Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội

LỜI MỞ ĐẦU 2

Chương I : Lý luận chung về thương mại quốc tế 3

I. Thương mại quốc tế. 3

1. Khái niệm : 3

2. Thương mại quốc tế đối với phát triển kinh tế : 3

3. Các chính sách ảnh hưởng đến thương mại quốc tế : 4

II. Kế hoạch thương mại quốc tế. 6

1. Kế hoạch thương mại quốc tế và nội dung: 6

2. Nhiệm vụ của kế hoạch thương mại quốc tế : 9

Chương II: Kế hoạch thương mại quốc tế giai đoạn 2006 – 2010 11

I. Kế hoạch thương mại quốc tế 2006-2010. 11

1. Xuất khẩu : 11

2. Nhập khẩu: 14

II. Tình hình thực hiện kế hoạch thương mại quốc tế 2006-2008. 15

1. Thương mại quốc tế 2006 18

2.Xuất nhập khẩu năm 2007. 23

3. Kế Hoạch Thương Mại Quốc Tế 2008. 27

Chương 3: Đánh Giá Khả Năng Thực Hiện Kế Hoạch 2009-2010 Và Một Số Giải Pháp Thực Hiện Cho Những Năm Tiếp Theo 34

I. Đánh Giá Khả Năng Thực Hiện Kế Hoạch 2009-2010. 34

1. Kế hoạch TMQT 2009-2010. 34

2. Đánh giá các yếu tố tác động và khả năng thực hiện KH TMQT 2009-2010 36

2.1. Xuất khẩu. 36

2.2. Nhập khẩu. 42

II. Các Giải Pháp Thực Hiện Cho Những Năm Tiếp Theo. 43

 

doc45 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch, chúng ta đã đạt được những thành tựu phấn khởi. Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2006 – 2008 Mặt hàng xuất khẩu Năm 2006 Năm 2007 Giá trị % Giá trị % Tổng số 39826,2 100 48560,0 Hàng CN nặng và khoáng sản 14428,6 36,23 16000,0 32,95 Hàng CN nhẹ và TTCN 16389,6 41,15 21598,0 44,48 Hàng nông, lâm, thuỷ sản 9008,0 22,6 10963,4 22,58 Bảng 1: Cơ cẩu các mặt hàng Đơn vị :TriệuUSD Thị trường Năm 2006 Năm 2007 10 tháng đầu năm 2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng số 39826,2 100 48560,0 53300,0 Asean 6632,6 16.7 9200,0 EU 7094,0 17,8 8500,0 MỸ 7845,1 19,7 10089,1 20,7 9800,0 Trung Quốc 3242,8 8,1 3356,7 6,9 3800,0 Nhật Bản 5240,1 13,2 6069,8 12,5 Úc 3744,7 9,4 3556,9 7,3 3900,0 Bảng 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Mặt hàng 2005 2006 2007 Tổng số 48491,1 62680,0 Kim ngạch NK 36761,1 44891,1 62680,0 Máy móc thiết bị 5282 6630 10376 Hàng hoá tiêu dùng 2992,5 3508,4 5100,2 Hàng hóa trung gian 24483,3 30314,9 40232,0 Bảng 3: cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Thành phần kinh tế 2006 2007 Giá trị % Giá trị % Tổng số 48491,1 62680,0 100 Có vốn đầu tư nước ngoài 16489,4 21715,4 35,72 100% vốn trong nước 284401,7 40966,8 64,28 Bảng 4: Cơ cẩu nhập khẩu theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân TM TH KH TH KH TH KH 2006 39826,2 37750,0 44891,1 -5064,9 2007 48560,0 46760,0 62680,0 53760,0 -14120,0 -7000,0 9 tháng 2008 48600,0 65000,0 (KH cả năm) 64400,0 74000,0 (KH cả năm) -15800,0 -9000,0 Nguồn: Tổng cục thống kê VN Bảng 5: Bảng cân đối cán cân thương mại qua các năm Sau đây, nhóm chúng em xin đi vào phân tích chi tiết tình hình của từng năm. 1. Thương mại quốc tế 2006 2006 được coi là năm thành công của hoạt động xuất nhập khẩu. Khi mà cả giá trị xuất và nhập khẩu đều có tốc độ tăng trưởng cao và vượt kế hoạch đặt ra. Đại xuất là tỉ lệ nhập siêu thấp hơn nhiều so với các năm trước đó, cụ thể: a. Xuất khẩu. Quy mô: Năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 39,8262 tỉ USD vượt kế hoạch đặt ra 2,0762 tỉ USD ( kế hoạch đặt ra là 37,750 tỉ USD ), tăng 22,7% so với năm 2005 ( tăng 7,163 tỉ USD về giá trị ), chiếm 65% GDP. Cơ cấu: Theo mặt hàng: Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất 41,15% đạt 16,3896 tỉ USD, hầu hết đều tăng so với năm 2005 và vượt kế hoạch đặt ra: Mặt hàng giày dép đạt 3,7 tỉ USD, tăng 22% so với năm 2005. Năm 2006, EU đã áp đặt thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm giày có mũi da của Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng chuyển dịch thị trường xuất khẩu vào Mĩ do đó kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá; sản phẩm gỗ đạt 1,9 tỉ USD tăng 25%. Hàng điện tử, vi tính và linh kiện đạt 1,65 tỉ USD tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng dệt may đạt 6,2 tỉ USD, tăng 28%. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 36,23% đạt 14,4286 tỉ USD. Trong đó dầu thô đạt 9,1 USD, mặc dù lượng xuất khẩu có giảm 5% nhưng do giá tăng 30% nên kim ngạch tăng 23% so với năm 2005 và vượt chỉ tiêu xuất khẩu đặt ra. Các mặt hàng nông, lâm và thủy sản cũng tăng mạnh so với năm 2005 và hầu hết là đạt hoặc vượt chỉ tiêu đặt ra. Cà phê xuất khẩu được 894 ngàn tấn, tăng nhẹ về lượng nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh đạt 1 tỉ USD do giá xuất khẩu tăng 44%. Cao su xuất khẩu đạt 680 ngàn tấn, tăng 16% về lượng và 68% về kim ngạch do giá cao su tăng 45% so với năm 2005. Thủy sản năm 2006 xuất khẩu đạt 3.15 tỉ USD, tăng 15%. Các doanh nghiệp thủy sản đã vượt qua những khó khăn về rào cản thương mại tại thị trường Mĩ, EU, Nhật Bản đã thay đổi cơ cấu mặt hàng cũng như cơ cấu thị trường xuât khẩu. Những năm trước đây trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tôm luôn chiếm tỉ trọng cao; năm 2006 xuất khẩu cá đặc biệt là cá tra và cá basa đã tăng cao. Riêng mặt hàng gạo lượng xuất khẩu chỉ đạt 5 triệu tấn, giảm gần 5% về lượng, đạt kim ngạch 1,4 tỉ USD tăng nhẹ so với 2005. Đến hết năm 2006 đã có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, ngoài các mặt hàng truyền thống đạt kim ngạch cao, năm 2006 lần đầu tiên hai mặt hàng cà phê và cao su có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD. Nhìn trung, năng lực các mặt hàng xuất khẩu đã được tăng lên một bước, thể hiện ở sự mở rộng quy mô xuất khẩu, ở kim ngạch xuất khẩu và giá xuất khẩu tăng ở từng mặt hàng. Nhưng dù vậy cơ cấu xuất khẩu ở nước ta vẫn chưa có chuyển biến theo hướng tăng tỉ lệ hàng chế biến, giảm tỉ lệ hàng sơ chế và khoáng sản. Trong số 7,163 tỉ USD kim ngạch tăng lên thì vẫn còn 2,941 tỉ USD là do giá tăng. Điển hình là mặt hàng cao su tuy có mức tăng trưởng cao nhất tới 58.3% so với năm 2005 về giá trị kim ngạch, nhưng chủ yếu là do thị trường cao su thế giới sốt giá trong năm 2006. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn được lợi do yếu tố giá cả, theo các chuyên gia đánh giá, sự tăng trưởng này không bền vững, bị lệ thuộc nhiều vào yếu tố nước ngoài. Ngoài ra trong 9 mặt hàng chủ lực trên 1 tỉ USD chỉ có một mặt hàng thuộc lĩnh vực công nghệ ( điện tử, linh kiện máy tính ) có hàm lượng công nghệ cao. Còn lại các sản phẩm khác nói chung được xuất khẩu dưới dạng thô chỉ được sơ chế như: gạo, cà phê, cao su Các mặt hàng lệ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu ( như: đồ gỗ, dệt may, giày dép.) hoặc phần lớn chỉ thực hiện gia công theo những đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài ( dệt may, giày da ) đã làm cho giá trị gia tăng trong số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam còn thấp. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2006 đạt 6,03 triệu USD vượt kế hoạch đặt ra. Theo thị trường: Cơ cấu thị trường xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, giảm dần sự phụ thuộc vào khu vực thị trường châu Á, ổn định xuất khẩu vào thị trường châu Âu, tăng xuất khẩu vào thị trường châu Mĩ. Ngoài ra còn thâm nhập được nhiều thị trường mới có nhiều tiềm năng như thị trường châu Phi. Tuy vậy, khu vực thị trường châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất về xuất khẩu của nước ta, tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào khu vực thị trường ASEAN đạt 6.6326 tỉ USD chiếm 16.7% tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 15% so với năm 2005. Thị trường Nhật Bản đạt 5.2 tỉ USD chiếm tỉ trọng 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường Trung Quốc đạt 3.2 tỉ USD giảm 1% so với năm 2005, chiếm tỉ trọng 8,1% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu vào khu vực thị trường EU năm 2006 đạt khoảng 7 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 17,8% tổng kim ngach nhập khẩu tăng 21% so với năm 2005 các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vào thị trường EU là giày dép, dệt may, sản phẩm gỗ và thủy sản. Năm 2006 xuất khẩu vào thị trường Mĩ đạt 7,8 tỉ USD chiếm 19,7% tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 33% so với năm 2005, chủ yếu vẫn là các mặt hàng truyền thống như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ và thủy sản. b. Nhập khẩu. Quy mô: Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2006 đạt 44,8911 tỉ USD ( so với kế hoạch -tăng 22,1% bằng 73% GDP. Cơ cấu: Theo mặt hàng Nhìn vào bảng số liệu thấy rằng nhập khẩu hàng hóa trung gian vẫn chiếm tỉ lệ cao 67,53% tổng kim ngạch nhập khẩu với giá trị là 30,3149 tỉ USD cao hơn cả năm 2005 cả về giá trị và tỉ trọng (năm 2005: tỉ trọng là 66,6%, giá trị 24,4833 tỉ USD ). Như vậy sản xuất của Việt Nam vẫn là gia công chế biến phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới. Tỉ lệ nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm tỉ lệ khiêm tốn 14,77% ( giá trị: 6,63 tỉ USD ) tổng kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm 2005 nhưng mức tăng không đáng kể ( năm 2005 giá trị: 5,282 tỉ USD, tỉ trọng: 14,37%). Như vậy yêu cầu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là hết sức bức thiết để giảm tỉ lệ nhập khẩu hàng hóa trung gian cho những năm tới. Năm 2006 tỉ lệ nhập khẩu hàng tiêu dùng đạt 3,5084 tỉ USD chiếm 7,82% có giảm so với năm 2005. Nhập khẩu dịch vụ năm 2006 là 6,397 tỉ USD. c. Cán cân thương mại quốc tế Vượt qua tập tục “ Tháng riêng là tháng ăn chơi” guồng máy xuất nhập khẩu vận hành trơn chu từ đầu năm, trong những ngày nghỉ tết nguyên đán Bính Tuất, các cửa khẩu phía bắc vẫn nhộn nhịp, lần đầu tiên – quý I/2006 cán cân thương mại đã cân bằng. Nhập siêu chỉ lộ diện từ quý II, tất nhiên vẫn chỉ ở mức khiêm tốn và cả năm chỉ dừng ở mức 5,0649 tỉ USD chiếm 12,7% tổng xuất và bằng 8,32% GDP giảm đi nhiều so với các năm trước đó ( năm 2003: tỉ lệ nhập siêu chiếm 25,3% GDP, năm 2004: tỉ lệ nhập siêu chiếm 20,7% GDP, năm 2005: tỉ lệ nhập siêu chiếm 13,3% GDP ). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 chiếm 139,2% GDP, - nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới tuy nhiên năng xuất vẫn <0 lại khẳng định rằng chúng ta mở cửa theo kiểu nhập siêu nhưng chúng ta phải chấp nhận thực tế này không chỉ ở năm 2006 mà còn trong cả một số năm tiếp theo vì nền kinh tế nước ta còn yếu kém chưa đủ năng lực đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên chúng ta cũng cần cố gắng hơn để chủ động được nguồn hàng hóa trung gian nhằm giảm nhập siêu ,cũng là giảm sự phụ thuộc bên ngoài. d. Một số nguyên nhân dẫn đến lý gải cho tình hình xuất nhập khẩu khá là tích cực năm2006: Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện đổi mơi về giải pháp và điều hành dài hạn đối vơi trương trình xúc tiến thương mại quốc gia theo quyết định số 297 ngày 3-11-2005 của thủ tướng chính phủ, nhằm: Để doanh nghiệp dễ tiêp cận với chương trình; đơn giản hóa thủ tục thanh toán :cơ quan chủ trì trương trình linh hoạt hơn trong việc xây dựng và điều chỉnh các hạng mục trong trương trình; cơ quan kiểm soát nguồn vốn ngân sach hỗ trợ cho xúc tiến thương mại. Trên tinh thần đó, nhiều hạng mục được thực hiện với sắc thái mới và lần đầu tiên chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia năm sau (2007) đã được phê duyệt từ năm trước (2006). Từ thực tiễn tổ chức “Ngày VNở nước ngoài”,chính phủ đã quyết định tổ chức hình thức này hằng năm nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh của đất nước,con người, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam. Từ xu hướng coi giao hàng xong,thu được tiền là thỏa mãn, nay đã tiến tới chủ động tiếp cận với các kênh phân phối hàng trong thị trường nước ngoài –chăm lo khách hàng của mình, tạo khả năng phát triển xuất khẩu bền vững. Một năm ghi nhận nhiều kỉ lục.Thủy sản vượt qua khó khăn về nguyên liệu và việc kiểm tra gắt gao dư lượng chất kháng sinh, còn giá giầy vấp phải thuế chống bán phá giá, song do tạo mặt hàng mới, chuyển sang thị trường khác; đầu tư chiều sâu11 tháng đã “dắt tay nhau” vượt qua ngưỡng 3 tỷ USD Chú đọng ban hành cơ chế xuất nhập khẩu phù hợp với định chế của WTO, trước thời điểm giqa nhập tổ chức thương mại toàn cầu này, đó là nghị định ngày 23-1-2006 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh, chuyển khẩu với nước ngoài–cơ chế dài hạn nhất từ trước tới nay tạo sự ổn định trong điều hành xuất nhập khẩu và giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển danh nghiệp. Các địa phương đều có những nỗ lực riêng. Hải Phòng lần đầu tiên đạt ngưỡng một tỷ USD tăng 24,8% so với 2005. Thanh Hóa do các doanh nghiệp đã kí được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp sớm hơn mọi năm và số doanh nghiệp xuất khẩu cũng tăng lên. Hà Tây mở hội chợ làng nghề động viên sức sáng tạo của nghệ nhân hướng về xuất khẩu Sự mạnh dạn vươn đến các thị trường xa của doanh nghiệp Việt Nam, sự bứt phá của một số mặt hàng nhỏ lẻ 2.Xuất nhập khẩu năm 2007. a. Xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2007 đạt 48, 56 tỷ USD, tăng 21.9% năm 2006, vượt 3,9% kế hoạch Chính phủ đạt ra là 46, 76 tỷ USD. Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 56, 9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 27,9 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 20,6 tỷ USD, tăng 22,85 % so với năm 2006. Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 8,7 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tăng 1,7 tỷ USD, nhóm nhiên liệu, khoáng sản tăng 0,3 tỷ USD, nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng 5,6 tỷ USD và nhóm hàng khác tăng 1,26 tỷ USD. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, hàng công nghiệp nhẹ và TTCN chiếm tỷ lệ cao nhất 44,48% , hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 32,5 %, hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm 22,58%. Tuy rằng năm 2007 xuất khẩu dầu thô giảm đạt 15,1 triệu tấn, thấp hơn cùng kỳ năm 2006 8,3% nhưng vẫn đứng đầu về giá trị (8,4 tỷ chiếm 17,36% kim ngạch xuất khẩu). Các mặt hàng CN nhẹ và TTCN tăng về quy mô 5298,4 triệu USD so với năm 2006 nhưng ngành này nhập khẩu đến hơn 50% nguyên liệu đầu vào. Nhìn cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ta thấy một thực trạng đáng buồn là hầu hết các mặt hàng này là gia công chế biến hoặc sản phẩm thô mới qua sơ chế giá trị gia tăng nhỏ, cơ cấu các mặt hàng hầu như không được thay đổi và không có sản phẩm công nghệ cao. Các doanh nghiệp ViệtNam chủ yếu chỉ dừng lại ở việc nhận gia công theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp nước ngoài (dệt may, giày dép), và chế biến thô; chưa đầu tư công nghệ cao vào sản xuất. Điều này phản ánh khả năng cạnh tranh yếu và dễ bị tổn thương về giá.. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đều tăng về lượng nhưng thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Úc có xu hướng giảm về tỷ trọng, trong khi thị trường Mỹ, EU tăng. Mặt khác, Việt Nam còn mở rộng sang các thị trường mới như châu Phi và khu vực Trung Đông. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2007 ước đạt gần 6 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra, tăng 16,7 % so với năm 2006, chủ yếu là xuất khẩu du lịch. b. Nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,68 tỷ USD, vượt kế hoạch 1,66 lần, tăng 39,6 % so với năm 2006, trong đó doanh nghiệp 100 % vốn trong nước nhập khẩu 40,9 tỷ USD, tăng 44,2 % và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21,7 tỷ USD, tăng 31,7 %. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Qua bảng số liệu cho thấy nhập khẩu chủ yếu là hàng hoá trung gian chiếm tỷ trọng lớn lần lượt qua các năm là: 66,6% năm 2005; 67,53 % năm 2006; 64,03% năm 2007. Tuy năm 2007 tỷ lệ nhập khẩu hàng hoá trung gian có giảm hơn so với năm 2006 nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao điều này cho thấy thực trạng sản xuất của Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công chế biến phụ thuộc rất nhiều vào thị trường nguyên liệu thế giới. Trong đó, những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn là xăng dầu, sắt thép phục vụ cho sản xuất, vải để gia công, hàng điện tử-máy tính và linh kiện, chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may – da giầy, hoá chất, thức ăn gia súc và nguyên liệu, đồ gỗ và nguyên liệu phụ liệu cho sản xuất gỗ. Tỷ lệ nhâp máy móc thiết bị có tăng nhưng chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn năm 2005 là 14,37%; năm 2006 là 14,77%; năm 2007 là 16,55%.Trong những năm tiếp theo chúng ta cần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để giảm tỷ lệ nhập khẩu hàng hoá trung gian đảm bảo sản xuất trong nước ổn định và chủ động đồng thời tạo điều kiện cho việc đầu tư máy móc thiết bị nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá nhỏ năm 2005 là 8,14%; năm 2006 giảm xuống còn 7,82%; năm 2007 là 8,14 %. Cơ cấu NK theo thành phần kinh tế Qua bảng số liệu ta thấy, NK của khu vực 100% vốn trong nước chiếm tới 64,28% kim ngạch NK trong khi chỉ chiếm hơn 40% kim ngạch XK điều này cho thấy trình độ công nghệ, quản lý, hiệu quả sản xuât của khu vực này còn yếu cần có giải pháp để nâng cao năng lực của các doanh nghiệp này. c. Cán cân thương mại năm 2007. Thâm hụt thương mại năm 2007 khá lớn 14,12 tỷ USD, bằng 29 % tổng kim ngạch xuất khẩu, bằng 19,88 % GDP, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 là 111,24 tỷ USD chiếm 156,67%GDP, chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên chúng ta mở cửa theo kiểu nhập siêu, điều này thường thấy với tất cả các nước đang phát triển trong thời kỳ đầu của CNH-HĐH đất nước, khi mà nền sản xuất trong nước còn yếu kém chưa đủ năng lực để đáp ứng nhu. Vì vậy, nhập khẩu tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển. d. Các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu năm 2007. Xuất khẩu Sau những nỗ lực đàm phán tháng 11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Vì vậy, năm 2007, một loạt hàng rào thuế quan vào các thị trường lớn như Mỹ, EU được cắt giảm, các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng hơn trong quan hệ quốc tế tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào các thị trường này. Vì vậy kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng mạnh . Các hoạt động xúc tiến thương mại của chính phủ ở các nước bắt đầu từ năm 2006 quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè quốc tế không những tạo ấn tượng tốt về con người, đất nước và cả hàng hoá Việt Nam được nhiều người biết đến. Tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá sang các nước, thu hút khách du lịch mà còn thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính sách tỷ giá hối đoái: Tuy Việt Nam đồng có xu hướng tăng so với 2006 do lượng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào oà ạt nhưng NHTW vẫn duy trì một tỷ giá có lợi cho xuất khẩu hơn nhập khẩu. Năm 2007 giá cả của mốt số mặt hàng tăng cao như cà phê, gạo, đặc biệt cao su tăng 54%, dầu thô tăng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng cơ hội một cách tốt hơn sau những kinh nghiệm từ những năm trước, tạo niềm tin với các đối tác cũ đồng thời mở rộng quan hệ tìm đối tác mới cho mình. Cuối năm 2006, Chúng ta tổ chức thành công hội nghị ASEM 5 tại Hà Nội đã tạo được ấn tượng tốt đẹp với quan khách và là cơ hội tốt quảng bá hình ảnh đất nước tạo tiền đề cho khách du lịch đến Việt Nam năm 2007. Bên cạnh những thuận lợi đó xuất khẩu Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn như lạm phạt trong nước tăng cao, giá cả các nguyên liếu đầu vào tăng cao. Nhập khẩu Là thành viên của các tổ chức Asean, Asem, Apec và đặc biệt là gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam phải cắt thuế NK và các hang rào bảo vệ sản xuất trong nước theo lộ trình cam kết. Tuy nhiên, 1/1/2006 có tới 96% của 10689 dòng thuế xuất nhập khẩu giảm chỉ còn 0-5% trong khi trung bình của Asean là 4,7%, và đến năm 2014 mức thuế chung của WTO mới là 13,4%. Đây là thể hiện quyết tâm của Việt Nam khi gia nhập WTO nhưng nó mang lại hệ quả là nhập siêu năm 2007 gấp 2,5 lần năm 2006 và gấp hơn 2 lần so với kế hoạch. Giá nguyên liệu NK tăng cao như xăng dầu, sắt thép, phân bón, nguyên nhiên liệu phụ cho ngành may mặc, da giầy, đồ gỗ đều tăng đây là một phần nguyên nhân dẫn đến nhập siêu tăng đột biến. Nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc quá nhiều nguồn nguyên liệu thế giới vì vậy xuất khẩu tăng nhanh kéo theo nhập khẩu cũng tăng nhanh. Ngoài ra hiệu ứng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài và ODA bù đắp khoản thâm hụt làm chúng ta cảm giác như mình đang giàu có thức sự dẫn đến tiêu tiền hoang phí “nhà nghèo được tiêu tiền chùa”. Lượng nhập khẩu hàng hoá xa xỉ tăng đột biến như ôtô nguyên chiếc, hàng hiệu đóng góp không nhỏ vào khoảng nhập siêu. 3. Kế Hoạch Thương Mại Quốc Tế 2008. a. Kế hoạch xuất nhập khẩu 2008. Kế hoạch xuất khẩu 2008. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20 - 22%.Xuất khẩu năm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng 22% với kim ngạch xuất khẩu đạt 58,6 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản đạt 10,65 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 8,2%; nhóm khoáng sản đạt 9,7 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 3,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 28 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 30,8%; nhóm hàng hoá khác đạt 10,25 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 39.5%. Về thị trường xuất khẩu, các thị trường chủ lực của ta trong năm 2008 sẽ vẫn là thị trường châu á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada) và châu Đại dương (Australia). Ngoài ra tiếp tục khai thác, thâm nhập một số thị trường truyền thống hoặc thị trường mới như Nga, Trung Đông, Mỹ La tinh, Châu Phi. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục tăng trưởng cao với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 28 tỷ USD, tăng 29.6% so với năm 2007. Trong đó các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may đạt 9.5 tỷ USD, tăng 22,1%; giày dép đạt 4,5 tỷ USD, tăng 13,6%. Dự kiến một số mặt hàng thuộc nhóm này có mức tăng trưởng rất cao như hàng điện tử và linh kiện máy tính tăng 60,6%; thủ công mỹ nghệ tăng 35,1%; dây điện và cáp điện tăng 47%; sản phẩm nhựa tăng 37,9% Do hạn chế về diện tích, thời tiết, năng suất và phần nào là thị trường tiêu thụ, nên xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm hàng nông, lâm thủy sản không có khả năng tăng trưởng cao trong năm 2008, thậm chí một số sẽ đến ngưỡng về sản lượng, nếu không có những biện pháp tích cực về nâng cao chất lượng, giá xuất đạt ở mức cao thì một số mặt hàng sẽ đạt mức tăng trưởng thấp hoặc giảm trong năm 2008 như chè, nhân điều, cao su và cà phê. Hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thuộc nhóm này là thuỷ sản đạt 4,25 tỷ USD, tăng 13,3%, gạo đạt 4,5 triệu tấn băng mức năm 2007 Đối với nhóm hàng khoáng sản gồm dầu thô và than đá dự kiến xuất khẩu trong năm 2008 đạt 9,5 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2007. Nhóm này có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng được là phụ thuộc vào sự tăng giá xuất khẩu còn lượng thì giảm so với năm 2007 như mặt hàng dầu thô với lượng xuất dự kiến 15 triệu tấn. Xuất khẩu than đá dự kiến ở mức 25 triệu tấn trị giá khoảng 850 triệu USD, giảm 2,3% về lượng và 14,2% về trị giá so với năm 2007. Bên cạnh đó, sự nỗ lực từ phía cả các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các tổ chức nghề nghiệp khác trong xã hội, đi đôi với việc triển khai thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ nhiều chính sách, biện pháp, là những yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện thành công kế hoạch xuất khẩu năm 2008 Kế hoạch nhập khẩu 2008. Năm 2008 tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá dự kiến là 68.4-69.5 tỷ USD, tăng 20-22 % so với 2007. Trong đó, nhập khẩu của các doing nghiệp đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đạt 27.5 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 31% so với 2007. Cơ cấu hàng nhập khẩu: Nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng chiếm tỷ trọng 26.3% tổng kim ngạch nhập khẩu, nhóm nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất 66.2% và nhómhàng tiêu dung 7.5%. Các mặt hàng nguyên nhiên liệu cơ bản vẫn nhập từ thị trường châu Á ( chiếm tỷ trọng 75-85% ), tiếp theo là EU và châu mỹ. Ưu tiên nhập khẩu công nghệ nguồn từ những nước tiên tiến. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước đạt khoảng 7,6 tỷ USD, tăng 18.9% so với 2007. Nhập siêu 2008 dự kiến đạt khoảng 10.8-10.9 tỷ USD, bang 18.6-18.7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong chỉ đạo điều hành phấn đấu theo hướng giảm tỷ lệ nhập siêu xuống thấp hơn. Xây dựng hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp định chế quốc tế đối với hàng nhập khẩu để bảo hộ hợp lí sản xuất trong nước. Tiếp tục triển khai một số công cụ quản lí nhạp khẩu mới phù hợp với quy định của WTO như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối. Thực hiện các giải pháp để giảm nhập siêu đối với một số thị trường có tỉ trọng lớn. b. Tình hình thương mại quốc tế năm 2008. Xuất khẩu Năm 2008 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, dự kiến cả năm đạt 64-65 tỷ USD tăng 31.8-33.8 % so với 2007 vượt mức kế hoạch đề ra (20-22 %), trong đó khu vực đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đật 36 tỷ USD. Nếu giá dầu thô giảm mức 80USD/ thùng, giá gạo xuống 500 USD/ tấn thì tổng kim ngạch xuất khẩu 2008 khoảng 62.5-63 tỷ USD. ( Xuất khẩu 4 tháng cuối năm 2008 có thể đạt 20.7-21.7 tỷ USD. Giá xuất khẩu nông sản, khoáng sản, một số măt hàng khác có thể thấp hơn 8 tháng đầu năm do giá thế giới giảm, trong đó dầu thô được tính ở mức 120 USD/thùng, gạo tính 600 USD/ tấn.) → Theo các chuyên gia kinh tế thông thường, việc tăng kim ngạch xuất khẩu dựa vào 2 yếu tố: Thứ nhất là sự tăng giá. Giả sử lượng hàng xuất khẩu không thay đổi, thậm chí giảm nhưng giá mậu dịch mặt hàng đó trên thế giới tăng thì kim ngạch vẫn tăng. Năm 2007, lượng gạo ta xuất thậm chí còn giảm 1,8%, thế mà nhờ giá thế giới tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu gạo vẫn cao, tăng 16,8%. Hoặc hạt tiêu năm 2007, ta xuất về lượng giảm tới 28,9% nhưng do giá hạt tiêu thế giới tăng nên kim ngạch xuất hạt tiêu tăng 42,3%. Thứ hai là sự tăng về lượng. Nếu sự tăng giá là yếu tố khách quan thì sự tăng về lượng hàng xuất khẩu là yếu tố chủ quan. Nó thể hiện năng lực nội tại của nền kinh tế: sản xuất phát triển và có sức cạnh tranh. Ở đây, sức mạnh không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn về giá thành (phản ánh năng suất lao động tăng và hiệu quả sản xuất cao). Cho nên, yếu tố tăng trưởng về lượng rất được quan tâm. Nhập khẩu Với các giải pháp quyết liệt nhằm kiềm chế nhập khẩu hiện nay, phấn đấu kim ngạch nhập khẩu 2008 ở mức 84-85 tỷ USD, tăng 34-35.6 % so với 2007. ( Dự báo nhập khẩu 4 tháng cuối năm đạt 24.7-25.7 tỷ USD, giảm nhiều so với 8 tháng đầu năm. Mức nhập khẩu của tháng 9 có thể thấp hơn nhưng qu‎ 4 sẽ cao hơn theo quy luật chung. ) Nếu giá xăng dầu xuống giá như 2007 kéo theo sự giảm giá của các mặt hàng khác thì nhập khẩu chỉ ở mức 82.5-83.5 tỷ USD. Cân đối Nhập siêu khoảng 20 t‎ỷ USD tương đương 30.7- 31.2 % kim ngạch xuất khẩu. Mức nhập siêu từ thị trường Trung Quốc vẫn là chủ yếu, ước tính khoảng 10-15 tỷ USD,tăng 10 % so với 2007,nhập siêu từ một số thị trường châu Á có xu hướng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5969.doc
Tài liệu liên quan