Khóa luận Chủ đề trong tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ của Vũ Trong Phụng

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Bố cục của đề tài 3

NỘI DUNG 4

1.1. Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng 4

1.1.1. Tiểu sử Vũ Trọng Phụng 4

1.1.2. Sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng 6

1.2. Tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ 8

1.2.1. Giông tố 8

1.2.2. Số đỏ 9

1.2.3. Làm đĩ 11

Chương 2 Chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ 13

2.1. Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ nhìn từ góc độ đề tài 13

2.2. Chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ 15

2.2.1. Chủ đề về tệ nạn xã hội 16

2.2.2. Chủ đề về đạo đức 21

2.2.3. Chủ đề về cái dâm và sự tha hóa nhân cách 25

Chương 3: Các yếu tố nghệ thuật thể hiện chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ 33

3.1 Không gian, thời gian 33

3.1.1. Không - thời gian trong Số đỏ 33

3.1.2. Không - thời gian trong Giông tố 35

3.1.3. Không - thời gian trong Làm đĩ 38

3.2. Kết cấu 39

3.2.1 Kết cấu đối lập, tương phản 39

3.2.2. Kết cấu hình tượng 40

3.2.3. Kết cấu cốt truyện 42

3.3. Ngôn ngữ 42

3.4. Giọng điệu 45

KẾT LUẬN 48

Tài liệu tham khảo 51

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5920 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chủ đề trong tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ của Vũ Trong Phụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho bần dân” trên báo thì Tú Anh lên tiếng: “ở cái xã hội này, muốn vinh quang cũng không khó mấy nhỉ”. Số đỏ một hành trình đi đến mộ của nhân loại. Nhận ra được tệ nạn của xã hội đương trời, cho nên, dù ở góc nhìn nào: xã hội, chính trị, hài hước, tâm lí... ông đều hướng vào kẻ thù của nhân dân, của dân tộc. Kẻ thù đó là bọn thực dân, địa chủ phong kiến, tư sản mại bản. Chúng cấu kết trong guồng máy chính trị xã hội đương thời để ra sức bóc lột, đàn áp, thực hiên chính sách ngu dân, bần cùng, trụy lạc hóa nhân dân. Ông đã mạnh tay lôi ra mặt sáng bộ mặt xâu xa, dâm đãng, bỉ ổi độc ác, xảo quyệt dẫu chúng có được che dấu một cách khôn khéo, quỷ thuật, đánh bóng mạ vàng bởi những phong trào, những hoạt động dưới danh nghĩa văn minh, âu hóa, tiến bộ... âm mưu của bọn thực dân thật là thâm cay, nó làm cho tầng lớp thanh niên Việt Nam sa chân vào trụy lạc mà quên đi lòng yêu nước thương nòi. Những sân quần vợt, tiệm may Âu hóa của vợ chồng Văn Minh, khách sạn Bồng Lai là những minh chứng. Làm đĩ tuy là một cuốn sách giáo dục tâm lý thiên về phạm trù đạo đức, nhưng ta thấy thấp thoáng trong đó những tệ nạn xã hội như gái điếm, thuốc phiện, nhà chứa...ngay từ những trang đầu ta đã thấy xuất hiện dấu hiệu của tệ nạn xã hội, những cái xấu xa được che đậy thật kín đáo, một nhà chứa mà dù là những tay sành chơi nhưng nếu không có người mách nước cho thì không bao giờ biết: “Không! Dù là ngài đã ăn chơi lọc lõi, đã trải đời hết sức, đã biết rõ đủ các mặt trái nhơ nhuốc của xã hội đi nữa, chắc ngài cũng phải đến phân vân như chúng tôi mà thôi, chớ ngài không thể có ngay cái tính khinh đời ngạo mạn dám tin ngay rằng sự mãi dâm lại có thể đóng đại bản doanh ở trong một nơi như nhà này” [7, 436]. Thế đấy, tệ nạn xã hội đã lan vào mọi ngốc ngách của xã hội dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Có lẽ những cái đó chỉ có Vũ Trọng Phụng mới nhìn thấy. Tệ nạn xã hội được Vũ Trọng Phụng nêu lên rất kỹ trong những tác phẩm của mình, những nhân vật của ông không chỉ là trong hư cấu mà đó là những nhân vật ngoài đời bước vào trong tác phẩm. Ông như là kính chiếu yêu đem soi chiếu vào những tên máu mặt đương thời làm lộ rõ hết những chân tơ kẻ tóc của chúng. Hách là ai? Chẳng phải hư cấu, hắn là một nhân vật quan trọng trong xã hội ngày ấy mà tên tuổi và ảnh hưởng được ghi trong cuốn những nhân vật Đông Dương in năm 1941. Bà Phó Đoan cũng không phải là một nhân vật hư cấu, mà nó được chế thành từ những câu chuyện đời thực... Sỡ dĩ chúng tôi đưa ra những dẫn chứng đó là vì để khẳng định lại một lần nữa rằng những gì mà Vũ Trong Phụng viết về tệ nạn xã hội trong những tác phẩm của ông thì đều là những vấn đề nổi cộm trong xã hội lúc bấy giờ... 2.2.2. Chủ đề về đạo đức Đạo đức là một phạm trù xã hội mà bất kì thời đại nào cũng cần phải có. Nó như là thước đo cho nhân cách của con người, là cầu nối giữa người với người với nhau. Trong Giông tố đạo đức chủ yếu xoay quanh một gia đình loạn luân nhưng nội dung, ý nghĩa vượt xa phạm vi sinh hoạt đạo đức gia đình, trước hết, đó là một bức tranh xã hội được vẽ bằng những nét bút tái tạo, găy gắt mà chân thực, toát lên lời kết án dữ dội của nhà văn: cái bã vật chất đã làm biến đổi đạo đức của con người. Không một tác phẩm nào đạo đức lại trở nên xa xỉ như trong Giông tố. Trong một gia đình mà cha cưỡng hiếp vợ của con, con lại thông dâm với vợ bố và anh em lại lấy nhau... một mối quan hệ dùng dằng, phức tạp nhưng đăc biệt là nó đã vượt qua ranh giới của đạo đức. Nghị Hách một con người mất hết nhân cách đạo đức, lừa cho bạn phải đi tù, hãm hiếp vợ bạn tạo thành đứa con vô thừa nhận là Long, cưỡng dâm vợ chưa cưới của con trai mình. Ngay bản thân chung đụng không biết với bao nhiêu người mà khi chứng kiến cảnh vợ ngoại tình thì lại lồng lộn lên. Chính bà cả vợ của Hách đã tố cáo hắn: “Ừ đấy! Bà thế đấy!... Nó là cung văn thật đấy nhưng mà bụng dạ nó tốt, nó ăn ở có nhân có nghĩa... Nó còn hơn cái mặt mày! Đồ lường đảo! Quân giết người! Đồ lường thầy phản bạn! Quân hiếp dâm!... Ừ mày cứ li dị bà đi, rồi bà tố cáo tội lường gạt, tội giết người của mày trước pháp luật cho mà xem! Mày về hỏi mười một con vợ lẽ của mày, xem có phải mày đã hiếp chúng không? Có phải mày đã bỏ bã rượu vào nhà bố mẹ chúng, để bố mẹ chúng bán rẻ cho mày không?” [7, 220] Bao nhiêu việc mình làm y chưa từng chột dạ nhưng khi chứng kiến vợ ngoại tình thì làm cho Hách như có dịp ôn lại cả quá khứ bỉ ổi của lão, chính sau đó, trong bữa tiệc thiết đãi ở Tiểu Vạn Trường thành, hắn đọc một bài diễn văn rất kêu, nói đến luân lý, đạo đức, bác ái, bình dân... Khi đang thực hiện buổi diễn thuyết của mình thì óc lão hiện ra cảnh vợ chung đụng với kẻ khác, nghĩ đến Long là con lão, đến Tú Anh là con riêng của vợ mình thì bất chợt nước mắt ứa ra. Những giọt nước mắt đó làm cho những người trong buổi diễn thuyết đó cảm động. Chưa bao giờ ngòi bút Vũ Trong Phụng lại mỉa mai cay đắng như trong bài diễn văn đó. Đạo đức gì ở Nghị Hách chứ? Phát chẩn cho bần dân nghèo ư? đó chẳng qua là âm mưu trong việc thực hiện vươn lên chức nghị trưởng của y mà thôi. Phát chẩn cho dân, đó là một nghĩa cử cao đẹp và nó xuất phát từ tình thương của con người, hay nói cách khác là xuất phát từ đạo đức. Vậy mà cách phát chẩn của Nghị Hách ta xem có được không. Bần dân thì chen chúc nhau chờ bố thí từ sáng sớm vậy mà đến 8 giờ cuộc phát chẩn mới bắt đầu, mà lại “bắt đầu bằng những roi vọt của lính và tiếng kêu khóc của dân”. Ấy vậy mà sau cuộc phát chẩn đó lại là một bữa đại tiệc uy nghi cho việc dự lễ gắn huy chương của y. Hắn thương gì dân chúng chứ, Hách chỉ xứng đáng là một kẻ đạo đức giả. Đạo đức gì mà sắp xếp nên cuộc hôn nhân cho chính hai đứa con đẻ của mình chứ. Đạo đức là cái nhân bản của con người, nhưng dường như cái nhân bản đó đã không còn ngự trị trong con người của Hách từ đã rất lâu rồi. Thật là không còn chút đạo đức nào khi cho hai đứa con đẻ của mình lấy nhau, mà còn lại ra vẻ đạo đức: “Thưa các bà, các cô, các ngài, đây là con gái tôi. Nó không lấy chồng quan, nó không lấy trạng sư, bác sỹ. Nó lấy một người chồng nhũn nhặn, một hột máu rơi của giai cấp lao khổ, một đại biểu của bình dân, là đứa trẻ vô thừa nhận này!” [7, 231] Chưa bao giờ đạo đức lại trở nên xa xỉ như thế. Cả Nghị Hách, cả Long, cả Tú Anh lẫn ông già Hải Vân đều thế. Xem ra Tú Anh chỉ là nạn nhân của đạo đức mà thôi, Tú Anh có học, tuấn tú là một người mà ta tưởng như là thấu tình đạt lý khi ép bố mình lấy lẽ Mịch, khi gã em gái của mình cho Long, nhưng những việc làm đó chẳng qua chỉ là để cứu vớt cái thanh danh cho Hách mà thôi. Ông già Hải Vân và cả Tú Anh nữa cuối cùng cũng đã hiểu rõ mọi chuyện của gia đình Hách, nhưng trong bữa tiệc, khi nghị Hách nói trước đám khách khứa là gã Tuyết cho Long thì dường như họ không có phản ứng gì. Họ chỉ là những người bẩm sinh vế đạo đức mà thôi. Lại nói về Long, đồng tiền như là thước đo đạo đức đối với Long, mặc dù đã nhiều lần Long tự dằn vặt về sự thay đổi của chính mình. Từ một người sống thanh tao, có lý tưởng, chung tình nhưng rồi cũng bị cám dỗ của đồng tiền, ăn chơi trác táng. Cuối cùng nhân vật “có học”, ”tâm hồn trong sạch” như Long cũng trở thành công cụ bẩn thỉu trong tay Nghị Hách, vẫn im lặng nhận lời lấy Tuyết ngay sau khi biết đó là em ruột, vẫn phơi mặt trước đám cử tọa sang trọng trong bữa tiệc của Nghị Hách làm món hàng quảng cáo giật gân cho lão và sau đó vẫn chung đụng loạn luân vói Tuyết. Thử hỏi đạo đức của Long đã biến đâu chứ? Giông tố, một tác phẩm có giá trị hiện thực xã hội cao. Đọc Giông tố ta cảm nhận như xã hội đương thời mà tác giả đang sống như một cơn lốc lớn làm đảo lộn mọi thứ, giông tố của xã hội đang đánh vào đời sống của con người mà nhất là về đạo đức - cái tạo nên nền tảng của xã hội. Đạo đức không chỉ nằm trong phạm trù cá nhân của mỗi con người mà nó còn nằm trong cách giáo dục của xã hội. Làm đĩ gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh, cũng nhằm tố cáo, phê phán cách giáo dục đương thời. Ngay lời tựa Vũ Trọng Phụng đã viết: “Làm đĩ là một thiên tiểu thuyết mục đích là hô hào nhà đạo đức và bậc làm cha mẹ lo chăm đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái sự mà những thành kiến hủ bại vẫn coi là điều bẩn thỉu, tức là cái sự dâm” [7, 427] Huyền một đúa trẻ có tính dâm từ nhỏ, nhưng tính dâm đó của Huyền không được sửa đổi là do gia đình, bởi vì cách giáo dục của gia đình sai lệch. Đạo đức của con người còn thể hiện qua giáo dục, thế nhưng gia đình Huyền không giáo dục cho Huyền đến nơi đến chốn, mà trong thiên ký sự của Huyền, cô đã trách gia đình mình đã không giảng dạy cho mình để thằng Ngôn dạy cho. Không chỉ ở trong Giông Tố mà cả trong Làm đĩ đạo đức dường như cũng trở nên tật nguyền. Ta xét phạm trù đạo đức ở trong gia đình Huyền, trong lúc Huyền đang viết một bài luận Pháp văn tả cảnh gia đình hạnh phúc thì hoàn cảnh lại trái ngược lại, bố thì dẫn vợ lẽ về nhà, anh trai thi đi theo bọn mất dạy... Đạo đức gia đình rất quan trọng , nếu ngay từ đầu gia đình giáo dục cho Huyền về giớ tính thì cuộc đời của Huyền đâu phải từng bước sa ngã đi vào một con đường trụy lạc. Một quan niệm về tâm lý và giáo dục, chỉ do đạo đức giả của con người muốn che dấu đi sự tò mò của con trẻ. Mà Vũ Trọng Phụng trong lời tựa của mình cho tác phẩm Làm đĩ kết luận. “Khi các bậc làm cha mẹ sẽ cứ mãi mãi không đủ tư cách truyền lại cho con cái phần gia tài cao thượng ấy theo quan niệm hoàn toàn đạo đức và bằng sự thấu triệt đủ cả mọi lẽ sinh lý học, tùy theo niên hạn và trí thông minh của chúng, thì sự lầm lẫn đáng ghê tởm sẽ cứ mãi mãi làm uế tạp mất cái quý báu ấy mà tạo hóa đã phú cho ta, và sẽ ngăn cản bọn hậu sinh không còn biết lần đường nào để đi đến chổ tận thiện, tận mỹ.” [7, 430] Khi khảo sát Số đỏ ta cũng thấy đó những điều đau lòng mà đạo đức không chấp nhận được. Có gia đình nào mà lại trông chờ từng ngày người thân của mình rời xa cõi đời để mà sung sướng tổ chức đám tang, thỏa mãn những cái sở thích tầm thường của mình chứ. Vậy mà có đấy, gia đình cụ cố Hồng - một điển hình cho sự tha hóa về mặt đạo đức, một gia đình đại bất hiếu. Đạo đức của gia đình họ cho phép họ thay vì mời bác sỹ đến chữa bệnh cho cụ cố tổ lại mời hai ông lang băm về thăm bệnh cho cụ. Bằng ngòi bút trào phúng, Số đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại đường thời. Tác giả đả kích phong trào “Âu hóa”, “thể thao”, “cải cách xã hội” mà thực chất là chỉ ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi đạo đức truyền thống. Đạo đức quả là xa xỉ, ngay cả ở những người mang dấu ấn của tâm linh, những tăng ni phật tử, nay cũng lăn lộn ở đời, eo sèo tranh chấp nhau về quyền lợi. Sư mà còn đi hát cô đầu, lại còn biện minh cho mình đó là “di dưỡng về mặt tinh thần vì thuộc kinh nhạc trong Tứ Thư Ngũ kinh của đức Khổng”. Lại còn to tiếng bảo mình không phạm vào sắc giới vì “không khi nào ngủ lại đêm ở nhà chị em cả”... 2.2.3. Chủ đề về cái dâm và sự tha hóa nhân cách Cá tính sáng tạo của Vũ Trọng Phụng được hình thành do ảnh hưởng, tác động phức tạp của nhiều nhân tố, trọng đó phải kể đến môi trường sống và nhân tố sinh học. Cái nhìn độc đáo của Vũ Trọng Phụng còn gây dị ứng mạnh mẽ ở chỗ ông nhìn vào đâu cũng thấy cái dâm của loài người. Một cái nhìn soi mói vào bản năng sinh lý của con người bị chi phối bởi quan điểm định mệnh sinh lý, coi cái đó là thuộc quyền của tạo hóa, cả đến đạo lý nhân phẩm cũng không có nghĩa lý trước đòi hỏi của bản năng tính dục. Trong quan niệm của Vũ Trọng Phụng, hoàn cảnh xã hội những năm trước cách mạng luôn kích thích những bản năng thấp hèn, ti tiện của con người. Mổ xẻ những ung nhọt của xã hội, phanh phui những các nhơ nhớp xấu xa, Vũ Trọng Phụng tập trung tô đậm thói dâm đãng của con người, nhất là người có tiền và có quyền. Khi nào phần bản năng, cái căn tính dâm đãng được tô đậm, được miêu tả một cách cường điệu thống nhất với bản chất xã hội của nhân vật thì Vũ Trọng Phụng tạo được những điển hình bất hủ. Tính dâm ác của Nghị Hách, cá dâm dật của bà Phó Đoan, thói dâm đãng của Xuân Tóc Đỏ, tính dâm của Huyền, có ý nghĩa phê phán sâu sắc... Nghị Hách, là một tên ác dâm, hết hiếp dâm vợ người rồi đến hiếp dâm con gái tơ, rồi đem về nuôi như một lũ gái đĩ. Sự dâm ác đó còn được thể hiện rõ ở chỗ Nghị Hách là một triệu phú, chuyên dùng sự khủng bố, chuyên mua tất cả, làm xong tội ác cũng trả bằng tiền. Sau khi hiếp dâm Mịch, làm hại cả một đời con gái, Nghị Hách cũng đã dùng tiền và thế lực để che lấp tội ác của mình. Vũ Trọng Phụng đã không quá lời khi gọi Hách là “con dê già” qua một lối viết tinh tế bằng lối phóng sự như sau: “THỜI SỰ CÁC TỈNH Phải chăng là một vụ cưỡng dâm? Cúc Lâm (tín điện thoại) – Quan huyện Cúc Lâm mới đây có chấp một lá đơn của một ông đồ ở làng Quỳnh Thôn, kiện một nhà tai to mặt lớn kia, về tội cưỡng dâm con gái ông ta. Theo cuộc điều tra của đặc phái viên bản báo thì Thị M. con gái ông đồ đêm ấy đi gặt rạ cùng với mấy người làng, đã bị nhà tai to mặt lớn (?) kia gọi đến chỗ xe hơi hòm của ông, rồi Thị bị cưỡng dâm. Sau cuộc hợp cẩu, con dê già kia vứt cho cô bé đáng thương, năm cái giấy bạc một đồng ý chừng đền bù cho cả một cuộc đời bị làm hại. Cô bé lúc ấy vì ngộ phải gió độc nên đã ốm trầm trọng. Tuần tráng nghe thấy tiếng kêu rên, chạy ra toan bắt, song con dê già phóng xe đi thẳng! Thật là một việc dã man. Nghe đâu con dê già kia sẽ chẳng bao lâu bị truy tố trước pháp luật, vì tuần tráng có trông thấy số xe. Bản báo chờ cuộc điều tra của nhà chức trách sẽ nêu lên đây các tên tuổi đáng lưu truyền sử xanh của con dê già ấy. Hiện giờ cô bé bị hiếp đã được điều dưỡng tại nhà thương. Và được tin gì bản báo sẽ đăng tiếp.” [7, 29-30] Chừng ấy thôi chưa đủ, mà sự dâm đó ngay cả con của Hách – Vạn Tóc Mai cũng đã phải thốt lên: “Ồ, thật đấy mà! Cái thằng cha ấy nó đẻ ra moa, chính là một phút điên rồ của xác thịt đấy!” [7, 59]. “Cũng vì thế mà lúy bỏ ma me, để ma me nghèo, chết, rồi bây giờ lúy lại chực từ nốt cả moa! Các đằng ấy bảo vì lẽ gì tớ lại không rửa thù? Lúy đẻ ra moa mà lúy chẳng bao giờ thèm nghĩ gì đến moa cả!” [7, 59] Cái tính ấy đã quá lừng lẫy nên lời bàn ra tán vào cũng không phải là ít, ông chủ tờ báo Cùng dân đưa đón: “Cứ kể như ông Nghị ấy thì cũng quá thật. Có con mà lại không nhận con thì thật là phạm một tội đại ác. Mà khi ông cụ ấy sợ phải nuôi con như thế thì sao lại còn cứ dâm đãng quá sức... Tôi chắc ông cụ ấy rắc con trong thiên hạ cũng đã khá nhiều...” [7, 61] Cái dâm của Hách thật không biết bàn vào đâu cho hết, khi cưới Mịch về trong lúc bụng mang dạ chửa nhưng cái tính đa dâm vẫn không bỏ được. Vũ Trọng Phụng đoạn có tả: Nghị Hách cười một cách đa dâm mà rằng: “Ông... Ông lại... hiếp cho chuyến nữa bây giờ” Đối với Hách đôi lúc thiếu gái còn khổ hơn là người nghiện thiếu thuốc phiện? Có lẽ vì thế mà trong Tiểu vạn trường thành của y mới có một khu “nhà chứa” sang trọng để chứa 11 cô nàng hầu phục vụ cho cái tính đa dâm của Hách. Lại nói về cái tính dâm dật của bà Phó Đoan, ta có thể khái quát về sự dâm dật đó của bà Phó Đoan bằng một đoạn tả của Vũ Trọng Phụng: “Còn lai lịch của bà Phó Đoan, thì kể ra nghe cũng hay hay. Hồi đương xuân, bà bị một người lính Tây hiếp, lúc ấy bà mới ở nhà quê ra tỉnh xem hội Đình Chiến. Sau cuộc hiếp trái phép là đến ngay cuộc hiếp đúng luật, nghĩa là cuộc làm phép cưới. Người lính ấy sau thành một ông Phó Đoan. Ăn ở với nhau độ 10 năm, ông Phó Đoan chết, chết trung thành với nhà nước, chết chung tình với vợ, chết như những người yêu vợ quá sức. Rồi bà lấy một ông phán trẻ được hai năm thì ông chồng nội hóa cũng lăn cổ ra chết. Vì lẽ chưa ai thấy được bà có nhân tình, nên những ngọn lưỡi rắn động phao rằng những ngọn lửa tình do những kẻ chim bà không được đã khêu lên, bà bắt ông phán phải rập tất cả. Bà chính chuyên đến nỗi chồng bà kiệt sức, cạn lực, phải trốn xuống suối vàng.” [7, 260] Một người đàn bà đại dâm khiến cho hai người chồng đều phải chết vì “kiệt sức”. Nhưng không, cái tính dâm dục của bà ta nó chảy trong máu của bà ta, cái dòng máu dâm đó không bao giờ có thể khác đi. Khi nghe tin Xuân vì nhìn trộm một cô đầm thay quần áo – vì tính dâm đãng đó của Xuân mà bà Phó Đoan đã nảy sinh cái “lòng thương người” mà đưa xuân về nhà mình. Cái tính dâm như một cái thú của bà nên sau khi nghe Xuân giảng giải rằng Xuân không nhìn trộm cô đầm thay quần áo mà là chỉ đang bịt một cái lỗ ống chì trong buồng tắm của hội viên thì “bà Phó Đoan đứng ngẩn người ra, nuốt sự thất vọng đánh ực một cái.” [7, 275] Cái thú đó không được Xuân thỏa mãn cho nên bà quay về với quá khứ: “Bà nhớ lại cả mấy cái tẽn, cái lầm từ xưa kia... Từ khi bị hiếp, những cảm giác tê mê hiếm có rất khó tả, rất kỳ quái, cứ theo mãi bà như bóng theo người, lâu dần, việc ấy thành một ám ảnh. Bà vẫn ao ước được – bị hiếp nữa mà không bao giờ cái dịp hiếm có ấy lại tái hiện. Thành thử bà chỉ có hiếp chồng chứ quả thật – nói có quỷ thần hai vai chứng giám – bị chồng hiếp cho lần nào” [7, 275] Thất vọng vì Xuân nhưng Phó Đoan vẫn còn tìm cách thử lại lần nữa, bà lên gác tắm nhưng lại bảo xuân ngồi chờ cách buồng tắm chỉ có vài bước chân: “Rồi bà vào buồng tắm, cách chỗ của Xuân ngồi chờ có vài bước chân. Bà cởi quần áo, đội cái mũ cao su bịt kín tóc, vặn nước máy... Từ cái bông hoa sen kẽm, nước trút xuống ào ào! Bà Phó Đoan thỉnh thoảng lại vỗ vào bụng, vào đùi, bì bạch. Rồi, than ôi! Ngược lại – bà nhòm qua lỗ khóa xem bên ngoài động tĩnh ra sao.. thì ra, chăm chú vào cuốn sách ảnh, thằng Xuân cứ ngồi nguyên chỗ” [7, 276] Điều đó đã khiến Phó Đoan thất vọng, bà nghĩ Xuân không phải là một đứa “thông minh”. Cứ nghe đến nhục dục là Phó Đoan lại sáng mắt ra: “Vợ Văn Minh hỏi - Cái anh chàng đã toan làm hại đời một nữ bệnh nhân ấy à? Văn Minh gật đầu: - Phải đấy Bà Phó Đoan trợn trừng hỏi dồn: Ai? Ai? Ai thế?” [7, 301] Từ khi xã hội tư sản phương Tây du nhập, những đứa con của “đời sống vật chất” ấy ra đời: đời sống xa hoa, ăn chơi hư hỏng, bụng mong bị hiếp mà mồm nói kiên trinh (cảnh bà Phó Đoan bị Xuân hiếp, Số Đỏ, chương 17) Bản tính dâm đãng của Xuân Tóc Đỏ, cái tính đó của nó đã có khi còn nhỏ, khi nhìn trộm thím của mình đang tắm nên bị đuổi ra khỏi nhà, sau này nó lại một lần nữa bị đuổi ra khỏi sân quần vì nhìn trộm cô đầm thay quần áo. Tính dâm đãng của Xuân được thể hiện rõ ngay ở đầu tác phẩm như tác giả đã kể: “Là vì Xuân Tóc Đỏ cứ sấn sổ đưa tay ra toan cướp giật ái tình... - ... cứ ỡm ờ mãi! - Xin một tị. Một tị tỉ tì ti thôi! - Khỉ lắm nữa! - Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn...” [7, 254] Tính dâm đãng của Xuân cũng chẳng kém xa mấy tính dâm dật của Phó Đoan. Đoạn Tuyết và Xuân đang chim nhau, tỏ tình với nhau ở trong phòng khách nhà Phó Đoan, Phó Đoan biết được sừng sộ lên làm Tuyết hổ thẹn ra về, Xuân đang cơn tức giận lại thấy Phó Đoan đang trong y phục quần áo ngủ mỏng manh, nó có thế lực làm cho cơ thể bà lộ ra hơn là chủ nghĩa khỏa thân thì tính dâm đãng của nó lại nổi lên, nó chẳng biết gì là nghĩa lý, nó nhất định bắt đền. Cái tính dâm đãng đó cộng với tính dâm dật của Phó Đoan đã tạo nên một cuộc dâm ô khó mà chấp nhận, Xuân thì bưng tai giả điếc còn Phó Đoan thì phản đối một cách cương quyết bằng cách khẽ kêu. Đúng là tính cách thâm căn cố đế của Xuân và Phó Đoan. Lại nữa, khi nhắc đến cái tính dâm của Huyền (Làm Đĩ). Huyền có tính dâm từ thuở tám chín tuổi; đến dậy thì, nàng thông dâm với một người anh họ là Lưu chàng này không lấy được Huyền thì tự tử, còn Huyền bị cha mẹ ép gả cho Kim làm tham tá. Không ngờ ngay khi cưới, Kim đã mắc bệnh giang mai nên phải “kiêng”, nhưng nhiều khi lại âu yếm vợ quá, đến nổi khêu thêm lòng dục cho vợ. Thế là tấn bi kịch bạn và vợ: Huyền gian díu với Tân, bạn của chồng. Đến khi chồng biết rõ chuyện, Huyền bị hành hạ phải trốn khỏi nhà đi tìm tình nhân, rồi không gặp bạn tình và hết tiền, nàng đành sa chân vào vòng trụy lạc. Ngay cả Mịch, một cô thôn nữ hiền lành chung tình, sau khi một bước lên “bà lớn” thì tính tình cũng thay đổi trở thành một gian phụ dâm đãng, Mịch thõa mãn nhục dục của mình bằng cách tưởng tượng được chung đụng với những người qua đường. Bên cạnh việc tố cáo sự dâm đãng của con người trong xã hội ở mọi giai cấp Vũ Trọng Phụng đã viết về sự tha hóa nhân cách của con người trong môi trường tiền bạc, tham nhũng. Các nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đều được miêu tả trong sự ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh sống. Ở đây, sự độc đáo của tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng còn được thể hiện trong cách tư duy, cách suy nghĩ về con người Vũ Trọng Phụng. Trong quan niệm của ông, những “ông chủ, bà chủ”, trưởng giả, đã độc ác, bất nhân, giả dối ngày càng trở lên độc ác, bất nhân giả dối hơn. Những con người vốn lương thiện trong Giông tố, một khi đã rơi vào môi trường sống giàu sang thì y như rằng bị cái bả vật chất làm hư hỏng, tha hóa. Trong Số Đỏ không có ai đáng ra người? Tất cả đều thuộc hạng khuyết tật bẩm sinh về nhân cách (trừ ông Hai và cô con gái). Hạnh phúc của một tang gia như là bản cáo trạng cho xã hội tư sản phù phiếm. Ở đó con người đánh mất nhân tính chỉ còn lại cơ mưu và thủ đoạn. Đám tang mà chẳng thấy ai buồn từ người thân tới kẻ sơ, tất cả đều giống nhau: hả hê, vui sướng như gặp chuyện đại phúc. Hay trong Làm Đĩ, Huyền từ một cô gái con nhà gia giáo nhưng trên những bước trượt dài của cuộc đời, cô đã tha hóa về nhân cách đi vào con đường trụy lạc. Giông tố là thảm kịch về sự thấp hèn bất tín của con người trên mọi lĩnh vực: không ai có thể tin được ai. Từ trong ra ngoài, từ anh em đến cha mẹ, từ vợ đến chồng, cha đến con, tất cả đều sống trong lừa dối, bất mục, một vòng loạn luân khép kín: tội ác và lừa bịp gieo rắc khắp nơi, không thể biết hậu quả chỗ nào mà tránh. Vũ Trọng Phụng mô tả sự tha hóa nhân cách của con người trên toàn diện xã hội, dưới chiều sâu, qua nhiều tầng lớp, nhiều hạng người, mỗi người có một sự tha hóa khác nhau. Những người vốn lương thiện như Mịch, Long (Giông tố) một khi đã rơi vào môi trường sống giàu sang thì y như rằng bị cái bã vật chất làm hư hỏng tha hóa. Mịch từ một cô thôn nữ ngây thơ, hiền lành, chất phác, khi trở thành vợ bé của Nghị Hách, một bước lên “bà lớn”, Mịch cảnh vẻ, quát tháo con ở, ngoại tình với Long. Từ một thôn nữ trở thành một thiếu phụ đa dâm, lãng mạn, xảo quyệt đáng sợ, Mịch dâm đãng như bất cứ người đàn bà có tiền, có thế lực nào. Ngay cả ông bà đồ Uẩn, cha mẹ Mịch ngày trước thanh bần trong sạch, tôn trọng đạo đức thánh hiền, nhưng chẳng cần đến khi ăn phải bã vật chất, bà đồ Uẩn mới nghe tin Nghị Hách “cái con người quyền thế và giàu có nhất tỉnh” sẽ cưới Mịch làm vợ lẽ thì đã “tấp tểnh mừng thầm”, bộc lộ ngay cái nét tâm lý tầm thường, hèn hạ đáng ghét. Ông bà đồ Uẩn thanh bần là thế nay vễnh vao trong chiếc xe hơi của Nghị Hách, dạo phố Hà Nội, như những kẻ giàu mới phất, mặt mũi phởn phơ không kém gì hạng người mà ngày trước ông bà đã khinh bỉ. Chính bản thân Mịch cũng thù ghét cha mẹ ở thái độ đổi trắng thay đen, đã bán khoán mình với giá rẻ cho Nghị Hách để hưởng giàu sang. Vũ Trọng Phụng đứng trên lập trường, quan điểm chủ nghĩa hiện thực khi cắt nghĩa: “người ta thay đổi là vì hoàn cảnh” (Giông tố). Trong suy nghĩ của Long, Mịch thay đổi quá nhanh chóng. Nhưng chính Long cũng tự thấy mình “thay đổi một cách đáng sợ, chỉ trong vòng nửa năm thôi”. Từ một anh hàn sĩ đầy lòng thương đời, ghét cay ghét độc những cái xa hoa vật chất, và căm hờn sự vô tình của bọn trưởng giả đối với nòi giống, Long đã trở nên một kẻ hư hỏng có tư cách con nhà phá của, đem tuổi thanh xuân ra miệt mài những nơi ca lâu tửu quán, và quá nữa, lại đi thông dâm với vợ người, là do Long bị “hoàn cảnh sai khiến”. Trong dòng suy nghĩ triền miên của Long, cả ông đồ Uẩn, cả Mịch, và cả Long “chỉ là bọn người đáng thương hại mà thôi. Hình như trong đời vẫn còn một sức mạnh huyền bí gì đó, vẫn cầm quyền cuộc đời, đến nổi không ai tự chủ nữa. Có một tâm hồn vững chãi... mấy ai có được? Mấy ai mà chống chọi nổi với hoàn cảnh”. Trong Số đỏ cũng vậy tất cả đều thuộc hạng người bẩm sinh về nhân cách, chỉ ham chạy theo phong trào Âu hóa rởm hợm. Một lũ người tha hóa về nhân cách, đối với họ “hấp hối não lòng hơn tắt thở” nên từ trên xuống dưới đều mong sự ra đi sớm của cụ cố tổ. “Cụ Hồng phân trần: - Nên tôi mong cho cụ tôi về đi, là vì cụ tôi chết sớm ngày nào hay ngày ấy chứ sống mà ăn không được, ngủ không được, lúc nào cũng kêu rên, nằm đâu thì phóng uế ra đấy, thì sống mà làm gì!...” [7, 300] Cụ cố Hồng muốn cụ tổ chết đi là chỉ để khoe cái danh dự của mình, là con trai cả đã lớn và được tổ chức một đám tang linh đình để khoe mã bề ngoài, còn Tuyết thì muốn mặc bộ đồ lễ tang tân thời, cậu Tú Tân thì vì chỉ muốn sử dụng cái máy ảnh của mình... Cái xã hội Việt Nam đương thời con người dường như dần tha hóa, cái cuộc đi đưa tang cụ cố tổ chẳng khác nào đi đến cái tận thế biến chất của xã hội thượng lưu đương thời. Cảnh đám tang đó như là một biểu hiện rõ nét về sự tha hóa nhân cách của một gia đình đại bất hiếu. Vậy là trong ý thức thường trực của Vũ Trọng Phụng, Hoàn cảnh xã hội những năm 30 của thế kỷ trước, nếu không là miếng đất tốt để cho cái ác, cái xấu, cái dâm, cái đểu, giả dối phát triển thì cũng là môi trường làm tha hóa, làm thui chột bản chất tốt đẹp của con người. Vũ Trọng Phụng l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu Luan Anh.doc
Tài liệu liên quan