Kế toán doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán doanh thu bán hàng 2

trong các doanh nghiệp 2

1.1.Những vấn đề chung về doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp 2

1.1.1.Khái niệm và phân loại doanh thu bán hàng trong doanh nghiêp 2

1.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp 3

1.1.3. Yêu cầu quản lý doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp 3

1.2. Kế toán doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp 5

1.2.1. Ý nghĩa và nhịêm vụ kế toán doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp 5

1.2.2. Nguyên tắc kế toán doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp 5

1.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng 7

1.2.3.1. Tài khoản sử dụng 7

1.2.3.2. Phương pháp kế toán 9

1.2.4.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 21

1.2.4.1.Kế toán chiết khấu thương mại 21

1.2.4.2.Hàng bán bị trả lại 24

1.2.4.3.Kế toán giảm giá hàng bán 26

1.3. Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm một số nước về kế toán doanh thu bán hàng 28

Phần 2: Đánh giá chế độ kế toán doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp và một số ý kiến đề xuẩt 29

2.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp 29

2.2. Đánh giá chế độ kế toán doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp 30

2.2.1.Ưu điểm 30

2.2.2.Tồn tại 31

2.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp 32

Kết luận 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

 

 

 

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ) tính trên doanh số bán trong kỳ. + Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại. + Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh Bên có : Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 511 được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2: TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá : phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá đã xác định là tiêu thụ. TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm : phản ánh doanh thu và doanh thu thuần ủa khối lượng thành phẩm và bán thành phẩm đã được xác định là tiêu thụ. TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ : phản ánh doanh thu và doanh thu thuần khối lượng dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ . TK5114 – Doanh thu trợ cấp trợ giá : dùng để phản ánh các khoản thu từ trợ cấp trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước. TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư : dùng để phản ánh doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư của doanh nghiệp bao gồm : doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, doanh thu bán bất động sản đầu tư. 1.2.3.2. Phương pháp kế toán a) Đối với doanh nghiệp sản xuất: Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm trả góp: Bán hàng theo phương thức trả chậm trả góp là phương thức bán hàng mà người mua trả lần đầu một phần của tiền hàng, phần còn lại sẽ trả dần, do đó họ phải chịu một khoản lãi do trả chậm trả góp - Đối với hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ : + Khi bán hàng trả chậm, trả góp, ghi số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, ghi : Nợ các TK 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán Có TK 511 ( 5113 ) – Doanh thu bán hàng : Giá bán trả tiền ngay Có TK 333 ( 3331 ) - Thuế GTGT phải nộp Có TK 3387 –Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT). + Khi thực thu tiền bán hàng lần tiếp sau, ghi : Nợ các TK 111, 112, Có TK 131 - Phải thu của khách hàng + Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, ghi : Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính ( Lãi trả chậm, trả góp). - Đối với hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp : Khi bán hàng trả chậm, trả góp, số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, ghi : Nợ các TK 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT ) Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện ( Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT ). + Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp, ghi : Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333 ( 3331 ) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước : Thuế GTGT phải nộp . Trường hợp bán hàng trực tiếp - Bán hàng trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất ( không qua kho ) của doanh nghiệp. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bị mất quyền sở hữu về số hàng nay. - Trình tự hạch toán được tiến hành như sau: + Trường hợp sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi: Nợ TK 111, 112 - Doanh thu đã thu bằng tiền Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp + Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp: * Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá thanh toán, ghi: Nợ TK 111, 112 – Doanh thu đã thu bằng tiền Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng Có TK 511 – Tổng giá thanh toán * Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Số thuế GTGT tính trên số hàng bán Trường hợp bán hàng theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng: - Bán hàng theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng là phương thức bán hàng mà bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi được người mua thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hoặc toàn bộ) thì số hàng tiêu thụ này mới được coi là tiêu thụ. - Doanh thu bán hàng sẽ được phản ánh như sau: + Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 131, 111, 112 - Tổng giá thanh toán Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp + Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Trường hợp bán hàng qua các đại lý - Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì khi bên nhận bán hàng đại lý ký gửi thanh quyết toán cho doanh nghiệp về doanh thu của số hàng giao đại lý, ký gửi, ghi: Nợ TK 641: Tiền hoa hồng phải trả không thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT tính trên tiền hoa hồng Nợ TK 111, 112, 131: Số tiền doanh nghiệp còn nhận được Có TK 511: Giá bán không có thuế GTGT Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT thì khi bên nhận bán hàng đại lý ký gửi thanh quyết toán cho doanh nghiệp về doanh thu của số hàng giao đại lý ký gửi, ghi: + Phản ánh doanh thu: Nợ TK 641: Tiền hoa hồng phải trả không thuế GTGT Nợ Tk 133: Thuế GTGT được khấu trừ Nợ TK 111, 112, 131: Số tiền doanh nghiệp còn nhận được Có TK 511: Tổng giá thanh toán +Xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Số thuế GTGT tính trên số hàng bán ra phải nộp Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng: Là phương thức bán hàng không thu bằng tiền mà nhận bằng hàng hoá - Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ đổi lấy vật tư hàng hoá không tương tự để phục vụ cho kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy hàng hoá khác theo giá bán chưa thuế GTGT, ghi: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán Có TK 511: Giá bán chưa có thuế GTGT Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp Trường hợp hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếpđổi lấy hàng hoá không tương tự không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng do trao đối theo tổng giá thanh toán, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng Có TK 511(5111, 5112) – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tổng giá thanh toán. Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Phản ánh giá bán: Nợ TK 111, 112, 131Tổng giá thanh toán Có TK 511: Giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa Có thuế GTGT Phản ánh số thuế TTĐB phải nộp: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3332 - Thuế TTĐB phải nộp Trong trường hợp Liên doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát: - Hạch toán doanh thu ở bên bán sản phẩm: + Khi bán sản phẩm: Nợ TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán Có TK 338 – Giá bán chưa có thuế GTGT Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp + Căn cứ vào quy định của hợp đồng liên doanh và Bảng phân bổ doanh thu, phản ánh doanh thu tương ứng với lợi ích của bên tham gia liên doanh được hưởng: Nợ TK 338 - Phần doanh thu mà doanh nghiệp được hưởng Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Hạch toán ở bên không bán sản phẩm: Bên lên doanh không tham gia bán sản phẩm của liên doanh, căn cứ vào Bảng phân bổ doanh thu đã được các bên tham gia liên doanh xác nhận và chứng từ có liên quan do bên bán sản phẩm cung cấp, lập hoá đơn cho bên bán sản phẩm theo số doanh thu mà mình được hưởng: Nợ TK 138 - Số tiền phải thu Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu được chia) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp b) Đối với doanh nghiệp thương mại - Bán hàng theo hình thức bán buôn: + Bán buôn qua kho theo hình thức gửi bán: Khi hàng gửi bán đã bán được thì doanh thu sẽ được hạch toán như sau: Nợ TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp + Bán buôn qua kho theo hình thức trực tiếp: Nợ TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp + Trường hợp bán hàng vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi doanh thu của lô hàng bán thẳng Nợ TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán Có TK 511 – Doanh thu bán hàng Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp + Trường hợp bán hàng theo phương thức giao hàng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng: Khi bên nhận đại lý bán được hàng, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng: Nợ TK 131 - Tiền bán hàng phải thu người nhận đại lý Nợ TK 641 - Tiền hoa hồng trả cho người nhận đại lý Nợ TK 133 - Thuế GTGT mua dịch vụ đại lý ký gửi Có TK 511 – Doanh thu bán hàng Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp + Trường hợp xuất kho hàng hoá giao cho đơn vị trực thuộc để bán: Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. Khi đơn vị trực thuộc bán hàng hoá cho khách hàng thì đơn vị trực thuộc lập hoá đơn GTGT giao cho khách hàng. Tại đơn vị trực thuộc kế toán doanh thu bán hàng, ghi: Nợ TK 111, 112, 131,: Tổng giá thanh toán Có TK 511: Giá bán chưa có thuế GTG Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT. Khi đơn vị trực thuộc bán hàng hoá cho khách hàng thì đơn vị trực thuộc lập hoá đơn GTGT giao cho khách hàng. Tại đơn vị trực thuộc kế toán doanh thu bán hàng, ghi: Nợ TK 111, 112, 131,: Tổng giá thanh toán Có TK 511: Doanh thu có cả thuế GTGT - Bán hàng theo phương thức bán lẻ: + Đơn vị bán lẻ thực hiện nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá tự khai thác: Khi nhận được bảng kê bán hàng và báo cáo tiền nộp sau ca, ngày thì kế toán sẽ ghi như sau; Nợ TK 111 – Tiền mặt nộp Có TK 511 – Doanh thu bán hàng Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp + Trường hợp bán lẻ theo phương thức trả góp: Khi nhận tiền bán hàng đã và sẽ thu Nợ Tk 111, 112 - Phần tiền hàng đã thu Nợ TK 131 - Phải thu theo phương thức trả góp Có TK 511 – Doanh thu bán trả góp theo hoá đơn Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 3387 – Lãi bán hàng trả góp + Trường hợp bán hàng đại lý ký gửi cho các tổ chức kinh doanh (Được hạch toán tương tự như doanh nghiệp sản xuất) c) Đối với doanh nghiệp xây lắp - Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành (không phải hoá đơn) do nhà thầu tự xác định tại thời điểm lập báo cáo tài chính, kế toán sẽ tiến hành hạch toán doanh thu như sau: Nợ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Có TK 511(5111) – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì kế toán phải lập Hoá đơn GTGT trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào Hoá đơn GTGT, ghi: Nợ TK 111, 112, 131, Có TK 511(5111) – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng sẽ được hạch toán như sau: Nợ TK 111, 112, 131, Có TK 511(5111) – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Khoản bồi thường từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng, sẽ được hạch toán như sau: Nợ TK 111, 112, 131, Có TK 511(5111) – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp d) Đối với bất động sản đầu tư - Bất động sản đầu tư là BĐS do doanh nghiệp nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để: + Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý + Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường BĐS đầu tư phải thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai + Nguyên giá của BĐS đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy Tại doanh nghiệp chuyên kinh doanh BĐS đầu tư: - Cho thuê bất động sản đầu tư: + Thu tiền cho thuê bất động sản đầu tư: Nếu thu tiền cho thuê BĐS đầu tư theo từng kỳ: Nợ TK 111,112,131 Có TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Nếu thu trước tiền cho thuê BĐS đầu tư của nhiều kỳ: Nợ TK 111, 112 Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Định kỳ tính và kết chuyển doanh thu Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 5117 – Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư - Nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư: + Thu tiền nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 5117 – Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Tại doanh nghiệp không chuyên kinh doanh BĐS đầu tư: Khi thu tiền bán hàng hoá BĐS đầu tư: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 5117 – Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp e) Đối với trường hợp doanh nghiệp tham gia các nghiệp vụ góp vốn - Khi hoạt động đầu tư bị lỗ khi tiến hành phân chia số thua lỗ đơn vị góp vốn ghi lỗ vào chi phí tài chính + Ghi số lỗ theo thông báo: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 338 - Phải trả khác + Khi có quyết định xử lý, ghi theo trường hợp xử lý cụ thể: Nợ TK 338 - Phải trả khác: Số lỗ đã xử lý Có TK 111, 112: Bù lỗ bằng tiền Có TK 511: Bù lỗ bằng sản phẩm, hàng hoá Có TK 415: Bù lỗ bằng quỹ dự phòng tài chính Có TK 221, 222, 223,228: Bù lỗ bằng cách ghi giảm vốn góp - Khi hết hạn, thanh lý hợp đồng góp vốn, hoặc kinh doanh thua lỗ, không có hiệu quả, bên đầu tư vốn thu hồi lại vốn góp: Nếu trả bằng vật tư, hàng hoá theo giá thanh toán vốn nhận góp: Nợ TK 411 - Vốn góp trả lại cho bên góp vốn Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp f) Cuối kỳ: Thực hiện kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” : Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh 1.2.4.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.2.4.1.Kế toán chiết khấu thương mại - Khái niệm: Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với khối lượng lớn. - Tài khoản sử dụng: + Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại: Dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế + Kết cấu của Tài khoản này như sau: *Bên nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng *Bên có: Kết chuyển số chiết khấu thương mại sang Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của kỳ kế toán + Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ và được chia thành 3 tài khoản cấp 2: + TK 5211 - Chiết khấu hàng hoá: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại (tính trên khối lượng hàng hoá đã bán ra) cho người mua + TK 5212 - Chiết khấu thành phẩm: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng sản phẩm đã bán ra cho người mua thành phẩm + TK 5213 - Chiết khấu dịch vụ: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho người mua dịch vụ Một số quy định khi hạch toán vào tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại: + Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định. + Trường hợp người mua mua hàng nhiều lần đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hoá đơn (GTGT)” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng. Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. + Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá bán đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại. + Phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. + Trong kỳ chiết khấu thương mại phát sinh thực tế được phản ánh vào bên nợ Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại. Cuối kỳ, khoản chiết khấu thương mại được kết chuyển sang Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá thực tế thực hiện trong kỳ hạch toán. Phương pháp kế toán: + Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ: Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112, 131, + Cuối kỳ kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 - Chiết khấu thương mại 1.2.4.2.Hàng bán bị trả lại - Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ lao vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như vi phạm hợp đồng kinh doanh, hàng bị mất, kém phẩm chất không đúng chủng loại, quy cách - Trị giá số hàng bán bị trả lại tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hoá đơn: Trị giá số hàng bị trả lại = Số lượng hàng bị trả lại × Đơn giá bán Chi phí phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị trả lại mà doanh nghiệp phải chịu được phản ánh vào tài khoản 641 – Chi phí bán hàng. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại: Dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hóa, thành phẩm lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Giá trị của hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ báo cáo. Tài khoản này chỉ phản ánh giá trị của số hàng đã bán bị trả lại tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hoá đơn - Hàng bán bị trả lại phải nhập kho thành phẩm, hàng hoá và xử lý theo chính sách tài chính, thuế hiện hành. Kết cấu: * Bên nợ: Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán * Bên có: Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên nợ Tài khoản 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, hoặc Tài khoản 512 – “Doanh thu bán hàng nội bộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo. * Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ - Phương pháp hạch toán: + Đối với hàng hoá bị trả lại đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, hạch toán như sau: Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa thuế GTGT) Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112, 131, + Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi: Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại Có TK 111, 112, 131, + Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản 512 – “Doanh thu bán hàng nội bộ”: Nợ TK 511 (5111, 5112) – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 531 – Hàng bán bị trả lại 1.2.4.3.Kế toán giảm giá hàng bán - Giảm giá hàng bán là số tiền được người bán chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận vì lý do hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. - Tài khoản sử dụng: Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán: + Được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận vì các lý do chủ quan của doanh nghiệp như: hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. + Chỉ hạch toán vào Tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi bán hàng và phát hành hoá đơn (Giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất + Trong kì kế toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ của Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán. Cuối kỳ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính thực hiện kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc Tài khoản 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ. - Kết cấu: * Bên nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách trong hợp đồng kinh tế * Bên có: Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản 512 – “Doanh thu bán hàng nội bộ” Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ Phương pháp kế toán: - Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán do kém, mất phẩm chất, sai quy cách hợp đồng: +Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua sẽ được hạch toán: Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa có thuế GTGT) Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (Số thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá) Có TK 111, 112, 131, +Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua sẽ được hạch toán: Nợ TK 532 - Giảm gián hàng bán Có TK 111, 112, 131, + Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản 512 – “Doanh thu bán hàng nội bộ” Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ Tk 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 532 - Giảm giá hàng bán 1.3. Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm một số nước về kế toán doanh thu bán hàng a) Chuẩn mực kế toán quốc tế Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 18 về doanh thu cũng đã đưa ra định nghĩa về doanh thu, các điều kiện để ghi nhận doanh thu. Nhìn chung thì chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 là phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế số 18. b) Kinh nghiệm một số nước về kế toán doanh thu bán hàng Kế toán Mỹ: Một đặc điểm khác biết rõ nhất giữa hệ thống kế toán Mỹ với hệ thống kế toán hiện hành ở nước ta hiện nay đó là hệ thống kế toán Mỹ không áp dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất cho mọi doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ dựa trên khung tài khoản kế toán chung để xây dựng hệ thống tài khoản cụ thể phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh đặc biệt là những nghiệp vụ đặc thù trong doanh nghiệp . Về kế toán doanh thu bán hàng sẽ được hạch toán trong một số trường hợp như sau: - Đối với trường hợp tiêu thụ trực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6174.doc
Tài liệu liên quan