phút ) GV: Yêu cầu HS về nhà: + Làm lại các câu hởi và bài tập SGK + Làm các bài tập: Từ 39.1 đến 39.4/SBT + Đọc trước bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. HS: Chú ý lắng nghe. 4. Hoạt động vận dụng (nếu có) 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (nếu có) IV. RÚT KINH NGHIỆM Bài 40: HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG -Tiết: 44 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: a) Kiến thức: - Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Mô tả được TN quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại. - Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên. b) Kĩ năng: - Biết nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng TN. - Biết tìm ra quy luật qua một hiện tượng. c) Thái độ: Có tác phong nghiên cứu hiện tượng để thu thập thông tin. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh Xác định đúng đắn mục tiêu bài học, tổ chức hoạt động tốt, hợp tác nhóm. II . CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên : Sách giáo viên, sách giáo khoa. 2. Chuẩn bị của học sinh : - Một bình thuỷ tinh bằng nhựa trong. - Một bình chứa nước sạch. - Một ca múc nước. - Một giá có gắn bảng kim loại sơn đen. - Một tấm nhựa có gắn hai nam châm nhỏ và có bảng vạch. - 1 nguồn sáng có thể tạo được chùm sáng hẹp ( có thể dùng bút laze để HS dễ quan sát tia sáng). -Miếng xốp phẳng, mềm có thể cắm đóng đinh được.-3 chiếc đinh ghim. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: ( 5 phút ) GV: Định luật truyền thẳng của ánh sáng được phát biểu thế nào? HS: Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. GV: Có thể nhận biết được đường truyền của tia sáng bằng những cách nào? HS: Nhận biết đường truyền của tia sáng bằng những cách: + Quan sát vết của tia sáng trên màn chắn. + Quan sát bóng tối của một vật nhỏ đặt trên đường truyền của tia sáng (phương pháp che khuất). GV: Yêu cầu HS làm TN như hình 40.1 nêu hiện tượng. HS: Chiếc đũa như gãy từ mặt phân cách giữa hai môi trường mặc dù đũa thẳng ở ngoài không khí. GV: Để giải thích tại sao nhìn thấy đũa bị gãy ở trong nước, ta nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 21 phút ) Nội dung Hoạt động của Thầy và Trò Hoạt động 1: Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước ( 9 phút ) Mục tiêu: Biết được sự khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước. 1.Quan sát: -Ánh sáng từ S đến I truyền thẳng. -Ánh sáng từ I đến K truyền thẳng. -Ánh sáng đi từ S đến mặt phân cách rồi đến K bị gãy tại K. 2. Kết luận: Tia sáng đi từ không khí sang nước thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 3.Một vài khái niệm. -I là điểm tới, SI là tia tới. -IK là tia khúc xạ. -Đường NN’ vuông góc với mặt phân cách là pháp tuyến tại điểm tới. -SIN là góc tới, kí hiệu là i. -KIN’ là góc khúc xạ, kí hiệu là r. -Mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến NN’ là mặt phẳng tới. 4. Thí nghiệm: Hình 40.2. C1: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. C2: Phương án TN: Thay đổi hướng của tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc tới, góc khúc xạ. 5. Kết luận: Ánh sáng từ không khí sang nước. -Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. -Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. -Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu mục 1 rút ra nhận xét về đường truyền của tia sáng. +Giải thích tại sao trong môi trường nước không khí ánh sáng truyền thẳng? i P Q N S N’ ’ ' ’ r I K +Tại sao ánh sáng bị gãy tại mặt phân cách? -Chiếu tia sáng SI, đánh dấu điểm K trên nền, đánh dấu, đánh dấu điểm I,K → nối S, I, K là đường truyền ánh sáng từ S→K Tại sao biết tia khúc xạ IK nằm trong mặt phẳng tới? Có phương án nào kiểm tra nhận định trên? →GV chuẩn kiến thức. Yêu cầu HS vẽ lại kết luận bằng hình vẽ. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự khúc xạ của ánh sáng khi truyền từ nước sang không khí ( 12 phút ) Mục tiêu: Biết được sự khúc xạ ánh sáng từ nước sang không khí. 1. Dự đoán. Dự đoán: -Phương án TN kiểm tra. 2. TN kiểm tra. HS bố trí TN: +Nhìn đinh ghim B không nhìn thấy đinh ghim A. +Nhìn đinh ghim C không nhìn thấy đinh ghim A, B. Nối đỉnh A→B→C→đường truyền của tia từ A→B→C→mắt. C6: Đường truyền của tia sáng từ nước sang không khí bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa nước và không khí. *-Giống nhau: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. -Khác nhau: +Ánh sáng đi từ không khí sang nước: Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới +Ánh sáng đi từ nước sang không khí: Góc khúc xạ lớn hơn góc tới 3.Kết luận: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì: -Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. -Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. -Yêu cầu HS đọc dự đoán và nêu ra dự đoán của mình. -GV ghi lại dự đoán của HS lên bảng. -Yêu cầu HS nêu lại TN kiểm tra. -GV chuẩn lại kiến thức của HS về các bước làm TN. -Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và trình bày các bước làm TN. -Yêu cầu HS trình bày C5. -Nhận xét đường của tia sáng, chỉ ra điểm tới, tia tới, tia khúc xạ, xẽ pháp tuyến tại điểm tới. So sánh độ lớn góc khúc xạ và góc tới. -Ánh sáng đi từ không khí sang môi trường nước và ánh sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? r i B C N P Q 3. Hoạt động luyện tập ( Củng cố kiến thức ) ( 2 phút ) GV: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Phân biệt hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ ánh sáng. GV: Phân biệt sự khác nhau giữa ánh sáng đi từ môi trường không khí→ nước và ánh sáng đi từ môi trường nước → không khí. GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) C7: Hiện tượng phản xạ ánh sáng. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. -Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ. -Góc phản xạ bằng góc tới. -Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. -Góc khúc xạ không bằng góc tới. C8: -Khi chưa đổ nước vào bát, ta không nhìn thấy đầu dưới của chiếc đũa. Trong không khí, ánh sáng chỉ có thể đi theo đường thẳng từ đầu dưới đũa đến mắt. Nhưng những điểm trên chiếc đũa thẳng đã chắn mất đường truyền đó nên tia sáng này không đến được mắt. -Giữ nguyên vị trí đặt mắt và đũa. Đổ nước vào bát tới một vị trí nào đó, ta lại nhìn thấy A. Mắt -Hình vẽ: Không có tia sáng A II đi theo đường thẳng nối A với mắt. Một tia sáng AI đến mặt nước, bị khúc xạ đi được tới mắt nên ta nhìn thấy A. 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút) GV: Yêu cầu HS đọc có thể em chưa biết HS: Đọc IV. RÚT KINH NGHIỆM KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 8 BÀI 46: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: a) Kiến thức: - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha. - Hiểu được chức năng và cách sử dụng. ( Giảm tải mục 2: Nguyên lí làm việc ) b) Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết. c) Thái độ: Trung thực, thự tin, nghiêm túc trong công việc. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh Xác định đúng đắn mục tiêu bài học, tổ chức hoạt động tốt, hợp tác nhóm. II . CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học. + Tranh vẽ mô hình máy biến áp. Nội dung Hoạt động của Thầy và Trò Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của máy biến áp (25 phút) Mục tiêu: Biết được cấu tạo của máy biến áp 1. Cấu tạo Có 2 bộ phận chính: Lõi thép , Dây quấn. Ngoài ra còn có vỏ gắn với đồng hồ đo điện, đèn tín hiệu núm điều chỉnh a.Lõi thép: Được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày từ 0,35- 0,5mm có lớp cách điện bên ngoài ghép thành 1 khối, dùng để dẫ từ nhằm giảm hao tổn năng lượng. b. Dây quấn Dây quấn làm bằng dây điện từ, có độ bền cơ học cao, dẫn điện tốt. - Máy biến áp thông thướng có 2 cuộn dây. + Dây quấn sơ cấp: Được nối với nguồn điện có N1 vòng dây. + Dây quấn thứ cấp: Được nối với phụ tải có N2 vòng dây. 2. Nguyên lí làm việc Giảm tải không dạy. GV sử dụng tranh phóng to và mô hình máy biến áp để đặt các câu hỏi. HS: Quan sát tranh và mô hình để trả lời các câu hỏi. GV: Theo em máy biến áp có mấy bộ phận chính? HS: Máy biến áp có 2 bộ phận chính: Lõi thép và dây quấn. GV: Lõi thép có cấu tạo như thế nào? Làm bằng các vật liệu gì? HS: Máy biến áp thông thướng có 2 cuộn dây. GV: Dây quấn làm bắng vật liệu gì? Vì sao? HS: Dây quấn được làm bằng dây điện từ. GV: Chức năng của lõi thép và dây quấn là gì? HS: Lõi thép dùng để dẫn từ cho máy biến áp. GV: Hãy phân biệt dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp? + Dây quấn sơ cấp: Được nối với nguồn điện có N1 vòng dây. + Dây quấn thứ cấp: Được nối với phụ tải có N2 vòng dây. GV: Yêu cầu HS về nhà đọc nguyên lí làm việc SGK. HS: Về nhà đọc nguyên lí SGK. Hoạt động 3: Tìm hiểu các số liệu kỹ thuật và cách sử dụng (13 phút) Mục tiêu: Hiểu được các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng máy biến áp. 3. Các số liệu kỹ thuật. + Công suất định mức ( Pđm) đơn vị VA,kVA là đại lượng cho biết khả năng cung cấp cho các tải của máy BA + Uđm đơn vị V, KV. + Iđm đơn vị A. 4. Sử dụng. SGK GV nêu các giá trị định mức. GV gọi 1 HS giải thích các ý nghĩa kỹ thuật. HS: Nêu các số liệu kĩ thuật SGK và giải thích. GV giải thích lại cho kĩ các đại lượng trên. GV: Hãy nêu cách sử dụng của máy biến áp 1 pha ? HS: Nêu cách sử dụng dụng SGK. + Các mẩu về là thép kỹ thuật điện, lõi thép, dây quấn của máy biến áp. + Máy biến áp còn tốt. 2.Chuẩn bị của học sinh: Máy biến áp ( nếu có ) III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: ( 3 phút ) GV: Nhà em dùng điện áp 220V vậy làm thế nào để sử dụng một đồ dùng có điện áp 110V? Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần có máy biến áp để biến đổi điện áp 220V xuống 110V. Vậy máy biến áp một pha và máy biến áp có cấu tạo như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. HS: Chú ý lắng nghe. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 38 phút ) 3. Hoạt động luyện tập ( Củng cố kiến thức ) ( 2 phút ) - GV cho một vài HS đọc phần ghi nhớ SGK - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi, làm bài tập cuối bài. - Đọc trước bài 48: “ SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG” 4. Hoạt động vận dụng (nếu có) 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút) GV: Yêu cầu HS đọc có thể em chưa biết HS: Đọc IV. RÚT KINH NGHIỆM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 22 PHÁT.doc
Tài liệu liên quan