Khóa luận Bắt người phạm tội

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 4

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬTVỀ BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI 4

1. Khái niệm bắt người phạm tội 4

2. Vai trò của bắt người phạm tội đối với hoạt động điều tra hình sự 6

3. Yêu cầu của công tác bắt người phạm tội 7

3.1. Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật 8

3.2. Bảo đảm yêu cầu về nghiệp vụ 9

4. Những quy định của pháp luật hình sự về bắt người phạm tội 9

4.1. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam 9

4.2. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp 11

4.3. Bắt người trong trường hợp quả tang hoặc đang bị truy nã 12

4.3.1. Bắt người phạm tội quả tang 12

4.3.2. Bắt người đang bị truy nã 13

4.4. Bắt người trong trường hợp đặc biệt 13

CHƯƠNG II 15

CHIẾN THUẬT BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI 15

1. Chuẩn bị bắt 15

1.1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tình tiết khác có liên quan đến quyết định bắt 16

1.2. Lập kế hoạch bắt là yêu cầu bắt buộc đối với mọi cuộc bắt. những nội dung cơ bản của cuộc bắt bao gồm 17

1.2.1. Xác định thời gian và địa điểm bắt 17

1.2.2. Xác định thành phần lực lượng tham gia bắt 20

1.2.3. Dự kiến những phương tiện và vũ khí cần thiết 21

1.2.4. Dự kiến kế hoạch dẫn giải 21

1.2.5. Dự kiến những tình huống bất trắc có thể xảy ra và cách giải quyết 22

1.2.6. Xác định nơi đối tượng có mặt, bố trí lực lượng theo dõi, giám sát cho tới thời điểm bắt 23

2. Tiến hành bắt 24

2.1. Bắt đối tượng ở trong nhà 27

2.2. Bắt đối tượng ở ngoài đường hoặc ở nơi khác 30

3. Kết thúc bắt 32

3.1. Lập biên bản bắt 32

3.2. Dẫn giải người bị bắt 33

3.3. Một số công việc khác cần làm khi kết thúc bắt 33

CHƯƠNG III 35

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO 35

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI 35

1. Thực trạng của hoạt động bắt người trong thời gian vừa qua 35

1.1. Về ưu điểm 35

1.2. Những hạn chế 38

2. Một số kiến nghị 40

2.1. Hoàn thiện pháp luật bắt người phạm tội 40

2.2. Hoàn thiện chiến thuật bắt người phạm tội 41

2.3. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động bắt người phạm tội 42

2.3.1. Về lực lượng 42

2.3.2. Về phương tiện 44

2.3.3. Về chế độ đãi ngộ 45

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9760 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bắt người phạm tội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉnh Bình Định chạy hon đa bám theo và điện nhờ CAGT huyện Sông Cầu chặn giữ xe lại, khi kiểm tra giấy tờ, thấy Hùng không có giấy tờ tuỳ thân, lại có dao găm trong giỏ xách. Qua đấu tranh khai thác, Hùng đã cúi đầu nhận tội và khai toàn bộ các vụ cướp xe ôm mà chúng đã gây ra. Sau đó, các trinh sát dụng biện pháp khống chế, buộc Hùng phải khai ra chỗ đàn em đang ẩn náu, và ngay trong đêm đó, lực lượng bắt đã ngược về thị xã Phan Rang, cùng CA tỉnh Ninh Thuận tiến hành xác minh, vây bắt, hốt trọn nhóm những tên còn lại (1) Xem: “ Những điển hình…trong công tác bắt đối tượng truy nã”, Hà nội, tháng 7, 2003. 1). Khi tiến hành bắt, việc bảo đảm bí mật, bất ngờ ở thời điểm đột nhập vào địa điểm bắt đối tượng là rất quan trọng. Chính nhờ làm tốt công tác này mà các trinh sát Cục C14, phối hợp với Cục C22 - Bộ Công an, sau một quá trình theo dõi, mai phục đã bắt quả tang tới gần 200 con bạc đang sát phạt nhau tại nhà của tên Đồng Văn Hoa (sinh năm 1970) ở Thạch Hà, Hà Tây vào lúc 11h 30 phút, ngày 11, tháng 12, năm 2007, thu tại hiện trường hàng trăm điện thoại di động, cùng một bao tải tiền, thu giữ 14 xe ô tô các loại.(2) Xem: Báo Pháp luật, số 61, ngày 12.3.2007, trang 4. 2), hoặc gần đây nhất là đợt truy quét lớn tại vũ trường New Century (số 10, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội), lúc 1 giờ sáng ngày 28, tháng 4, năm 2007 của hơn 500 cán bộ, chiến sĩ của Cục CSĐT tội phạm về ma tuý phối hợp với các lực lượng khác, tạm giữ hơn 1.000 đối tượng, thu một số lượng lớn herôin, thuốc lắc, cần sa...Để truy quét, triệt phá được tụ điểm nay, các trinh sát trong lực lượng bắt đã có một quá trình điều tra, nghiên cứu, xây dụng kế hoạch bắt hết sức tỉ mỉ, chu đáo, đảm bảo tuyệt đối bí mật trong nhiều tháng trời. Đặc biệt, để đảm bảo yếu tố bất ngờ, trước đó, lực lượng bắt đã bố trí hai chiến sĩ mặc thường phục đóng giả làm nhạc công chơi nhạc. Khi cả vũ trường đang say sưa nhảy nhót, đến thời điểm bắt thích hợp, hai chiến sỹ- nhạc công đã đột ngột thay đổi bản nhạc theo đúng kế hoạch. Nhận được tín hiệu đã thống nhất từ trước, lực lượng cảnh sát vòng ngoài từ các phía ập vào, khiến chủ vũ trường và hệ thống vệ sỹ vệ tinh không kịp trở tay (1) . Xem: Báo Công an nhân dân, số ra ngày 30/4/2007, trang 1. 1). Đối với những đối tượng nguy hiểm, không nên bắt ở nhà vì đối tượng bắt có thể có đường tẩu thoát riêng, hoặc bắt người khác, nhất là trẻ con, làm con tin. Đặc biệt, không nên bắt đối tượng trong các đám cưới, đám tang, các cuộc hội họp, vì khi bắt thường gây ồn ào, đối tượng dễ lợi dụng bỏ trốn, hoặc kích động đồng bọn, người thân, bạn bè..chống đối lại lực lượng bắt. Khi gặp phải các tình huống trên, các chiến sĩ trong lực lượng bắt cũng đã cho thấy sự bình tĩnh, mưu trí, kịp thời tìm ra phương án giải quyết hợp lí. Chuyên án bắt tên Hoàng Văn Toàn, sinh năm 1963, quê xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, truy nã về tội giết người. Sau khi gây án, tên Cường trốn khỏi địa phương, qua xác minh, các chiến sĩ hình sự Công an tỉnh Hà Nam được biết tên Toàn đang làm nghề khai thác gỗ thuê trong rừng ở khu vực Cờ Rông, Đắc Lắc, nơi ở không cố định, nhưng cách đây mấy ngày, Toàn cùng một số người nói đi thăm người thân có việc ở thành phố Buôn Ma Thuột (không rõ địa chỉ ). Để lần ra manh mối, các trinh sát trong lực lượng bắt đã cùng công an thành phố Buôn Ma Thuột rà soát lại các khu dân cư có người Hà Nam làm ăn, sinh sống, phát hiện thấy có một đám cưới mà có người ở huyện Duy Tiên, các trinh sát bí mật xác minh thì phát hiện tên Toàn đang có mặt ở đám cưới. Tình huống đặt ra ở đây là: nếu bắt ngay tên Toàn trong đám cưới thì sẽ gặp khó khăn và không đảm bảo an toàn cho quần chúng nhân dân. Sau khi hội ý chớp nhoáng với công an địa phương, các trinh sát quyết định thực hiện phương án 2, thông qua chủ nhà nói là bạn của Toàn cho gặp Toàn có chút việc. Khi tên Toàn ra khỏi đám cưới, các trinh sát áp sát, dẫn giải Toàn ra khỏi khu vực đám cưới và công bố lệnh bắt (1) Xem: “ Những điển hình…trong công tác bắt đối tượng truy nã”, Hà nội, tháng 7, 2003. 1). 1.2.2. Xác định thành phần lực lượng tham gia bắt Theo điều 80, Bộ luật Tố tụng hình sự, những người này bao gồm: Đại diện nơi cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú,hoặc làm việc và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Như vậy, không phải mọi trường hợp bắt trong thực tiễn đều có đầy đủ các thanh phần trên, ví dụ như khi đối tượng đang trên phương tiện máy bay, tàu biển khi những phương tiện này đã rời khỏi sân bay, bến cảng… Thông thường, những người thi hành lệnh bắt gồm: người chủ trì cuộc bắt, người bảo vệ và trực tiếp bắt đối tượng, người trực tiếp tiến hành bắt phải biết mặt đối tượng, hoặc phải được phổ biến những thông tin cần thiết về vụ án, về đối tượng để tránh được những sai lầm có thể mắc phải như bắt nhầm đối tượng, tiết lộ bí mật của hoạt động điều tra. Ngoài ra, tham gia đội bắt còn bao gồm các cán bộ kỹ thuật hình sự để chụp ảnh và lấy dấu vân tay đối tượng. Nếu đối tượng bắt là nữ thì phải bố trí các cán bộ nữ tham gia vào đội bắt, bởi lệnh bắt thường kèm theo khám xét và để thu hồi tang vật, tránh tình trạng“bất đắc dĩ”thực hiện không đúng luật, tạo điều kiện cho đối tượng nói xấu lực lượng tham gia bắt. 1.2.3. Dự kiến những phương tiện và vũ khí cần thiết Căn cứ vào số lượng, đặc điểm của đối tượng bắt; số lượng thành viên của đội thi hành lệnh bắt, trong bản kế hoạch cần dự kiến các phương tiện, vũ khí cần thiết phải sử dụng trong quá trình bắt như: Xe ô tô, xe máy; vũ khí cá nhân như súng ngắn; vũ khí tập thể như lựu đạn có hơi cay, lựu đạn khói…Nếu đối tượng bắt có vũ khí thì lực lượng bắt cần chuẩn bị áo giáp, mũ chống đạn, túi cứu thương, khoá tay, máy bộ đàm, loa phóng thanh. Các loại mẫu biên bản và lệnh bắt. Đảm bảo khi lực lượng bắt cần bất cứ phương tiện gì phục vụ cho cuộc bắt đều có đủ, tránh những sự cố không đáng có, ví dụ như không có túi cứu thương ảnh hưởng đến công tác sơ cứu khi có người bị thương, hay khi bao vây đối tượng truy nã trong nhà kiên cố hoặc trên hang núi cao, quyết “tử thủ”, rất cần loa phóng thanh để kêu gọi đối tượng đầu hàng, nhưng lại không có. 1.2.4. Dự kiến kế hoạch dẫn giải Dự kiến phương án dẫn giải có tầm quan trọng ở chỗ, nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, trong quá trình dẫn giải, đối tượng có thể chạy trốn, tự sát, thông cung hoặc hành hung người dẫn giải. Do vậy, phải căn cứ vào số lượng đối tượng bị bắt, các điều kiện về không gian và thời gian để có kế hoạch dẫn giải phù hợp. 1.2.5. Dự kiến những tình huống bất trắc có thể xảy ra và cách giải quyết Trước khi tiến hành bắt đối tượng, lực lượng tiến hành bắt phải dự kiến được tình huống bất trắc có thể xảy ra, như đối tượng chạy trốn, hành hung cán bộ dẫn giải, tự sát, kích động người thân…từ đó, tự đưa ra các phương án giải quyết tương thích, sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Thực tiễn luôn cho thấy, mỗi khi tiến hành bắt đối tượng phạm tội, đội thi hành lệnh bắt thường gặp phải sự chống đối, gây rối từ phía người thân của đối tượng phạm tội,do giỏi nguỵ trang, che giấu bản chất lưu manh, côn đồ, nên khi bắt đối, tượng này, còn gặp phải sự phản ứng của một bộ phận quần chúng nhân dân nơi tiến hành bắt. Vụ bắt giữ tên Phạm Văn Thêu và đồng bọn thực hiện nhiều vụ cướp, giết ở khu vực E A Leo, Đắc Lắc trong các tháng 6, 7 năm 2006 là một ví dụ. Mặc dầu mới ở tù ra, Phạm Văn Thêu đã tập hợp được không ít thanh niên trong bản, thành lập băng nhóm, tổ chức các vụ cướp liều lĩnh, mang tính chuyên nghiệp như: luôn mang vũ khí nóng khi cướp và sẵn sàng xả súng nếu nạn nhân chống cự, tri hô; dùng mũ bịt mặt và đi xe máy không biển số khi tiến hành các vụ cướp. Nạn nhân bọn chúng chọn chủ yếu là những người làm nghề kinh doanh, thời điểm chúng tổ chức cướp là khi những người này đi gom tiền đổ hàng ở các đại lý về. Sau khi đã có một quá trình theo dõi, thu thập chứng cứ, xác minh thông tin, Công an tỉnh Đắc Lắc đã quyết định bắt tên Thêu. Khi được tin tên Thêu bị bắt, không ít các gia đình khu vực quanh đấy đã kéo đến chủi rủa, phá rối, tìm cách đánh tháo tên cho Thêu, bởi họ cho rằng công an đã bắt oan người, vì hàng ngày, tên Thêu sống rất biết che giấu bản chất của mình, thường xuyên tìm cách tạo lập nhiều mối quan hệ tốt đẹp với người dân trong bản, hắn mở lớp dạy võ với lí do là rèn luyện sức khoẻ cho thanh niên, sống xa rời thuốc phiện, ma tuý, nhưng thực chất là dò tìm nhưng kẻ liều lĩnh, có máu mặt để đưa vào nhóm cướp. Nhiều thanh niên tham gia nhóm cướp với hắn, nhưng gia đình vẫn tưởng là: “được anh Thêu tạo công ăn việc làm”(1) . Xem: Báo Pháp luật, số 21, ra ngày 2.2.2007, trang 4. 1). Thực tế nhiều cuộc bắt cũng cho thấy, nếu làm tốt công tác tư tưởng, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của thân nhân đối tượng, quần chúng tại địa phương nơi tiến hành bắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành lệnh bắt và ngược lại. Cũng có rất nhiều vụ án, sau khi bắt đối tượng, tang vật gây án lại được chính thân nhân của đối tượng tự nguyện giao nộp hoặc cung cầp thêm những chi tiết mới, có lợi cho công tác điều tra. Trước khi tiến hành bắt, lực lượng thi hành quyết định bắt phải tiến hành những biện pháp cần thiết để xác định chính xác nơi đối tượng có mặt và kịp thời bố trí lực lượng theo dõi, giám sát đối tượng cho đến thời điểm bắt, kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bắt. Để thực hiện tốt công việc này, cần nắm vững quy luật đi lại, làm ăn, sinh hoạt của đối tượng . Có những vụ án, để công tác bắt tội phạm đạt hiệu quả cao nhất, lực lượng tiến hành bắt đã phải trải qua một quá trình dài lâu, theo dõi, nắm bắt mọi di biến của đối tượng một cách rất công phu, điển hình là Chuyên án 56 tại thị xã Lai Châu, Tỉnh Lai Châu (06/ 04/ 2006), để phá vỡ, đập tan một đường dây nhiều thành phần chuyên lừa đảo, dụ dỗ, bắt cóc phụ nữ và trẻ em bán ra nước ngoài, các mũi trinh sát đã có 108 ngày đêm kiên trì mai phục, ẩn náu, thực hiện công tác nghiệp vụ trước khi tiến hành bắt đường dây trải dài suốt một địa bàn rộng lớn, liên quan tới 9 tỉnh phía Bắc(2) Xem: Báo Pháp luật, số 61, ra ngày 12.3.2007, trang 1. 2). Song song với việc đó, công tác phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia lực lượng bắt như triển khai đội hình, ai có nhiệm vụ khống chế đối tượng bắt, nhất là những đối tượng cầm đầu nguy hiểm, ai có nhiệm vụ giám sát thân nhân của đối tượng bắt…luôn được coi trọng đúng mức, các khâu đảm bảo có sự hỗ trợ, phối kết hợp nhịp nhàng. Chỉ có như vậy, công tác bắt người phạm tội mới đi đến thắng lợi cuối cùng. 1.2.6. Xác định nơi đối tượng có mặt, bố trí lực lượng theo dõi, giám sát cho tới thời điểm bắt Xác định nơi đối tượng có mặt rất có ý nghĩa ý nghĩa trong việc lập kế hoạch bắt .Nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả của việc bắt. Vì vậy, sau khi có quyết định bắt, lực lượng bắt cần phải xác định được chính xác nơi đối tượng có mặt, khẩn trương bố trí lực lượng theo dõi, giám sát đối tượng, nắm vững những di biến động của đối tượng, xác định và lựa chọn thời điểm bắt sao cho thích hợp nhất. Bên cạnh đó, lực lượng tiến hành bắt cần có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương nơi đối tượng lẩn trốn để cùng hoạt động sao cho hiệu quả nhất. 2. Tiến hành bắt Là sự cụ thể hoá trên thực tế những dự kiến trong bản kế hoạch bắt đối tượng. Tiến hành bắt là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc bắt, quyết định kết quả cuối cùng của cuộc bắt. Cũng cần phải xác định rõ, khi tiến hành bắt, những tình huống cụ thể xảy ra rất đa dạng, có thể khác hẳn với những dự kiến trước đây, do đó, nội dung của bản kế hoạch có thể và cần thiết phải được thay đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Trước khi tiến hành xuất phát, người chủ trì cần phổ biến và giải thích kế hoạch bắt cho các thành viên trong tổ lần cuối, kiểm tra công tác chuẩn bị cụ thể của từng người. Trước khi đột nhập vào địa điểm bắt , cần bố trí các lượng cắm chốt ở các ngả rẽ mà qua đó đối tượng có thể tẩu thoát, bao vây toàn bộ địa điểm bắt. Đồng thời, phải quan sát thật tỉ mỉ địa điểm bắt, qua đó dự kiến các tình huống có thể xảy ra khi đột nhập vào địa điểm bắt để có các phương án xử lý kịp thời. Nếu xét thấy cần phải thay đổi bản kế hoạch trước đó, đặc biệt là nhiệm vụ của các thành viên trong đội thì người đội trưởng ngay lập tức phải thông báo cho các thành viên trong đội biết. Đối với những đối tượng nguy hiểm, có vũ khí, trước khi đột nhập vào địa điểm bắt, có thể sử dụng đặc tình hay các lực lượng cộng tác khác tách vũ khí ra khỏi đối tượng. Trong những tình huống cụ thể, lực lượng bắt còn có thể trực tiếp nhờ sự giúp đỡ của quần chúng hoặc những người cộng tác đi vào địa điểm bắt để xác định vị trí của đối tượng, cùng với đối tượng còn có những ai, đối tượng ngủ hay thức…Để đảm bảo an toàn cho những người ở gần đối tượng, có thể tiến hành những biện pháp hợp lý điều những người này ra khỏi địa điểm bắt hoặc chờ đợi để chọn lựa một thời điểm bắt thích hợp nhất. Vụ bắt đối tượng Trần Văn Hồng, các trinh sát đã thể hiện rõ sự linh hoạt trong ứng biến, ngày 24 /4 /2003, tên Trần Văn Hồng dùng súng AR15, bắn chết anh Vũ Văn Tân tại khu rừng thuộc tổ 11 xã Vinh Quang- thị xã Kon Tum. Sau khi gây án, tên Hồng mang theo khẩu súng AR 15 bỏ trốn. Qua nhiều ngày truy lùng xác minh đối tượng ở các địa chỉ mối quan hệ các tỉnh Lâm Đồng - Đăk Lăk - Quảng Ngãi- Đà Nẵng vẫn không đạt kết quả, bằng biện pháp xây dưng mạng lưới cơ sơ, bám sát các mối quan hệ của đối tượng, bốn tháng sau các trinh sát nhận được tin báo tên Hồng đã có mặt tại nhà mẹ đẻ ở xã Vinh Quang. Lực lượng trinh sát Phòng cảnh sát hình sự Công an Tỉnh Kon Tum được lệnh xuống địa bàn nơi gia đình đối tượng cư trú. Thông tin do đặc tình cung cấp, tên Hồng về nhà thăm mẹ, vợ con, mang theo 1 khẩu súng, 2 quả lựu đạn. Sau 2 ngày sử dụng đặc tình để lôi kéo đối tượng ra bên ngoài song không đạt kết quả. Mặc dù lực lượng trinh sát vẫn bám sát mục tiêu 24/24 giờ, song không thể tiếp cận đối tượng vì trong nhà đối tượng có mẹ, vợ con và em trai, nếu không cẩn thận sẽ khó lường hậu quả xảy ra. Cuối cùng chuyên án chỉ đạo tiếp tục bao vây tiếp cận ngôi nhà và dùng người thân cùng xóm điều mẹ, vợ con, các cháu của đối tượng ra ngoài. 12 giờ trưa ngày 2, tháng 9, năm 2003, lực lượng trinh sát đã chia làm 4 tổ, tổ 1 có nhiệm vụ tiếp cận, phát hiện đối tượng chủ động tạo tình huống bất ngờ quật ngã đối tượng để các mũi trinh sát khác tiếp ứng, hỗ trợ. Đúng 14 giờ cùng ngày, ta đã điều được toàn bộ người thân trong gia đình đối tượng ra ngoài. 15 giờ 10 phút, tổ trinh sát 1 tiến sát bể nước gần bếp, cùng lúc đó đối tượng từ trên nhà đi xuống ra bể rửa mặt, lập tức bị quật ngã, đồng thời giữ chặt tay đối tượng khi hắn đang cố đút tay vào túi quần, nơi có 2 quả lựu đạn chưa rút chốt an toàn. Kiểm tra trong người và chỗ ở, các trinh sát thu được 1 khẩu AR 15 và 8 viên đạn, 2 quả lựu đạn mỏ vịt đã cũ, đó là những thứ lúc nào y cũng mang theo để đối phó với lực lượng truy bắt (1) Xem: “ Những điển hình tiên tiến…trong công tác bắt đối tượng truy nã-2003”, Bộ công an, tháng 7, năm 2003. 1). Khi bắt đối tượng ở quán giải khát hoặc nhà hàng, trước khi đột nhập vào địa điểm, cần bố trí lực lượng trinh sát vào trước để quan sát đối tượng và đồng bọn, nắm chắc địa hình và trên cơ sở đó hỗ trợ cho lực lượng bắt khi đột nhập vào để bắt đối tượng. Việc tiếp cận đối tượng của các lực lượng tham gia bắt phải thật nhanh chóng, bí mật, đúng kế hoạch. Thông thường, trình tự của cuộc bắt diễn ra như sau: Kiểm tra để xác định chắc chắn đúng là đối tượng có tên trong lệnh bắt, đề phòng trường hợp nhầm lẫn. Kinh nghiệm phá án của các điều tra viên cho thấy, sau khi gây án, trong quá trình lẩn trốn, một số đối tượng thường tìm cách giả mạo giấy tờ, lí lịch, thay tên đổi họ để che giấu tung tích, thay đổi đặc điểm nhân dạng, như tạo nốt ruồi, vết sẹo, thay đổi kiểu tóc, xoá các đặc điểm riêng, đôi khi, để xác định chắc chắn là đối tượng bắt là người có tên trong lệnh bắt, lực lượng tiến hành bắt đã sử dụng những biện pháp nghiệp vụ tài tình. Vụ bắt tên Trần văn Đoan (sinh năm 1976), ở Chương Mỹ, Hà Tây bị Cục cảnh sát hình sự, Bộ công an ra lệnh truy nã toàn quốc về tội giết người, đang lẩn trốn trên địa bàn Tây Ninh. Lúc phạm tội,tên này mơi chỉ 18 tuổi, và ảnh trên lệnh truy nã chụp vào năm 1994, đến nay, Đoan sẽ có nhiều thay đổi. Tên Đoan vao Tây Ninh,lấy tên là Nguyễn văn Minh, và đi làm thuê ở một lò mật trong vùng, khi xem tấm ảnh Đoan chụp trước đây mà các chiên sĩ cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tây đưa ra,công an địa phương- nơi Nguyễn Văn Minh (tức tên Đoan) làm thuê khẳng định, người thanh niên trong ảnh chắc chắn là Nguyễn văn Minh, đang làm thuê cho ông Tám, khi được hỏi, Minh một mực không biết và kêu oan. Trong khoảng khắc đó, khi thấy tên Minh để lộ vết sẹo nông trên trán, và 2 chữ:”H. Đ”- tuy đã bị tẩy song vẫn còn để lại dẫu vết,một chiến sĩ trong nhóm công tác đã bất ngờ hỏi:”Hai chữ hận đời xăm trước trán tẩy đi bao giờ thế Đoan?”.Trước câu hỏi bất ngờ đó, tên Đoan giật mình, xanh xám người lại, và phải cúi đầu nhận tội (1) Xem: Báo Công an nhân dân, số 865, ngày 20.3.2000. 1). Giới thiệu thành phần tham gia bắt và lí do có mặt. Đọc và giải thích lệnh bắt cho người bị bắt. Khám xét sơ bộ đối tượng nhằm tước vũ khí, chất độc, chất nổ, hay những vật dễ tìm khác. Đối với việc khoá hoặc trói đối tượng bị bắt, tuỳ từng trường hợp sẽ áp dụng trước hoặc sau khi công bố lệnh bắt hoặc khám xét. Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể không cần thiết phải khoá, trói đối tượng. Trên đây là trình tự chung của việc tiến hành bắt người phạm tội. Tuy vậy, bắt tội phạm hình sự ở các địa điểm khác nhau còn có những đặc điểm chiến thuật riêng, được xác định bởi chính đặc điểm của địa điểm bắt và được phản ánh rõ nét nhất ở giai đoạn chuẩn bị bắt và tiến hành bắt. 2.1. Bắt đối tượng ở trong nhà Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm “nhà” được hiểu là công trình xây dựng, có mái che, có tường vách, dùng để ở hay dùng vào một công việc nào đó. Như vậy, bắt đối tượng thời điểm đối tượng có mặt tại nhà ở, phòng làm việc, trong khách sạn, nhà hàng… Ở giai đoạn chuẩn bị bắt, phải nghiên cứu kỹ ngôi nhà, căn phòng sẽ là nơi bắt đối tượng, vị trí các cửa ra vào chính và cửa phụ, vị trí cửa sổ, sơ đồ kiến trúc ngôi nhà, căn phòng và các đồ vật trong đó, các phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông có trong nhà. Bên cạnh đó, cũng cần phải nghiên cứu kỹ những ngôi nhà kế bên và những người cư trú trong những ngôi nhà đó, mối quan hệ của hàng xóm với đối tượng, từ đó đưa ra những phương án tác chiến hợp lý. Trong vụ bắt quả tang gần 200 con bạc đang sát phạt nhau tại Thạch Hà, Thạch Thất, Hà Tây, lực lượng bắt trước đó đã có đầy đủ những thông tin về cấu trúc, sở đồ ngôi nhà.. để đưa ra các phương án phá án. Sau khi nắm bắt về quy luật hoạt động, cách thức bố trí các phòng, nơi các chiếu bạc tập trung, nơi để đồ con bạc cầm cố tài sản, lối thoát hiểm,vị trí đám vệ sĩ canh gác…Các chiến sĩ đã chia làm nhiều mũi tấn công, bố trí lực lượng cắm chốt ở những điểm mà các con bạc có thể lẩn trốn. Đúng 12h30, các mũi trinh sát ập vào, các con bạc đang khát bạc trên chiếu bạc hoàn toàn bất ngờ và bị tê liệt, kế hoạch vây bắt kết thúc sau hơn 30 phút với thắng lợi rõ rệt: Tại hiện trường, thu giữ hàng trăm điện thoại di động, 14 xe ô tô, và nhiều bao tải tiền (1) Xem: Báo Pháp luật, số 61, ngày 12.3.2007, trang 4. 1). Việc bắt đối tượng nhà có những thuận lợi nhất định, như bắt đối tượng ít có khả năng trốn thoát và sau khi bị bắt, cơ quan điều tra có những điều kiện thuận lợi để phát hiện, thu thập thông tin, tài liệu, vật chứng có liên quan đến vụ án. Tuy vậy, bắt đối tượng trong nhà cũng găp phải không ít những khó khăn nhất định như khó xác định đối tượng đang ở vị trí nào trong nhà, đang làm gì, ngủ hay thức, vũ khí cất giấu ở đâu, ngoài đối tượng còn có những ai v.v…Vì vậy, khi quyết định bắt đối tượng trong nhà, cơ quan điều tra cần tính trước những khó khăn sẽ phải gặp phải để kịp thời có phương án giải quyết phù hợp. Khi quyết định hình thức đột nhập cần căn cứ vào đặc điểm nhân thân của đối tượng bắt. Hình thức xuất hiện công khai thường được áp dụng trong trường hợp đối tượng bắt ít nguy hiểm, không có vũ khí, và không có ý định chống lại lực lượng thi hành lệnh bắt, hình thức đột nhập nguỵ trang là khi lực lượng tiến hành bắt tạo ra lí do hợp lí như đóng vai trò khách mua hàng, nhân viên khách sạn vào dọn phòng…để đột nhập vào địa điểm bắt, khi đối tượng xuất hiện hoặc ra mở cửa thì ập vào bắt ngay đối tượng. Vụ các trinh sát công an tỉnh Quảng Ninh bắt đối tượng Nguyễn Văn Bình ( tức Bình Đá ), quê ở Cẩm Phả, Quảng Ninh bị truy nã về tội giết người. Sau khi gây án, Bình đã bỏ trốn vào miền Nam. Qua nguồn tin của Công an thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh, các trinh sát trong lực lượng bắt được biết đối tượng đang trốn tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng khi lên đến TP Hồ Chí Minh, các trinh sát có thông tin Bình đã quay lại Đà Lạt, các trinh sát lại tiếp tục quay lại Đà Lạt. Tại đây, qua một nguồn tin cung cấp từ người cùng quê của Đạt, là tên Đạt mới “trúng quả ” ở đâu đó, đang có một số tiền lớn, và hiện hắn đang trọ tại một khách sạn trong thành phố. Bằng biện pháp nghiệp vụ, khi xác định được khách sạn nơi Bình trọ, các trinh sát đã làm công tác vận động, yêu cầu sự phối hợp cộng tác của nhân viên bảo vệ và nhân viên phục vụ phòng. Hai cán bộ chiến sĩ trong vai nhân viên phục vụ phòng tới gõ cửa phòng nơi tên Bình đang ẩn náu, nói là dọn phòng, khi tên Bình mở của ra, các trinh sát đã nhanh chóng ập vào, quật ngã đối tượng, vô hiệu hoá vũ khí của y (1) Xem: “ Những điển hình tiên tiến…trong công tác bắt đối tượng truy nã-2003”, Bộ công an, tháng 7, năm 2003. 1). Như vậy, hình thức đột nhập này được áp dụng trong những trường hợp đối tượng có vũ khí, là những tên tội phạm nguy hiểm có ý định chống lại lực lượng thi hành bắt để đảm bảo hiệu quả của cuộc bắt cũng như sự an toàn của lựclượng vây bắt. Mặt khác, trong những trường hợp đối tượng không có nhà, hình thức đột nhập trên sẽ không làm lộ bí mật của cuộc bắt. Ngoài ra, tuỳ từng hoản cảnh, lực lượng tiến hành bắt còn có thể bí mật, bất ngờ đột nhập vào nhà để bắt gọn đối tượng. Trong vụ bắt giữ tên Nguyễn Quốc Trung, sinh năm 1955, trú tại 35, Thi Sách, Hà Nội - một đối tượng có nhiều tiền án tiền sự, khét tiếng “máu lạnh” trong các phi vụ giết người cướp của. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, khi đã xác định đích xác nơi ẩn náu của tên Trung, lực lượng tiến hành bắt đã lên nhiều phương án dự phòng vì đây là một tên cướp rất côn đồ, hung hãn, có vũ khí, và hết sức sảo quyệt...Cuối cùng, phương án được các chiến sĩ cảnh sát hình sự Hà nội lựa chọn là bắt sống tên Trung vào sáng sớm, các trinh sát sẽ ém quân quanh nhà nơi đối tượng đang ẩn náu, 3 đồng chí sẽ đạp cửa ngõ, lao nhanh vào án ngữ của sổ, kêu gọi y đầu hàng, nếu y phản kháng thì sẽ buộc nổ súng bắn y trọng thương, thậm chí tiêu diệt nếu cần(2) Xem: “ Những điển hình tiên tiến…trong công tác bắt đối tượng truy nã-2003”, Bộ công an, tháng 7, năm 2003. 2). Khi đột nhập vào địa điểm bắt, lực lượng tiến hành phải công bố cho đối tượng và người có mặt biết lí do sự có mặt của mình, yêu cầu đối tượng chấp hành lệnh bắt và đề nghị những người có mặt tại đó giúp đỡ lực lượng tiến hành bắt hoàn thành nhiệm vụ. Thực tế luôn cho thấy, khi bắt đối tượng trong nhà, lực lượng tiến hành thường gặp phải những tình huống như thân nhân của đối tượng gây “nhiễu”, đối tượng quanh co, tìm cách không hợp tác, chỉ một sơ xuất nhỏ từ phía lực lượng bắt cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Ở thời điểm này, cách thể hiện thái độ của lực lượng bắt là rất quan trọng, nhất là người chỉ huy cuộc bắt, thể hiện tinh thần kiên quyết ngay từ đầu, không khoan nhượng, cho thấy rõ đối tượng không có con đường nào khác ngoài việc nghiêm túc hợp tác với cơ quan điều tra, chấp hành lệnh bắt, làm cho đối tượng phải chịu hai áp lực: thể xác và tâm lý, áp đảo hoàn toàn, khiến tê liệt tư tưởng phản kháng, tiêu cực từ phía đối tượng bắt. Trường hợp bắt tên Trần Văn Bệ là một ví dụ, sinh năm 1962, thường trú tại 12/1 Cần Giuộc - P16 - Q8 - TP HCM, trốn trại Tân Hiệp năm 1988 trong trường hợp phá nhà giam, khi tiến hành bắt y tại gia đình, y chống lệnh và ngang xược thách thức lực lượng bắt (Đội Truy nã, trại giam An Phước, Cục V26, Bộ CA). Với mã tấu cầm trên tay, Bệ hô hào gia đình, bà con vây xe, đập phá, chống trả quyết liệt. Đối phó với tình huống trên, một mặt lực lượng vây bắt chủ động với công an Q.8 đề nghị tăng cường lực lượng, một mặt thuyết phục gia đình y phải chấp hành. Trước áp lực va đặc biệt là thái độ kiên quyết của lực lượng bắt, Bệ đã bị bắt và đưa về trại an toàn (1) Xem: “ Những điển hình tiên tiến…trong công tác bắt đối tượng truy nã-2003”, Bộ công an, tháng 7, năm 2003. 1). 2.2. Bắt đối tượng ở ngoài đường hoặc ở nơi khác Bên cạnh bắt đối tượng trong nhà, bắt đối tượng ngoài đường hoặc ở nơi khác như nhà ga, sân bay, bến cảng, phương tiện giao thông…được áp dụng trong những trường hợp ở thời điểm bắt, đối tượng đang đi trên đường hoặc trong trường hợp bắt những đối tượng nguy hiểm, hung hãn, có vũ khí, cần thiết phải điều đối tượng ra một đoạn đường nào đó để bắt, hoặc bắt những tên gián điệp, biệt kích. Cũng giống như bắt trong nhà,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (93).doc
Tài liệu liên quan