Khóa luận Đặc khu kinh tế Trung Quốc và các kinh nghiệm đối với Việt Nam

Trên phương diện thị trường ngoại hối, lợi thế duy nhất của các DN trong ĐKKT là khả năng tiếp cận dễ dàng các ngân hàng nước ngoài. ở đặc khu Thâm Quyến, các DN được hưởng lợi thế từ việc đô la Hồng Kông chiếm một phần lớn trong cung tiền và giao dịch kinh doanh hàng ngày. Ngoại trừ việc cho phép các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc, việc cho thành lập ngân hàng liên doanh và cho phép sử dụng ngoại tệ trong giao dịch hàng ngày có nhiều khả năng không được áp dụng đối với các vùng nội địa Trung Quốc.

Tỉ giá giữa đồng NDT ngoại tệ được hình thành theo quan hệ cung cầu của thị trường. Trước năm 1994, tại các đặc khu tồn tại hai loại tỷ giá, một tỷ giá hình thành tại trung tâm giao dịch ngoại tệ, còn tỉ giá chính thức do ngân hàng Nhân dân Trung Quốc quy định. Sau năm 1994, tỷ giá được sử dụng duy nhất tại các đặc khu là tỷ giá theo quan hê cung cầu của thị trường

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đặc khu kinh tế Trung Quốc và các kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản luật và quy định áp dụng chung cho tất cả các đặc khu, cấp thứ hai gồm các văn bản quy định do chính quyền cấp tỉnh ban hành trên cơ sở những nguyên tắc của các luật, các quy định và chính sách của quốc gia và căn cứ vào điều kiện cụ thể, nhu cầu thực tế của các ĐKKT, cấp thứ ba, là các quy định chỉ áp dụng riêng cho từng đặc khu do chính quyền thành phố nơi có đặc khu và một số khác do chính quyền tỉnh ban hành. Các quy định áp dụng cho Thâm Quyến có tính sáng tạo và hoàn thiện hơn cả, vì vậy thường được áp dụng làm mẫu trong việc xây dựng các quy định cho các đặc khu khác. Một số các văn bản pháp lý quan trọng: Luật đầu tư hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài (năm 1979) Quy chế về các đặc khu kinh tế tỉnh Quảng Đông (năm 1979) Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 (điều mục 18 và 31) Luật về thể thức thực hiện pháp luật của Trung Quốc tại các xí nghiệp liên doanh (năm 1983) Những quy định về ký kết hợp đồng ngoại thương, nhập khẩu công nghệ tại ĐKKT Thâm Quyến (1984) Những quy định về quyền sử dung đất đai, nhập khẩu công nghệ và quản lý lao động ở ĐKKT Hạ Môn (1984) Luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ (năm 1985) Nghị quyết của Quốc vụ viện Trung Quốc về khuyến khích đầu tư nước ngoài (năm 1986) Quy định về khuyên khích đầu tư nước ngoài của đồng bào Đài Loan (năm 1988) Quy định về khuyến khích đầu tư nước ngoài của Hoa kiều và đồng bào Hồng Kông, Ma Cao (năm 1990) Những điều luật bổ sung cho luật 1979 về đầu tư hợp tác giữa Trung Quốc và nước ngoài (năm 1990) Luật bảo hộ quyền lợi của Hoa kiều về nước (năm 1994) Luật về các ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (7/ 9 / 1996) Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Trung Quốc ngày 8/9/2000 1.3 Phê duyệt và đăng ký các dự án đầu tư nước ngoài Một dự án đầu tư nước ngoài muốn được triển khai thực hiện ở đặc khu trước hết phải được sư phê chuẩn của chính quyền Trung Quốc. Sau đó phải tiến hành đăng ký với cơ quan quản lý công thương nghiệp để lấy giấy phép đăng ký kinh doanh. Theo luật pháp hiện hành, cấp chính quyền của đặc khu được phép phê chuẩn và cấp phép cho các dự án đầu tư dưới 30 triệu USD đối với các ngành công nghiệp nhẹ và không quá 50 triệu cho các dự án về công nghiệp nặng.Chính quyền đặc khu cũng có thể giao thẩm quyền phê chuẩn dự án đầu tư cho các khu trong đặc khu Đặc biệt tại khu Thâm Quyến, chính quyền của khu công nghiệp Shekou được phép xét duyệt đối với dự án không quá 10 triệu USD, chính quyền của các khu khác cũng được phê duyệt với dự án có số vốn tới 1 triệu USD. “Thành phố Hoa Kiều” mới thành lập cũng được quyền phê duyệt các dự án có vốn đến 5 triệu USD. Đối với các dự án đầu tư trị giá trên 30 triệu phải do cấp trung ương xét duyệt. 1.4 Quản lý nhà nước về Hải quan và kiểm tra biên giới Việc quản lý hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu vào đặc khu được chia làm hai tuyến. Tuyến một là biên giới thực sự của Trung Quốc với các nước khác, hải quan và biên phòng ở tuyến này quản lý việc xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh với nước ngoài. Tuyến hai ngăn cách đặc khu với nội địa. Phương châm quản lý của Trung Quốc đối với ĐKKT là “bỏ lỏng tuyến một, quản chặt tuyến hai” tức là tạo điều kiện thuận lợi tự do cho người và hàng hóa từ nước ngoài ra vào đặc khu, mặt khác quản lý chặt chẽ việc buôn lậu trốn thuế nhập cư trái phép giữa đặc khu với nội địa nhămf bảo vệ thị trường nội địa và thực thi chính sách tự do hoá ở đặc khu. Quản lý hải quan đối với hàng hoá như sau: Tất cả hàng hóa ra vào ĐKKT đều phải chịu sự quản lý giám sát của hải quan Trung Quốc, kể cả hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu của đặc khu với nước ngoài hay với nội địa. Người mang hàng hoá vào các ĐKKT bắt buộc phải khai báo Hải quan, và phải có giấy phép nhập hàng vào đặc khu. Đối với hàng nhập khẩu cho nhu cầu tiêu dùng tại đặc khu, máy móc thiết bị, nguyên liệu linh kiện … dùng cho sản xuất đều được miễn thuế nhập khẩu và thuế công thương nghiệp với một số lượng nhất định. Có một số hàng bị hạn chế nhập khẩu như ô tô, máy quay video, máy in, máy ảnh … thì đánh thuế cao hơn như thuốc lá, rượu phải nhập theo hạn ngạch và chịu thuế 50% cao hơn so với biểu thuế xuất nhập khẩu. Sản phẩm của đặc khu sản xuất ra được miễn thuế khi xuất khẩu ra khỏi đặc khu. Khi xuất khẩu vào nội địa thì phải được phép của chính quyền cho phép tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nội địa. Đối với hàng hoá tiêu thụ nội địa được sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu thì phải nộp thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu nhập khẩu và thuế cho phần giá trị tăng thêm sau khi qua chế biến, sản xuất tại đặc khu hay nói cách khác phải nộp đủ thuế như đối với hàng hoá từ nước ngoài nhập vào Trung Quốc. Đối với hàng hoá được sản xuất từ nguyên vật liệu trong nước phải nộp thuế cho phần giá trị tăng thêm. Quản lý hải quan đối với người Trung Quốc và người nước ngoài ra vào đặc khu. Theo quy định về việc ra vào giữa nội địa và ĐKKT quy định rằng công dân Trung Quốc phải có giấy phép riêng mới được vào đặc khu. Công dân sinh sống tại đặc khu phải trình giấy chứng nhận là công dân tại đặc khu khi ra vào đặc khu. Người lao động được tuyển vào đặc khu thì phải đăng ký tại cơ quan quản lý lao dộng để nhận thẻ lao động và giấy phép ra vào đặc khu. Đối với người nước ngoài, khi đến đăc khu phải xin visa. Tuy nhiên thương nhân nước ngoài đến ký hợp đồng, tham gia các hoạt động thương mại, giải quyết tranh chấp có thể xin và nhận visa tại các phòng cấp visa ở Chu Hải, Thâm Quyến, Hạ Môn mà không cần xin tại lãnh sự hoặc đại sứ quán Trung Quốc tại nước ngoài. Người nước ngoài đã nhập cảnh vào các địa phương khác của Trung Quốc khi đến ĐKKT chỉ cần xuất trình giấy ra vào thông thường. Các chính sách đặc biệt ưu đãi tại ĐKKT Trung Quốc Chính sách đất đai Đất đai ở Trung Quốc là thuộc về sở hữu nhà nước luôn được khẳng định trong các quy định pháp luật về đất đai của Trung Quốc. Song theo luật pháp hiện hành, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể mua được quyền sử dụng đất trong một thời gian nhất định. Phần lớn các luật và quy định về đất đai hiện hành tại các ĐKKT đều được ban hành sau năm 1987, khi quyền sử dụng đất được chính thức coi là quyền sở hữu tài sản có giá trị thương mại và được chuyển nhượng tự do. Việc chuyển giao quyền sử dụng đất có thể theo 3 phương pháp: Thứ nhất, cấp quyền sử dụng đất cho các công ty Trung Quốc để làm phần vốn góp cho các công ty liên doanh; Thứ hai, thông qua phương pháp đấu thầu sử dụng đất; Thứ ba, theo phương thức mua bán đấu giá. Việc chuyển nhượng đất có thể đem bán, cho thuê, thế chấp hoặc các dạng chuyển nhượng khác để lấy tiền như các loại tài sản phi vật chất khác. Thời điểm ban đầu giá quyền sử dụng đất được xác định bởi chính quyền ĐKKT nhưng sau một thời gian nó được xác định thông qua cơ chế thị trường, đấu thầu và bán đấu giá. Nhà nước không can thiệp vào giá chuyển nhượng mà chỉ điều tiết thông qua thuế giá trị gia tăng của việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong điều 29 của “Quy định chuyển giao đất của Hải Nam” có quy định mức thuế như sau: Bảng 1: Bảng thuế chuyển nhượng đất của ĐKKT Hải Nam Trị giá gia tăng (được xác định dựa trên giá mua và các chi phí liên quan tới khu đất mà người chuyển nhượng đã bỏ ra) Thuế suất (tính trên trị giá gia tăng) Dưới 100% Từ 100% - 150% Từ 150% - 200 % Từ 200% - 250 % Từ 250% - 300% Trên 300% 10% 15% 20% 25% 30% 35% Nguồn: Quy định chuyển giao đất của Hải Nam Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chênh lệch giữa giá bán và giá mua quyền sử dụng đất càng cao thì phải chịu mức thuế suất chuyển nhượng càng cao. Chính sách này cơ ưu điểm hơn so với chính sách chỉ sử dụng một mức thuế suất ở chỗ một khi giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tăng thì nhà nước cũng tăng thu ngân sách một khoản thu đáng kể. Bên cạnh việc mua quyền sử dụng đất, người sử dụng còn phải trả một khoản lệ phí sử dụng đất hàng năm tuỳ theo quy định của từng đặc khu. Các chính sách đối với thị trường đất đai bao gồm: Thương mại hoá quyền sử dụng đất; phát triển thị trường đất và thị trường bất động sản thứ cấp; cho phép các công ty nước ngoài tham gia vào hoạt động bất động sản với mục đích thương mại. Tất cả các chính sách này đều được thử nghiệm trước tiên tại các ĐKKT và sau đó được áp dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân. Các ưu đãi đối với thị trường đất đai trong các ĐKKT Trung Quốc quyền sử dụg đất có thời hạn rất dài, ban đầu 10 đến 15 năm sau tăng lên 30 đến 50 năm và thậm chí là 70 năm. Điều này rất thuận lợi cho các dự án đầu tư cần có diện tích đất sử dụng nhiều. Một điều rất thông thoáng đối với thị trường đất đai trong các đặc khu đó là cho phép người nước ngoài cũng được mua quyền sử dụng đất và cho phép chủ sở hữu quyền sử dụng đất được phát triển đâts theo bất kỳ mục đích nào: sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, cung cấp dịch vụ hoặc làm nhà ở hoặc phát triển và cho thuê lại. Với chính sách đất đai thông thoáng như vậy Trung Quốc đã rất thành công trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản tuy nhiên cung có rất nhiều mặt trái của nó nhu việc mua đất với mục đích đầu cơ, đặc biêt ở Thâm Quyến và Hải Nam của các nhà đầu tư Hồng Kông, Đài loan và Singapore đã đe dọa thực thi quy hoạch phát triển của chính quyền ĐKKT. Chính sách thuế Một trong những nét đặc trưng của các ĐKKT là các doanh nghiệp hoạt động trong đó được hưởng nhiều ưu đãi về thuế hơn là các doanh nghiệp ngoài đặc khu. Theo quy định, các doanh nghiệp ở ĐKKT phải nộp các loại thuế sau đây: thuế thu nhập công ty, thuế công thương nghiệp, thuế ô tô và tàu thuỷ, thuế bất động sản, thuế xuất nhập khẩu …Đối với nhân viên tại xí nghiệp này phải nộp thuế thu nhập cá nhân tuỳ theo mức lương, song sự ưu đãi về thuế tập trung ở nhóm thuế thu nhập công ty, thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Về thuế thu nhập doanh nghiệp So sánh các ưu đãi về thuế đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở trong và ngoài đặc khu như sau: Bảng 2: Bảng so sánh thuế trong ĐKKT và ngoài ĐKKT Ngoài ĐKKT Trong ĐKKT Thuế suất thuế thu nhập 33% (3% là thuế địa phương) 15% Xí nghiệp liên doanh xuất khẩu trên 70% tổng sản phẩm 15% 10% Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 10% 0% Thời hạn miễn thuế từ thời điểm có lãi 2 năm 2năm Thời hạn giảm 50% thuế từ thời điểm có lãi 3-5 năm 3-5 năm Nguồn: Tổng hợp từ các quy định về thuế đối với các đặc khu của Trung quốc trong bài viết “ Mô hình ĐKKT Trung Quốc và những bài học cho phát triển ĐKKT Việt Nam” – Thông tin phục vụ lãnh đạo số 7/1998 và kinh nghiệm thế giới về phát triển khu chế xuất và ĐKKT” – Viện kinh tế học, 1994, tr 138 Theo bảng trên ta thấy tại ĐKKT Trung Quốc thuế được ưu đãi hơn rất nhiều so với ngoài ĐKKT, thuế thu nhập doanh nghiệp ở bên ngoài đặc khu cao hơn gấp 2 lần bên trong khu, điều đó chính là động lực thúc đẩy mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đầu tư vào trong khu. Mặt khác các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới việc sau khi đầu tư tại nước sở tại và thu được một số lợi nhuận thì số lợi nhuận đó có thể được chuyển nguyên vẹn về nước họ hay không. Với thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 0% tại ĐKKT đã bảo vệ được quyền lợi, và mức độ yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài và đó thực sự là một khuyến khích cho họ đầu tư. Theo các quy định năm 1980 của tỉnh Quảng Đông, trường hợp đặc biệt, những dự án có vốn đầu tư vượt quá 500 triệu USD hay có sử dụng công nghệ tiên tiến hoặc thời kỳ hoàn vốn tương đối lâu có thể được hưởng một số ưu đãi đặc biệt với một mức thuế suất thấp hơn nữa. Về các khoản thu nhập khác như lợi nhuận được chia, lãi suất, tiền cho thuê hay bán bản quyền nhận được từ các đặc khu kinh tế của các doanh nghiệp nước ngoài, mà các doanh nghiệp này không có cơ sở kinh doanh tại Trung quốc thì chỉ chịu thuế suất 10% thay vì 20% so với các khoản thu như thế từ các vùng khác. Về thuế công thương nghiệp: Thuế công thương nghiệp được miễn giảm chung cho các sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong các đặc khu. Thuế công thương nghiệp không đánh vào các thiết bị sản xuất do người nước ngoài mang đến đã được tính vào phần vốn góp đầu tư của mình ; nguyên liệu, bán thành phẩm,phụ tùng, thiết bị, linh kiện và vật liệu bao bì để sản xuất ra hàng xuất khẩu, trừ dầu khí, sản phẩm dầu và các sản phẩm khác đã quy định riêng. Trong thời gian đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu gặp khó khăn thì có thể được đề nghị xét miễn giảm một phần thuế công thương nghiệp. Về thuế xuất – nhập khẩu: Chính sách thuế xuất nhập khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp trong đặc khu có sự thay đổi theo thời gian, được điều chỉnh theo sự biến động của tình hình đầu tư. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không phải nộp thuế xuất nhập khẩu đối với các thiết bị sản xuất, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, linh kiện, phương tiện giao thông và hàng hoá văn phòng phẩm, những vật dụng được nhập khẩu cho nhu cầu bản thân; các mặt hàng xuất khẩu do doanh nghiệp sản xuất ra trừ các mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu; các mặt hàng tiêu dùng, ngoài những mặt hàng chịu sự kiểm soát của nhà nước như thuốc lá, rượu …, được giảm thuế một nửa. Đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm được nhập khẩu để gia công cho nước ngoài thì không thu thuế khi nhập khẩu. Trong giai đoạn từ 1995 – 1997, Trung Quốc không cho miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, linh kiện và nguyên vật liệu, nhưng từ đầu năm 1998, do luồng đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sẽ giảm nên chính sách miễn thuế nhập khẩu lại được thi hành. Để khuyến khích xuất khẩu, Trung Quốc áp dụng chế độ thoái thu thuế giá trị gia tăng đã nộp, tức là áp dụng mức thuế VAT đầu ra 0% cho hàng xuất khẩu. Đối với những loại hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu để hạn chế. Về thuế gián thu: Các doanh nghiệp trong đặc khu khi cung cấp, trao đổi hàng hoá, sản phẩm cho nhau hoặc bán cho người tiêu dùng trong đặc khu đều không phải nộp thuế gián thu. Nếu bán ra ngoài đặc khu thì phải nộp thuế Cùng với các chính sách thuế chung áp dụng cho tất cả các đặc khu, mỗi địa phương hay nói một cách khác mỗi đặc khu đều có những quy tắc thuế đặc biệt riêng để vừa có thể tận thu vừa có thể khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài 2.3 Chính sách lao động và tiền lương Các thử nghiệm chính đối với thị trường lao động trong các ĐKKT bao gồm: thay đổi cơ chế tuyển dụng lao động theo hợp đồng lao động dài hạn (thường là cả đời người); cho phép chủ lao động được thuê nhân viên theo các tiêu chuẩn của công ty và sa thải các nhân viên không đạt yêu cầu; xoá bỏ chính sách bảo đảm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học và thiết lập hệ thống bảo hiểm xã hội . Tuy rằng thị trường lao động trong các ĐKKT được cải thiện hơn bất kỳ nơi nào khác, nó vẫn mang nhiều nét đặc thù của cơ chế quản lý tập trung. “Chiếc ghế sắt” của các cán bộ nhà nước vẫn luôn được coi là cố định. Tuy nhiên “chiếc bát sắt”của người lao động đã bị đập vỡ. Ngoại trừ các nhân viên đã từng làmcho các DNNN ở Hạ Môn và Hải Nam trước đây hầu hết đội ngũ nhân viên có tay nghề trung bình trở xuống đều được thuê theo hợp đồng ngắn hạn từ 2 – 3 năm. Số lao động này không được cấp quyền cư trú cố định (hộ khẩu) trong các ĐKKT . Tương tự như vậy, “chiếc nồi sắt” mà từ đó người lao động được hưởng quyền lợi như nhau bất kể đến sức lao động bỏ ra cũng đã bị đập vỡ. Hệ thống mức lương cơ bản của nhà nước chỉ đóng vai trò lương tối thiểu trong các ĐKKT. tổng lương và phụ cấp của người lao động trong ĐKKT cao hơn nhiều so với các vùng nội địa của Trung Quốc. Việc tuyển dụng và sa thải lao động ở một mức độ nào đó chịu sự quản lý của sở lao động. Các công ty được quyền tuyển dụng lao động lành nghề và cán bộ quản lý từ bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Trung Quốc. Đối với đối tượng lao động có tay nghề từ trung bình trở xuống, các công ty phải tuân thủ theo các biện pháp quản lý chặt chẽ của Sở lao động, đặc biệt trong trường hợp tuyển dụng nhân viên từ bên ngoài ĐKKT. ở Hải Nam các biện pháp quản lý này có mục đích bảo hộ quyền lợi của nhân viên thuộc các DNNN tồn tại từ trước khi ĐKKT thành lập. Một mục đích khác của biện pháp quản lý lao động là ngăn chặn việc các DN tập trung đầu tư phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Kết quả là các ngành nghề này phát triển tràn lan, không theo quy hoặc ở các vùng giáp danh với ĐKKT. Một chính sách khác được tiến hành trong các ĐKKT là: cho phép người lao động được thay đổi nghề nghiệp một cách linh hoạt. Điều này là kết quả việc các công ty được tự do sa thải nhân viên (tất nhiên trong khuôn khổ luật định), và ngược lại người lao động được tự do chuyển công tác khi kết thúc hợp đồng hoặc trong thời hạn hợp đồng với chấp thuận của chủ lao động (trong trường hợp này, người lao động thường phải hoàn trả lại công ty các chi phí đào tạo). Một điểm thuận lợi cho các đối tượng thay đổi việc làm là họ được duy trì các chế độ bảo hiểm xã hội khi chuyển công tác. Bên cạnh hệ thống bảo hiểm xã hội phần lớn các công ty duy trì hệ thống phúc lợi của riêng mình. Khả năng sa thải nhân viên dư thừa hoặc nhân viên không đạt yêu cầu phụ thuộc nhiều vào hình thức doanh nghiệp. Doanh nghiệp nước ngoài sẽ không gặp khó khăn nhiều trong việc sa thải nhân viên nếu họ đưa ra được các lý do xác đáng. Ngược lại doanh nghiệp nhà nước thường gặp nhiều khó khăn hơn vì họ buộc phải duy trì lực lượng lao động dư thừa, thậm chí còn phải tuyển dụng thêm nhân viên để giữ cho tỉ lệ thất nghiệp thấp. Trên phương diện tuyển dụng lao động, các DNNN trong các ĐKKT còn khác với DNNN bên ngoài ĐKKT ở điểm họ được quyền tuyển dụng lao động theo hợp đồng ngắn hạn, và do đó không phải cung cấp các dịch vụ phúc lợi cho các đối tượng đã chuyển hoặc thôi việc. Cư dân có hộ khẩu trong ĐKKT thường thích làm việc cho các DNNN vì họ được hưởng các dịch vụ ưu đãi. Mặt khác, lao động làm theo hợp đồng lại thích làm việc cho các DN nước ngoài vì họ được trả lương cao hơn. tại thời điểm đầu năm 1999, lương trung bình của các DN nước ngoài cao hơn các DNNN khoảng 50 %. Ngoài việc trả lương nhân công, các DN nước ngoài còn phải nộp một tỷ lệ nhất định của tiền lương cho Sở lao động để dùng vào chi phí bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ này thay đổi tuỳ thuộc vào việc DN là liên doanh, 100% vốn nước ngoài hay hợp đồng hợp tác kinh doanh. ở Hạ môn, dân cư bên ngoài không được tuyển dụng vào các DNNN. Người lao động lành nghề và sinh viên tốt nghiệp đại học có xu hướng thích làm việc cho DN nước ngoài vì họ không quan tâm tới vấn đề ổn định nghề nghiệp và vì họ luôn tìm được việc làm phù hợp một cách dễ dàng. Người lao động hợp đồng được tuyển dụng từ bên ngoài ĐKKT được coi là công dân hạng 2. Họ không được hưởng các chế độ phân phối thực phẩm, chế độ nhà ở, y tế và không được các cơ quan dân sự bảo hộ. Nếu họ ở lại ĐKKT sau khi hợp đồng lao động kết thúc với hi vọng tìm được việc làm mới, họ trở thành cư dân bất hợp pháp. Số cư dân này hiện rất đông đảo ở tất cả các ĐKKT. Thâm Quyến có khoảng 0,5 triệu người sống bất hợp pháp, chiếm 1/4 dân số của đặc khu. Do không được hưởng các chế độ nhà ở của nhà nước hoặc của DN, nên họ tập trung sống ở các khu nhà ổ chuột, chợ hoặc ngay trên hè phố. Chính sách xoá bỏ cơ chế phân công công tác cho sinh viên mới tốt nghiệp đại học được tiến hành duy nhất ở Thâm Quyến. Tại đây sinh viên ra trường phải tự lo tìm việc làm cho mình. Tuy nhiên việc này cũng không khó khăn lắm đối với sinh viên tốt nghiệp vì nhu cầu hiện tại đối với đối tượng lao động này còn rất lớn. Nhà nước cũng có các biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp tại ĐKKT trong việc tìm kiếm lao động cụ thể như, ở mỗi đặc khu đều có các văn phòng nhà nước chuyên trách về bố trí công ăn việc làm và các hoạt động dịch vụ lao động . Các xí nghiệp liên doanh thường xuyên thông báo nhu cầu về người lao độngcho công ty hoặc văn phòng. Họ cũng có thể trực tiếp lựa chọn người mà họ cần ở bất cứ vùng nào của Trung Quốc hoặc người nước ngoài. Nguyên tắc trả lương chung là “thấp hơn Hồng Kông, cao hơn các khu vực khác trong nước”. Tuy nhiên, các xí nghiệp liên doanh có quyền quy định mức, các hình thức trả lương, chế độ thưởng và trợ cấp. 2.4. Chính sách tiền tệ tín dụng và ngân hàng Một trong các chính sách đầu tiên và quan trọng nhất trong các ĐKKT là việc thành lập các trung tâm giao dịch ngoại hối. Ban đầu, chỉ các DN nằm trong các ĐKKT được quyền giữ lại 100% thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu. Năm 1985, chính sách này được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp nằm ở các khu phát triển kinh tế như Hải Nam, Huangpu, Quảng ĐÔng… DN có vốn đầu tư nước ngoài được quyền bán ngoại tệ vào thị trường Trung Quốc, nhưng không được mua ngoại tệ trừ một số trường hợp nằm trong kế hoạch phân phối ngoại tệ của nhà nước. Trung tâm giao dịch ngoại tệ được thành lập ở Thâm Quyến vào năm 1985 với mục đích tạo điều kịên cho các DN trao đổi nhu cầu ngoại tệ ở một mức tỉ giá thoả thuận. Số lượng các trung tâm giao dịch đã được tăng lên để đáp ứng nhu cầu trao đổi ngoại tệ ngày càng lớn của các DN (có khoảng 100 trung tâm hoạt động vào thời điểm này). Tại Thâm Quyến đã có thị trường chứng khoán với 1200 công ty niêm yết giá và mua bán chứng khoán. Năm 1996 tổng doanh số giao dịch chứng khoán là 1.395 tỷ NDT, trong đó giao dịch cổ phiếu là 1.222 tỷ NDT. Tại tất cả các ĐKKT đều thành lập các công ty môi giới chứng khoán. Trên phương diện thị trường ngoại hối, lợi thế duy nhất của các DN trong ĐKKT là khả năng tiếp cận dễ dàng các ngân hàng nước ngoài. ở đặc khu Thâm Quyến, các DN được hưởng lợi thế từ việc đô la Hồng Kông chiếm một phần lớn trong cung tiền và giao dịch kinh doanh hàng ngày. Ngoại trừ việc cho phép các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc, việc cho thành lập ngân hàng liên doanh và cho phép sử dụng ngoại tệ trong giao dịch hàng ngày có nhiều khả năng không được áp dụng đối với các vùng nội địa Trung Quốc. Tỉ giá giữa đồng NDT ngoại tệ được hình thành theo quan hệ cung cầu của thị trường. Trước năm 1994, tại các đặc khu tồn tại hai loại tỷ giá, một tỷ giá hình thành tại trung tâm giao dịch ngoại tệ, còn tỉ giá chính thức do ngân hàng Nhân dân Trung Quốc quy định. Sau năm 1994, tỷ giá được sử dụng duy nhất tại các đặc khu là tỷ giá theo quan hê cung cầu của thị trường Một chính sách quan trọng khác đó là cho phép phát triển các công ty cổ phần. Chính sách này được tiến hành đầu tiên ở ĐKKT Thâm Quyến. DNNN ở Thâm Quyến sau khi đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết về cơ cấu vốn, khả năng sinh lời và thực hành kế toán, đã được phép phát hành cổ phiếu ra thị trường. Dựa trên bài học phát triển thị trường chứng khoán ở Thâm Quyến Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Sở giao dịch chứng khoán ở hai thành phố Thâm Quyến và Thượng hải vào năm 1991 Về cải cách các ngân hàng, hệ thống ngân hàng Trung Quốc về cơ bản vẫn duy trì cơ chế phân phối vốn theo kế hoạch tập trung. Một số chính sách mới đối với các ngân hàng nước ngoài là ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, ban đầu ở các ĐKKT, và về sau ở bất kỳ vùng lãnh thổ nào ở Trung Quốc. Hai chính sách mới chỉ được áp dụng ở ĐKKT Trung Quốc đó là: Thứ nhất, Cho phép được thành lập ngân hàng liên doanh. ở Hạ Môn có ngân hàng Quốc tế Hạ Môn, ngoài các hoạt động thông thường của ngân hàng nước ngoài thì còn được phép tham gia vào trung tâm giao dịch ngoại hối, được phép tham gia hoạt động thế chấp bất động sản và được kinh doanh bằng đồng nội tệ song song với đồng ngoại tệ. Ngân hàng này cũng đang tiến hành xin toà án ban lệnh phá sản đối với các công ty từ chối trả nợ ngân hàng. Thứ hai, ở Thâm Quyến nơi mà đô la Hồng Kông là phương tiện thanh toán song song với đồng nội tệ. Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải được phép cung cấp hầu hết các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng được phép cung cấp tiền mặt cho khách hàng thông qua các hình thức máy rút tiền tự động, thẻ thanh toán và thẻ tín dụng. Đây có lẽ là Ngân hàng duy nhất trên thế giới được phép cung cấp ngoại tệ thông qua máy rút tiền tự động. Chính sách thị trường Các sản phẩm sản xuất trong ĐKKT sẽ được tiêu thụ ở các thị trường sau: Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Tiêu thụ ở chính trong đặc khu Đưa vào tiêu thụ ở trong thị trường nội điạ Nhà nước Trung Quốc luôn khuyến khích và yêu cầu các nhà sản xuất trong đặc khu nâng cao hơn nữa tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm của mình. Không chỉ bằng các phương pháp hành chính mệnh lệnh, chính phủ Trung Quốc còn sử dụng các biện pháp khuyến khích bằng kinh tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu trên 70% sản phẩm sản xuất ra sẽ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 15 % xuống 10%. Bên cạnh đó một tỷ lệ nhất định hàng hoá được chuyển vào tiêu thụ tại nội địa Trung Quốc theo quy định của Chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên những mặt hàng khi nhập vào nội địa thì các đơn vị nội địa tiến hành nhập khẩu hàng hóa sẽ phải nộp thuế nhập khẩu như từ thị trường nước ngoài. Một phần hàng hoá cần thiết sẽ được tiêu thụ tại chính đặc khu. Hàng hoá tiêu thụ tại chính đặc khu sẽ không phải nộp thuế. Giá cả của các hàng hoá trong ĐKKT được xác định bởi thị trường. Tồn tại rất ít, nếu có, các biện pháp quản lý giá hàng hoá và dịch vụ trong các ĐKKT. Những năm gần đây chứng kiến sự phát triển rầm rộ của thị trường tự do và của các thị trường tư nhân, l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van tot nghiep 1.doc
Tài liệu liên quan