Khóa luận Các giải pháp xúc tiến xuất khẩu giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thành công trên thị trường Hoa Kỳ

Theo kết quả nghiên cứu của Dự án STAR thì hạn chế lớn nhất đối với việc mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ là năng lực sản xuất chứ không phải thiếu người mua hay phải cạnh tranh về giá vì những nhà nhập khẩu Hoa Kỳ thường đặt hàng nhiều hơn mức các doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng. Ngoài ra, còn là sự thiếu an tâm của các nhà xuất khẩu khi lo lắng về các hình phạt thuế với sản phẩm của họ như hàng cá tra, ba sa. Và nguyên nhân nữa thuộc phạm vi đề cập chính của khoá luận này đó là do khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.

 

Do dung lượng thị trường lớn với các đơn hàng lớn, giao nhanh nên để đáp ứng các đòi hỏi riêng của thị trường Mỹ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã nâng cao năng lực sản xuất của mình. Theo bản nghiên cứu của dự án STAR thì có thể mức tăng đầu tư này vẫn chưa theo kịp các đòi hỏi của thị trường Mỹ. Đúng là khả năng đáp ứng đơn hàng của doanh nghiệp nước ta còn bị hạn chế do năng lực sản xuất thấp, nhưng cũng lại có thực tế là nếu doanh nghiệp đầu tư ồ ạt khi mặt hàng của họ xuất sang Mỹ đã bị áp hạn ngạch (trường hợp hàng dệt may) thì kết quả của đầu tư có tác dụng ngược.

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp xúc tiến xuất khẩu giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thành công trên thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch ứng linh hoạt với các biến đổi môi trường kinh doanh tại Mỹ vì thay đổi ở quy mô nhỏ và vừa bao giờ cũng nhanh hơn so với doanh nghiệp lớn, dễ điều hành và tiết kiệm chi phí. Xét về khả năng khai thác những thị trường nhỏ của một vùng, một lĩnh vực nhất định tại Mỹ thì DNVVN cũng hoàn toàn có lợi thế. 2. Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ Tác động của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ lên tình hình kinh doanh của DNVVN Việt Nam Trước Hiệp định Thương mại song phương Giai đoạn chiến tranh trước 1975, nước Mỹ đã viện trợ cho Sài Gòn nuôi sống nền kinh tế Nguỵ với số tiền khoảng 500 triệu USD hàng năm. Năm 1975, miền nam hoàn toàn giải phóng, quân Mỹ rút về nước và ngay sau đó Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cấm vận đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Giai đoạn 1975-1994, tác động của cấm vận đến nền kinh tế Việt Nam là lớn, nhưng giảm dần từ năm 1986 khi nước ta thực hiện công cuộc Đổi mới, mở cửa làm ngoại thương với nhiều nước trên thế giới và nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia này. Năm 1994 khi Tổng thống thứ 42 của nước Mỹ, Ông Bill Clinton, tuyên bố huỷ bỏ cấm vận với Việt Nam và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1995 thì tình hình thương mại của hai nước bắt đầu cải thiện. Kể từ năm 1998, mỗi năm Việt Nam đều được hưởng sự miễn trừ không phải áp dụng Tu chính án Jackson-Vanik, là một điều kiện cần thiết để những nước Xã hội chủ nghĩa được tiếp cận các đảm bảo về đầu tư và tín dụng xuất khẩu do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ. Khi đó, nước Mỹ đã nhận thấy họ không có lợi gì nếu tiếp tục cấm vận Việt Nam, để trở nên lạc hậu trước các quốc gia đối thủ khác trong quan hệ thương mại, đầu tư với đất nước đông dân và đang tích cực đổi mới này. Mặc dù tiến trình bình thường hoá diễn ra chậm, quan hệ thương mại giữa hai nước tăng lên đáng kể khi có nhiều công ty lớn của Mỹ như Microsoft, Coca Cola, Ford Motor đầu tư vào Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng từ 50,15 triệu USD năm 1994 lên 319 triệu năm 1996; 338,2 triệu năm 1997 với các mặt hàng chủ yếu là nông hải sản, giày dép, may mặc, cao su và nhựa, dầu thô. 2.1.2 Sau Hiệp định Thương mại song phương Quan hệ thương mại bình thường giữa hai nước mà yếu tố then chốt là Quy chế tối huệ quốc (MFN) chỉ có được từ tháng 12/2001 khi Hiệp định Thương mại song phương bắt đầu có hiệu lực. Tuy Việt Nam mới bắt đầu khai thác thị trường Hoa Kỳ khổng lồ, tác động của Hiệp định đã thể hiện rất rõ ngay trong thời gian ngắn khi xuất khẩu của nước ta sang Mỹ sau khi thi hành Hiệp định được mô tả là một sự “bùng nổ”. “Đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM) và Dự án Hỗ trợ Thúc đẩy Thương mại (STAR Vietnam) phối hợp tổ chức. Về kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng kim ngạch năm sau liên tục cao hơn nhiều so với năm trước. Năm 2002 tăng 128% so với năm 2001, phản ánh đúng ước tính của Bộ Thương mại Việt Nam là tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ sẽ đạt xấp xỉ 130%/năm. Bảng 4 : Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 1996-2002 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 % thay đổi 2002 Triệu USD Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 319,0 388,2 553,4 609,0 821,7 1.052,6 2.394,7 128 Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ 616,0 277,8 274,2 290,7 367,7 460,9 580,2 26 Cán cân thương mại Việt-Mỹ -297,0 110,4 297,2 318,3 453,9 591,7 1.814,5 206 Tỷ lệ Xuất khẩu sang Hoa Kỳ/tổng 4,4 4,2 5,9 5,3 5,7 7,0 14,1 Nhập khẩu từ Hoa Kỳ/tổng 5,5 2,4 2,4 2,5 2,4 2,9 2,5 Nguồn: Số liệu thương mại của Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ Như bảng 4 cho thấy, từ năm 1996 đến 2001, xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng trưởng bình quân 27% mỗi năm, trong khi tổng kim ngạch tăng ở mức 20%. Với kim ngạch khoảng một tỷ USD năm 2001, xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 0,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các nước đang phát triển. Năm 2002, năm đầu tiên sau Hiệp định thương mại, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn gấp đôi (khoảng 128% trong năm 2002) trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ra thế giới tăng 10%. Không chỉ là tăng trưởng về kim ngạch, vị trí của Hoa Kỳ trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam được cải thiện rõ. Nếu ở năm 2001, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì chỉ một năm sau Hiệp định Thương mại, tỷ trọng của thị trường này đã tăng gấp đôi lên 14%, đứng thứ hai sau thị trường Nhật. Điểm đáng lưu ý là trong năm 2002, tăng trưởng hàng xuất khẩu sang Mỹ đóng góp khoảng 90% tăng trưởng tổng hàng hóa xuất khẩu ra thế giới của Việt Nam. (xem Hình 1) Trong số 230 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán với Mỹ, Việt Nam đã trở thành bạn hàng lớn thứ 56 tính theo kim ngạch hai chiều và thứ 34 nếu tính riêng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ. Hình 1- Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2003 Tính đến tháng 8 năm 2003, Mỹ đã trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt trên các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản với tổng giá trị là 3,195 tỷ USD so với 2,394 tỷ USD cả năm 2002. Xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam cũng tăng đáng kể, 8 tháng đầu năm đã xuất được 944 triệu USD so với con số cả năm 2002 là 580 triệu USD. Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, 13/11/2003 Về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ được coi là khác thường. Xuất khẩu của nhiều nước đang phát triển khác, đặc biệt là các nước châu á vào thị trường này chủ yếu là hàng công nghiệp chế tạo. Trong trường hợp của nước ta, hàng công nghiệp chế tạo chỉ chiếm dưới một phần tư tổng kim ngạch. Cho đến nay, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm chưa chế biến, đặc biệt là cá và thuỷ sản, cà phê và dầu thô. Dĩ nhiên sự khác thường trong cơ cấu hàng xuất khẩu là di sản của mối quan hệ thương mại song phương căng thẳng giữa hai nước trước khi thực thi Hiệp định vào cuối năm 2001. Trước Hiệp định, nhiều hàng chế tạo xuất sang Mỹ phải chịu mức thuế suất cao hơn 5 đến 10 lần so với mứa Hoa Kỳ dành cho các nước hưởng MFN khác. So sánh cơ cấu hàng xuất sang Mỹ với cơ cấu sang EU, một thị trường có quy mô lợi thế so sánh tương đương, có thể thấy việc không tiếp cận được Mỹ theo quy chế MFN đã khiến xuất khẩu nước ta thiên về hàng chưa chế biến. ở châu Âu, nơi Việt Nam được hưởng MFN từ đầu thập niên 1990, cơ cấu hàng xuất khẩu tập trung nhiều vào hàng công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động. ở Mỹ, thị trường những mặt hàng này thực chất vẫn còn đóng cửa mãi cho đến khi Hiệp định Thương mại được ký kết. Bảng 5: Cơ cấu hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 1996-2002 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 % thay đổi 2002 Nghìn USD Việt NamXK sang Hoa Kỳ 319,0 388,2 553,4 609,0 821,7 1.052,6 2.394,7 128 Hàng chưa chế biến 274.042 251.736 390.457 399.352 92.733 819.813 994.284 21 Cá và hải sản 34.066 56.848 94.368 139.535 00.988 478.227 616.029 29 Rau quả 10.061 18.835 26.446 28.840 52.906 50.126 76.000 52 Cà phê 109.445 104.678 142.585 100.250 13.036 76.185 53.060 -30 Cao su thô 413 2.135 1.767 2.505 5.330 2.807 11.231 300 Dầu mỏ 80.650 34.622 107.374 100.633 88.412 182.798 181.125 -1 Hàng chưa chế biến khác 12.407 34.618 17.917 27.589 32.061 29.670 56.839 92 Hàng CN chế tạo 71.995 136.453 162.951 209.601 28.925 232.814 1.400.461 502 Khoáng sản công nghiệp 913 1.648 3.383 4.849 6.670 9.108 19.589 115 Sản phẩm kim loại 81 183 792 3.091 3.226 3.538 8.382 137 Hàng điện tử 81 225 298 608 603 1.338 4.952 270 Đồ gỗ 264 437 1.193 3.697 9.186 13.427 80.441 499 Hàng du lịch 365 473 625 1.265 1.606 897 49.534 5.422 May mặc 23.755 26.009 28.462 36.152 47.274 48.174 900.473 1.769 Giày dép 39.169 97.644 114.917 145.775 24.871 132.195 224.825 70 Hàng CN chế tạo khác 1.151 1.171 947 1.518 4.527 2.981 28.238 847 Hàng hoá khác 6.216 8.117 12.334 12.646 0.809 21.156 84.027 297 Nguồn: Số liệu thương mại của Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ Tuy nhiên, cơ cấu này đang dần được cải thiện theo hướng tích cực là tăng tỷ trọng của nhóm hàng chế tạo. Từ bảng 5 có thể thấy, xuất khẩu hàng chế tạo của Việt Nam tăng hơn 500% trong năm 2002, không chỉ do bùng nổ xuất khẩu hàng may mặc với mức tăng 1769% mà còn ở xuất khẩu đồ gỗ 499%, hàng hoá phục vụ du lịch 5422%, các hàng hoá chế tạo khác 847%, giày dép 70%. Như vậy tác động của Hiệp định Thương mại song phương lên xuất khẩu của Việt Nam là rất tích cực, ngoài ra cũng đang thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều tăng liên tục qua các năm từ 1995-2002, Việt Nam hưởng thặng dư ở xuất khẩu hàng hoá; còn Hoa Kỳ từ 2001 hưởng thặng dư về xuất khẩu dịch vụ. Về hàng hoá, Việt Nam chủ yếu mua máy móc thiết bị và phụ tùng, phân bón, nguyên liệu công nghiệp như bông, bột giấy, nhựa, phụ kiện gia công hàng xuất khẩu… (xin xem Hình 2) Hình 2 - Nguồn: U.S. Census Bureau Cơ hội giao thương mới Để Hiệp định song phương phát huy tốt tác dụng nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu đôi bên, cả hai nước đều có những cam kết của mình. Phía Việt Nam nỗ lực thể hiện rằng Việt Nam đang cố gắng tiếp tục thực hiện các cam kết của Hiệp định theo đúng lộ trình, đồng thời cải cách các chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, thủ tục hành chính… Về phía Hoa Kỳ luôn khẳng định mục đích của Hiệp định Thương mại song phương không chỉ và không đơn thuần là hàng hoá thương mại mà quan trọng là đầu tư và chuyển giao công nghệ. Để tránh các vấp váp khi chỉ tập trung vào một số mặt hàng như trường hợp thuỷ sản và may mặc rồi sau đó lại bị áp dụng rào cản thương mại như vừa qua, họ đề nghị Việt Nam nên đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu hơn nữa. Với tư cách là quốc gia phát triển hơn, phía Mỹ muốn Việt Nam khẩn trương triển khai một số lĩnh vực công nghệ cao và quan trọng hàng đầu là công nghệ phần mềm. Thung lũng công nghệ Sillicon sẵn sàng tiếp nhận các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp Mỹ còn quan tâm đến phát triển dịch vụ vận tải, viễn thông và tài chính ngân hàng, mong muốn một môi trường pháp lý hợp lý hơn cho các nhà đầu tư để họ có thể vào Việt Nam tự đầu tư sản xuất và xuất hàng đó vào Hoa Kỳ. Trên thực tế, Mỹ có những hàng rào thương mại đối với các sản phẩm nhất định từ những đối tác nhất định. Song nếu cho rằng đây là thị trường không đáng tin cậy hay tương đối đóng cửa đối với hàng xuất khẩu Việt Nam thì không phải. Bằng chứng là sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của Việt Nam vào đây thời gian qua. Thậm chí có nhà nghiên cứu cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn và sẽ được đẩy mạnh nếu có thiện chí của hai phía, đặc biệt là phía Mỹ. Xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ có thể lên tới 10 thậm chí 20 tỷ USD chứ không chỉ hơn 2 tỷ USD như hiện nay. Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Chuyên viên Kinh tế cao cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2002 Quan điểm của cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ về việc kinh doanh với Việt Nam sau Hiệp định thương mại cũng đang có những biến chuyển tích cực hơn và nhìn chung là lạc quan. Kết quả của cuộc điều tra về nhận định của 100 thành viên Phòng Thương mại Hoa Kỳ- AmCham tại Việt Nam như sau. Điều tra do Dự án STAR Vietnam thực hiện năm 2002 Quan điểm của các thành viên Phòng Thương mại Hoa Kỳ- AmCham tại Việt Nam trong mẫu điều tra Có Không NA 1. Trong quá trình chuẩn bị cho HĐTM, đã có sự cải thiện 83 17 nào trong môi trường kinh doanh ở VN hay không? 2. HĐTM có dẫn đến một tác động tích cực nhất định đối Với môi trường kinh doanh ở VN hay không? 58 25 17 3. HĐTM có bất kỳ ảnh hưởng gì đến doanh thu hay hoạt động kinh doanh của bạn hay không? 42 58 4. Có phải Chính phủ VN đang thực hiện những nỗ lực cao nhất để tuân thủ HĐTM và thực hiện hiệp định này? 42 17 42 5. Liệu việc thực hiện thành công HĐTM sẽ gây ra tác động tích cực đáng kể đối với việc kinh doanh của bạn? 83 17 NA: không có ý kiến Khó khăn và hạn chế của xuất khẩu vào thị trường Mỹ Theo kết quả nghiên cứu của Dự án STAR thì hạn chế lớn nhất đối với việc mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ là năng lực sản xuất chứ không phải thiếu người mua hay phải cạnh tranh về giá vì những nhà nhập khẩu Hoa Kỳ thường đặt hàng nhiều hơn mức các doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng. Ngoài ra, còn là sự thiếu an tâm của các nhà xuất khẩu khi lo lắng về các hình phạt thuế với sản phẩm của họ như hàng cá tra, ba sa. Và nguyên nhân nữa thuộc phạm vi đề cập chính của khoá luận này đó là do khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Do dung lượng thị trường lớn với các đơn hàng lớn, giao nhanh nên để đáp ứng các đòi hỏi riêng của thị trường Mỹ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã nâng cao năng lực sản xuất của mình. Theo bản nghiên cứu của dự án STAR thì có thể mức tăng đầu tư này vẫn chưa theo kịp các đòi hỏi của thị trường Mỹ. Đúng là khả năng đáp ứng đơn hàng của doanh nghiệp nước ta còn bị hạn chế do năng lực sản xuất thấp, nhưng cũng lại có thực tế là nếu doanh nghiệp đầu tư ồ ạt khi mặt hàng của họ xuất sang Mỹ đã bị áp hạn ngạch (trường hợp hàng dệt may) thì kết quả của đầu tư có tác dụng ngược. Nhìn chung có thể hình dung các khó khăn và nguyên nhân khó khăn của DNVVN Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ như sau: a. Môi trường kinh doanh hạn chế đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đánh giá một cách khách quan thì chênh lệch trình độ phát triển giữa hai nền kinh tế đã tạo ra những khó khăn đối với các nhà xuất khẩu nước ta. Nền kinh tế Việt Nam có trình độ còn thấp so với kinh tế Mỹ, môi trường kinh doanh ở Việt Nam chưa lành mạnh ở nhiều khâu, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này thể hiện ở sự yếu kém của hệ thống hải quan, thuế và ngân hàng, quản lý Nhà nước… nhiều khi lại gây ra những cản trở với xuất khẩu. Về hải quan, tuy đã có những tiến bộ đáng khích lệ sau Luật Hải quan với việc doanh nghiệp kê khai qua mạng nhưng thủ tục vẫn chậm, rườm rà. Về ngân hàng, chưa đủ mạnh để cho doanh nghiệp xuất khẩu vay đầu tư sản xuất, hay bảo lãnh cho doanh nghiệp nhập khẩu mở L/C mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất xuất khẩu, nhất là với những đơn hàng lớn từ Mỹ. Đó là chưa kể đến thái độ phục vụ của ngân hàng khiến nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân đành bó tay trước những thủ tục vay, thế chấp khi muốn tiếp cận các khoản vay lớn và dài hạn. Thực tế các khoản vay của số đông DNVVN có được là từ người thân, bạn bè, những người cho vay chuyên nghiệp với lãi suất tương đối cao. Hệ thống quản lý cồng kềnh và kém hiệu quả, vẫn tồn tại những cách quản lý không mang tính khuyến khích mà là chi phối hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho khu vực tư nhân nói chung và DNVVN nói riêng còn nhiều bất cập. Tại hội thảo "Phát triển kinh tế tư nhân" tổ chức vào cuối năm 2001 tại Hà Nội, đại diện Chính phủ thừa nhận rằng môi trường kinh doanh và dư luận xã hội về doanh nghiệp tư nhân còn rất tiêu cực. Cụ thể là tâm lý kỳ thị, phân biệt đối xử, coi doanh nghiệp tư nhân là bóc lột, trốn thuế, làm hàng giả... Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế và kỹ thuật lạc hậu. Cơ sở hạ tầng vận tải như đường xá, kho hàng, bến bãi, thiết bị bốc xếp tại các cảng của Việt Nam hiện vừa lạc hậu vừa không đủ công suất, có khả năng làm chậm các đơn hàng lớn với thời gian giao hàng ngắn sang Mỹ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn chưa cao, trình độ công nghệ lạc hậu trung bình là 20-50 năm so với các nước trong khu vực. Những chi phí mà Nhà nước định giá như điện, xăng dầu, cước viễn thông... đang được kiến nghị điều chỉnh giảm. Báo Đầu tư, 16/12/2000, trang 4 Các yếu tố chưa hoàn thiện nêu trên của môi trường kinh doanh khiến giá thành sản phẩm bị đội lên không hợp lý, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp chưa cao Yếu tố đầu tiên phải kể đến là do DNVVN có vốn đầu tư thấp, chủ yếu là vốn tự có (chỉ 7% đến từ nguồn vốn vay không trả lãi và 2% từ vay ngân hàng), trong khi mọi chi phí trên thị trường Mỹ đều cao. Do vốn nhỏ mà ít khả năng đáp ứng đơn hàng lớn, giao nhanh theo cách làm ăn của nhà nhập khẩu Mỹ, nên có thể chỉ tham gia gia công thầu phụ cho doanh nghiệp lớn hay gom hàng bán cho người thứ ba để họ xuất sang Mỹ, từ đó làm giảm mức lợi nhuận kiếm được. Vốn nhỏ nên ngân sách dành cho hoạt động Marketing thấp, từ đó chi phối các chính sách bộ phận khác trong Marketing Mix. Về chính sách sản phẩm, doanh nghiệp không đủ khả năng thiết kế/thuê thiết kế chuyên nghiệp phục vụ đúng thị hiếu tiêu dùng Mỹ vừa phức tạp đa dạng, vừa rất nhanh thay đổi. Vốn nhỏ cũng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong mua sắm các thiết bị công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm. Hàng hoá đạt các tiêu chuẩn quốc tế cũng như của Hoa Kỳ vẫn là mục tiêu phấn đấu của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu. Có thể nói, Mỹ là nước rất khắt khe về các tiêu chuẩn quản lý chất lượng hàng hoá với ISO, HACCP, SA, GMP… trong khi đó thực trạng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa có bất kỳ bằng cấp chất lượng quốc tế nào cũng không hiếm. Về chính sách giá, giá thành cao nên sản phẩm dịch vụ kém sức cạnh tranh về giá, chính doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thấy mình ít khả năng cạnh tranh trước Trung Quốc về những hàng giá rẻ, và phấn đấu trong thời gian tới tập trung sang những hàng trung cấp với giá cả hợp lý. Về chính sách phân phối, doanh nghiệp xuất khẩu nước ta thường không đủ khả năng xây dựng kênh phân phối riêng trên thị trường Mỹ mà thông qua các kênh của nước thứ ba, do khách hàng Mỹ đến trực tiếp đặt hàng, thậm chí họ giao gia công những công đoạn kém lợi nhuận, hoặc qua trung gian là công ty thương mại Việt Nam hay Việt kiều. Nói chung chỉ một số ít doanh nghiệp đã có hàng bày trên hệ thống siêu thị bán lẻ. Các doanh nghiệp chủ yếu dừng ở đầu mối đầu tiên là bán FOB cho nhà nhập khẩu Mỹ để họ tự tổ chức đóng gói lại và phân phối. Chính hạn chế về thâm nhập vào các kênh bán lẻ nên doanh nghiệp ít thu thập được thông tin thị trường hay các phản hồi về sản phẩm để chủ động đổi mới và đầu tư trong sản xuất. Xuất hàng sang Mỹ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ như gõ được cửa mà chưa vào trong nhà. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ chưa được đầu tư và tiến hành đúng cách cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu ở thị trường này. Biểu hiện chủ yếu là doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề thương hiệu và sở hữu trí tuệ của hàng hoá mình chứ chưa nói đến công tác quảng bá, khuếch trương. Một lý do là phí đăng ký cao, đồng thời do chưa nhận thức được nguy cơ bị tranh chấp như trường hợp cà phê Trung Nguyên, Petrolimex, thuốc lá Vinataba… Riêng về vấn đề này xin được trình bày thêm ở mục 3 sau đây. Ngoài ra, yếu tố hạn chế khác của bản thân các doanh nghiệp còn là nguồn nhân lực chất lượng thấp. Có số liệu điều tra cho thấy 74,8% lao động trong các DNVVN chưa học hết lớp 10, chỉ có 5,3% lao động trong khu vực ngoài quốc doanh có trình độ đại học. Tập san Đại học Ngoại Thương, số 1/2001, trang 130,131 Nhân lực yếu kém, thể hiện ở trình độ tay nghề người lao động và kỹ năng điều hành của chủ doanh nghiệp. Phần lớn chủ DNVVN kinh doanh còn theo trực giác, bị động trong hoạt động quản trị, điều hành và lập kế hoạch, kinh doanh kiểu chớp thời cơ. Chưa có nhiều những nhà doanh nghiệp biết đi trước đón đầu hoặc tự tạo cho mình những cơ hội mới. Hơn một nửa trong số 95 nhà sản xuất được MPDF (Chương trình Phát triển Dự án Mêkông) phỏng vấn năm 1999 đều muốn được đào tạo về quản lý kinh doanh. Leila Webster, DNVVN Việt Nam: Trên đường tiến đến phồn vinh, MPDF,1999, trang 32 Trình độ tiếng Anh của những người làm xuất khẩu còn thấp khiến họ ít khả năng tiếp cận và khai thác các thông tin thị trường dưới ngôn ngữ này. Do đó, bỏ lỡ những cơ hội trực tiếp chủ động tìm từ báo chí, Internet và tăng tình trạng lệ thuộc vào các nguồn tin do đối tượng khác cung cấp, vừa tốn thêm thời gian, chi phí vừa có thể không phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Thông tin về thị trường Mỹ thiếu do đây là thị trường mới mẻ với đa số doanh nghiệp hiện nay, bên cạnh đó chuyên gia về thị trường này ít và chất lượng cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu, nhất là về luật pháp. 3. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường hoa kỳ 3.1 Đặc điểm thị trường Mỹ liên quan đến quảng cáo 3.1.1 Tính phổ biến của các hoạt động xúc tiến, quảng cáo Ngay từ thế kỷ 19, ở nước Mỹ đã thịnh hành quảng cáo in ấn. Qua thế kỷ 20 với các phát minh về phát thanh, vô tuyến rồi Internet, người dân ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các thông điệp quảng cáo. Bước sang thế kỷ 21, ở mọi nơi như nhà hàng, siêu thị, tầu điện ngầm, trong nhà, trường học, sở làm… họ đều phải sống chung với quảng cáo. Có thể nói, bằng đầu óc thực dụng và sáng tạo, các nhà quảng cáo Mỹ luôn là người đi đầu trong thế giới quảng cáo, họ đã tìm mọi cách để thu hút gợi mở nhu cầu của người tiêu dùng. ở Mỹ, ngay cả những suy nghĩ riêng, các ý tưởng, vấn đề tôn giáo hay chuyện tình yêu… đều được tận dụng, được biến thành hàng hoá và được quảng cáo để bán. Do đó cũng có thực tế là một bộ phận dân Mỹ có thái độ tiêu cực với mọi loại quảng cáo, đã lập ra các hội sinh hoạt và tuyên truyền chống quảng cáo. 3.1.2 Quản lý Nhà nước về xúc tiến, quảng cáo Uỷ ban Thương mại Liên bang- US Federal Trade Commission, FTC là cơ quan ban hành các quy định quản lý về quảng cáo tại Mỹ đồng thời giám sát các hoạt động trong lĩnh vực này của mọi doanh nghiệp. Bên cạnh các quy định cấp Liên bang, các bang thành viên có quyền ban hành quy định riêng của mình nhưng thông thường họ vẫn tuân thủ và tôn trọng quy định cấp Liên bang. Tại các bang đều có Phòng Kinh doanh Tốt hơn- Better Business Bureau để người tiêu dùng và doanh nghiệp liên hệ, phản hồi, đồng thời cố vấn cho doanh nghiệp trong việc quảng cáo. Trang web của cơ quan này cũng liên tục cập nhật mới tình hình và quy định mới về quảng cáo. Trang web của Uỷ ban Thương mại Liên bang: Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như của mọi doanh nghiệp tham gia kinh doanh, FTC đã cố gắng đề cập giải quyết các vấn đề liên quan đến quảng cáo, khuyến mại và khi cần có thể thực thi trách nhiệm pháp luật của mình. Một số nội dung được đề cập và giải quyết là: Nội dung, hình ảnh nêu trong quảng cáo: có trung thực hay dễ gây hiểu lầm hay chi phối khách hàng không như định nghĩa thế nào là “mới”, “tiết kiệm năng lượng”, “ít béo”, “tái chế được”, “Made in USA”… Ghi giá: chỉ rõ phạm vi khuyến mại, cho mua chịu trong bao lâu, lãi suất thế nào, “miễn phí” là gì Lượng hàng bán ra: hàng đã quảng cáo bán thì phải có trên sạp siêu thị, nếu hết thì có thông báo hết, nếu là hàng mẫu bán thử theo đợt, hàng tuyển lựa có hạn chế số lượng đều phải thông báo khi quảng cáo (Ví dụ các xe bán đợt Ford Limited là hạn chế chỉ 100 xe mà thôi) Các vấn đề về thông tin quảng cáo nhằm đả kích đối thủ cạnh tranh dù gián tiếp hay trực tiếp Quy định riêng cho các hàng thực phẩm và dược phẩm (do FDA kiểm soát), rượu cồn, thuốc lá, súng, hàng cho trẻ em, trang sức, may mặc… Quy định hoàn tiền nếu khách hàng không hài lòng, bảo hành, cho thuê… Quy định về quảng cáo và bán hàng trên các phương tiện: in ấn, TV, radio, qua điện thoại, thư bưu điện, Internet… 3.1.3 Thị trường quảng cáo đầy cạnh tranh Do đặc điểm cạnh tranh cao của môi trường kinh doanh nên việc xúc tiến, quảng cáo là không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp tại Mỹ. Một số đặc điểm của thị trường quảng cáo này có thể tóm tắt như sau: Một là, theo các thời điểm trong năm mà các phương tiện quảng cáo có vị trí khác nhau trong sắp xếp thứ tự, ví dụ TV là phương tiện đắt nhất khi các công ty bán hàng Giáng sinh, rồi cho ra mắt các dòng xe hơi mới vào mùa xuân hay dịp tuyển cử giữa nhiệm kỳ vừa qua khiến phí quảng cáo giai đoạn 2002-2003 trên TV tăng lên đến 80%. Đối phó với tình huống này, các doanh nghiệp thường phải đặt chỗ và mặc cả trước đó hàng năm. Hai là, mức chi cho quảng cáo của doanh nghiệp trên thị trường Mỹ ngày càng tăng với tốc độ rất cao. Trên các tạp chí chính giai đoạn 2001-2002, số trang quảng cáo trên tờ Newsweek tăng 70%, trên Time là 27% và trên Business Week là 13%. Liên tục từ năm 2000, các phương tiện thông tin khác như TV, radio, biển bảng đều thu được doanh số cao hơn… Theo The Times of India, January 9, 2003 Ba là, thiết kế quảng cáo theo nguồn gốc dân cư. Trước đây trong các văn bản đề cập về thành phần dân cư Mỹ, người ta vẫn dùng cụm “nhóm thiểu số” để chỉ các nhóm dân gốc Latin, á và Phi. Nhưng hiện giới quảng cáo Mỹ thống nhất đã đến lúc bỏ đi cụm từ này vì vai trò ngày một tăng lên của họ trong cơ cấu tiêu dùng, cụ thể: Người gốc á là nhóm phát triển nhanh nhất trong cơ cấu dân số Mỹ, tăng 93,6% kể từ cuộc tổng điều tra dân số năm 1980. Họ đại diện cho khoảng 109 tỷ USD sức mua toàn quốc. Các công ty lớn hiện đang nhắm vào mảng thị trường này là: Mc Donald’s, Bank of American, AT&T, United Airlines. Người gốc Phi chiếm 12% dân số và 310 tỷ USD trong tổng thu nhập hộ gia đình Mỹ. Họ đại diện cho mảng thị trường không cân đối về nhiều sản phẩm, có bộ phận chỉ chuyên tiêu dùng đồ điện tử gia đình và xe hơi hạng sang. Hiện các công ty như Mc Donald’s, Burger King, Coca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong mot chuan 2112.doc
Tài liệu liên quan