Khóa luận Chiến lược quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1 4

Lý thuyết về danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số 4

I) Lý thuyết về danh mục đầu tư 4

1) Khái niệm về danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán 4

1.1. Khái niệm 4

1.2. Tầm quan trọng của việc quản lý danh mục đầu tư 5

1.3. Quy trình quản lý danh mục đầu tư 6

2) Lý thuyết về danh mục đầu tư 8

2.1. Lý thuyết về sự lựa chọn tài sản đầu tư 8

2.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận 12

2.3. Lý thuyết đa dạng hoá 15

2.4. Lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư theo mô hình của Markowitz 16

2.5. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) 20

3) Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư 22

3.1. Chiến lược đa dạng hoá đầu tư và chiến lược đầu tư tập trung 22

3.2. Chiến lược đầu tư dài hạn và chiến lược đầu tư ngắn hạn (đầu cơ) 23

3.3. Chiến lược đầu tư chủ động và chiến lược đầu tư thụ động 23

3.4. Chiến lược đầu tư giá trị và chiến lược đầu tư tăng trưởng 24

II) Phương pháp quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số 26

1) Cơ sở của phương pháp quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số 26

1.1. Khái quát chung về chỉ số chứng khoán 26

1.2. Lý thuyết đa dạng hóa đầu tư là cơ sở của phương pháp đầu tư theo chỉ số 39

2) Phương pháp xây dựng danh mục đầu tư theo chỉ số 41

3) Phương pháp phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư theo chỉ số 43

3.1. Bước 1 : xác định rõ các rủi ro tiềm ẩn 43

3.2. Bước 2 : kiểm soát rủi ro 45

III) Kinh nghiệm đầu tư theo chiến lược quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số trên thế giới. 47

Chương 2 51

ứng dụng chiến lược quản lý danh mục theo chỉ số trong đầu tư trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay 51

I) Giới thiệu tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 51

 

1) Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán chính thức 51

1.1. Quá trình hình thành của thị trường chứng khoán chính thức 51

1.2. Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán chính thức 53

2) Giới thiệu chỉ số VN-Index và HASTC-Index 58

2.1. Tiêu thức để chọn cổ phiếu đại diện 58

2.2. Các chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam 59

2.3. Công thức tính 60

3) Phương pháp đầu tư theo chỉ số sử dụng chỉ số VN-Index và HASTC-Index 63

II) Phân tích phương pháp đầu tư theo chỉ số của công ty chứng khoán Biển Việt 64

1) Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống chỉ số của công ty chứng khoán Biển Việt 64

1.1. Giới thiệu họ chỉ số của công ty chứng khoán Biển Việt 64

1.2. Tiêu chí niêm yết 67

1.3. Đánh giá kết quả hoạt động của các chỉ số CBV 69

2) Phương pháp đầu tư theo chỉ số của công ty chứng khoán Biển Việt 70

2.1. Bước 1: Xác định danh mục đầu tư 72

2.2. Bước 2: Xác định tỷ lệ vốn đầu tư phân bổ cho từng công ty trong danh mục đầu tư 72

3) Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược đầu tư theo hệ thống chỉ số CBV Index và chiến lược đầu tư theo chỉ số nói chung 74

3.1. Ưu điểm 74

3.2. Nhược điểm 76

4) So sánh chiến lược quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số và chiến lược quản lý danh mục đầu tư chủ động 79

4.1. Điểm giống nhau 79

4.1. Điểm khác biệt 79

III) Đánh giá việc thực hiện quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số ở Việt Nam 80

1) 1 Giới thiệu sơ lược về một số chỉ số tiêu biểu 80

2) Nhận xét 82

Chương 3 85

Phân tích khả năng thực hiện phương pháp quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số ở Việt Nam 85

I) Đánh giá triển vọng thực hiện phương pháp quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số ở Việt Nam 85

1) Đối với nhà đầu tư là tổ chức 85

2) Đối với nhà đầu tư cá nhân 89

 

II) Kiến nghị triển khai thực hiện phương pháp quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số ở Việt Nam 91

1) Với nhà đầu tư 92

1.1. Với nhà đầu tư tổ chức 92

1.2. Với nhà đầu tư cá nhân 92

2) Với Uỷ ban chứng khoán nhà nước và các bên liên quan khác 93

2.1. Tăng cường công tác giám sát, đảm bảo duy trì một thị trường ổn định, công khai, công bằng và hiệu quả 93

2.2. Tổ chức hệ thống giao dịch từ xa và hệ thống giao dịch tự động 94

2.3. Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống công nghệ thông tin phù hợp 95

2.4. Thực hiện tốt việc tổ chức thị trường OTC cho các cổ phiếu không đủ điều kiện niêm yết 97

2.5. Công tác tạo hàng 97

2.6. Xây dựng hệ thống các nhà tạo lập thị trường 99

2.7. Thành lập các tổ chức tín nhiệm 100

2.8. Cải thiện chất lượng cung cấp thông tin cho nhà đầu tư 101

2.9. Xây dựng một lộ trình hội nhập phù hợp 104

Kết luận 106

Danh mục tài liệu tham khảo 108

Danh mục các chữ viết tắt 110

Danh mục các bảng biểu 111

phụ lục 1 112

phụ lục 2 117

phụ lục 3 121

phụ lục 4 124

 

 

doc128 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2596 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược quản lý danh mục đầu tư theo chỉ số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khoán giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Đây là bước đi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hình thành thị trường chứng khoán, làm tiền đề cho sự ra đời cơ quan quản lý nhà nước với chức năng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của thị trường chứng khoán sau đó hơn 3 năm. Ngày 11 tháng 07 năm 1998, Chính phủ ra Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc UBCKNN. 1.2. Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán chính thức Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Khi mới vào hoạt động, tại TTGDCK TP.HCM chỉ có 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) và một loại trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta. Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện đến sau 2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC). Để triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụ điều phối hoạt động của các Bộ ngành chức năng trong việc thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, 19/02/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN vào Bộ tài chính. Việc chuyển UBCKNN vào Bộ tài chính là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Với vai trò là cơ quan điều hành chính sách tài chính vĩ mô, cơ quan quản lý và phát triển thị trường tài chính, việc hoạch định và ban hành các chính sách quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán của Bộ tài chính sẽ nhanh nhạy và hiệu quả hơn. Trước hết, đó sẽ là khả năng gia tăng một lượng lớn hàng hóa có chất lượng cho thị trường chứng khoán - điểm mấu chốt để phát triển thị trường - đồng thời các chính sách tài chính khác được triển khai từ Bộ tài chính (như phát hành trái phiếu, thuế, phí…) sẽ tạo thêm sự gắn, sự đồng bộ đảm bảo yếu tố an toàn cho thị trường chứng khoán và các thị trường tài chính khác. Tháng 6/2004 Bộ tài chính ra thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của Lãnh đạo Bộ về mô hình tổ chức và xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán ở Việt Nam. Trong đó, định hướng xây dựng Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCKHN) thành một thị trường OTC đơn giản, gọn nhẹ, theo đó TTGDCKHN sẽ phát triển theo hai giai đoạn : Giai đoạn đầu, từ năm 2005 đến 2007 – thực hiện đấu giá cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và đấu thầu trái phiéu chính phủ đồng thời tổ chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch. Giai đoạn sau 2007 – Phát triển TTGCCKHN thành thị trường OTC phù hợp với quy mô phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Ngày 8/3/2005 TTGDCKHN chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam Ngày 14/7/2005 TTGDCKHN khai trương sàn giao dịch chứng khoán thứ cấp. Ngày 30/7/2007, chuyển từ giao dịch khớp lệnh định kỳ sang khớp lệnh liên tục, áp dụng lệnh thị trường để nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu, cho phép khách hàng đặt lệnh từ xa thông qua mạng Internet hay điện thoại, cho phép các công ty chứng khoán nhập lệnh từ công ty và chuyển thẳng vào máy chủ của Trung tâm. Ngày 8/8/2007, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ công bố Quyết định của Thủ tướng về việc chuyển TTGDCK TP.HCM thành sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Thành phố Hồ Chí Minh với tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange (HOSE) Việc chuyển hoạt động của TTGDCK TP.HCM sang mô hình nhằm đáp ứng nhu cầu chủ quan của cơ quan quản lý của thị trường hiện nay như khắc phục các nhược điểm của mô hình TTGDCK để đáp ứng quy mô phát triển của thị trường; tăng quyền chủ động thực hiện các chiến lược marketing để thu hút người đầu tư và công ty đại chúng; tự chủ về tài chính, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách; nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản lý thị trường, tạo điều kiện kết nối với thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới; tăng cường vị thế trong mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, việc chuyển sang mô hình SGDCK cũng phù hợp với xu hướng ứng dụng sâu rộng thành tựu của công nghệ thông tin trong lĩnh vực thị trường chứng khoán; tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam xu hướng cải tổ các SGDCK trên thế giới theo hướng hiện đại hóa hoạt động và chuyển mô hình quản lý sang mô hình công ty. Mặc dù các điều kiện đã hội đủ nhưng việc chuyển đổi cần được thực hiện từng bước theo lộ trình cụ thể với mục tiêu cuối cùng là xây dựng một thị trường chứng khoán hiện đại, có khả năng kết nối với các thị trường khác và có vị thế nhất định trong tương quan đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trước mắt, TTGDCK TP.HCM chuyển thành hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thuộc sở hữu nhà nước. Sau khi hoạt động ổn định sẽ từng bước chuyển sang hình thức công ty cổ phần và lên niêm yết trên chính SGDCK của mình. Từ ngày 15/10 tới đến quý I/2008, giao dịch không sàn, nằm trong kế hoạch tổng thể nâng cấp hệ thống của SGDCK TP.HCM, sẽ được áp dụng thí điểm. Trong thời gian này, các màn hình nhập lệnh sẽ được đưa về các công ty chứng khoán và nối trực tiếp với máy chủ của SGDCK TPHCM. Chính vì vậy, lệnh của nhà đầu tư sẽ được nhập vào thẳng hệ thống chứ không phải thông qua các đại diện giao dịch tại các công ty chứng khoán như hiện nay. Khi được triển khai chính thức, nhà đầu tư không cần phải đến sàn mà có thể nhập lệnh qua mạng hoặc nhắn tin từ điện thoại di dộng. Với cách giao dịch trực tuyến như trên, nhà đầu tư có thể hoàn toàn chủ động trong việc đặt lệnh mà không phải qua khâu trung gian nào cả. Như vậy, sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tính đến ngày 23/09/2007, toàn bộ thị trường đã có 205 công ty, 2 quỹ đầu tư và 557 loại trái phiếu được niêm yết. Nhìn chung, phần lớn các công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường đều hoạt động kinh doanh có lãi. Đa số các công ty niêm yết đều thực hiện tốt các nghĩa vụ công bố thông tin đúng theo quy định, duy trì được tiêu chuẩn niêm yết và áp dụng điều lệ mẫu nhằm nâng cao quản trị công ty. Tính đến ngày 02/11/2007, SGDCK TPHCM đã tổ chức thành công 1665 phiên giao dich. Các hoạt động giao dịch được diễn ra liên tục, thông suốt. Bên cạnh đó, Chính phủ và UBCKNN luôn nghiên cứu ban hành những chính sách, quy định kịp thời để điều tiết thị trường cho phù hợp với xu hướng phát triển và tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, công bằng, đúng pháp luật đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. Đó là việc điều chỉnh biên độ dao động giá để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường; áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới như: từ thời điển ban đầu TTGDCK TP.HCM chỉ thực hiện một đợt khớp lệnh trong một phiên giao dịch và mỗi tuần chỉ tổ chức 3 phiên giao dịch (Hai, Tư, Sáu) thì nay đã tăng lên 3 đợt khớp lệnh trong một phiên và mỗi tuần thực hiện 5 phiên giao dịch. Bên cạnh đó, nếu như trước đây, trái phiếu được tổ chức giao dịch thông qua 2 phương thức là khớp lệnh và thỏa thuận, có quy định biên độ giao động, đơn vị yết giá thì nay, căn cứ vào tình hình thị trường và kinh nghiệm quốc tế, trái phiếu được giao dịch chỉ qua phương thức thỏa thuận, không quy định biên độ và đơn vị yết giá…; áp dụng lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (lệnh ATO, ATC) và lệnh thị trường (MP); tăng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài từ 20% lên 30% và 49% trên tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết của một tổ chức phát hành, không giới hạn đối với trái phiếu; số Công ty chứng khoán thành viên của các TTGDCK không ngừng tăng về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Từ lúc chỉ có 3 công ty chứng khoán thành viên vào thời điểm đầu, đến nay toàn thị trường đã có 55 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên. Các thành viên hầu hết được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với 5 nghiệp vụ: Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán thành viên tăng liên tục qua từng năm và cho đến ngày 22/09/2007 đã có tổng cộng 244.000 tài khoản đăng ký và 5.568 tài khoản của các nhà đầu từ ngoại mở tại các công ty chứng khoán. Có thể nói, tại thời điểm ra đời, thị trường chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn như: hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung chưa được hoàn thiện, các văn bản điều chỉnh hoạt động trên thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất…, đội ngũ cán bộ quản lý điều hành chưa có kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu biết của công chúng về đầu tư chứng khoán và thị trường chứng khoán còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán khai trương và chính thức đi vào hoạt động trong bối cảnh đất nước chưa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, mức đầu tư cho nền kinh tế giảm sút, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao, thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp… Tuy vậy, trong quá trình phát triển của mình, thị trường chứng khoán đã đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, cụ thể: là đóng góp tích cực cho công cuộc cổ phần hóa thông qua việc tổ chức đấu giá thành công các doanh nghiệp nhà nước; các doanh nghiệp niêm yết ngày càng được minh bạch, công khai, ngày càng phát triển hơn. Thị trường đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ kể cả về mặt công nghệ, công trình, cán bộ và quy mô hoạt động. Dự báo quy mô thị trường chứng khoán sẽ tăng mạnh và vốn hóa thị trường có thể đạt 30%GDP trong năm 2007; số lượng nhà đầu tư sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay cùng với số lượng các công ty chứng khoán tăng lên 70-80 công ty. Có thể nói, qua hơn 7 năm hoạt động thị trường chứng khoán đã phát triển về nhiều mặt, thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch chứng khoán thông suốt, an toàn và hiệu quả. Giới thiệu chỉ số VN-Index và HASTC-Index 2.1. Tiêu thức để chọn cổ phiếu đại diện Đối với Việt Nam, là thị trường mới ra đời, số lượng các chứng khoán niêm yết chưa nhiều, thì các chứng khoán đại diện bao gồm tất cả các cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết. 2.2. Các chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chỉ số VN-Index Chỉ số chứng khoán Việt Nam kí hiệu là VN-Index. Ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu chỉ số VN-Index là chỉ số duy nhất cho đại diện các cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. VN-Index xây dựng căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết trên HOSE nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày. Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát. Chỉ số VN-Index so sánh giá thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động với 2 loại cổ phiếu là REE và SAM. Danh sách chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (xem phụ lục 1) Chỉ số HASTC-Index HASTC-Index là phương pháp tính toán nhằm đo lường mức độ thay đổi giá của tất cả các loại cổ phiếu đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Về cơ bản, chỉ số HASTC-Index được xây dựng tương tự chỉ số VN-Index. Ngày gốc là ngày 14/7/2005, những doanh nghiệp giao dịch đợt đầu tiên bao gồm: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng Công ty cổ phần Giấy Hải Âu Công ty cổ phần Hacinco Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh Công ty cổ phần Thăng Long Danh sách chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (xem phụ lục 2) 2.3. Công thức tính Công thức I = ∑ Q1i P1i ∑ Q0i P0i Trong đó: + Pji: Giá hiện hành của cổ phiếu i +Qji: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i +P0i: Giá của cổ phiếu i thời kì gốc +Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ Phương pháp điều chỉnh khi có thay đổi về khối lượng và giá trị Các trường hợp điều chỉnh: Thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ các cổ phiếu đại diện; Thay cổ phiếu trong rổ đại diện; Nhập, tách cổ phiếu, thưởng cổ phần; Tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới; Bán chứng quyền; Cổ phiếu bị giảm gía trong những ngày giao dịch không hưởng quyền;… Ví dụ cách điều chỉnh: Khi trên thị trường xảy ra trường hợp niêm yết mới hay tổ chức niêm yết tiến hành tăng vốn, hệ số chia sẽ đc điều chỉnh như sau : D0 x V1 D1 = ------------- V1 - AV trong đó - D1: Hệ số chia mới - D0: Hệ số chia cũ (D0 = ∑ Poi x Qoi) - V1 : Tổng giá trị hiện hành của các cổ phiếu niêm yết (V1 = ∑ P1i x Q1i) - AV : giá trị điều chỉnh cổ phiếu. Ví dụ: Hệ số chia mới (d) = Số chia cũ x (Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu sau khi thay đổi) / ( Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu trước khi thay đổi). Trường hợp có cổ phiếu mới đưa vào niêm yết, số chia mới được tính như sau: Hệ số chia mới (d) = Số chia cũ x (Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu niêm yết cũ + Giá thị trường của cổ phiếu niêm yết mới) / ( Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu niêm yết cũ) VN Index = 100 x (Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu sau khi thay đổi) / (Hệ số chia mới) Ví dụ tại phiên x, ta có kết quả giao dịch tại thời điểm gốc như sau: STT Cổ phiếu Giá thực hiện Số lượng cổ phần Giá trị thị trường 1 2 AAA BBB 60.000đ 70.000đ 50 triệu 20 triệu 3.000.000.000.000đ 1.400.000.000.000đ Cộng 4.400.000.000.000đ VNIndex = (60.000 * 50 triệu) + (70.000 * 20 triệu) ì 100 = 100 (60.000 * 50triệu) + (70.000 * 20 triệu) Phiên x+1 : Giá cổ phiếu AAA là 63.000đ; Giá cổ phiếu BBB là 72.000đ. VNIndex = (63.000 ì 50 triệu) + (72.000 ì 20 triệu) ì 100 = 104,32 (60.000 ì 50 triệu) + (70.000 ì 20 triệu) Phiên x+2, giá AAA là 66.600đ, giá BBB là 75.000đ và có thêm cổ phiếu CCC và DDD nhưng 2 cổ phiếu này chưa tham gia vào tính chỉ số giá vì chưa có giao dịch. VNIndex = (66.000 ì 50 triệu) + (75.000 ì 20 triệu) ì 100 = 109,09 (60.000 ì 50 triệu) + (70.000 ì 20 triệu) Phiên x+3, có thêm 2 cổ phiếu nữa là CCC và DDD tham gia giao dịch. Tên CP Giá đóng cửa Số lượng niêm yết Giá thị trường AAA BBB CCC DDD 69.000đ 78.000đ 60.000đ 40.000đ 50.000.000 20.000.000 8.000.000 2.000.000 3.450.000.000.000 1.560.000.000.000 480.000.000.000 80.000.000.000 Tổng 5.570.000.000.000 Hệ số chia mới d1 = Tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu ì Hệ số gốc Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu cũ (69.000ì50tr)+(78.000ì20tr)+(60.000ì8tr)+(40.000ì2tr) ì4400000 (69.000ì50tr)+(78.000ì20tr) = 5570000 ì 4400000 = 4891816 5010000 VNIndex = 5570000 ì 100 = 113,86 4891816 Như vậy, phiên giao dịch X+3, VNIndex đã tăng (113,86 – 109,09) = 4,77 so với phiên trước. Phương pháp đầu tư theo chỉ số sử dụng chỉ số VN-Index và HASTC-Index Việc lựa chọn chỉ số đầu tư phụ thuộc vào mỗi nhà đầu tư. Trong phần này, tôi xin minh hoạ phương pháp đầu tư sử dụng chỉ số HASTC-Index. Bước 1: Xác định danh mục đầu tư Đầu tư theo chỉ số HASTC-Index là đầu tư vào tất cả các cổ phiếu giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Bước 2: Xác định tỷ lệ vốn đầu tư phân bổ cho từng công ty trong danh mục đầu tư của mình Để làm được điều này, cần xác định giá trị thị trường của từng công ty tại thời điểm đầu tư. Tỷ lệ phần trăm vốn đầu tư vào từng công ty sẽ tương ứng với tỷ lệ giá trị thị trường của công ty đó so với tổng giá trị thị trường của tất cả các công ty trong chỉ số. Ngày 21/09/2007, khi đầu tư vào HASTC-Index, chúng ta sẽ đầu tư theo tỷ lệ sau (xem phụ lục 3) PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ THEO CHỈ SỐ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BIỂN VIỆT Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống chỉ số của công ty chứng khoán Biển Việt 1.1. Giới thiệu họ chỉ số của công ty chứng khoán Biển Việt Tên tiếng Việt: chỉ số Tập Đoàn và Doanh Nghiệp Việt Nam Tên tiếng Anh: Corporates and Businesses of Vietnam Index Tên viết tắt: CBV-Index Bộ chỉ số CBV được tạo ra dựa trên phương pháp tổng giá trị vốn hóa thị trường tính theo % cổ phiếu dành cho nhà đầu tư bên ngoài, nhằm mục đích theo dõi và dự đoán biến động của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam. Họ chỉ số CBV-Total CBV-Index (LargeCap) CBV-MidCap CBV-SmallCap CBV-MidCap Growth CBV-MidCap Value CBV-MidCap Blend CBV-SmallCap Value CBV-SmallCap Blend CBV-SmallCap Growth CBV-10 CBV-20 CBV-Growth CBV-Value CBV-Blend CBV-Sectors a- CBV-Total-Index: Chỉ số tổng hợp CBV đo giá trung bình của các loại cổ phiếu được niêm yết tại TTGDCK HN và SGDCK TP.HCM. b- CBV-Index (CBV Large Cap): Chỉ số CBV-Index là chỉ số đại diện cho giá giao dịch của 50 công ty hàng đầu trên tổng số 205 công ty đang niêm yết tại TTGDCK HN và SGDCK TP.HCM. Tổng giá trị thị trường của CBV-Index chiếm tới 80% tổng giá trị thị trường của cả nước. Tổng giá trị giao dịch của CBV-Index cũng chiếm tới hơn 70% giá trị giao dịch toàn thị trường. c- CBV-20: Tương tự như CBV-Index, tổng giá trị thị trường của CBV-20 chiếm tới hơn 70% tổng giá trị thị trường, và tổng giá trị giao dịch của CBV-20 chiếm tới hơn 60% tổng giá trị giao dịch của toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam. d- CBV-10: CBV-10 gồm 10 công ty hàng đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam có giá trị vốn hóa thị trường từ đầu năm 2007 đến nay chiếm trên 50% tổng giá trị vốn hóa thị trường của 205 công ty và tổng giá trị giao dịch chiếm trên 40%. e- CBV-Sector: Công ty chứng khoán Biến Việt CBV phát triển 10 bộ chỉ số CBV- Ngành của 10 ngành kinh tế Việt Nam dựa trên chuẩn Industry Classification Benchmark (ICB). CBV-Viễn thông CBV-Tiêu dùng CBV-Tài chính CBV-Điện nước CBV-Nguyên vật liệu CBV-Y tế CBV-Dịch vụ tiêu dùng CBV-Công nghiệp CBV-Công nghệ CBV-Dầu khí CBV-Sectors f- Chỉ số CBV-MidCap: CBV-MidCap-Index bao gồm 30 trên tổng số 60 công ty cỡ vừa có tính thanh khoản cao nhất trong nhóm các công ty cỡ vừa. g- Chỉ số CBV-Small Cap: CBV Small Cap bao gồm 30 công ty trên tổng số 73 công ty nhỏ được thị trường ưa chuộng và có tính thanh khoản cao nhất trong nhóm các công ty này. h- Chỉ số CBV Tăng trưởng và Giá trị: Đầu tư vào CBV-Tăng trưởng là đầu tư vào nhóm các công ty được thị trường kỳ vọng sẽ có chỉ số tăng trưởng cao trong tương lai. Đầu tư vào CBV-Giá trị là đầu tư vào các tập đoàn lớn có cổ phiếu rẻ hơn và không được thị trường kỳ vọng cao như các cổ phiếu ở danh mục cổ phiếu CBV-Tăng trưởng. Tất cả các chỉ số trên đã được đăng ký bản quyền với Cục bản quyền, Bộ văn hóa thông tin. Giấy chứng nhận đã đăng ký bản quyền số: 1283/2007/QTC. 1.2. Tiêu chí niêm yết Tiêu chí để đưa vào danh mục chỉ số CBV Tiêu chí niêm yết trong danh mục CBV-Index, CBV-MidCap, CBV-SmallCap Đều là các doanh nghiệp Việt Nam đang được niêm yết trên SGDCK TP.HCM và TTGDCK HN, đại diện cho các ngành chính của kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp không trực tiếp hoạt động kinh doanh mà chủ yếu quản lý và nắm giữ các quỹ đầu tư sẽ không được niêm yết trong các danh mục này. Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn sau: Tiêu chí CBV-Index CBV-MidCap CBV-SmallCap Tổng giá trị vốn hóa thị trường Lớn hơn 500 tỷ VNĐ. Từ 150 tỷ cho tới 500 tỷ VNĐ. Từ 50 tỷ cho tới 150 tỷ VNĐ. Tính thanh khoản tốt Tổng giá trị mua bán cổ phiếu trong vòng 1 năm gần đây phải trên 40% tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu được phép mua bán trên thị trường. Tổng giá trị mua bán cổ phiếu trong vòng 6 tháng gần đây nhất phải trên 50% tổng giá trị thị trường của công ty. Tổng giá trị mua bán cổ phiếu trong vòng 6 tháng gần đây nhất phải trên 50% tổng giá trị thị trường của công ty. Tiêu chí niêm yết trong danh mục CBV-Ngành Dựa vào Tiêu chuẩn phân loại ngành (ICB) của FTSE và Dow Jones Ltd. Tiêu chí niêm yết trong danh mục chỉ số CBV-Tăng trưởng và chỉ số CBV-Giá trị - Chỉ số CBV-LargeCap-Tăng trưởng gồm 15 công ty trong chỉ số CBV có tỷ lệ trung bình P/B (Giá/Giá trị sổ sách) cao nhất trong 6 tháng qua. - Chỉ số CBV-LargeCap-Giá trị bao gồm 15 công ty trong chỉ số CBV có tỷ lệ trung bình P/B thấp nhất trong vòng 6 tháng qua. - Chỉ số CBV-MidCap-Tăng trưởng: gồm 10 trên tổng số 30 công ty trong chỉ số CBVMidCap có tỷ lệ trung bình P/B cao nhất trong 6 tháng qua. - Chỉ số CBV-MidCap-Tăng trưởng: gồm 10 trên tổng số 30 công ty trong chỉ số CBVMidCap có tỷ lệ trung bình P/B thấp nhất trong 6 tháng qua. - Chỉ số CBV-SmallCap-Tăng trưởng: gồm 10 trên tổng số 30 công ty trong chỉ số CBV-SmallCap có tỷ lệ trung bình P/B cao nhất trong 6 tháng qua. - Chỉ số CBV-SmallCap-Giá trị gồm 10 trên tổng số 30 công ty trong chỉ số CBVSmallCap có tỷ lệ trung bình P/B thấp nhất trong 6 tháng qua. Tiêu chí để loại khỏi danh mục chỉ số CBV Các công ty niêm yết trong danh mục chỉ số CBV sẽ bị loại ra khỏi danh mục nếu như không thỏa mãn được các tiêu chí trên hoặc các công ty tham gia vào việc sáp nhập, chia tách hay có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu. 1.3. Đánh giá kết quả hoạt động của các chỉ số CBV Các kết quả kinh doanh mà CBV dùng để đánh giá kết quả hoạt động của các danh mục bao gồm: Phần trăm lợi nhuận đầu tư (TRI: total return on investment) giúp các nhà đầu tư đánh giá được lợi nhuận thu được trên một đồng vốn đầu tư bỏ ra. TRI = lợi nhuận/ số vốn đầu tư Độ rủi ro (risk) là trung bình biên độ dao động của các giá trị thị trường quanh giá trị trung bình. Kết quả này giúp các nhà đầu tư theo dõi mức độ lên xuống của giá cả thị trường hay độ rủi ro trong đầu tư. Lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu (EPS) EPS = Tổng lợi nhuận sau thuế/ tổng số cổ phiếu EPS giúp các nhà đầu tư đánh giá tiềm năng tạo lợi nhuận của một cổ phiếu. Tỷ lệ P/E là công cụ hữu hiệu cho các nhà đầu tư để đánh giá sự phải chăng của giá thị trường cổ phiếu hiện giờ cũng như kỳ vọng của thị trường về khả năng sinh lời của cổ phiếu trong tương lai. P/E = giá thị trường của mỗi cổ phiếu / lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu Tỷ lệ D/P (Dividend Yields) giúp các nhà đầu tư đánh giá được lợi tức nhận được trên một đồng vốn đầu tư. D/P = lợi tức trên mỗi cổ phiếu / giá thị trường của cổ phiếu Phương pháp đầu tư theo chỉ số của công ty chứng khoán Biển Việt Trước tiên, nhà đầu tư cần lựa chọn một chỉ số phù hợp nhất với mình để làm cơ sở xây dựng danh mục đầu tư. Trong phần này tôi sẽ phân tích phương pháp đầu tư theo chỉ số chứng khoán CBV-20. Biểu đồ của chỉ số CBV-20 Đầu tư vào CBV-20 là đầu tư vào một danh mục gồm 20 công ty trong 50 công ty liệt kê trong CBV-Index. Để đầu tư vào chỉ số, cụ thể ở đây là CBV-20 nhà đầu tư cần có: - Danh mục của các công ty liệt kê trong chỉ số CBV-20: giúp nhà đầu tư xác định danh mục đầu tư. - Tỷ lệ % giá thị trường điều chỉnh của từng công ty trong CBV-20: giúp nhà đầu tư xác định tỷ lệ vốn đầu tư phân bổ cho từng công ty trong danh mục đầu tư của mình. 2.1. Bước 1: Xác định danh mục đầu tư Trước hết, tìm kiếm danh sách các công ty có trong chỉ số CBV-20 (xem phụ lục 4) 2.2. Bước 2: Xác định tỷ lệ vốn đầu tư phân bổ cho từng công ty trong danh mục đầu tư Giả sử vào ngày 21/09/2007 một nhà đầu tư có 1.000 triệu đồng (1 tỷ đồng), muốn đầu tư theo chỉ số CBV-20, anh ta sẽ đầu tư vào 20 công ty trên. Giả sử anh ta giao dịch với mức phí giao dịch là 0,5%, vậy số tiền tối đa anh ta có thể mua cổ phiếu (sau khi trừ phí giao dịch) là: 1000/(1+0,5%) =995,02 (triệu đồng) Anh ta sẽ phân bổ số tiền trên với tỷ lệ như sau: MÃ CK Tỷ lệ vốn (%) Số tiền dự kiến (triệu đồng) Giá cổ phiếu ngày 21/09/2007 (nghìn đồng) Số lượng dự kiến (cổ phiếu) Số lượng điều chỉnh (cổ phiếu) Số tiền điều chỉnh (triệu đồng) VNM 13,69 136,218 166,0 821 830 137,78 FPT 12,46 123,979 228,0 544 550 125,4 STB 10,64 105,870 63,5 1667 1670 106,045 PVD 8,02 79,801 154,0 518 520 80,08 ACB 7,18 71,442 134,7 530 500 67,35 PPC 7,13 70,945 61,0 1163 1170 71,37 SJS 5,94 59,104 243,0 243 250 60,75 SSI 4,65 46,268 172,6 268 200 34,52 KDC 4,57 45,472 248,0 183 190 47,12 ITA 4,53 45,074 136,0 331 340 46,24 SAM 3,79 37,711 149,0 253 260 38,74 GMD 3,68 36,617 131,0 280 280 36,68 REE 3,67 36,517 142,0 257 260 36,92 VSH 2,32 23,084 53,0 436 440 23,32 MPC 1,5 14,925 53,9 277 300 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVKT070.doc
Tài liệu liên quan