Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 5 - Tuần 15 năm 2017

Thực hành kĩ năng sống

Bài 4: KĨ NĂNG THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM VỚI BẠN ( Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Biết được tầm quan trọng của việc thể hiện tách nhiệm với bạn.

- Hiểu được một số yêu cầu cần thiết khi thể hiện trách nhiệm với bạn.

- Vận dụng một số yêu cầu đã biết để thể hiện trách nhiệm với bạn bè trong một số tình huống cụ thể.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sách thực hành kĩ năng sống.

III. Hoạt động dạy và học:

 

doc35 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 5 - Tuần 15 năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét, bổ sung. - Học sinh nêu; - Học sinh kể. _______________________________________________ Đạo đức TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiếp theo) I. Mục tiêu - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. - HS khá giỏi biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ; biết chăm sóc và giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ). - Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ. - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà, mẹ, chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội. IV. Đồ dùng dạy học - Sưu tầm bài hát,câu chuyện, thơ nói về người phụ nữ Việt Nam. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta phải tôn trọng phụ nữ ? - Nhận xét, . 3/ Bài mới - Giới thiệu: Các em sẽ giới thiệu người phụ nữ mà mình yêu thương, kính trọng với các bạn trong lớp qua phần tiếp theo của bài Tôn trọng phụ nữ. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 4: Xử lí tình huống - Mục tiêu: HS biết thực hành kĩ năng xử lí tình huống. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một tình huống theo sự phân công sau: . Nhóm 1 và 2: Tình huống a. . Nhóm 3 và 4: Tình huống b. + Yêu cầu các nhóm trình bày. + Nhận xét, kết luận. * Hoạt động 5: - Mục tiêu: HS biết những tổ chức xã hội và những ngày dành riêng cho phụ nữ; biết đó là sự biểu hiện sự tôn trong phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận các câu hỏi trong BT4. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, kết luận: . Ngày Quốc tế phụ nữ là ngày 08/03. . Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày 20/11. . Hội phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ. * Hoạt động 6: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam - Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài học. - Cách tiến hành: + Yêu cầu giới thiệu đôi nét về người phụ nữ mà mình yêu thương, kính trọng. + Tổ chức hát, kể chuyện, đọc thơ về người phụ nữ mà mình yêu thương, kính trọng. + Nhận xét, tuyên dương. 4/ Củng cố - Gọi học sinh nêu lại ghi nhớ. KNS: Trong gia đình cũng như trong xã hội, vai trò của người phụ nữ rất quan trọng. Vì vậy, các em cần thể hiện sự tôn trọng đối với phụ nữ bằng tất cả các việc làm phù hợp với khả năng của mình. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Quan tâm, giúp đỡ phụ nữ. - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Hợp tác với những người xung quanh. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau giới thiệu. - Xung phong hát, kể chuyện, đọc thơ về người phụ nữ mà mình yêu thương, kính trọng. - Học sinh nêu. - Lắng nghe. _______________________________________________ Thứ Tư ngày 12 tháng 12 năm 2017 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân (BT1a, b, c). - Vận dụng để tính giá trị của biểu thức (BT2a). - Biết giải bài toán có lời văn (BT3). - HS khá giỏi làm 4 bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm và bảng con. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK. - Nhận xét,. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Các em sẽ được củng cố kiến thức về thực hiện các phép tính với số thập phân qua các bài tập thực hành trong tiết Luyện tập chung. - Ghi bảng tựa bài. * Thực hành - Bài 1 . Rèn kĩ năng thực hiện các phép chia với số thập phân + Nêu yêu cầu bài. + Ghi bảng lần lượt từng phép tính trong câu a, b, c; yêu cầu nhận dạng và nêu cách thực hiện từng phép tính. + Yêu cầu đặt tính và tính vào bảng con. + Nhận xét , sửa chữa: a) 266,22 : 34 = 7,83 b) 483 : 35 = 13,8 c) 91,08 : 3,6 = 25,3 - Bài 2 . Rèn kĩ năng Vận dụng để tính giá trị của biểu thức + Nêu yêu cầu bài. + Ghi bảng câu a. + Hỗ trợ: Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc. + Yêu cầu làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện và trình bày kết quả. + Nhận xét sửa chữa. a) (128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32 = 55,2 : 2,4 - 18,32 = 23 - 18,32 = 4,68 - Bài 4 .Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Ghi bảng ghi bảng tóm tắt: Tóm tắt: 1 giờ chạy: 0,5 lít dầu giờ chạy ?: 120 lít dầu + Yêu cầu HS thực hiện vào bảng con, 1 HS thực hiện trên bảng. + Nhận xét, sửa chữa. Số giờ động cơ chạy hết 120 lít dầu: 120 : 0,5 = 240 (lít) Đáp số: 240 lít 4/ Củng cố . - Gọi học sinh nêu lại tựa bài. - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi làm tính nhanh, tính đúng. - Tổng kết trò chơi. - Nắm được kiến thức về các phép tính với số thập phân, các em có thể vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống một cách chính xác và nhanh chóng. 5/ Dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Hướng dẫn làm BT4: + Nêu yêu cầu bài. + Hỗ trợ: Thực hiện các phép tính ở vế phải rồi dựa vào thành phần chưa biết của phép tính để tính x. + Yêu cầu HS khá giỏi làm ở nhà. - Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 4 bài trong SGK. - Chuẩn bị bài Tỉ số phần trăm. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - Xác định yêu cầu. - Dựa vào từng phép tính, tiếp nối nhau nêu. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - Xác định yêu cầu. - Chú ý và thực hiện: - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - Xác định yêu cầu. - Chú ý và thực hiện theo yêu cầu: - Nhận xét, bổ sung. - Học sinh nêu lại. - Thực hiện trò chơi. - Chú ý. _______________________________________________ Buổi chiều: Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC I. Mục tiêu - Hiểu nghĩa từ hạnh phúc (BT1); tìm được từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2, BT3); xác định được yêu tố quan trọng nhất tạo nên được một gia đình hạnh phúc (BT4). II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm. - Bảng phụ viết quy tắc viết hoa danh từ riêng (BT2). III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn đã viết hoàn chỉnh ở nhà. - Nhận xét, 3/ Bài mới - Giới thiệu: Thế nào là hạnh phúc ? Các em cùng trao đổi, thảo luận để có nhạn thức đúng về hạnh phúc qua bài Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn làm bài tập - Bài 1: Hiểu nghĩa từ hạnh phúc + Yêu cầu đọc nội dung bài 1. + Yêu cầu thảo luận theo nhóm đôi để tìm ra ý đúng nhất với nghĩa của từ hạnh phúc trong 3 ý đã cho. + Yêu cầu trình bày ý kiến. + Nhận xét, và chốt lại ý đúng: - Bài 2: Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc + Yêu cầu đọc bài tập 2. + Chia lớp thành nhóm 6, phát bảng nhóm và yêu cầu tìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Từ đồng nghĩa: sung sướng, may mắn, + Từ trái nghĩa: bất hạnh, khốn khổ, cơ cực, + Nhận xét, chọn bảng có nhiều từ đúng, bổ sung cho hoàn chỉnh. - Bài 3: Nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3. + Hỗ trợ: Chỉ tìm những từ ngữ có tiếng phúc với nghĩa là điều may mắn, điều tốt lành. + Chia lớp thành nhóm 5, phát bảng nhóm, yêu cầu thực hiện. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, tuyên dương nhóm có nhiều từ đúng, bổ sung cho hoàn chỉnh. - Bài 4:Xác định được yêu tố quan trọng nhất tạo nên được một gia đình hạnh phúc + Yêu cầu đọc nội dung bài. + Hỗ trợ: Có nhiều yếu tố tạo nên hạnh phúc, theo em yếu tố nào là quan trọng nhất. Các em suy nghĩ và cùng tranh luận với bạn. + Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu tranh luận trong nhóm. + Yêu cầu nhóm cử đại diện để tranh luận trước nhóm. + Nhận xét, tuyên dương. 4/ Củng cố - Gọi học sinh nêu lại tựa bài. - Gọi học sinh lên bảng đặt câu có dung từ Hạnh phúc. - Để có được hạnh phúc, chúng ta phải luôn không ngừng đấu tranh và bảo vệ hạnh phúc. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Làm lại các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài Tổng kết vốn từ. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện. - Nhắc tựa bài. - 2 HS đọc to. - Thảo luận với bạn ngồi cạnh. - Tiếp nối nhau nêu. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc to. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, treo bảng và trình bày: - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc to. - Chú ý. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. - Đại diện nhóm treo bảng và trình bày. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc to. - Chú ý. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. - Đại diện nhóm tranh luận trước lớp. - Nhận xét, bình chọn nhóm tranh luận hay. Học sinh nêu. Học sinh thực hiện. _______________________________________________ Tập đọc VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY I. Mục đích, yêu cầu - Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước. - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. - HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào và trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa trong SGK. - Bảng phụ ghi khổ thơ 1 và khổ thơ 2. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Tùy theo từng đối tượng, yêu cầu đọc bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo và trả lời câu hỏi sau bài. - Nhận xét, 3/ Bài mới - Giới thiệu: Cho xem tranh minh họa và giới thiệu: Tác giả Đồng Xuân lan sẽ cho các em thấy sự đổi mới hàng ngày của đất nước ta qua bài Về ngôi nhà đang xây. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - Yêu cầu HS khá giỏi đọc toàn bài. - Yêu cầu từng nhóm HS nối tiếp nhau theo từng khổ thơ trong bài. - Kết hợp sửa lỗi phát âm, luyện đọc tên người dân tộc và giải thích từ ngữ mới, khó. - Yêu cầu đọc theo cặp. - Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài. - Đọc mẫu. b) Hướng dẫn tìm hiểu bài - Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài thơ, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: + Tìm những chi tiết nói lên hình ảnh ngôi nhà đang xây ? + Giàn giáo, trụ bê tông, bác thợ nề với cái bay, + Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà đang xây ? + Trụ bê tông giống mầm cây, ngôi nhà tựa bài thơ sắp làm xong, ngôi nhà như trẻ nhỏ + Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà sống động và gần gũi ? + Tựa vào, thở ra, đứng ngủ, mang hương, lớn lên. + Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta ? Đất nước phát triển từng ngày, cuộc sống của người dân ấm no, hạnh phúc. - Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời. c) Luyện đọc diễn cảm + Yêu cầu 4 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn đoạn. + Treo bảng phụ ghi khổ thơ 1, khổ thơ 2 và hướng dẫn đọc: giọng giọng vui, tự hào. + Yêu cầu theo cặp. + Tổ chức thi đọc diễn cảm. + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. 4/ Củng cố - Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn. - Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài. - Những ngôi nhà được xây dựng cho thấy được sự phát triển không ngừng trên đất nước ta. Là những người chủ tương lai của đất nước, các em phấn đấu học tập để đất nước luôn phát triển. 5/ Dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài. - Chuẩn bị bài thầy thuốc như mẹ hiền. - Hát vui. - HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu. - Quan sát tranh và lắng nghe. - Nhắc tựa bài. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Từng nhóm HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. - Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. - Luyện đọc với bạn ngồi cạnh. - HS khá giỏi đọc. - Lắng nghe. - Thực hiện theo yêu cầu: + HS khá giỏi nối tiếp nhau trả lời - Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời. - HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm. - Chú ý. - Đọc diễn cảm với bạn ngồi cạnh. - Các đối tượng xung phong thi đọc. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài: - Chú ý lắng nghe. _______________________________________________ Thực hành kĩ năng sống Bài 4: KĨ NĂNG THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM VỚI BẠN ( Tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết được tầm quan trọng của việc thể hiện tách nhiệm với bạn. - Hiểu được một số yêu cầu cần thiết khi thể hiện trách nhiệm với bạn. - Vận dụng một số yêu cầu đã biết để thể hiện trách nhiệm với bạn bè trong một số tình huống cụ thể. II. Đồ dùng dạy học: - Sách thực hành kĩ năng sống. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Chia lớp thành 6 nhóm Yêu cầu học sinh đọc phần rút kinh nghiệm. Thực hiện theo yêu cầu SGK. Theo dõi hướng dẫn, giúp đỡ các em làm việc. Nhận xét, tuyên dương tập thể và cá nhân có sản phẩm đẹp, làm việc tích cực và có lời thuyết trình hay. 2. Hoạt động 2: Thực hành: Cho HS làm bài tập phần rèn luyện. HS kiểm tra kết quả bài làm trong nhóm 2. Cho làm bài tập phần định hướng. Một số học sinh trình bày trước lớp bài làm của nhóm mình. Nhận xét tuyên dương. IV: Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Các em về nhà thực hành phần ứng dụng. Chuẩn bị cho bài sau Kĩ năng tiếp khách đến nhà. Ngồi thành các nhóm. 2 em đọc to phần rút kinh nghiệm. Các HS khác theo dõi đọc thầm. Thực hành theo yêu cầu SGK. Thảo luận làm và đại diện nhóm trưng bày kết quả thực hành của nhóm mình đồng thời tiến hành thuyết trình theo yêu cầu của bài. Bình chọn nhóm có sản phẩm đẹp và có lời thuyết trình hay. Nhận xét tuyên dương. Làm cá nhân bài tập phần rèn luyện, sau khi hoàn thành các bạn ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau kiểm tra bài làm của bạn. Cá nhân làm bài thực hành Định hướng ứng dụng. Trình bày hoặc lắng nghe bạn trình bày, nhận xét bài làm của bạn. _______________________________________________ Thứ Năm ngày 13 tháng 12 năm 2017 Toán TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. Mục tiêu - Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm (BT1). - Biết viết một phân số dưới dạng tỉ số phần trăm (BT2). - HS khá giỏi làm 3 bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ vẽ hình như SGK. - Bảng nhóm và bảng con. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1/ Ổn định . 2/ Kiểm tra bài cũ . - Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK. - Nhận xét,. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Thế nào là tỉ số phần trăm ? Các em cùng tìm hiểu qua bài Tỉ số phần trăm. - Ghi bảng tựa bài. * Tìm hiểu bài 1. Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm (xuất phát từ tỉ số). - Yêu cầu đọc ví dụ 1. - Treo bảng phụ và giới thiệu hình vẽ: Hình vẽ là hình vuông có 100 ô tương ứng với 100m2 là diện tích vườn hoa. Phần tô đậm là diện tích trồng hoa hồng 25m2 tương úng với 25 ô. - Nêu câu hỏi gợi ý: + Đề bài hỏi gì ? + Hỗ trợ: Tỉ số tức là thực hiện phép chia . + Yêu cầu nêu cách tìm tỉ số của diện tích hoa hồng và diện tích vườn hoa. - Ghi bảng, nêu và hướng dẫn cách đọc: Ta viết = 25%; 25% là tỉ số phần trăm. 25% đọc là hai mươi lăm phần trăm. - Hướng dẫn viết kí hiệu % và yêu cầu viết vào bảng con. 2. Ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm (5 phút). - Yêu cầu đọc ví dụ 2 và ghi bảng: Trường có 400 HS, trong đó có 80 HS giỏi. - Yêu cầu HS: + Viết tỉ số của HS giỏi và HS toàn trường. + 80 : 400 = + = = 20% + HS giỏi chiếm 20% số HS toàn trường + Chuyển tỉ số đã viết thành phân số thập phân. + Viết thành tỉ số phần trăm. + Số HS giỏi chiếm bao nhiêu số HS toàn trường ? - Giới thiệu: 20% cho ta biết cứ 100 HS trong trường thì có 20 HS giỏi. * Thực hành - Bài 1 : Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm + Nêu yêu cầu bài. + Ghi bảng mẫu và hướng dẫn: Chuyển phân số thành phân số thập phân rồi viết thành tỉ số phần trăm 25% + Ghi bảng lần lượt từng phân số, yêu cầu thực hiện vào bảng con. = = 15% = = 12% = = 3% + Nhận xét , sửa chữa. - Bài 2 : Biết viết một phân số dưới dạng tỉ số phần trăm + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Hỗ trợ: . Lập tỉ số của 95 và 100. . Viết thành tỉ số phần trăm. + Yêu cầu làm vào vở, 1 HS chữa trên bảng. + Nhận xét sửa chữa. Giải Tỉ số phần trăm sản phẩm đạt chuẩn so với tổng sản phẩm là: 95 : 100 = = 95% Đáp số: 95% 4/ Củng cố Gọi học sinh nêu lại tựa bài. Yêu cầu học sinh nêu lại qui tắc tìm tỉ số phần trăm. Nhận xét chốt lại. Kiến thức bài học sẽ giúp các em hiểu về tỉ số phần trăm khi gặp trong thực tế cuộc sống cũng như biết cách tính tỉ số phần trăm. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Hướng dẫn làm BT3: + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Hỗ trợ: Tính tỉ số rồi viết thành phân số thập phân và chuyển thành tỉ số phần trăm. + Yêu cầu HS khá giỏi làm ở nhà. - Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 3 bài trong SGK. - Chuẩn bị bài Giải toán về tỉ số phần trăm. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Chú ý và theo dõi. - Tiếp nối nhau trả lời: + Tỉ số của diện tích hoa hồng và diện tích vườn hoa. + Chú ý. - Quan sát và chú ý. - Tiếp nối nhau đọc. - Thực hiện vào bảng con. - Đọc và quan sát. - Thực hiện theo yêu cầu: - Chú ý. - Xác định yêu cầu. - Quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu: - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Chú ý và thực hiện theo yêu cầu: - Nhận xét, bổ sung. - Học sinh nêu. - Học sinh nêu lại qui tắc. - Chú ý. _______________________________________________ Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu: - Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1). - Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2). II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi lời giải của BT1b. - Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu trình bày lại biên bản cuộc họp ở tiết trước. - Nhận xét, . 3/ Bài mới - Giới thiệu: Các em sẽ luyện tập tả hoạt động của người mà em yêu thích qua bài Luyện tập tả người với phần tả hoạt động. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn luyện tập - Bài 1: + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Hỗ trợ: . Đọc kĩ bài văn để xác định đoạn và nêu nội dung chính từng đoạn. . Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm có trong bài. + Yêu cầu thảo luận theo nhóm đôi và trình bày kết quả. - Nhận xét, treo bảng phụ và chốt lại ý đúng. - Bài 2: . + Nêu yêu cầu bài. + Kiểm tra việc chuẩn bị của HS. + Yêu cầu giới thiệu người được chọn tả hoạt động. + Yêu cầu đọc phần gợi ý. + Yêu cầu dựa vào gợi ý, viết đoạn văn tả hoạt động người thân, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, sửa chữa và ghi điểm cho những đoạn văn hay. 4/ Củng cố . - Gọi học sinh nêu lại cấu tạo bài văn tả người. - Nhận xét chốt lại. Để bài văn tả hoạt động được sinh động, hấp dẫn, khi tả các em cần chọn những chi tiết nổi bật, đặc sắc để tả. 5/ Dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Đoạn văn tả hoạt động chưa hoàn chỉnh, viết lại ở nhà. - Yêu cầu quan sát một bạn nhỏ hoặc một em bé đang tuổi tập nói, tập đi để lập dàn ý cho tiết sau. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện. - Nhắc tựa bài. - 2 HS đọc to. Lớp đọc thầm. - Chú ý và thực hiện. - Thảo luận với bạn ngồi cạnh và trình bày kết quả trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. - Xác định yêu cầu. - Tiếp nối nhau giới thiệu. - Tiếp nối nhau đọc. - Thực hiện theo yêu cầu. - Treo bảng nhóm và trình bày. - Nhận xét, góp ý. Học sinh nối tiếp nhau nêu, Theo dõi giáo viên. _______________________________________________ Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ I. Mục tiêu - Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu BT3 (chọn 3 trong 5 ý a, b, c, d, e). - Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết kết quả BT1. - Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định . 2/ Kiểm tra bài cũ . - Yêu cầu HS nêu và giải thích nghĩa một số từ ngữ có chứa tiếng phúc (điều may mắn, tốt lành) - Nhận xét,. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Với những vốn từ đã học, các em sẽ vận dụng để viết được đoạn văn tả hình dáng người thân qua bài Tổng kết vốn từ. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn luyện tập: - Bài 1: . + Yêu cầu đọc nội dung bài tập 1. + Yêu cầu làm vào vở và trình bày kết quả. + Nhận xét và treo bảng phụ và chốt lại ý đúng. - Bài 2: . + Yêu cầu đọc bài tập 2. + Chia lớp thành 6 nhóm, phát bảng nhóm và giao việc: . Nhóm 1, 2: Tìm những từ ngữ câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình. . Nhóm 3, 4: Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ thầy trò. . Nhóm 5,6: Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ bạn bè. + Yêu cầu thực hiện và trình bày kết quả. + Nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao đúng. - Bài 3: + Yêu cầu đọc bài tập 3. + Chia lớp thành 5 nhóm, phát bảng nhóm và giao việc: . Nhóm 1: Tìm từ ngữ miêu tả mái tóc. . Nhóm 2: Tìm từ ngữ miêu tả đôi mắt. . Nhóm 3: Tìm từ ngữ miêu tả khuôn mặt. . Nhóm 4: Tìm từ ngữ miêu tả làn da. . Nhóm 5: Tìm từ ngữ miêu tả vóc dáng. + Yêu cầu thực hiện và trình bày kết quả. + Nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng. - Bài 4: + Yêu cầu đọc bài tập 4. + Hỗ trợ: Đoạn văn tả hoạt động người thân có thể có 6, 7 câu. Không nhất thiết câu nào cũng có từ ngữ miêu tả hình dáng. + Yêu cầu viết vào vở và trình bày kết quả. + Nhận xét, ghi điểm đoạn văn viết tốt. 4/ Củng cố Gọi học sinh nêu lại tựa bài. Giáo viên hỏi lại về các từ loại đã ôn tập. Vận dụng những từ ngữ đã học, các em viết những đoạn văn tả hình dáng thích hợp với nghề nghiệp, nơi singh sống của người được tả. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Hoàn chỉnh lại đoạn văn viết chưa đạt. - Chuẩn bị bài Tổng kết vốn từ. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện. - Nhắc tựa bài. - 2 HS đọc to. - Tiếp nối nhau thực hiện và trình bày. - Nhận xét, góp ý. - 2 HS đọc to. - Nhóm nhận việc, nhóm trương điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. - Đại diện nhóm treo bảng và trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Nối tiếp nhau đọc. - 2 HS đọc to. - Nhóm nhận việc, nhóm trương điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. - Đại diện nhóm treo bảng và trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc to. - Chú ý. - Thực hiện và trình bày kết quả. - Nhận xét, góp ý. Học sinh nêu lại. Học sinh trả lời. _______________________________________________ Khoa học CAO SU I. Mục tiêu - Nhận biết một số tính chất của cao su. - Nêu được công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. - HS khá giỏi kể tên được một số vật liệu dùng để sản xuất ra thủy tinh. II. Đồ dùng dạy học - Hình và thông tin trang 62-63 SGK. - Một số đồ dùng bằng cao su. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1/ Ổn định . 2/ Kiểm tra bài cũ . - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Nêu công dụng và tính chất của thủy tinh. + Nêu cách bảo quản các đồ dùng làm từ thủy tinh. - Nhận xét, 3/ Bài mới - Giới thiệu: Cao su được sử dụng phổ biến trong cuộc sống chúng ta. Bài Cao su sẽ giúp các em biết một số tính chất và công dụng của cao su. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1: Thực hành . - Mục tiêu: HS thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su. phát hiện được một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu thực hành và nhận xét các hiện tượng xảy ra: . Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà hoặc vào tường. . Kéo căng sợi dây chun rồi buông ra. + Yêu cầu báo cáo kết quả. + Yêu cầu trả lời câu hỏi: Từ những nhận xét trên, hãy rút ra tính chất của cao su. + Nhận xét, kết luận. + Quả bóng sẽ nảy lên khi bị ném xuống sàn nhà hoặc vào tường. + Sợi dây chun bị dãn khi kéo ra và trở về vị trí cũ khi được buông ra. * Hoạt động 2: Thảo luận . - Mục tiêu: + Kể tên các vật liệu được dùng để chế tạo ra cao su. + Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. - Cách tiến hành: + Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 63 SGK và trả lời câu hỏi: . Có mấy loại cao su ? Đó là những loại nào ? . Ngoài tính đàn hồi, cao su có tính chất gì ? . Cao su thường được dùng để làm gì ? . Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. + Có 2 loại cao su: Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. + Ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh; cách nhiệt, cách điện; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác. + Săm, lốp xe; các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình. + Nhận xét, kết luận: Không nên để các đồ dùng bàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 15.doc