Khóa luận “Đảng Cộng sản Việt Nam với việc vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến 1945- 1975

Trước những chuyển biến của tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt dưới ánh sáng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của đại hội VII quốc tế cộng sản tháng 7/1935 xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân chưa phải là đấu tranh đánh đổ toàn bộ chủ nghĩa tư bản mà đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc dành độc lập dân tộc dân chủ và hòa bình cho các dân tộc. Để thực hiện nhiệm vụ đó cần thực hiện mặt trận dân tộc thống nhất của giai cấp công nhân và thiết lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống chủ nghĩa phát xít.

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận “Đảng Cộng sản Việt Nam với việc vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến 1945- 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân ta giành thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc; đoàn kết trong Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, nhân dân ta đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào; đoàn kết trong Mặt trận Việt Nam (1970) xây dựng xã hội mới- xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh đã hy sinh suốt cuộc đời đấu tranh dành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam và phấn đấu không mệt mỏi vì sự bình đẳng giữa các dân tộc, cho phẩm giá của con người. Với Người quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người đó là quyền sồng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng giữa con người với con người giữa các dân tộc với nhau vì vậy ở Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh bạn bè quốc tế đã cảm nhận được điều mới mẻ của ngày mai, cảm nhận sự bình yên mênh mông của tình hữu ái quốc tế, tình nhân ái bao la cho dân tộc và nhân loại. Vì vậy, tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh luôn gắn với đại đoàn kết quốc tế. Đoàn kết bên trong để tạo ra thế và lực vươn ra bên ngoài. Đồng thời đoàn kết quốc tế để tăng sức mạnh bên trong. Phương pháp đoàn kết Hồ Chí Minh là kiên trì độc lập tự chủ với đoàn kết quốc tế, phấn đấu vun đắp cho tình cảm trong sáng, thủy chung giữa các dân tộc có cùng nguyện ước. Nhưng người cũng khẳng định, trước hết phải đem sức ta mà giải phóng cho ta, phải có ý trí tự lực, tự cường thì mới nhận được sự tôn trọng ủng hộ của người khác đồng thời xem việc giúp bạn là tự giúp mình.. Người đã nêu lên một luận điểm sáng tạo nổi tiếng: “Cách mạng ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc và tác động trở lại thúc đẩy phong trào cách mạng chính quốc”. Hồ Chí Minh khẳng định: “ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”. Người là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc, là biểu tượng cao đẹp của tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Cả cuộc đời Người phấn đấu không biết mệt mỏi cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc mở rộng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của dân tộc được khơi nguồn từ sự nghiệp chính nghĩa vì độc lập tự do và phát triển của dân tộc. Sức mạnh tổng hợp về vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam đã được phát huy cao độ, được nhân lên gấp bội khi kết hợp với các dân tộc trên thế giới đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội. Thông qua việc học tập, nghiên cứu được giáo dục và giác ngộ tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh nói riêng. Đảng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Coi đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng. Đảng ta đã vận dụng có hiệu quả tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Chương 2 Đảng Cộng sản Việt Nam với việc vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến 1945 – 1975. 2.1 Khái quát sự vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong đấu tranh dành chính quyền. 2.1.1. Thời kì 1930 – 1935. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhiều phong trào yêu nước đã nổ ra nhưng đều lần lượt bị thất bại. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp tiền phong lãnh đạo. Trước yêu cầu của lịch sử ngày 3/2/1930 dưới sự chủ trì của Nguyễn ái Quốc hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản được triệu tập thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Từ đây Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ hạnh phúc. Ngay từ khi mới ra đời Đảng đã đề ra chiến lược và sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Trong đó Đảng đặc biệt chú ý đến vấn đề tập hợp lực lượng cách mạng, đoàn kết các giai cấp và tầng lớp tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng để hợp thành một lực lượng cách mạng to lớn. Để tập hợp được lực lượng đòi hỏi phải xác định mục tiêu của cách mạng và mang lại quyền lợi cho những lực lượng cách mạng vì vậy thông qua cương lĩnh của Đảng Cộng sản, Đảng ta đã xác định: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đường lối cách mạng của Đảng đã xác định đó là đánh đổ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày, đánh đổ đế quốc Pháp tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy đường lối cách mạng của Đảng đã gắn lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc, giải quyết được lợi ích giai cấp trên cơ sở lợi ích dân tộc và đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội – xã hội với đầy đủ tính ưu việt của nó. Điều này đã đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, vì vậy được đông đảo quần chúng tin theo Đảng, tin theo cách mạng. Thực hiện mục tiêu trên Đảng đã chủ trương thực hiện liên minh giai cấp rộng rãi để tạo lực lượng cách mạng. Sách lược vắn tắt đã chỉ rõ: Đảng là đội tiền phong của giai cấp vô sản, Đảng phải thu phục được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo” {2, tr 3}. Với các giai cấp khác, sách lược chủ trương đoàn kết rộng rãi đồng thời phân hóa lôi kéo họ về phía cách mạng những ai có thể lôi kéo được, còn ai lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải kiên quyết đánh đổ: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt, phái Nguyễn An Ninh… còn đối với trung nông, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập Hiến…) thì phải đánh đổ” {3, tr 3}. Đồng thời Đảng ta chỉ rõ: “ Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản; Đảng phải tập hợp hoặc lôi kéo phú nông, tư sản và tư sản bậc trung, đánh đổ các giai cấp phản cách mạng như Đảng Lập Hiến”. Trong khi tranh thủ tập hợp lực lượng rộng rãi, khối đoàn kết Đảng ta luôn quán triệt công nông là gốc của cách mạng sách lược vắn tắt đã chỉ rõ: “Đảng phải làm cho các đoàn thể, thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi dưới quyền lực và bọn tư bản quốc gia” và “trong khi liên lạc với các giai cấp phải cẩn thận, không khi nào được nhượng một chút lợi ích của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp” {3, tr 3}. Hội nghị Ban chấp trung ương Đảng tháng 10/1930 đã thông qua “luận cương chính trị” do Trần Phú khởi thảo đã xác định lực lượng cách mạng và khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong phong trào cách mạng với nhiệm vụ phản đế và phản phong. Luận cương chỉ rõ: “Vô sản giai cấp ở Đông Dương phần nhiều là dân cày hoặc thủ công nghiệp mà hóa ra, còn đương mới mẻ chưa thoát khỏi những tư tưởng hẹp hòi, những hủ tục phong kiến và ít biết chữ, cho nên sự giác ngộ giai cấp có bị trở ngại. Tuy vậy, giai cấp ấy rất tập trung và mỗi ngày lại thêm đông và cách bóc lột, áp bức theo lối thuộc địa rất tàn nhẫn, thành thử vô sản giai cấp mau phá sự trở ngại ấy mà nổi lên đấu tranh ngày càng hăng hái để chống lại tư bản đế quốc. Vì vậy, cho nên vô sản giai cấp thành một động lực chính, rất mạnh của cách mạng Đông Dương, lại là giai cấp lãnh đạo dân cày và quần chúng lao khổ làm cách mạng. Dân cày…là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền” {9, tr 14, 15}. Qua đây Đảng ta đã đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng giai cấp trong quá trình tiến hành cách mạng Đảng ta đã đoàn kết các giai cấp và tầng lớp vì mục tiêu chung do đó lần đầu tiên trong lịch sử hàng chục vạn công nhân và nông dân bị áp bức bóc lột trong cả nước liên minh chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vùng dậy đấu tranh chống ách thống trị của đế quốc phong kiến tạo thành cao trào cách mạng 1930 – 1931. Đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của dân tộc ta. Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng Đảng ta nhận thấy rằng do bị áp bức nặng nề của thực dân Pháp nên các đoàn thể cách mạng của quần chúng như: công nông, học sinh, binh lính và các đảng phái tiểu tư sản đã kế tiếp nhau ra đời. Điều đó chứng tỏ có nhiều lực lượng phản đế yêu cầu khách quan thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất thật rộng rãi. Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn ngày 18/11/1930 sau hội nghị Trung ương lần thứ nhất Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về vấn đề thành lập “Hội phản đế đồng minh”. Bản chỉ thị nêu rõ việc đoàn kết toàn dân lại thành một tổ chức, lực lượng thật là rộng rãi, lấy công nông làm hai động lực chính đây là điều kiện tiên quyết dành thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc: “Giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công {9, tr 22}. Bản chỉ thị phê phán những nhận thức sai lầm trong Đảng là tách rời vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, nhận thức không đúng vai trò đoàn kết dân tộc, vai trò của hội phản đế làm cho “Tổ chức cách mạng vẫn đơn thuần công nông và là một màu sắc nhất định như Công hội đỏ, Nông hội đỏ, thanh niên đỏ, phụ nữ đỏ… do đó thiếu một tổ chức thật quảng đại quần chúng để hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc (họ là tầng lớp trên hay ở vào tầng lớp giữa cũng vậy) và cho tới những người địa chủ có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp, mong muốn quốc gia độc lập, để đưa tất cả những tầng lớp và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống đế quốc Pháp để kịp động viên nhất tề nổi dậy” {9, tr 23}. Bản chỉ thị cũng đã phân tích thái độ chính trị của các giai cấp và nhận thấy: “ một số trung tiểu địa chủ lại có xu hướng cách mạng và ủng hộ cách mạng. Ngay cả giai cấp tư sản dân tộc tuy không trực tiếp tham gia vào phong trào cách mạng nhưng cũng không hề chống đối”. Đây là điều kiện để Đảng ta mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc. Bản chỉ thị là bước tiến trong nhận thức của Đảng về đoàn kết dân tộc. 2.1.2. Thời kì 1936 – 1939 Trước những chuyển biến của tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt dưới ánh sáng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của đại hội VII quốc tế cộng sản tháng 7/1935 xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân chưa phải là đấu tranh đánh đổ toàn bộ chủ nghĩa tư bản mà đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc dành độc lập dân tộc dân chủ và hòa bình cho các dân tộc. Để thực hiện nhiệm vụ đó cần thực hiện mặt trận dân tộc thống nhất của giai cấp công nhân và thiết lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống chủ nghĩa phát xít. Trước tình hình đó Đảng ta đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và xác định mục tiêu trước mắt của cách mạng nước ta là: Chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình ngày 26/7/1936 hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp đã chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương: “Lập mặt trận phản đế rộng rãi bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau đấu tranh đòi điều kiện dân chủ đơn sơ. Sau 3/1938 phong trào đấu tranh dân chủ phát triển mạnh mẽ lan rộng từ Bắc tới Nam trong tình hình đó Đảng triệu tập hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 29 đến 30/3/1938 trong hội nghị này Đảng quyết định đổi tên thành “Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương” (gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương). Như vậy với đường lối chủ trương đúng đắn, hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt mặt trận đã tập hợp được khối đoàn kết toàn dân rộng rãi không chỉ có người Đông Dương mà còn cả những người Pháp tiến bộ ở Đông Dương: “Mặt trận ấy không chỉ có những người Đông Dương mà bao gồm những người Pháp tiến bộ ở Đông Dương, không chỉ những người lao động, mà bao gồm cả giai cấp tư sản dân tộc” {9, tr 81}. Đảng ta cũng chủ trương mở rộng khối đại đoàn kết xóa bỏ mọi xung đột thành kiến giữa các giai cấp, tầng lớp: “Chúng ta hãy bỏ qua mọi sự xung đột trước đây giữa chúng ta với nhau đoàn kết lại đặng tập hợp tất cả các lực lượng của mọi chính Đảng đấu tranh vì hạnh phúc chung của toàn thể nhân dân Đông Dương” {11, tr 78}, chúng ta phải chung sức, chung lòng để đấu tranh đòi tự do và bát cơm hàng ngày. Chúng ta phải đoàn kết nhân loại để hành động chung. Cao trào 1936 – 1939 là cuộc vận động rộng lớn và sôi nổi đã động viên và giáo dục chính trị rộng khắp cho hàng triệu quần chúng đông đảo. Đảng ta đã phát động cuộc đấu tranh chính trị rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ nhà máy, hầm mỏ, đồn điền đến các làng mạc xa xôi ở nông thôn và miền núi. Đây là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng tám khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng tạo niềm tin cách mạng cho quần chúng nhân dân. 2.1.3. Thời kì 1939 – 1945 1- 1 - 1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở Đông Dương Pháp tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước, thẳng tay đàn áp phòng trào cách mạng giải tán và điên cuồng tấn công vào các Đảng cộng sản, và các tổ chức quần chúng. Trước tình hình đó hội nghị Trung ương lần thứ VI (từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1939 sau khi phân tích tình hình thế giới và tình hình Đông Dương Đảng đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong tình hình mới. Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất”, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, chống phát xít và bè lũ tay sai dành độc lập hoàn toàn cho Đông Dương: Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng, để tranh lấy giải phóng dân tộc. Đảng nhận thấy rằng Mặt trận dân chủ Đông Dương không còn thích hợp trong hoàn cảnh mới nên Đảng quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ. Mặt trận nhằm: “ Liên hiệp tất cả các dân tộc Đông Dương dưới nền thống trị đế quốc Pháp, tất cả các giai cấp, các Đảng phái, các phần tử phản đế muốn giải phóng cho dân tộc, để đấu tranh chống đế quốc chiến tranh, chống phát xít xâm lược, đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bản xứ và tất cả bọn tay sai của đế quốc, đòi hòa bình, cơm áo thực hiện độc lập hoàn toàn cho dân tộc Đông Dương” {9, tr 40}. Hội nghị đã đưa ra nghị quyết chỉ rõ công nông là lực lượng chính của cách mạng phải đoàn kết với các giai cấp khác: “Lực lượng chính của cách mệnh là công nông, dựa vào các tầng lớp trung sản thành thị, thôn quê và đồng minh trong chốc lát hoặc trung lập hoặc giai cấp tư bản bổn xứ, trung tiểu địa chủ…”. Hội nghị Trung ương lần thứ VII (từ ngày 6 đến ngày 9/11/1940) tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng. Đảng chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế thay Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương với mục đích tập trung hết lực lượng phản đế vào một mặt trận thống nhất: “Tập trung hết thảy lực lượng phản đế, phản phong kiến ở Đông Dương, dùng hết thảy những lực lượng ấy dù nhỏ, yếu… liên hiệp các lực lượng ấy thành một mặt trận” {9, tr 99}. Năm 1941 tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến mở ra nhiều cơ hội cho phong trào giải phóng dân tộc. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VIII (từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941) điều chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thống nhất lực lượng trên toàn cõi Đông Dương không phân biệt thợ thuyền, dân cày, tiểu tư sản, tư sản bản xứ, trung tiểu địa chủ ai có lòng yêu nước thương nòi đều tổ chức vào một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi đánh Pháp đuổi Nhật dành quyền độc lập tự do. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh). Mặt trận đã đề ra điều lệ, tuyên ngôn đoàn kết, tập hợp lực lượng nhằm giải phóng dân tộc, cứu tổ quốc. Tinh thần đoàn kết được nâng cao các giới quần chúng được tổ chức và tập hợp trong các hội cứu quốc: Công nhân cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, nhi đồng cứu quốc…được thành lập ở khắp nông thôn và thành thị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi đồng bào cả nước hãy đoàn kết, thống nhất đánh Pháp đuổi Nhật: “Việc cứu quốc là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: Người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng…” với chủ trương mở rộng khối đoàn kết toàn dân nhằm tập hợp tư sản dân tộc và tầng lớp chí thúc Việt Nam Đảng cộng sản Đông Dương đã giúp một số chí thức tiến bộ thành lập “Đảng dân chủ Việt Nam”(6/1944) nhằm tập hợp tư sản dân tộc và tầng lớp trí thức Việt Nam vào khối đoàn kết trong sự nghiệp cứu quốc . Đảng chủ trương tiến hành khởi nghĩa vũ trang từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa thành lập chính quyền nhân dân trong cả nước. Điều này có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của cuộc chiến tranh nhân dân, phát huy khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân, đây là điều kiện trực tiếp dẫn đến thành công của cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng đã phát huy cao độ tiềm năng, sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp đánh Pháp đuổi Nhật dành lại tự do. Cuối 1944 đầu 1945 tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến có lợi cho phòng trào cách mạng. ở Đông Dương Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) dành quyền thống trị, đây là cơ hội tốt giúp cho điều kiện khởi nghĩa chín muồi. Ngay trong đêm 9/3/1945 hội nghị mở rộng của Đảng cộng sản Đông Dương được triệu tập. Hội nghị đưa ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (ngày 12/3/1945) đây là kim chỉ nam cho hành động của Đảng và Mặt trận Việt Minh. Hội nghị quyết định thay đổi mọi hình thức tuyên truyền cổ động, tổ chức và đấu tranh cách mạng cổ động quần chúng mạnh dạn ra đường đấu tranh, Đảng ta chủ trương phá kho thóc của Nhật nhằm giải quyết nạn đói và chủ trương thành lập các ủy ban dân tộc giải phóng để tập hợp lực lượng chỉ thị chỉ rõ: ủy ban dân tộc giải phóng là hình thức mặt trận thống nhất ở các xí nghiệp, các làng… hình thức tiền chính phủ trong đó nhân dân ta học tập để tiến lên dành chính quyền. Hội nghị đề ra một chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, tổng bộ Việt Minh phát hịch “kháng Nhật cứu nước”, quốc dân đại hội Tân Trào đã phát lệnh tổng khởi nghĩa. Đường lối cứu nước của Đảng và Mặt trận Việt Minh phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam đã tạo được cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ trang, chiến tranh du kích, khởi nghĩa từng phần dành chính quyền bộ phận, thành lập căn cứ địa và khu giải phóng, phát triển lực lượng về mọi mặt tiến lên tổng khởi nghĩa dành chính quyền trong phạm vi cả nước. Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Để có thắng lợi cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng, phải được chuẩn bị trong quần chúng. Quán triệt quan điểm đó Đảng ta trong từng thời kỳ đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược tập hợp rộng rãi nhân dân đấu tranh cách mạng và vận động đông đảo quần chúng dành chính quyền trong cách mạng tháng tám. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “ Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Nhân dân cả nước triệu người như một nhất tề nổi dậy: Mỗi đường phố, mỗi ngõ trật ních hàng nghìn, hàng nghìn người…Cách mạng thực sự là ngày hội của những người bị áp bức. Đó là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác- Lênin trong một nước thuộc địa và nửa phong kiến. Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc Việt Nam đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh. 2.2 Đảng cộng sản Việt Nam với việc vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến 1945 – 1975 2.2.1.Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai 1945, chủ nghĩa phát xit bị tiêu diệt, lực lượng đế quốc suy yếu, chủ nghĩa xã hội đang trở thành một hệ thống trên thế giới, lúc này phong chào cách mạng phát triển mạnh mẽ ở á, Phi, Mỹ la tinh,phong tào đấu tranh ở các nước tư bản phát triển cao. Cách mạng tháng tám thành công mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc Viêt nam-kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng cộng sản Việt Nam từ một Đảng hoạt động bí mật bất hợp pháp trở thành Đảng cầm quyền. Nhân dân Việt Nam được giải phóng khỏi cuộc đời nô lệ, trở thành người chủ đất nước mình. Dân tộc Việt Nam bị mất chủ quyền độc lập đã trở thành một dân tộc độc lập có chủ quyền.Nhân dân hăng hái tin theo sự lãnh đạo của đảng và Chủ tịch Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Bên cạch những thuân lợi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn phải đối đầu với những khó khăn:giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Giặc đói nạn đói 1945 do phá xít Nhật để lại, hạn hán lũ lut xảy ra liên tiếp gây mất mùa, gạo trong Nam không thể chuyển ra được. Giặc dốt nước ta có 90% dân số không biết chữ điều này hạn chế quyền làm chủ của người dân một nước độc lập Giặc ngoại xâm 20 vạn quân Tưởng dưới danh nghĩa quân đồng minh kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc cùng với chung là bọn Việt Quốc,Việt Cách, ở Miền Nam hơn 1 vạn quân Anh dưới danh nghĩa là quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật nhưng chúng đồng lõa và tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lai xâm lược nước ta.Trong khi đó thực dân Pháp vẫn nuôi ý đồ quay trở lại xâm lược Đông Dương cùng lúc này 6 vạn quân Nhật đầu hàng đông minh vẫn còn ở lại trên đất nước ta . Bọn phản động tay sai lúc này lộ rõ mặt phản động làm tay sai cho Đế Quốc chống lại Tổ Quốc chống lại đồng bào. Đất nước bị bao vây bốn phía “vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc! Tổ quốc đang lâm nguy” .Trước tình hình trên Đảng ta nêu cao khẩu hiệu “dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết”.Ngày 25/11/1945 Đảng ta ra chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”. Chỉ thị xác định rõ “kẻ thù chính của chúng ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập chung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”, đồng thời nêu lên nhiệm vụ của nhân dân ta lúc này là: củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiên đời sống nhân dân. Hoàn thành nhiêm vụ nặng nề trên Đảng ta chủ trương phát huy nội lực trong cả nước có như vậy mới tranh thủ được sự ủng hộ từ bên ngoài vì: “ Ta có mạnh thì họ mới chịu đếm xỉa đến ta. Ta yếu chỉ là một khí cụ trong tay kẻ khác”{10,tr 292}. Do đó Đảng ta khẳng định: “chỉ có thực lực của ta mới quyết định được thắng lợi của ta”{10,tr417}. Tăng cường nội lực của đất nước Đảng trủ chương phát triển mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa trong cả nước Đảng ta chủ trương đấu tranh chống thù trong giặc ngoài giữ vững cho được chính quyền cách mạng vừa mới giành được.Giữ vững chính quyền cách mạng là nhiệm vụ sống còn của nhân dân ta lúc này vì chính quyền cách mạng là công cụ sắc bén là đòn bẩy để đưa nhân dân ta tiến lên.Vì vậy để tăng cường sức mạnh cho quần chúng, tăng cường sức mạnh chính quyền, thực hiện dân chủ cho toàn dân, thống nhất quốc gia tên cơ sở sức mạnh của quần chúng và củng cố chính quyền nhân dân tiến hành bầu Quốc Hội lập chính phủ thống nhất. 6/1/1946 lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân được thể hiện quyền làm chủ của mình: Tổng tuyển cử là dip cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia trai gái giàu nghèo tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt nam thì đều có hai quyền đó” lần đầu tiên trong lịch sử mọi giai cấp tầng lớp, với đủ mọi thành phần dân tộc, từ khắp Bắc,Trung, Nam, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau được thể hiện quyền công dân của mình Điều này thể hiện quyền tự do,bình đẳng,dân chủ và đoàn kết nhân dân có quyền tự do lựa chọn những đại biểu ưu tú nhất của mình vào Quốc hội. Thành lập chính quyền của nhân dân, đánh dấu bước trưởng thành vững mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta chủ trương mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc. Ban thường vụ Trung ương Đảng chủ trương lập “Mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp xâm lược. Mở rộng Việt Minh cho nó bao gồm tầng lớp nhân dân(chú trọng kéo địa chủ, phong kiến,đồng bào công giáo ..v…..v…….){9,tr142}. Chủ trương mở rộng Mặt trân Việt Minh: “ Mặt trận Việt Minh, hết sức phát triển các tổ chức cứu quốc. Thống nhất các tổ chức ấy trong toàn kì và trong toàn quốc…..Tổ chức thêm những đoàn thể cứu quốc mới vào Mặt trận Việt Minh(ví dụ Việt Nam công giáo cứu quốc hội và Việt nam hướng đạo cứu quốc hội…Giúp cho Việt Nam dân chủ đảng thống nhất và phát triển vào mặt trận những tầng lớp tư sản, địa chủ yêu nước tiến bộ”{9,tr142-143}.Chủ trương của Đảng phù hợp với tình hình thực tiễn nên nhiều đoàn thể cứu quốc và các đảng phái dân chủ được thành lập huyđộng tổng hợp sức mạnh của quần chúng nhân dân trên khắp cả ba miền Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ: Công thương cứu quốc, sinh viên cứu quốc, công giáo cứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN TN.doc
Tài liệu liên quan