Khóa luận Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách Mạng

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU:. 1

I. Lí do chọn đềtài: . 1

II. Lịch sửvấn đề: . 2

III. Mục đích nghiên cứu: . 7

IV. Phạm vi nghiên cứu: . 7

V. Phương pháp nghiên cứu: . 8

VI. Đóng góp đềtài:. 8

VII. Cấu trúc luận văn:. 9

PHẦN NỘI DUNG . 10

Chương I:Cơsởlí luận:. 10

1. Âm hưởng theo từ điển Tiếng Việt: . 10

2. Â m hưởng dân gian trong văn chương bác học: . 10

2.1.Trong văn học trung đại: . 10

2.2. Trong phong trào ThơMới: . 13

Chương II: Âm hưởng dân gian trong một sốsáng tác của Nguyễn Bính: . 15

1. Vài nét vềtiểu sửvà sựnghiệp sáng của tác giả NguyễnBính: . 15

1.1. Vài nét vềtiểu sử: . 15

1.2. Các tập thơtiêu biểu: . 15

2. Mấy vấn đềvềphong cách thơNguyễn Bính:. 15

3. Â m hưởng dân gian trong một sốsáng tác của Nguyễn Bính: . 17

3.1. Nguồn chất liệu đời sống cho việc kiến tạo nội dung thơ:. 17

3.1.1. Đềtài: . 17

3.1.2. Chủ đề: . 25

3.1.3. Cảm hứng tưtưởng thẩm mỹ: . 42

3.2. Không gian và thời gian nghệthuật trong thơ: . 46

3.2.1. Không gian nghệthuật . 47

3.2.2. Thời gian nghệthuật . 48

3.3. Ngôn ngữ: . 51

3.3.1. Cách xưng hô: . 52

3.3.2. Thành ngữ: . 54

3.3.3. Chữsố: . 56

3.3.4. Giọng điệu. 59

4. Hình thức thểloại:. 61

PHẦN TỔNG KẾT:. 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO .66

 

pdf69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách Mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
” trong suy nghĩ, trong nhận thức giữa hai lớp thế hệ. Hay nói đúng hơn ta bắt gặp một nếp sống, một nếp nghĩ của cha ông trong thơ Nguyễn Bính, và đó chính là biểu hiện chất dân gian trong thơ thi sĩ họ Nguyễn Tóm lại, tình yêu trong thơ Nguyễn Bính là mảng đề tài xuyên suốt và rộng lớn trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ, đã thật sự thành công và đã để lại sức sống mạnh mẽ trong lòng bao độc giả không chỉ ở tình yêu của thi sĩ đối với làng quê, mà còn là tất cả cuộc sống và con người nơi làng quê mình trong đó tình yêu lứa đôi đã chiếm một vị trí khá quan trọng trong toàn bộ sáng tác của ông. Đó là tình yêu được bắt nguồn từ trong cội rễ nhân dân, trong lòng dân tộc, gốc rễ ấy ăn sâu bám chặt trở thành những nét sinh hoạt văn hóa dân gian, những phong tục cổ truyền, và tình cảm cha ông từ bao đời. 3.1.2. Chủ đề Theo giáo trình lý luận văn học tập II do giáo sư Trần Đình Sử chủ biên định nghĩa như sau “Chủ đề trong tác phẩm văn học trước hết chỉ một số nét tư tưởng lặp đi lặp lại trong tác phẩm của nhà văn…” Với ý nghĩa này người ta còn gọi là mô típ văn học. Từ các chủ đề trên mà hình thành vấn đề cơ bản của tác phẩm, phương tiện chính yếu của đề tài. Khi phản ánh hiện thực nhà văn chẳng những xác định một phạm vi hiện tượng đời sống mà còn tập trung soi rọi một vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phạm vi đó. Với định nghĩa này, soi rọi vào trong vấn đề mà tôi vừa trình bày trên ta thấy “mạch nguồn chảy xuyên suốt và chính yếu trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Bính vẫn là một mạch cảm xúc của yêu thương, của tình yêu”. Nhưng nổi bật trong đề tài tình yêu ấy, vấn đề được tác giả tập trung soi rọi nhiều nhất đó chính là một tình yêu dở dang, lỡ làng, một tình yêu đơn phương và tuyệt vọng. Qua các nhân vật ta thấy thấp thoáng bóng dáng của chàng thi sĩ nhà quê mang nặng “khối sầu đơn lẻ”. Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 26 Vấn đề bao trùm trong sáng tác Nguyễn Bính chính là vấn đề tình yêu và cuộc sống nhưng tình yêu không được may mắn, không tìm được những hạnh phúc trọn vẹn (kể cả chàng trai và những cô gái). Đó là những nổi niềm băn khoăn trăn trở, tiếc nuối ngặm ngùi và cuối cùng là sự chia cắt, dang dở. Vậy thì tác giả đã lý giải vấn đề đó như thế nào?.Trước hết với lập trường nhân đạo chủ nghĩa, tác giả nhận ra những ước vọng sâu xa trong phạm vi đời tư của họ, những khát khao, đòi hỏi, mong muốn trong tâm tư đã được tác giả đón nhận bằng một tâm hồn và một trái tim chân thành, bằng một sự đồng cảm sâu xa. Bản thân nhà thơ là nhân tố có sức tác động to lớn, một con người cũng lắm bất hạnh trong tình duyên, những mối tình không được suông sẻ, để lại vết thương lòng khó phai nên nhìn đời bằng một cặp mắt khá bi quan chỉ toàn thay sự chia cắc, sự dở dang. Cái nhìn đời của nguyễn Bính là cái nhìn buồn, buồn sâu sắc thấm thía, nhìn vào đâu anh cũng lọc ra cái khía cạnh xót thương, ly tán, dâu bể vô định Gió lạnh sương sa nặng hạt rồi Thuyền ta đậu lại bến này thôi Sớm mai xuôi ngược về đâu nhỉ? Nào biết về đâu kẻ ngược xuôi? (Không đề) Nhưng cái tình duyên lận đận ấy cũng bởi một nguyên nhân khác “cái nghèo” và “cái nghiệp thơ”. Người đời hay thường chế nhạo bằng một giọng vui đuà về cái nghèo của người nghệ sĩ. Đúng như một người tình cũ của ông từng tâm sự “Tài thì ở đất này khó có người có được như ảnh, tình thì ai cũng rất thương. Nhưng nếu lấy ảnh thì lấy chi mà ăn, lấy chi đảm bảo hạnh phúc? Cho nên bọn con gái chúng tôi thời đó, kể yêu thì cũng yêu ảnh thiệt, song đành phải kính nhi viễn chi!...” Chính nhà thơ nhiều lần thú nhận điều ấy . Ai bảo mắc vào duyên bút mực Suốt đời mang lấy số long đong Người ta đi kiếm giàu sang cả Mình chỉ toàn mơ chuyện viễn vong Hay Châu ngọc làm sao hái được nhiều Tôi là thi sĩ của thương yêu Lấy đâu xe cưới ngời hoa trắng? Với những mâm cau phủ lụa điều? (Một trời quan tái) Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 27 Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo Nguyễn Bính không được đến lớp, phải học ở nhà với cha là ông đồ Nguyễn Bạo Đình sau được cậu một là ông Bùi Trịnh Khiêm nuôi dạy. Lớn lên, cũng chính cái nghèo ấy là một trong những nguyên nhân đã để lại vết thương lòng cho nhà thơ, mối tình trong sáng của thời thơ ấu với em Nhi mà thi sĩ đã đặt vào đó biết bao hy vọng và mơ ước “Thưở ấy làm sao thật thái bình Trai hiền với bạn gái đồng trinh Đời say men rượu thơm hoa rụng Tràn những thơ ngây ngập cảm tình” Nhưng sự thật đó cũng chỉ là một giấc mộng, khi tỉnh ra “Hoa thừa rươu ế ấy tình tôi Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng Gặp lại nhau chi muộn mắt rồi” Tiếp tục hành trình trên con đường tìm kiếm tình duyên ấy, đối với nhà thơ vẫn là sự nối tiếp của những đắng cay bẽ bàng … xây bao nhiêu mộng thế là Đến nay phải gọi người là cố nhân … Quả là đau xót cho một tài năng lở dở, tài cao phận thấp, nỗi niềm này đã phẩn phất trong các sáng tác của thi sĩ và giấc mơ anh lái đò là tiêu biểu hơn cả. Nếu như “nghèo” đối với thi sĩ là một cái tội thì hoàn cảnh xuất thân mồ côi mẹ lại càng là nguyên nhân đáng thương hơn. Đúng như nhận xét của tác giả Hoài Việt “từ lúc bắt đầu mắt mở lóa ra trước ánh sáng của vũ trụ cho đến lúc nhắm mắt vĩnh viễn rơi vào cõi hư vô đen kịt anh chưa được một lần cất tiếng gọi mẹ. Đối với sinh vật không có nổi bất hạnh nào lớn hơn thế. Tình thương của người cha, người anh ruột dù thiết tha đằm thấm mấy cũng không thay thế được tình mẫu tử thiêng liêng, có chăng anh tìm thấy chút nào ở một người như anh thường tâm sự với tôi một chị Trúc đã đi vào nhiều bài thơ anh, một chị Trúc mà anh gửi gấm bao nhiêu điều gan ruột [1;250]. Tôi hiểu một điều rằng, khi con người mất mát thứ gì trên đời, nhất là sự mất mát của tình thương, tình thân, tình mẹ con là một điều bất hạnh và đau khổ vô cùng. Để khỏa lấp cái khoảng trống tâm hồn ấy, Nguyễn Bính tìm một cứu cánh, một chỗ để bám víu, đó là hình ảnh chị Trúc, là nơi mà nhà thơ có thể nương tựa tâm hồn những khi cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Không dừng lại ở những nổi niềm riêng, Nguyễn Bính đã đem cái “hoàn cảnh riêng” của mình mà hòa vào “cái chung” của thời đại. Đúng như nhận xét của tác giả Trần mạnh Hảo “hãy đọc lại những bài bi hùng của ông như “Giờ Mưa ở Huế”, “Xuân tha phương”, “Oan nghiệt”…chúng ta sẽ được nhập vào không khí Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 28 quận quại đến mắt cả hình hài, đau thương một cách dữ dội vừa đồng bóng, để thêm nổi chia sẽ với vong thân, vong quốc, vong hồn của cả một thế hệ thanh niên 1945 khi mất nước, mất nhà. Quả là cái hồn thơ của Nguyễn Bính cuồn cuộn quá, như con thác chảy phăng xô dạt chủ nghĩa và vầng điệu của một thời và của các thế hệ mai sau [12;247] hay một ý kiến khác “hít thở khí quyển của thời cuộc, Nguyễn Bính tránh sao được nổi buồn, đôi lúc còn bi phẩn nửa, bi phẩn trong cô đơn, trong phiêu bạt. “Một thân lữ thứ sầu phong tỏa Đột ngọn đèn lên bóng rợn tường” (Xuân vẫn tha hương) Có lúc người thơ ấy muốn lên đường “Giầy cỏ gươm cùn ta đi đấy (Vũ Quần Phương) nhưng đi đâu bây giờ khi chưa tìm được một hướng đi cho cuộc đời. Sự kết hợp của ba nhân tố: gia đình, bản thân và thời đại có sức tác động rất lớn đến sự nghiệp sáng tác thơ ca của Nguyễn Bính và cũng là nhân tố tạo nên những vần thơ đầy lắng động và sâu xa. Nhưng khúc hát trầm buồn kia không trở thành bi quan bi lụy bởi nó được dạo nên bằng cái hơi thở, cái làn điệu và cái âm vang của nền văn hóa dân gian, của những tính ngưỡng, những tập tục lễ nghi cổ truyền,những lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian, những nếp sống, nếp nghĩ ăn sâu trong tìm thức của mỗi con người Việt . Có được sự thành công lớn ấy trước nhất do bản thân nhà thơ - một con người xuất thân từ nông thôn, làng quê. Từ thuở biết chập chững đến khi biết tung tăng bay nhảy, tuổi thơ ấy đã gắn liền với những cánh diều bay, những con trâu con nghé ngoài đồng ruộng. Đến tuổi lớn khôn, cuộc sống gắn liền với những đêm hội làng những ngày tết cổ truyền…hơn ai hết, anh chàng nhà quê ấy hiểu sâu sắc những sinh hoạt của cuộc sống làng quê cũng như những kinh nghiệm, suy nghĩ ước mơ, tình cảm và khát vọng của con người và nhất là người phụ nữ. Không chỉ có thế, trưởng thành đúng vào thời điểm luồng tư tưởng văn hóa phương Tây như một dòng thác mạnh mẽ, có một sức tác động rất lớn và nó có nguy cơ cuốn phăng đi tất cả những gì là “giá trị” của quốc gia, dân tộc. Nguyễn Bính thấy được mặt tích cực, tiến bộ của nó nhưng đồng thời cũng nhận ra những tác hại vô cùng to lớn của nó, không thể “hòa” vào cái dòng chảy chung của thời đại .Vì vậy với ông chỉ còn cách quay về với cội nguồn và chiếc nôi dân gian là tổ ấm, là nơi sưởi ấm tâm hồn đang trống trải, cô đơn, lẻ loi trước cuộc đời. Không riêng gì Nguyễn Bính, một số người cũng chung suy nghĩ và tâm trạng ấy. Mới đầu người ta cảm thấy nó mới lạ, hấp dẫn, lôi cuốn nhưng thời gian sau con người cảm thấy ngột ngạt trước nhịp đập xô bồ của nó và trở về với cội ngồn như một nhu cầu giải thoát và bù đắp về tinh thần là điều có ý nghĩa rất lớn. Như vậy, chủ đề tác phẩm đã được lý giải chủ yếu từ phương diện đời tư cá nhân; xã hội, thời đại, lịch sử; lối sống tâm lí phong tục sinh hoạt … Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 29 Để cho sự lí giải của mình có sức thuyết phục nghĩa là có tính chân thực khách quan, Nguyễn Bính không những để cho nhân vật của mình tự bày tỏ nỗi niềm bằng giấc mơ quan trạng, nỗi tương tư mong đợi đến tiếc nuối của những cô lái đò, cô hái mơ… “Xuân này đến nữa đã ba xuân Đốm lửa tình duyên tắt nguội dần Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi Cô đành lỗi ước với tình quân” ( Cô lái đò) Đến lượt mình, có những lúc chính thi sĩ từng thốt lên sự trăn trở trong tình yêu và trước cuộc đời “Hồn tôi giếng ngọt trong veo Trăng thu trong vắt biển chiều trong xanh Hồn cô cát bụi kinh thành Đa đoan vó ngựa chung tình bánh xe” (Tình tôi – 1940) Hay “Thế rồi trên bến một đêm kia Người khách tình duyên lại trở về Cô gái đã vui duyên phận mới Khách còn trở lại nửa làm chi…” Sự lí giải chủ đề còn được thể diện thứ hai: lôgic của sự việc miêu tả. Hai mặt này thống nhất với nhau nhưng trong một số trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hai phương diện lí giải đó, chẳng hạn sự lí giải cuộc sống trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Chủ đề của tác phẩm là sự bất hạnh của người tài sắc và tác giả đã lí giải vấn đề ấy bằng quy luật “Tạo vật đố tài” nhưng hình tượng vận động trong thơ xét cho cùng, nguyên nhân sâu xa của sự bất hạnh ấy chính là do cái xã hội gây nên. Nhưng còn với Nguyễn Bính, ông đã không vướng phải khiếm khuyết ấy. Tất cả sự trắc trở trong tình duyên được tác giả lí giải nếu không phải do cái nghèo của bản thân thì cũng do cái xã hội còn nhiều quan niệm lạc hậu cố hữu(môn đăng hộ đối), quyền quyết định vẫn thuộc về cha mẹ… vì vậy sự xuất hiện “giấc mơ quan trạng” trong thơ thi sĩ là rất hợp lí, bởi khi con người nghèo khổ thì thường hay mơ đến những thứ tốt đẹp nhất, được làm “quan trạng” đồng nghĩa là con người có tất cả. Sự miêu tả ấy không diễn ra theo lôgic thông thường mà nó được diễn ra theo lôgic của tâm lý. Hình ảnh của cô gái trong Lỡ bước sang ngang cũng được miêu tả theo mạch Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 30 lôgíc này. Một cuộc hôn nhân không có tình yêu, hạnh phúc (do cưỡng ép) thì coi như đã chết- cái chết của tâm hồn “Chị giờ sống cũng bằng không Coi như chị đã sang sông đắm đò” (Lỡ bước sang ngang – 1939) Vì vậy, các nhân vật trong tác phẩm rất thật, rất có hồn và quen thuộc gần gũi hơn với chúng ta không chỉ vì nó phù hợp với tâm trạng của những cô gái quê một lần se duyên không phải bến là trọn đời đau khổ mà thôi”. Ca từ trong bài hát sao mà giống với hơi thở “buồn não ruột” của cô gái trong “Lỡ bước sang ngang” đến như vậy. Lời ca trong bài hát là minh chứng thiết thực cho sức vang của thơ Nguyễn Bính đến tận ngày hôm nay. Thân phận người phụ nữ cùng với những éo le, những trắc trở trong tình duyên không phải là đề tài mới lạ. Chẳng phải từ xưa ca dao ta đã có biết bao “thân em” rồi đó sao? “Thân em như tấm luạ đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” “Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân” Nguyễn Du với Truyện Kiều bất hửu chẳng phải nói lên thân phận người phụ nữ đau khổ, lỡ làng trong tình duyên là gì? Sống trong một xã hội mà quan niệm phong kiến còn quá khắt khe, điạ vị của người phụ nữ chưa được tôn trọng, đánh gía đúng mức thì “những thiên lệ sử” (Hoàng Như Mai) xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó ta thấy xuyên suốt trong tòan bộ sáng tác của Nguyễn Bính là những mối tình dỡ dang, bất hạnh. Nhu cầu muốn được giãi bày, được bộc lộ trở thành nhu cầu bức thiết nhất của bao người con gái. Vì vậy ta hiểu được vì sao “Lỡ bước sang ngang” hay “Làm dâu”... là những thi phẩm có sức tác động mạnh mẽ đến các thế hệ độc giả đến như vậy. Mở đầu câu chuyện là lời dặn dò của người chị trước khi về nhà chồng “Cậy em, em ở lại nhà Vườn dâu em đốn mẹ già em thương” Những câu thơ đọc lên ta có cảm giác quen quen, hình như nó xuất hiện đâu đó rồi. “Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” (Truyện Kiều) Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 31 Sự nhờ cậy của nàng Kiều là mong Thuý Vân thay mình gá nghiã với chàng Kim còn trong bài thơ đó là sự cậy nhờ của người chị sắp đi về nhà chồng. Trong đời người con gái không gì vui hơn bằng khi cất bước về nhà chồng để bắt đầu một cuộc đời mới, thì việc dặn dò lại em mình là điều tất yếu. Có như thế người chị mới yên tâm ra đi và mới trọn vẹn với niềm vui, niềm hạnh phúc bên người chồng. Nhưng đáng lẽ người chị ở đây phải vui vẻ, sau lại “Chị đi một bước trăm đường xót xa” Hay “Chuyến này chị bước sang ngang Là tan vỡ giấc mộng vàng từ đây.” Cái duyên cớ là do đâu? Người đời thường nói tình yêu thật sự hạnh phúc chính là tình yêu có sự tự nguyện của hai tâm hồn. Nhưng khi giữa hai bên vì lí do nào đó miễn cưỡng chấp nhận thì cuộc hôn nhân ấy sẽ không có hạnh phúc. Trường hợp cô gái trong bài thơ “Lỡ bước sang ngang” này cũng vậy. Đây là cuộc hôn nhân “gượng ép”, “một cuộc hôn nhân do họ hàng định đoạt. Sự gả bán không đếm xiả gì đến tình cảm ( Hoàng như Mai)”. Một cuộc hôn nhân như vậy thì tìm đâu ra hạnh phúc “Mười năm gối hận bên giường Mười năm nước mắt bửa thường thay canh. Mười năm đưa đám một mình, Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên. Mười năm lòng lạnh như tiền, Tim đi hết máu cái duyên không về” Trong cuộc đời mỗi con người, những gì chúng ta tiếp xúc lần đầu tiên dễ để lại cho ta một ấn tượng và một cảm xúc khó quên nhất là trong chuyện tình cảm. Nếu đó là hạnh phúc thì lưu giữ lại trong ta một kỉ niệm đẹp, nhưng nếu là nỗi đau thì “vết thương lòng” ấy khó phai được. Cô gái trong bài thơ cũng vậy, cứ tưởng niềm hy vọng đã tắt lịm “mười năm chôn chặt mối tình đầu tiên” “Nhưng! em ơi một đêm hè Hoa xoan nở, xác con ve hoàn hồn Thế rồi máu trở về tim Duyên làm đành chị duyên tìm về Chị nay lòng ấm lại rồi Mối tình chết đã có ngày hồi sinh Chị từ dan díu với tình Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng” Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 32 Nếu như mối tình đầu tiên đó là một cuộc hôn nhân không có tình yêu, thì lần thứ hai này là tình yêu thật sự, một tình yêu trong sáng, tưởng như người con gái sẽ tìm gặp hạnh phúc nhưng rồi “yêu chỉ để mà yêu”. Chị còn dám ước một điều gì hơn Hay Rồi đêm kia lệ ròng ròng Tiễn đưa người ấy sang sông chị về Tháng ngày qua cửa buồng the Chị ngồi nhặt cánh hoa lê cuối mùa Đau khổ khi không tìm được tình yêu là không có gì đáng nói, nhưng tìm được tình yêu mà không thể đón nhận mới là bất hạnh đáng nói. Đó là một nghịch lí và cái nghịch lí này chúng ta cũng thường thấy trong cuộc đời và tình yêu. Nhà văn nhà thơ nổi tiếng cuả Ấn Độ - Tago chẳng phải đã từng thấm thía sâu sắc nghịch lí ấy. “Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em Chính vì thế em chẳng hiểu gì về anh” (Bài thơ số 28 – Tago) Ở đời thường có những nghịch lí buồn cười như vậy, nó cũng chính là nguyên nhân sâu xa làm “rỉ máu” bao tâm hồn, bao trái tim đang yêu. Hơn ai hết, Nguyễn Bính là người hiểu sâu sắc những nghịch lí ấy. Chính vì vậy, những đau khổ dằn vặt của cô gái đã dễ dàng tác động đến tâm hồn đa cảm của nhà thơ. “Hồn trinh nữ ôm chặt chân giường Đã cùng chị khắp đoạn trường thơ ngây Năm xưa đêm ấy giường này Nghiến răng, nhắm mắt, cau mày… cực chưa?” Nhưng đối với xã hội ấy thì tiếng gào khóc kêu cứu của cô gái cũng quá nhỏ bé như chính thân phận bé nhỏ của cô vậy. Vì vậy ta thấy sau giây phút cuồng nộ là một sự lặng lẽ, cúi đầu cam chịu định mệnh “Tuổi xuân má đỏ môi hồng, Bước chân về đến nhà chồng là thôi” Một khi đã chấp nhận số phận thì cũng đồng nghĩa là buông xuôi tất cả. Không còn mảy may đến những điều xung quanh, điều đó có nghĩa thế giới xung quanh đối với nàng không còn ý nghĩa gì nữa “Chị giờ sống cũng bằng không Coi như chị đã sang sông đắm đò” Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 33 Hình ảnh người con gái quê chỉ có thể ngói gọn trong hai từ “bất hạnh” “đau khổ” và bằng chứng của sự đau khổ ấy là một cái chết dần mòn của tâm hồn và thể xác. Không dừng lại đấy, hình ảnh của những cô gái bất hạnh khi bước về nhà chồng được tác giả Nguyễn Bính phát hiện và miêu tả trong nhiều thi phẩm khác. Một lần nữa, ta lại bắt gặp hình ảnh của cô gái với tâm trạng chán chường, bi quan và tuyệt vọng như người chị trong Lỡ bước sang ngang. “Ngày xưa dệt củi chăn tằm Em còn bé lắm,mười lăm tuổi đầu Bây giờ cắt cỏ chăn Trâu Bây giờ em đã làm dâu nhà người Buồn thôi chả thiết nói cười Đắng cay sống những ngày dài như năm” (Làm dâu) Trước mắt ta là một không gian tuổi thơ. Lứa tuổi đó ở nông thôn không còn bắt bướm thả diều nữa. Con trai thì đi chăn trâu, con gái thì cũng bắt đầu làm quen với công việc dệt cửi, chăn tằm. Nhưng ngày tháng vui tươi hồn nhiên đó không còn nữa từ ngày cô đi lấy chồng “Buồn thôi chả thiết nói cười Đắng cay sống những ngày dài như năm” Vẫn là một giọng điệu, một tâm trạng buông xuôi, tuyệt vọng và phó mặt cho dòng chảy cuộc đời đưa đẩy. Tuy chỉ là một bài thơ ngắn so với “Lỡ bước sang ngang” nhưng “Làm dâu” có thể nói như một nét chấm nhằm tô đậm thêm bức tranh tâm trạng của những cô gái quê thời đó Kể từ khi “Lỡ bước sang ngang” và “Làm dâu”ra đời đến nay, tính cũng đã trên nửa thế kỷ nhưng nó không hề phai nhạt theo thời gian, vẫn được nhiều độc giả đón nhận bằng một tình yêu, bằng sự trân trọng và quý mến. Chính ở chỗ nó phù hợp với tâm trạng của một lớp người – người phụ nữ trong xã hội xưa và nay, những con người “bất hạnh” và khổ đau, đang chờ đợi sự cúu vớt của bàn tay nhân ái nào đó. Nói như Giáo sư Hoàng Như Mai “nhưng trước hết và trên hết, yếu tố quyết định giá trị của tác phẩm lừng danh này là chất nhân văn của nó, là tình thương, lòng trắc ẩn thưc sự của nhà thơ đối với thân phận của người phụ nữ trong bài thơ, nó cũng là chung cho đông đảo phụ nữ trong xã hội cũ và cả không ít phụ nữ này nay”[12;447]. Nếu như “Lỡ bước sang ngang” và “Làm dâu” là những bài thơ nói về hình ảnh cô gái “bất hạnh” dỡ dang trong tình yêu khi về nhà chồng, ở một khía cạnh khác là những rung cảm tỏ vươn, gợi chút xao xuyến trong lòng của cô gái mới bước đầu vào yêu và “Mưa xuân” là bài thơ thể hiện sâu sắc điều đó. Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 34 E ấp, thẹn thùng đó tâm trạng của cô gái mới lớn, lần đầu biết hẹn hò yêu đương và trước mắt của một người đang yêu, cuộc đời là một màu hồng, thật đẹp và con người như cũng tràn trề sức sống và đối với cô gái lúc này những trở ngày của thiên nhiên, thời tiết trở nên quá nhỏ “Mưa bụi nên em không ước áo Thôn Đoài cách có một thôi đê” Đúng là sức mạnh tình yêu không gì sánh được, nó là động lực lớn nhất giúp con người vượt qua mọi thử thách, chính động lực ấy đã giúp cô gái vượt qua được sự ngăn cách của không gian “thôi đê” trở ngạy của thời tiết “mưa bụi”để đến với đêm hôi chèo. “Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm Em mãi tìm anh chả thiết xem” Cảnh hội chèo diễn ra chắc hẳn là đông vui, náo nhiệt lắm nhưng nó chẳng có thu hút gì đến cô gái, điều cô quan tâm là sự xuất hiện “ý trung nhân” của mình. Hình ảnh cô gái “mãi miết” tìm tình lang gợi ta liên tưởng đến hình ảnh nàng Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” Nhưng có lẽ trong hoàn cảnh này, Thúy Kiều may mắn hơn vì còn được găp “người mình muốn gặp” nhưng còn cô gái thì rõ bất hạnh “Chờ mãi anh sang anh chẳng sang Thế mà hôm nọ hát bên làng Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng” Vẫn là hình ảnh của mùa xuân và hoa xoan ban đầu nhưng giờ đây nó đã không còn sức sống nữa, bài thơ khép lại bằng hình ảnh “mùa xuân đã cạn ngày”. “Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay Hoa xoan đã nát dưới chân giày Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ Mẹ bảo “mùa xuân đã cạn ngày” Mùa xuân qua rồi có thể trở lại, nhưng tuổi trẻ qua rồi có tìm lại được chăng?. Vì vậy, hình ảnh mùa xuân đã cạn ngày hay cũng chính tình yêu và tuổi trẻ của cô gái cũng đã tắt lịm những hy vọng. Có thể nói “Lỡ bước sang ngang”, “Làm Dâu” hay “ Mưa xuân” là những bài tiêu biểu cho ngang trái bất hạnh của những cô gái quê khi bước về nhà chồng hay khi mới chập chửng bước vào yêu và những thi phẩm trên cũng là minh chứng Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 35 cho sức sống bền vững của thơ tình Nguyễn Bính trong lòng mọi độc giả, bởi Nguyễn Bính nói hộ tiếng lòng của con người, nhất là người phụ nữ. Nếu đã là nỗi sầu nhân thế thì không loại trừ bất kì một đối tượng nào, không dừng lại ở những bất hạnh của những cô gái quê, đến những chàng trai đôi khi hứng chịu một tình cảm giày vò không kém và chàng trai trong bài “Tương tư” tiêu biểu cho tâm trạng ấy. Tương tư mong nhớ là một trạng thái tâm lý mà trong mỗi đời người ai cũng phải trải qua, nhưng chỉ có ở Nguyễn Bính mới có cách nói rất riêng vì tương tư của con người lại được ví như hình ảnh “gió mưa” của thiên nhiên. “Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông Một người chính nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” Mở đầu bài thơ là một lời khẳng định (bệnh tương tư như một quy làuật tự nhiên của con ngườ) tiếp theo sau tác giả muốn đề cập đến cái nguyên nhân của căn bệnh này “Hai thôn chung lại môt làng Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này Ngày qua ngày lại qua ngày Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng Ý thơ gợi ta nhớ đến bài ca dao Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo Ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua. Mượn cách nói của ca dao để nói lên sự ngăn cách của không gian và thời gian nhưng Nguyễn Bính đã sáng tạo một cách nói rất riêng của mình. Chính cái “quyết tâm” đã đưa nhân vật trong bài ca dao đến gần nhau hơn, còn nhân vật của Nguyễn Bính có lẽ thiếu chút “quyết tâm” ấy mà không gian gần cũng thành xa Bảo rằng cách trở đò giang Không sang là chẳng đường sang đã đành Nhưng đây cách một đầu đình Có xa xôi mấy mà tình xa xôi Nhưng dù ở trong trạng thái tương tư, hy vọng, chờ đợi, trách cứ lo âu, rồi trằn trọc, băn khoăn không biết người tình có hiểu được nỗi lòng và cảnh ngộ của mình không nhưng ta thấy chàng trai vẫn không nguôi hy vọng Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 36 “Bao giờ bến mới gặp đò. Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau” Sự xuất hiện của cặp những hình ảnh “bến đò”, “hoa bướm” làm cho bài thơ thật gần gũi bởi đó là những hình ảnh đi lại rất nhiều trong thơ ông và cũng là những hình ảnh rất quen thuộc trong ca dao. Một câu hỏi cho tương lai nhưng hình như nó quá vô vọng bởi chẳng có sự hồi đáp, bài thơ khép lại bằng một “nỗi niềm” nhưng không hẳn là một sự “tuyệt vọng”. Rõ ràng thơ tình yêu của Nguyễn Bính không dừng lại ở một đối tượng cụ thể nào. Khi miêu tả những nhân vật này, bằng ngòi bút cảm thông và chia sẻ, tác giả phát hiện những suy tư trăn trở thầm kín của con người với những ước mơ khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, một tình duyên trọn vẹn hơn, đó chính là chất nhân văn của tác phẩm. Một nét đặc trưng trong tính cách người Việt ta là ý thức về độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfÂm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách Mạng.pdf
Tài liệu liên quan