Khóa luận Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái)

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 4

MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4

I. Khái niệm chung về phép nối 4

II. Nhận diện 5

III. Phân loại 6

1. Phép nối lỏng 6

1.1. Khái niệm 6

1.2. Nhận diện 6

1.3. Phân loại 9

2. Phép nối chặt 9

2.1. Định nghĩa 9

2.2. Nhận diện 10

2.3. Phân loại 11

CHƯƠNG II 15

ĐẶC ĐIỂM VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN NỐI 15

TRÊN VĂN BẢN BÁO CHÍ 15

I. Quan hệ định vị 15

1. Định vị thời gian 15

1.1. Phép nối lỏng 15

1.1.1. Thời gian kế tiếp 16

1.1.2. Thời gian đảo 19

1.1.3. Thời gian đồng thời 19

1.1.4. Thời gian đột biến, ngắt quãng 20

1.2. Phép nối chặt 21

1.2.1. Thời gian kế tiếp 21

1.2.2. Thời gian đảo 22

1.2.3. Thời gian đồng thời 24

2. Định vị không gian 28

2.1. Phép nối lỏng 28

2.2. Phép nối chặt 29

2.2.1. Không gian tâm 29

2.2.2. Không gian biên 31

2.2.3. Không gian định hướng 33

II. Quan hệ logic diễn đạt 37

1. Trình tự diễn đạt 37

1.1. Phép nối lỏng 37

1.1.1. Mở đầu 37

1.1.2. Diễn biến 39

1.2. Nối chặt 42

1.2.1. Đẳng lập 43

1.2.2. Tuyển chọn 44

2. Thuyết minh - bổ sung 48

2.1. Phép nối lỏng 48

2.1.1. Giải thích 48

2.1.2. Minh hoạ (Chi tiết hoá) 52

2.1.3. Bổ sung 54

2.2. Phép nối chặt 58

3. Xác minh – nhấn mạnh 61

3.1. Xác minh 62

3.2. Chính xác hoá 63

3.3. Nhấn mạnh 65

III. Quan hệ logic – sự vật 73

1. Nhân quả 73

1.1. Phép nối lỏng 73

1.2. Phép nối chặt 78

1.2.1. Nguyên nhân 78

1.2.2. Điều kiện 80

1.2.3. Giả thiết 81

1.2.4. Hướng đích 83

1.2.5. Kết quả 84

2. Tương phản - đối lập 87

2.1. Phép nối lỏng 87

2.1.1. Tương phản 87

2.1.2. Đối lập 91

2.2. Phép nối chặt 92

3. Sở hữu – phương tiện 96

3.1. Sở hữu 97

3.2. Phương tiện 97

CHƯƠNG III 103

VAI TRÒ CỦA PHÉP NỐI TRONG CÁC VĂN BẢN ĐƯỢC KHẢO SÁT 103

I. Thực hiện chức năng liên kết 103

II. Khả năng tạo giá trị diễn đạt 103

III. Khả năng phát triển câu, đoạn văn trong văn bản 103

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tổng số lần xuất hiện của các từ nối. Tiêu biểu đó là những từ nối như : - “ Và” : Là từ nối có số lần xuất hiện nhiều nhất trong quá trình chúng tôi khảo sát, lên tới 60 lần, chiếm đến 67,4% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ đẳng lập.( và nó chiếm một số lượng cũng đáng kể 40,3% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ Trình tự diễn đạt.) - “ Với” : là từ nối xuất hiện cũng khá nhiều, đứng sau từ “ và” với số lần xuất hiện là 20, chiếm 22,47% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ đẳng lập. ( và chiếm 14,17% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ Trình tự diễn đạt.) Tiếp theo là những từ nối thuộc nhóm quan hệ “ Mở đầu”, “Tuyển chọn”, “Diễn biến”, cũng có số lần xuất hiện khá nhiều, tuy nhiên nó chỉ tập trung vào một số từ nối nhất định chứ không phân bố đồng đều cho những từ nối khác. Đặc biệt, nếu chúng ta xét trong mối quan hệ “Tuyển chọn”, chiếm đến 9,61% trong tổng số lần các từ nối xuất hiện, mà chỉ với hai từ nối: “ Hay” ( xuất hiện 20 lần chiếm 71,4% trong tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ Tuyển chọn; và từ “ Hoặc” ( xuất hiện 8 lần, chiếm 28,6% trong quan hệ Tuyển chọn). Còn lại, là những từ nối thuộc nhóm quan hệ “Mở đầu”, và “Diễn biến”. Mặc dù có rất nhiều từ nối trong các văn bản thuộc phạm vi khảo sát, nhưng số lần xuất hiện của chúng là rất ít, thậm chí có từ chỉ xuất hiện có một hoặc hai lần. Đó là các từ như: “ Mới đây; bây giờ; đầu tiên; tiếp đó; thế rồi, đến thời điểm này; sau đó..” Tuy nhiên theo tác giả Trần Ngọc Thêm [10], đã chỉ ra một số các từ nối khác nữa cũng thuộc các nhóm quan hệ này, chẳng hạn như: Trong nhóm “Mở đầu”: Trước tiên; thứ nhất; dưới đây; sau đây.. ; Trong nhóm “Diễn biến” có: Trở lên; đến lượt mình; thứ hai; thứ ba..; nhưng qua quá trình khảo sát chúng tôi không hề thấy có những từ nối loại này xuất hiện . 2. Thuyết minh - bổ sung 2.1. Phép nối lỏng 2.1.1. Giải thích Bao gồm những từ nối sau: Nói một cách khác, tức là, nghĩa là, rằng là, được biết, bởi vì, cũng như, từ những kết quả đó, phải nói rằng, có thể nói, nói khác đi, ... + Nói một cách khác : Là từ quan hệ chỉ sự trình bày theo hướng khác với những vấn đề đã vạch định ra ở câu trước nó. Ví dụ 91: “ Nhưng sự so sánh mẫn cảm với độ phì của đất thì bạch đàn mạnh hơn thông rất nhiều. Nói một cách khác, thì cây bạch đàn đòi hỏi đất phải tốt hơn cây thông.” (Bà con huyện Trấn Yên trồng rừng như thế nào? _ Báo Yên Bái, số 1737 ra ngày 7 – 6 – 2006 ) + Nghĩa là : Là từ dùng để giải thích hoặc trình bày những sự kiện ở trong câu trước nó cho dễ hiểu hơn, cụ thể hơn ở trong câu sau ( câu chứa nó). Ví dụ 92: “ Nghĩ cái tuổi Sửu của mình ông thấy sao mà vất vả,việc công chưa hết lại phaỉ lo đến việc nhà. Vừa xây nhà ba tầng mặt phố cho thằng cả xong, bây giờ đến lượt thằng hai lấy vợ. Nghĩa là phải tiếp tục lo thêm một cơ ngơi nữa, ông thấm thía cái cảnh bố mẹ ở chung với con cái rồi.” (Ngân hàng cũng chịu _ Báo Yên Bái, số 1795 ra ngày 20 – 10 – 2006) + Rằng là : Là từ biểu thị điều sắp nói ra chính là nội dung thuyết minh cho những điều đã nói đến trong câu trước. Ví dụ 93 : “ Ngày giỗ chính, rượu vào, chuỵên trên trời dưới biển, chuyện làng nọ xóm kia hể hả vui cười chán, mấy vị trưởng các chi quay ra bóng gió cạnh khoé nhau. Rằng là, chi nọ khá giả mà keo kiệt , góp giỗ toàn rượu nút lá chuối.” (Chuyện thường ngày : Tiếng gáy _ Báo Yên Bái, số 1760 ra ngày 31 – 7 – 2006) + Cụ thể là : Là cụm từ nối câu trước không chứa nó với câu sau có chứa nó. Nội dung câu trước có ý nghĩa khái quát cho nên câu sau giải thích cho câu trước bằng cách là nêu lên những sự kiện thực tế, cụ thể của câu trước. Ví dụ 94 : " Hiện nay còn một số xã chưa có học sinh cử tuyển. Học sinh diện cử tuyển chưa tỷ lệ so với sô dân tộc trên địa bàn. Cụ thể là 5 năm gần đây, ở huyện Trạm Tấu có 54 học sinh cử tuyển , dân tộc Mông có 19 học sinh (35%), trong khi cả huyện có là 75% là dân tộc Mông." ( Một số vấn đề về đào tạo cán bộ cho vùng cao._ Báo Yên BáI, số 1764 ra ngày 9 – 8 – 2006 ). Ví dụ 95 : "Việc khai thác hiệu quả kinh tế thông qua xuất khẩu lao động trong và ngoài nước vẫn chưa thu hút được đầy đủ sự quan tâm của người dân. Cụ thể, theo báo cáo của Phòng nội vụ và LĐTBXH thị xã, năm 2006 tỉnh giao chỉ tiêu cho Nghĩa Lộ xuất khẩu lao động 180 người, trong đó riêng số lao động xuất khẩu lao động đi nước ngoài là 150 người." ( Lao động – xã hội : Thị xã Nghĩa Lộ còn nhiều khó khăn trong xuất khẩu lao động._ Báo Yên Bái, số 1768 ra ngày 27 – 6 – 2006 ) + Có một thực tế là: Là cụm từ mang ý nghĩa giải thích cho những sự việc, hành động đã nêu ra ở trong câu trước. Ví dụ 96: “ Bởi vì, ở Nghĩa Lộ cũng đã có những trường hợp con gửi tiền về nhà, bố mẹ không những cho người khác vay mà còn thường xuyên mời khách ăn uống hoặc mua chiếc xe máy Trung Quốc chỉ để giải quyết nhu cầu đi lại thường ngày. Có một thực tế là, hầu hết người đi lao động đều ở vùng trình độ dân trí thấp, gia đình đời sống khó khăn, chủ hộ thường không có khả năng tính toán làm ăn.” ( Lao động- xã hội : Cần định hướng quản lý sử dụng tiền cho người lao động xuất khẩu _ Báo Yên Bái, số 1785 ra ngày 27 – 9- 2006 ) + Được biết : Ví dụ 97 : " Cùng với đó , hiện nay còn nhiều công trình thuỷ lợi của Trạm Tấu bị hỏng nặng trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước. Được biết, một tuyến kênh dẫn nước chính ở xã Pá Hu bị sụt lở nặng , mất đầu mối và cả tuyến kênh dẫn nước chính." (Khó khăn trong sản xuất .._ báo Yên Bái, số 1762 ra ngày 4 – 8 – 2006) Ví dụ 98 : “ Cô giáo phải nhắc liên tục em Điệp mới đánh vần được một số từ như “ sau” lại đọc là “ sao”; “ chợt thấy” thì lại đọc là “ chợt tấy”; “ dài” thì lại đọc là “ dày”..Bài “ chiếc rễ cây” chỉ khoảng hơn 60 từ nhưng phải mất đến gần 20 phút em Điệp mới đọc xong. Được biết, ngày 21/7 là buổi học cuối cùng của các em, song trong lớp 2B vẫn còn rất nhiều các em đọc, viết chưa thạo.” ( Giáo dục ở Trạm Tấu liệu có được phổ cập ?_ Báo Yên bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 ). + Từ những kết quả đó : Lấy những sự kiện, hành động trong câu trước làm mốc, và trong câu sau này mang ý thanh minh, giải thích rõ ràng hơn. Ví dụ 99 : Nhiều xã phường còn xây dựng được cả " trung tâm học tập cộng đồng" để phục vụ nhu cầu học tập cho địa phương mình. Từ những kết quả đó, thầy đề xuất luôn các biện pháp mới trong phân cấp quản lyis quỹ khuếyn học, đối tượng khen thưởng , động viên được mở rộng hơn , chính xác hơn càng đào tạo cho phong trào khuyến học của tỉnh đạt cả chiều sâu lẫn chiều rộng." (" Ông hâm " làm khuyến học _ Báo Yên bái, số 1774 ra ngày 1 – 9 – 2006 ). + Phải nói rằng : là tổ hợp từ biểu thị ý nhấn mạnh về một sự kiện, hành động đã được nêu ra trong câu trước với một mức độ cao mà dường như người đối thoại không thể hình dung nổi. Ví dụ 100 : "Một thời về Hưng Khánh, người ta nghĩ đến chè. Phải nói rằng , dễ đã trên 30 năm diện tích và sản lượng chè nơi đây vẫn chưa là lớn của huyện Trấn Yên." (Trà Lam – Hưng Khánh _ Báo Yên bái, số 1800 ra ngày 1 – 11 – 2006 ) + Bởi vì : Chỉ quan hệ nguyên nhân một cách trực tiếp không thông qua đại từ thay thế trong câu chứa nó , với ý nghĩa mà trong đoạn văn thể hiện. Nhờ có từ nối “ bởi vì” này, mà những hành động, sự việc trong câu trước được giải thích một cách rõ ràng hơn, đầy đủ hơn. Ví dụ 101 : “ Chị Đinh Thị Mế- trưởng phòng nội vụ và Lao động thương binh xã hội, thị xã Nghĩa Lộ cũng cho biết: đây là một vấn đề rất đáng ngại ở địa phương. Bởi vì, ở Nghĩa Lộ cũng đã có những trường hợp con gưỉ tiền về nhà , bố mẹ không những cho người khác vay mà còn thường xuyên mời khách ăn uống hoặc mua chiếc xe máy Trung Quốc chỉ để giải quyết nhu cầu đi lại thường ngày.” ( Lao động- xã hội : Cần định hướng quản lý sử dụng tiền cho người lao động xuất khẩu _ Báo Yên Bái, số 1785 ra ngày 27 – 9- 2006 ) + Cũng như : Từ biểu thị ý khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái, hoạt động, tính chất đã được nêu ra trong câu trước. Ví dụ 102 ; " Đó là câu chuyện đời hết sức cảm động về sự cần cù , vượt khó vươn lên của chàng thanh niên người Mông Giàng A Tông ở bản Zế Xu Phình xã Zế Xu Phình , huyện Mù Căng Chải. Hiện nay anh đang nắm giữ cương vị thủ lĩnh của hơn 13 ngàn thanh niên người Mông trên huyện vùng cao đầy nắng gió và không ít khó khăn này. Cũng như, bao thanh niên người Mông cùng trang lứa, Giàng A Tông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có tới 7 anh em. " ( Chuyện về " thủ lĩnh " thanh niên người Mông _ Báo Yên Baí , số 1750 ra ngày 7 – 7 – 2006 ). Ví dụ 103: " Tôi muốn nói thật nhiều về bố mẹ , về cha nhưng không sao kể xiết. Cũng như chiếc mâm gỗ kia đã trở thành nhân chứng sống của gia đình tôi và là một đồ vật vô cùng quí giá đối với anh em chúng tôi. ( Chiếc mâm gỗ _ báo Yên Bái, số 1956 ra ngày 21 – 7 – 2006 ). 2.1.2. Minh hoạ (Chi tiết hoá) Bao gồm những từ nối sau: Chẳng hạn, ví dụ, cụ thể là, còn với, thí dụ... + Ví dụ : Là từ nối mạng tính minh hoạ cho những hành động và nội dung đã được nêu ra trong câu trước không chứa nó. Ví dụ 104 : " Hôm nay để giữ rừng tận gốc, để tăng tỷ lệ số tán che của rừng tự nhiên ở xã, UBND xã đã triển khai cách làm mới là giao cho các đoàn thể khoanh nuôI bảo vệ rừng ở những thôn giáp củă rừng để lấy chi phí hoạt động.Ví dụ , chi đoàn thôn Khe Cam bảo vệ hơn 10 ha rừng, chi hội nông dân thôn Ngọn Ngòi nhận bảo vệ 17 ha , hội cựu chiến binh, phụ nữ hơn 10 ha…" (Bí quyết giữ rừng ở Ngòi A_ Báo Yên Bái, số 1807 ra ngày 17 – 11- 2006 ) + Thí dụ : Cũng giống như “ ví dụ”, thực ra nó là một cách nói khác của “ ví dụ”. Người ta có thể dùng tráo đổi giữa “ ví dụ” và “ thí dụ” cho nhau mà không làm ảnh hưởng gì đến nội dung của câu, đoạn hay văn bản. Ví dụ 105 : “ Trong quá trình thi công, hầu như các công ty ,doanh nghiệp...đều thi công không đúng với các dự toán thiết kế. Nhưng không hiểu sao, Ban quản lý dự án và đơn vị giám sát vẫn lập biên bản nghiệm thu cho các công trình.Thí dụ : Hợp tác xã xây dựng Trần Phú, Lục Yên ký hợp đồng với Ban quản lý chương trình kiên cố hoá trường, lớp học luyện thi công 6 phòng học bằng 255 mét vuông tại trường PTCS Khau Nghiền xã Minh Tiến, với tổng giá trị xây lắp..” ( Kiên cố hoá trường , lớp ở huyện Lục Yên: Nỗi lo chất lượng. _ Báo Yên Bái, số 1744 ra ngày 23 – 6 – 2006 ) + Chẳng hạn : Cũng giống như “ ví dụ”, từ nối “ chẳng hạn” mang ý nghĩa minh hoạ cho những hành động và sự việc đã diễn ra trong câu trước. Nhờ những từ nối như “ chẳng hạn”, “ ví dụ”.. này mà ý nghĩa và những sự việc trong câu diễn ra rõ ràng hơn. Ví dụ 106 :" Qua đánh giá của huyện, các yếu tố như cơ sở vật chất nhân lực tuy có khó khăn nhưng đó không phải là vấn đề lớn. Chẳng hạn, như vấn đề về trình độ cán bộ, huyện đang tiếp tục cử cán bộ đi học chuyên tu đại học , hiện tại đã có 15 bác sĩ , một dược sỹ sắp được ra trường; về cơ sở vật chất , các trạm đều được kiên cố hoá, những trạm còn thiếu phòng làm việc, ngay sau khi có kinh phí huyện sẽ xây dựng; cái khó chính là công tác xã hội ýy tế, là nhận thúc của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường ." ( Những thành công bước đầu trong công tác xây dựng chuẩn quốc gia về y tế ở Văn Yên _ Báo Yên Bái, số 1761 ra ngày 2 – 6 – 2006 ) Ví dụ 107 ; "Tính quan trọng và cấp thiết là vậy, nhưng kết quả triển khai xây dựng vẫn còn rất khiêm tốn. Chẳng hạn, phường Đồng Tâm, là một trong những phường lớn, nằm ở khu vực trung tâm, có 15 cụm dân cư mà nay cũng mới chỉ có 4 nhà văn hoá khu phó, một nhà văn hoá của phường. ( Thành phố Yên Bái: Bao giờ mới xây xong nhà ván hoá ở các khu dân cư ? _ Báo Yên bái số 1762 ra ngày 4 – 6 – 2006 ) + Còn với : Là từ biểu thị những điều sắp nêu ra là một điều mới hoặc trái lại, hoặc đối chiếu những điều đã được nói đến. Ví dụ 108 : " Riêng các huấn luyện viên, vận động viên giành thành tích cao tại các giải trẻ , giải thể thao dành cho người khuyết tật cấp độ quốc gia và quốc tế, mức thưởng được quy định bằng 50 % mức kể trên. Còn với các giải thể thao quốc gia, mức thưởng giành cho vận động viên có thành tích cao nhất không quá 10 triệu đồng." ( 120 triệu đồng tiền thưởng nếu phá kỷ lục Olympic _ Báo Yên Bái , số 1803 ra ngày 8 – 11 – 2006 ). 2.1.3. Bổ sung Bao gồm những từ nối sau đây : Ngoài ra, hơn nữa, thêm vào đó, vả lại, nhân tiện, thêm, cũng, còn, nữa, khác, bên cạnh đó, cùng với đó,... + Ngoài ra : Giữ chức vụ là làm liên tố trong câu. Người ta có thể dùng cách nói khác như là : “ngoài ( những) điều đó ra”. Đồng thời nó mang quan hệ bổ sung với những ý nghĩa đã nêu trong các câu trước. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho rằng xét về mặt liên kết, nó thuộc về phép nối Ví dụ 109 : "Lập thành tích chào mừng đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XIII, Hội phụ nữ xã Thượng Bằng La đẩy mạnh phong trào giúp nhau cùng phát triển , 189 hội viên đã đựơc giúp đỡ trên 20 triệu tiền mặt , 3000 công lao động và hàng ngàn con lợn giống. Ngoài ra, Hội viên còn vận động hội viên xây dựng và ra mắt 5 CLB phụ nữ với công tác khuyến nông và hàng chục con lợn giống." ( Phụ nữ xã Thượng Bằng La ( Văn Chấn ) : Đẩy mạnh phong trào giúp nhau xoá đói giảm nghèo. _ Báo Yên Bái, số 1800 ra ngày 1 – 11 – 2006) + Hơn nữa : Tổ hợp từ này có chức năng làm liên tố và dùng để so sánh với nội dung trong câu trước đó . Người ta có thể dùng cách nói khác như là: “ Hơn thế nữa”, đồng thời về mặt ý nghĩa nó nêu lên quan hệ bổ sung với những điều đã nói ở câu trước . Xét về mặt liên kết, nó là phương tiện thuộc về phép nối, và chỉ mối quan hệ bổ sung giữa chủ ngôn và phát ngôn. Ví dụ 110 : " Nếu chẳng may bị thương mà không có phấn nứa là tận dụng ngay thân cây, bỏ vỏ xanh, cạo phần thịt trắng thành mớ bùng nhùng dịt vào vết thương cũng có tác dụng cầm máu rất tốt. Hơn nữa , nứa còn đi vào tiềm thức tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc nơi đây. " ( Nứa rừng _ Báo Yên Bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 ). Ví dụ 111: " Bố mẹ nào mà lại không yêu thương con mình nhưng sự nóng nảy tức thời và xúc phạm đến lòng tự trọng của con trẻ lúc này là điều tối kị ; ở vào từng hoàn cảnh của gia đình , nếu biết cách cư xử và định hướng thì các em vẫn vượt qua được các khó khăn, giải toả được nỗi buồn. Hơn nữa, trong thời gian này, các em cẫn được chia sẻ , giúp đỡ của mọi người đặc biệt là các bậc làm cha làm mẹ. " (Đối xử thế nào khi con trượt đại học, cao đẳng ? _ Báo Yên Bái, số 1763 ra ngày 7 – 8 – 2006 ). + Hơn thế nữa : ( đóng vai trò là liên từ nối giữa phát ngôn với chủ ngôn lại với nhau, nó là một dạng mở rộng hơn của “ Hơn nữa”, chính vì vậy về mặt nội dung cũng như ý nghĩa nó giống hệt với từ nối “ Hơn nữa” mà đã nêu trên.) Ví dụ 112 : " Nó lặn lội đi tận Hà Nội để sưu tầm những thứ quần áo đắt đỏ mà có lẽ ba mẹ nó là cả một vụ lúa mới đủ mua một chiếc. Nó đã quá vô tâm. Nó đã ăn chơi tiêu xài vô ýy thức và nó đã chà đạp cha mẹ nó. Nó làm xấu đi bộ mặt của các bạn nữ sinh trong trường. Hơn thế nữa, nó còn làm mất đi sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ của chính bản thân nó." ( Thời trang năm học mới _ báo Yên bái , số 1793 ra ngày 16 – 10 – 2006 ). + Bên cạnh đó : Mang ý nghĩa bổ sung cho câu trước bằng những sự kiện của câu sau. Ví dụ 113 : " Mục tiêu của huyện đề ra trong những năm tới là tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diện, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất ,tích cực bồi dưỡng , nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và quản lýy , phấn đấu tất cả 27 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS vào năm 2007. Bên cạnh đó, từng bước nâng tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15- 18 tuổi tốt nghiệp THCS , phấn đấu đến năm 2010 toàn huyện có 100 % số xã thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 40 % số xã , thị trấn phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi." ( Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở Văn Yên : Kết quả bước đầu và những vấn đề đặt ra ._ Báo Yên Bái, số 1803 ra ngày 8 – 11 – 2006 ). Ví dụ 114 : " Nếu như 5 -6 năm về trước, Bảo Hưng luôn là xã có tỷ lệ sinh con thứ ba được xếp vào diện nhất, nhì của huyện thì đến nay, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền , số hộ vi phạm đã giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, nhờ tuyên truyền tốt nên có nhiều thôn điển hình như Trục Thanh, Ngòi Đong năm năm qua không có trường hợp nào sinh con thứ ba, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chỉ còn 20%. " + Cùng với đó : Mang ý nghĩa bổ sung cho câu trước bằng những sự kiện của câu sau. Ví dụ 115: " Bởi vì dân không thể thường xuyên tụ họp ở hội trường xã hay nhà văn hoá huyện để tổ chức sinh hoạt văn hoá mà điều đó chỉ có thể làm được tại địa bàn cư trú. Cùng với đó, cần phải có đầu tư cơ sở hạ tầng để gắn bảo tồn văn hoá với thương mại – du lịch bằng việc xây dựng các làng dân tộc và khai thác các sắc thái văn hoá như : ẩm thực, chữa bệnh, văn hoá văn nghệ…" (Bảo tồn… _ Báo Yên Bái, số 1787 ra ngày 2 – 10 – 2006 ) Ví dụ 116: "Từ đó, đã tạo niềm tin , sự phấn khởi, đoàn kết, thống nhất cao trong tư tưởng hành động của mỗi doàn viên, để thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó, công đoàn Văn phòng Tình Uỷ luôn luôn quan tâm, , đạo điều kiện cho đoàn viên đi học tập bồi dưỡng lí luận chính trị , nâng cao trình độ chuyên môn." (Công đoàn văn phòng Tình Uỷ : Tổ chức mạnh, hoạt động hiệu quả _ Báo Yên Bái, số 1787 ra ngày 2 – 10 – 2006 ). + Xin nói thêm rằng : ( là cụm từ phát triển ra từ “ Thêm vào đó”, vì vâỵ về mặt ý nghĩa nó hoàn toàn giống nhau.) Ví dụ 117 :" Đặc biệt ở Yên Bình còn có rất nhiều giáo viên phải đi về trong ngày khoảng 30- 40 km dọc tuyến đông hồ Thác Bà, hoặc từ thị trấn huyện đến các xã Đại Minh, Tân Hương, Bảo ái..Giá xăng dầu đắt đỏ như hiện nay thì chi phí cho việc đi lại càng tốn kém hơn. Xin nói thêm rằng , đó mới chỉ là khó khăn của những giáo viên được hưởng lương theo biến chế. " ( Lao động- xã hội : Lương chậm, đơì sông giáo viên Yên Bình gặp nhiều khó khăn _ Báo Yên Bái, số 1812 ra ngày 29 -11 – 2006 ) + Thêm: ( là một cách nói khác của cụm từ: Thêm vào đó ) Ví dụ 118 : “ Trong quá trình thi công, đội xây dựng giao thông huyện Lục Yên đã “ăn bớt” xà gỗ thép, dây dẫn điện từ cột vào công tơ, cửa sổ, cửa đi; vữa trát không đảm bảo nên đã bong vỡ trong thời gian bảo hành..giá trị khối lượng xây lắp không thi công đủ nhưng vẫn được nghiệm thu. Thêm một công trình kém chất lượng nữa, đó là tám phòng học được kiên cố trong đợt I tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Tân Lĩnh.” ( Kiên cố hoá trường , lớp học ở Lục Yên : Nỗi lo chất lượng _ Báo Yên bái, số 1744 ra ngày 23 – 6 – 2006 ) +Cũng: Giữ chức năng liên kết câu, thể hiện mối quan hệ ý nghĩa giữa câu đứng trước và câu chứa chúng. Tuy nhiên, đây là một từ nối có tần số sử dụng rất ít, chỉ xuất hiện một vài lần mà thôi. Ví dụ 119 : ‘ Bên chiếc mâm gỗ đó, ba anh em chúng tôi đã lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, chiếc mâm gỗ với bao bài học từ thửa bi bô tập nói, mẹ đã dạy chúng tôi biết mời cơm ông bà , cha mẹ. Cũng bên mâm cơm, cha dạy chúng tôi cách cầm thìa, cầm đũa, cách ăn cơm từ tốn và không để rơi vãi, và cha dạy chúng tôi cách sống, đạo đức làm người...” ( Chiếc mâm gỗ _ Báo Yên Bái, số 1756 ra ngày 21 – 7 – 2006 ) + Mặt khác: Có ý nghĩa biểu thị điều sắp nêu ra sau đây là có ý nghĩa bổ sung về mặt nào đó cho những điều đã được nêu ra trong câu trước. Ví dụ 120: “ Chi hội giúp nhau đào giếng lấy nước ăn hợp vệ sinh; làm hàng chục ao nuôi cá, chăn nuôi gia súc gia cầm; trồng, chăm sóc hàng chục hécta lúa , ngô, khoai, sắn cho các hội viên khi mùa vụ đến...Mặt khác, chi hội còn góp được hơn 3.000.000 đồng, gần 1 ha sắn gây quỹ giúp đỡ nhau lúc khó khăn, thăm hỏi khi ốm đau, hoạn nạn.” ( Một mô hình đoàn kết nhân rộng _ Báo Yên Bái, số 1737 ra ngày 7 – 6 – 2006) + Lại nữa: Là từ biểu thị tính chất lặp, bổ sung, tái diễn hay tiếp nối của những sự việc hoạt động mà đã nêu ra trong câu trước. Ví dụ 121: “ Với cuộc sống thời mở cửa, thú thật vì mưu sinh mà co lúc tôi chặc lưỡi, bỏ lại đằng sau nỗi lo tuột rơi cái thứ trà độc nhất vô nhị kia. Lại nữa, nền kinh tế thị trường kéo theo sự xâm lẫn ồ ạt mọi thứ hàng hoá, mọi thứ tiêu dùng thượng vàng hạ cám, nghĩa là từ A đến Z mà làm cho thân phận cây chè vốn thuần khiết, dịu dàng nhiều khi long đong, vất vả.” ( Trà Lam Hưng Khánh _ Báo Yên Bái, số 1800 ra ngày 1 – 11- 2006 ) 2.2. Phép nối chặt Bao gồm từ nối sau : Như, rằng. Mang ý nghĩa bổ sung giải thích cho những sự việc, hành động đã diễn biến ở câu trước. + Như: Là từ biểu thị cái sắp nêu ra là thí dụ minh hoạ cho những điều đã được nói đến trong câu trước, vì vậy nó mang ý nghĩa bổ sung. Ví dụ 122: “ Một điều dễ nhận thấy là các quán này đều đặt gần các trường học và các đối tượng nghiện “Audition” chủ yếu là học sinh, sinh viên và thanh niên các trường phổ thông trung học, phổ thông cơ sở, Trường trung học Văn hoá nghệ thuật..thậm chí cả học sinh tiểu học. Như quán bà H, ở km5 có khoảng 10 học sinh chuyên chơi game Audition và chúng là khách hàng thường xuyên của bà.” ( Game Audition..._ Báo Yên Bái, số 1790 ra ngày 9 – 10 – 2006 ) Ví dụ 123: “ Hội khuyến học cơ sở đã thu hút được cán bộ chủ chốt của các nghành, các đoàn thể, tổ chức xã hội ...tham gia công tác hội, đồng thời phát huy tốt cho các cấp Uỷ Đảng, chính quyền trong việc phát triển hội tại các địa phương . Những vùng khó khăn đã có những nguồn nhân lực mới, cơ hôi mới để phát triển bền vững sự nghiệp giáo dục đào tạo. Như xã vùng cao Suối Giàng có đến 98% dân tộc Mông, trước đây trẻ em gái không được đến trường...” (Khuyến học ở Văn Chấn _ Báo Yên Bái, số 1788 ra ngày 4/10/2006) + Rằng: Là từ biểu thị điều sắp nêu ra là nội dung thuyêt minh cho điều vừa nói đến trong câu trước. Ví dụ 124: “ Người cán bộ ngồi im lặng nghe, chị bày tỏ bằng những kiến thức và những kinh nghiệm ,anh khuyên chị suy nghĩ kĩ trước quyết định. Rằng chuyện vợ chồng mâu thuẫn với nhau là chuyện thường ngày làm sao tránh khỏi, rằng chống bát còn có khi xô, là bớt giận là làm lành, là bao dung độ lượng tha thứ cho những lỗi lầm của nhau để chỉ nghĩ tới tương lai của con gái sau này...; là vợ chồng một ngày cũng nên nghĩa sao có thể như bát nước hất đi mà không hề hối tiếc.” (Cái tình đằng sau nhiệm vụ _ Báo Yên Bái, số 1775 ra ngày 4 – 9 – 2006) Trên đây là sự khảo sát của chúng tôi về nhóm “Thuyết minh- bổ sung” trong quan hệ diễn đạt. Để có một cái nhìn khái quát hơn, chúng ta có thể xem bảng sau đây: Bảng 11: Tỷ lệ phần trăm các nhóm thuộc quan hệ nối thuyết minh – bổ sung STT Thuyết minh - bổ sung Số lần xuất hiện Tỷ lệ 1 Giải thích 24 14,54 2 Minh hoạ 25 15,15 3 Bổ sung 112 68,69 4 Giải thích - bổ sung (nối chặt) 4 1,62 Bảng 12: Tỷ lệ phần trăm các từ (nhóm) trong quan hệ thuyết minh bổ sung STT Thuyết minh – bổ sung Số lần xuất hiện Tỷ lệ (%) Nhiều TB Ít 1 Giải thích Được biết, cũng như, bởi vì + 7,87 Cụ thể là + 7,06 Phải nói rằng, từ những kết quả đó, nghĩa là... + 5,24 2 Minh hoạ Còn với + 4,8 Chẳng hạn + 4,84 Thí dụ, ví dụ + 7,27 3 Bổ sung Bên cạnh đó + 24,24 Ngoài ra + 19,39 Cùng với đó + 13,12 Hơn nữa, thậm chí, thêm.. + 4,84 Cũng + 6.39 Mặt khác, không phải là, lại nữa, ... + 3,21 4 Nối chặt Như, rằng + 1,81 Qua hai bảng thống kê trên chúng ta có thể thấy: nhóm “Bổ sung” trong quan hệ “Giải thích- bổ sung” là chiếm tỷ lệ cao nhất, (68,69%), gần 2/3 tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ này. Tiếp sau đó là những từ nối thuộc nhóm “Giải thích – Minh hoạ”. Nổi bật lên là một số từ nối như: - “Bên cạnh đó” : xuất hiện 40 lần, chiếm 35,71% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong nhóm bổ sung. ( chiếm 24,24% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ Thuyết minh – bổ sung.) - “ Ngoài ra”: xuất hiện 32 lần, chiếm 28,57% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong nhóm bổ sung.( và chiếm 19,39% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ Thuyết minh- bổ sung.) - “Cùng với”: xuất hiện 20 lần, chiếm 17,85% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong nhóm bổ sung. (và chiếm 13,12% trong tổng số lần các từ nối xuất hiện ở quan hệ Thuyết minh- bổ sung.) - “ Cụ thể là” : xuất hiện 10 lần, chiếm hơn 40% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong nhóm Giải thích, (và chiếm 7,06% trong tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ Thuyết minh- bổ sung.) Trên đây là những từ nối có tần số xuất hiện cao nhất.Bên bên cạnh đó còn có những từ nối xếp có tần số xuất hiện trung bình như: Cũng ( bổ sung); Còn với ( Minh hoạ); Chẳng hạn ( Minh hoạ)... Cuối cùng là những từ nối xuất hiện với tần số rất ít, chỉ một hoặc hai lần trong quá trình khảo sát mà số lượng từ thuộc nhóm này lại khá nhiều. Như là : Phải nói rằng; Từ những kết quả đó; Nghĩa là; Mặt khác; Không phải là; Như; Rằng... Những kết quả trên cho phép chúng ta khẳng định rằng, trong các văn bản báo chí thuộc lĩnh vực văn hoá- xã hội, các từ nối trong nhóm Thuyết minh- bổ sung có một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì nó không những là từ nối kết các câu, các ý nghĩa lại với nhau mà nó còn giải thích, minh hoạ, bổ sung cho những vấn đề đã nêu ra trước đó, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ về nội dung để cho văn bản trở thành một hệ thống hoàn chỉnh. 3. Xác minh – nhấn mạnh Những từ nối mang quan hệ Xác minh - nhấn mạnh, chúng tôi chỉ thấy xuất hiện trong phép nối lỏng mà thôi. Trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng, hầu hết trong văn bản, đặc biệt là các văn bản mang t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN20 (20).doc