Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 5 - Tuần 22

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

- Biết:

+ Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương (BT1).

+ Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản (BT2, BT3).

II. Đồ dùng dạy học

- Hình vẽ trong SGK.

- Bảng nhóm.

III. Hoạt động dạy học

 

doc36 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 5 - Tuần 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô nhiễm môi trường gây hại cho người, động thực vật. Do vậy, chúng ta cần tránh lãng phí và đảm bảo an toàn khi sử dụng chất đốt. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài học. - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy. - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. - Nhắc tựa bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu: - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. - Theo dõi. _______________________________________________ Đạo đức ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ( PHƯỜNG) EM ( Tiết 2) I. Mục tiêu - Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã (phường) đối với cộng đồng. - Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương. - Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường). - Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường). - HS khá giỏi: Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Ủy ban nhân dân xã (phường) tổ chức. II. Đồ dùng dạy học - Hình minh họa trong SGK. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Ủy ban nhân dân xã (phường) có vai trò như thế nào đối với đời sống của người dân ? + Mỗi người dân phải có thái độ như thế nào đối với UBND xã (phường)? - Nhận xét, đánh giá. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Phần tiếp theo của bài Ủy ban nhân dân xã (phường) em sẽ giúp các em xác định được việc làm của mình đối với UBND phường, nơi mình ở. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 4: Xử lí tình huống - Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường) tổ chức. - Cách tiến hành: + Yêu cầu thảo luận để tìm ra cách xử lí các tình huống xảy ra trong BT 2 theo nhóm 4. + Yêu cầu trình bày kết quả thảo luận. + Nhận xét và chốt lại ý đúng: . Tình huống a: Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam. . Tình huống b: Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hóa của phường. . Tình huống c: Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, quần áo, đồ dùng học tập, ủng trẻ em vùng lũ lụt. * Hoạt động 5: Bày tỏ thái độ - Mục tiêu: HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền - Cách tiến hành: + Gọi HS đọc yêu cầu BT4. + Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu mỗi nhám chọn đóng vai và góp ý về một vấn đề có liên quan đến trẻ em cho UBND xã (phường) + Yêu cầu các nhóm trình bày. + Nhận xét, kết luận: UBND xã (phường) luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã (phường) và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt. 4/ Củng cố Gọi học sinh nêu lại tựa bài. Gọi học sinh nêu lại ghi nhớ. Các hoạt động xã hội do UBND xã (phường) tổ chức đều phục vụ quyền lợi của người dân. Do vậy, các em nên tích cực tham gia các công tác xã hội đó. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Tham gia các hoạt động xã hội do UBND xã (phường) tổ chức. - Chuẩn bị bài Em yêu Tổ quốc Việt Nam. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc to, ớp đọc thầm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm phân vai và hoạt động theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. Học sinh nêu. Học sinh nêu. _______________________________________________ Thứ Tư ngày 7 tháng 2 năm 2017 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Biết: + Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương (BT1). + Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản (BT2, BT3). II. Đồ dùng dạy học - Hình vẽ trong SGK. - Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS: + Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương. + Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK. - Nhận xét. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Bài Luyện tập sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương. - Ghi bảng tựa bài. * Luyện tập - Bài 1: Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Hỗ trợ: Chuyển 2m5cm về cùng một đơn vị đo. + Yêu cầu lớp làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện. + Nhận xét và sửa chữa. 2m5cm = 205cm Diện tích xung quanh hình lập phương là: 205 205 4 = 168100(cm2) Diện tích toàn phần hình lập phương: 205 205 6 = 252150(cm2) Đáp số: 168100cm2 và 252150cm2 + Yêu cầu HS nêu cách làm khác. - Bài 2: Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Hỗ trợ: Quan sát kĩ từng hình. + Yêu cầu suy nghĩ, thảo luận và nối tiếp nhau phát biểu. + Nhận xét và sửa chữa. + Hình 3 và hình 4. - Bài 3 : Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Hỗ trợ: . Quan sát và nhận xét số đo cạnh của 2 hình lập phương. . Dựa vào cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để tìm câu trả lời đúng. + Yêu cầu nêu kết quả và giải thích + Nhận xét và sửa chữa. Cạnh hình A gấp cạnh hình B là: 10 : 5 = 2(lần) Diện tích một mặt của hình A gấp diện tích một mặt của hình B là 2 2 = 4(lần) Vậy: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình A gấp 4 lần diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình B. (a), (c): Sai; (b), (d): Đúng 4/ Củng cố - Yêu cầu nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương. - Nắm vững kiến thức đã học, các em sẽ vận dụng để tính các bài toán có liên quan đến diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Làm các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài Luyện tập chung. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Chú ý và thực hiện - Nhận xét, bổ sung. - HS có cách làm khác nêu. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Chú ý và quan sát hình. - Thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu - Nhận xét và bổ sung. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau phát biểu. _______________________________________________ Buổi chiều: Luyện từ và câu NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu - Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả (ND Ghi nhớ). - Tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2); biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3). II. Đồ dùng dạy học - Giấy khổ to viết nội dung BT2, 3 phần Luyện tập. - Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA H. SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Để thể hiện quan hệ nguyên nhân-kết quả giữa hai vế trong câu ghép, ta có thể nối chúng với nhau bằng các quan hệ từ và cặp quan hệ từ nào ? - Gọi 2 học sinh lên đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ nêu về nguyên nhân – kết quả. - Nhận xét,. - Nhận xét qua kiểm tra. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Tiết học hôm nay các em sẽ nhận biết được một số quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ điều kiện-kết quả, giả thiết-kết quả qua bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Ghi bảng tựa bài. * Phần Luyện tập - Bài 2: + Yêu cầu đọc bài tập 2. + Giải thích: Các câu trên tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện điều kiện-kết quả hay giả thiết-kết quả, các em phải biết điền các quan hệ thích hợp vào chỗ trống trong câu. + Yêu cầu học sinh làm việc nhóm đôi. (3phút) + Gọi đại diện từng nhóm lên bảng trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung. + Nhận xét, sửa chữa và chốt lại kết quả đúng kết hợp giáo dục học sinh. - Gọi học sinh đọc lại kết quả. - Bài 3: + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3. + Đính yêu cầu bài tập lên bảng và hướng dẫn học sinh làm bài. Chia lớp làm 6 nhóm và phân công nhiệm vụ. + Nhóm 1-2 làm câu a. + Nhóm 3-4 làm câu b. + Nhóm 5-6 làm c + Nhận xét, sửa chữa và chốt lại kết quả lên bảng. Gọi học sinh đọc lại. 4/ Củng cố - Yêu cầu nêu lại tựa bài. - Cho các tổ lên thi đặt câu.. - Biết được quan hệ của các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ dùng để nối các vế trong câu ghép, các em sẽ vận dụng vào văn bản hoặc đặt câu sao cho thích hợp. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài học và làm lại các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Chú ý. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhóm trình bày kết quả. Lớp nhận xét bổ sung. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Lớp chia ra 6 nhóm và thực hiện theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả. Lớp nhận xét bổ sung. - Nhận xét và bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. _______________________________________________ Tập đọc CAO BẰNG I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ. - Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng. - Trả lời được 3 câu hỏi đầu và thuộc ít nhất ba khổ thơ trong SGK; HS khá giỏi trả lời cả 4 câu hỏi và thuộc được toàn bộ bài thơ. BVMT: - GV giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật Cao Bằng; của cửa gió Tùng Chinh (Đoạn thơ BT 3), từ đó có ý thức giữ gìn bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa trong SGK. - Bảng phụ viết đoạn: Sau khi qua Đèo Gió đến Bà hiền như suối trong. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS đọc phân vai bài Lập làng giữ biển và trả lời câu hỏi sau bài. - Nhận xét, 3/ Bài mới - Giới thiệu: Cho xem tranh và giới thiệu: Ở phía Đông-Bắc nước ta có tỉnh Cao Bằng giáp với Trung Quốc, nơi có địa thế đặc biệt, có những người dân đôn hậu, giàu lòng yêu nước. Bài Cao Bằng sẽ cho các em biết địa hình và con người của vùng đất nơi đây. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - HS khá giỏi đọc toàn bài. - Yêu cầu từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc. - Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ mới, từ khó. - Yêu cầu đọc lại toàn bài. - Đọc mẫu diễn cảm bài thơ. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi: + Những từ ngữ, chi tiết nào trong khổ thơ 1 nói lên vị thế đặc biệt của Cao Bằng ? + Từ ngữ: Sau khi qua , ta lại vượt , lại vượt nói lên địa thế xa xôi của Cao Bằng. + Tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên sự đôn hậu và lòng mến khách của người Cao Bằng ? + Hình ảnh: mận ngọt đón môi ta dịu dáng, rất thương, rất thảo, lành như hạt gạo, hiền như suối trong. + Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng ? + Tình yêu đất nước của người Cao Bằng cao như núi, trong trẻo và sâu sắc như suối sâu. + Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì ? + Cao Bằng có vị trí rất quan trọng - Nhận xét và chốt ý mỗi câu trả lời. BVMT: - GV giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật Cao Bằng; của cửa gió Tùng Chinh từ đó có ý thức giữ gìn bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước. c) Luyện đọc diễn cảm. - Hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, tình cảm; nhấn giọng những từ ngữ nói về vị thế đặc biệt của Cao Bằng; lòng mến khách, sự đôn hậu, mộc mạc của người Cao Bằng - Yêu cầu HS đọc diễn cảm. - Treo bảng phụ và đọc mẫu. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, tuyên dương HS đọc hay. - Yêu cầu đọc nhẩm để thuộc lòng 3 khổ thơ, HS khá giỏi thuộc toàn bộ bài thơ. - Tùy theo đối tượng, tổ chức thi đọc thuộc lòng. - Nhận xét, ghi điểm HS đọc thuộc. 4/ Củng cố - Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung, ý nghĩa của bài thơ. - Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài. - Với tình yêu đất nước sâu sắc, người dân Cao Bằng quyết tâm giữ lấy một dải biên cương của Tổ quốc. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Học thuộc lòng các khổ thơ theo yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau bài. - Chuẩn bị bài Phân xử tài tình. - Hát vui. - HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu. - Quan sát tranh và lắng nghe. - Nhắc tựa bài. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc. - Luyện đọc từ khó, đọc thầm chú giải và nêu những từ ngữ cần giải đáp. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Lắng nghe. - Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời. - Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - Học sinh trả lời. - Lớp nhận xét bổ sung. - Học sinh trả lời. - Lớp nhận xét bổ sung. + HS khá giỏi nối tiếp nhau trả lời:. - Nhận xét, bổ sung. - Chú ý. - HS diễn cảm. - Lắng nghe. - Xung phong thi đọc. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. - Tùy theo đối tượng, đọc nhẩm để thuộc theo yêu cầu. - Xung phong thi đọc thuộc lòng. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. - Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài _______________________________________________ Thực hành kỹ năng sống KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Mục tiêu : - Biết tầm quan trọng của việc giải quyết vần đề trong cuộc sống. - Hiểu được những nguyên tắc yêu cầu khi giải quyết vấn đề. - Vận dụng được những biện pháp, cách thức để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. II. Đồ dùng dạy học: - Sách thực hành kỹ năng sống. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài cũ: Hãy nêu một số cách em đã vận dụng vào thực tế để tạo cảm hứng trong học tập. Bài mới: Giới thiệu bài, chép mục bài lên bảng. 1. Hoạt động 1: Tải nghiệm Gọi 2 học sinh đọc lại câu chuyện trong sách giáo khoa. Cho học sinh thực hiện cá nhân phần chải sẻ phản hồi sau đó cho các em chia sẻ cùng các bạn trong nhóm 4 rồi chia sẻ trước lớp. Theo dõi phần trình bày của học sinh và nhận xét tuyên dượng những em có phần thuyết trình hay. 2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống. Tình huống 1: Trong lớp, có một bạn hay trêu học, lấy đồ dùng của em. Em cảm thấy khó chịu nhưng bạn nói vời em rằng, nếu em kể với bố mẹ hay cô giáo biết thì bạn ấy sẽ chọc phá em nhiều hơn. Hãy nêu ứng xử của em ? Nhận xét tuyên dương các nhóm trình bày và có cahcs xử lí tình huống hay. Tình huống 2: Cho học sinh thực hiện tương tự. Rút kinh nghiệm: 5 bước giải quyết vấn đề: Xác định. Liệt kê. So sánh. Lựa chọn. Đánh giá. IV: Cũng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học: Hãy chuẩn bị cho tiết sau thực hành. Nêu, nhận xét Lắng nghe, chép mục bài vào vở. Hai HS đọc câu chuyện trong SGK, HS khác theo dõi đọc thầm. Thực hiện phần Chia sẻ - Phẩn hồi. Chia sẻ cùng các bạn trong nhóm sau đó chia sẻ trước lớp. Những Học sinh có năng lực có thể diễn thuyết vì sao mình cho đó là những bảo bối của bản thân. Các học sinh khác nhận xét nêu ý kiến riêng của cá nhân mình. Học sinh thảo luận nhóm 4 cùng đưa ra cách xử lí của riêng cá nhân mình sau đó đại diện nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác theo dõi lắng nghe phần trình bày của nhóm bạn đồng thời nêu nhận xét nếu có khác với cách xử lí của nhóm mình. _______________________________________________ Thứ Năm ngày 8 tháng 2 năm 2018 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - Biết: + Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và hình lập phương (BT1). + Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật (BT3). - HS khá gỏi làm cả 3 bài tập trong SGK. II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK. - Nhận xét, 3/ Bài mới - Giới thiệu: Bài Luyện tập chung sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương và hình hộp chữ nhật. - Ghi bảng tựa bài. * Luyện tập - Bài 1 : Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Yêu cầu nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. + Hỗ trợ: Chuyển các số đo ở câu b về cùng một đơn vị đo. + Yêu cầu lớp làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện. + Nhận xét và sửa chữa. a) Diện tích xung quanh là: (2,5 + 1,1) 2 0,5 = 3,6(m2) Diện tích toàn phần hình là: 3,6 + 2 2,5 1,1 = 9,1(m2) b) 3m = 30dm Diện tích xung quanh hình là: (30 + 15) 2 9 = 810(dm2) Diện tích toàn phần hình là: 810 + 2 15 30 = 1710(dm2) + Yêu cầu HS nêu cách làm khác. Bài 2 : Gọi hs đọc yêu cầu BT 2 . (Hs khá ,giỏi giải BT2 ) . - Cho hs làm bài . - Cho hs trình bày kết quả . - GV chốt lại : Hình hộp chữ nhật (1) (2) (3) Chiều dài 4 m m 0,4 m Chiều rộng 5 m m2 0,4 m Chiều cao 3 m m 0,4 m Chu vi mặt đáy 14 m 2 m 1,6 m Diện tích xung quanh 70 m2 m2 6,4 m2 Diện tích toàn phần 94 m2 m2 0,96 m2 - Bài 3: Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Yêu cầu nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương. + Hỗ trợ: . Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương đều phụ thuộc vào diện tích một mặt của hình lập phương. . Cạnh của hình lập phương gấp lên 3 lần thì diện tích một mặt gấp lên mấy lần, đó cũng chính là số lần gấp lên của diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương. + Yêu cầu thực hiện vào vở, 1 HS làm trên bảng. + Nhận xét và sửa chữa. Diện tích một mặt của hình lập phương có cạnh 4cm là: 4 4 = 16(cm2) Diện tích một mặt của hình lập phương có cạnh tăng gấp 3 lần là: (3 4) (3 4) = 144(cm2) Cạnh tăng gấp 3 lần thì diện tích một mặt tăng là: 144 : 16 = 9(lần) 4/ Củng cố - Yêu cầu nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương và hình hộp chữ nhật. - Nắm vững kiến thức đã học, các em sẽ vận dụng để tính các bài toán có liên quan đến diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương và hình hộp chữ nhật. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài Thể tích một hình. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Tiếp nối nhau phát biểu. - Chú ý và thực hiện: - Nhận xét, bổ sung. - HS có cách làm khác nêu. 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Tiếp nối nhau phát biểu. - Chú ý và thực hiện - Nhận xét, bổ sung - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Tiếp nối nhau phát biểu - Chú ý và thực hiện theo yêu cầu: Vì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương đều phụ thuộc vào diện tích một mặt của hình lập phương nên điện tích một mặt tăng 9 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương của hình lập phương cũng tăng 9 lần. - Nhận xét và bổ sung. - Tiếp nối nhau phát biểu. - Chú ý. _______________________________________________ Tập làm văn ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: - Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của một bài văn kể chuyện. - Bảng nhóm viết câu hỏi trắc ngiệm của BT2. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA H. SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS nêu chương trình hoạt động đã lập hoàn chỉnh ờ nhà. - Nhận xét, 3/ Bài mới - Giới thiệu: Bài Ôn tập văn kể chuyện sẽ giúp các em củng cố và nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện, ý nghĩa câu chuyện. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn làm bài tập - Bài tập 1: + Gọi HS đọc yêu cầu. + Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi trong BT1 (SGK) theo nhóm 4. + Nhận xét, treo bảng phụ và chốt lại ý đúng: 1/ Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có đuôi; liên quan đến một ahy một số nhân vật. mỗi câu chuyện đều có ý nghĩa riêng. 2/ Tính cách của nhân vật được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động và thái độ hay những đặc điểm tiêu biểu ngoại hình của nhân vật. 3/ Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần: . Mở đầu (Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp). .Thân bài (Diễn biến câu chuyện). . Kết thúc (Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng). - Bài tập 2: + Gọi HS đọc yêu cầu. + Yêu cầu suy nghĩ và làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện. + Nhận xét chọn bảng nhóm có nhiều ý đúng và bổ sung cho hoàn chỉnh. 4/ Củng cố - Yêu cầu nhắc lại cấu tạo của bài văn kể chuyện. - Vận dụng kiến thức đã học về bài văn kể chuyện, các em sẽ viết được những bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Hoàn chỉnh lại bài văn kể chuyện chưa đạt ở nhà. - Chuẩn bị cho tiết Kể chuyện ( kiểm tra viết). - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện. - Nhắc tựa bài. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung và đọc lại. - Tiếp nối nhau phát biểu. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Thực hiện theo yêu cầu, treo bảng nhóm và nối tiếp nhau trình bày. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau phát biểu. Luyện từ và câu NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu - Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản (ND Ghi nhớ). - Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẫu chuyện (BT3). II. Đồ dùng dạy học - Băng giấy, mỗi băng viết 1 câu ghép ở BT 1(Phần Nhận xét) và BT1, 2, 3 Luyện tập. - Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Để thể hiện quan hệ nguyên nhân-kết quả giữa hai vế trong câu ghép, ta có thể nối chúng với nhau bằng các quan hệ từ và cặp quan hệ từ nào ? - Nhận xét,. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Tiết học hôm nay các em sẽ nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ quan hệ tương phản qua bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Ghi bảng tựa bài. * Phần Luyện tập - Bài 1: + Yêu cầu đọc nội dung bài 1. + Hỗ trợ: . Gạch chân 1 gạch dưới vế. . Khoanh quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ dùng để nối các vế trong câu ghép. + Yêu cầu làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, đính giấy và chốt lại ý đúng. a/ Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu CN VN CN VN học tập , vui chơi , đoàn kết , tiến bộ . b/ Tuy rét vẫn kéo dài , mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương . CN VN CN VN - Bài 2: + Yêu cầu đọc bài tập 2. + Đính 2 băng giấy ghi câu ghép lên bảng. + Yêu cầu làm vào vở và 2 HS thực hiện trên bảng. + Nhận xét, chốt lại ý đúng. - Bài 3: + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3. + Yêu cầu đọc thầm mẫu chuyện, tìm và nêu câu ghép thể hiện quan hệ tương phản có trong mẫu chuyện. + Yêu cầu làm vào vở, phát băng giấy đã ghi câu ghép cho 1 HS thực hiện. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, sửa chữa trên băng giấy cho hoàn chỉnh. Mặc dù tên cướp rất hung hăn , gian xảo nhưng cuối cùng hắn CN VN CN vẫn phải đưa hai tay vào cồng số 8 . VN 4/ Củng cố - Yêu cầu đọc lại nội dung ghi nhớ. - Biết được quan hệ của các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ tương phản dùng để nối các vế trong câu ghép, các em sẽ vận dụng vào văn bản hoặc đặt câu sao cho thích hợp. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài học và làm lại các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Trật tự- An ninh. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Chú ý. - Thực hiện theo yêu cầu. - Treo bảng nhóm và trình bày. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Chú ý. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Thực hiện theo yêu cầu và tiếp nối nhau nêu. - Thực hiện vào vở. - Đính băng giấy lên bảng và nối tiếp nhau trình bày. - Nhận xét và bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. _______________________________________________ Khoa học SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY I. Mục tiêu - Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất: + Sử dụng năng lượng gió: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió. + Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện, - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. - Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. II. Đồ dùng dạy học - Hình và thông tin trang 90-91 SGK. - Bánh xe nước. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn. + Nêu tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó. - Nhận xét, 3/ Bài mới - Giới thiệu: Bài Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy sẽ giúp các em biết được tác dụng của năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong tự nhiên cũng như những thành tựu trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 22.doc