Khóa luận Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương An Giang

MỤC LỤC

Tóm tắt

Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

Danh mục từviết tắt

Trang

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU. 1 U

1.1 Lý do chọn đềtài:. 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:. 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu:. 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu:. 2

CHƯƠNG 2: CƠSỞLÝ THUYẾT . 3

2.1 Tổng quan vềNHTM. 3

2.1.1 Khái niệm NHTM. 3

2.1.2 Chức năng của NHTM. 3

2.2 Những vấn đềchung vềtín dụng. 3

2.2.1 Khái niệm vềtín dụng . 3

2.2.2 Phân loại tín dụng. 3

2.2.3 Chức năng và vai trò của tín dụng. 5

2.2.4 Nguyên tắc và điều kiện của tín dụng. 6

2.2.4.1 Nguyên tắc. 6

2.2.4.2 Điều kiện . 6

2.2.5 Đảm bảo tín dụng . 6

2.3 Một sốvấn đềcơbản vềchất lượng tín dụng NHTM. 7

2.3.1 Khái niệm vềchất lượng tín dụng . 7

2.3.2 Một sốchỉtiêu đánh giá chất lượng tín dụng . 7

2.3.2.1 Tỷlệnợxấu/tổng dưnợ. 8

2.3.2.2 Hiệu suất sửdụng vốn . 8

2.3.2.3 Vòng quay vốn tín dụng . 8

2.3.2.4 Chỉtiêu lợi nhuận từhoạt động tín dụng/tổng dưnợ: . 9

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀNGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH TỈNH AN GIANG. 10

3.1 Quá trình hình thành và phát triển. 10

3.1.1 Giới thiệu vềNgân hàng Công thương Việt Nam và tầm nhìn trong thời gian tới. 10

3.1.1.1 Giới thiệu vềNgân hàng Công thương Việt Nam. 10

3.1.1.2 Tầm nhìn. 12

3.1.2 Giới thiệu vềChi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang. 12

3.2Cơcấu tổchức bộmáy hoạt động. 12

3.3 Các nghiệp vụcủa Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang. 14

3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An

Giang qua 3 năm (từnăm 2006 đến 2008) . 15

3.4.1 Tình hình huy động vốn tại CN.NHCT.AG. 15

3.4.2 Tình hình sửdụng vốn tại CN.NHCT.AG. 18

3.4.3 Kết quảhoạt động kinh doanh tại CN.NHCT.AG qua 3 năm (từnăm

2006 đến năm 2008). 27

3.5 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công

Thương An Giang. 29

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG. 31

4.1 Đánh giá chỉtiêu nợxấu/tổng dưnợ. 31

4.2 Đánh giá vềhiệu suất sửdụng vốn. 34

4.3 Đánh giá vòng quay vốn tín dụng . 35

4.4 Đánh giá chỉtiêu lợi nhuận từhoạt động tín dụng . 35

4.5 Một sốtồn tại vềchất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công

thương An Giang. 36

4.6 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng

Công Thương An Giang. 37

4.6.1 Những nguyên nhân khách quan vềmôi trường kinh doanh, môi trường pháp lý. 37

4.6.2 Các nguyên nhân thuộc vềphía khách hàng. 38

4.6.3 Những nguyên nhân thuộc vềnăng lực quản trịcủa ngân hàng. 38

CHƯƠNG 5: MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG. 40

5.1 Vềhuy động vốn . 40

5.2 Vềhoạt động tín dụng . 41

5.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả. 41

5.2.2 Thực hiện tốt việc thu thập thông tin vềkhách hàng. 42

5.2.3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định . 42

5.2.4 Tăng cường công tác đánh giá và xếp hạng khách hàng. 43

5.2.5 Tăng cường công tác quản lý tín dụng, kiểm tra, kiểm soát. 43

5.2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũcán bộtín dụng. 44

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 46

6.1 Kết luận . 46

6.2 Kiến nghị. 47

6.2.1 Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam. 47

6.2.2 Đối với Nhà nước . 47

Tài liệu tham khảo

pdf59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng lên là 44.155 triệu đồng; cho thấy người dân ngày càng có thu nhập cao, bớt đi tâm lý không an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng để ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến Ngân hàng giao dịch dưới hình thức TG tiết kiệm. Đối với TG của các TCKT với tốc độ gia tăng là 26% so với năm 2006; trong đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt mức tăng trưởng là 80%, tương ứng với số tiền tăng lên là 57.963 triệu đồng. Nguồn vốn huy động từ các hình thức khác cũng đạt tốc độ gia tăng là 124% so với năm 2006; về hình thức huy động từ việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có sự sụt giảm nhưng không đáng kể. Đến năm 2008 thì nguồn huy động tăng cao so với năm 2007. Và chủ yếu là từ TG của các TCKT với số tiền tăng lên là 141.475 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng là 56%; góp phần cho sự gia tăng của khoản TG này là sự tăng lên của TG không kỳ hạn, vì yêu cầu thanh toán trong kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm này tăng cao nên việc giao dịch dưới hình thức TG không kỳ hạn ngày càng nhiều hơn. Vì vậy mà, trong năm 2008 mức tăng trưởng TGCKH của các tổ chức kinh tế là 33% so với năm 2007 (đối với năm 2007, tốc độ tăng là 80% so với năm 2006). Đối với TGTK, nguồn vốn này cũng tăng lên 44.415 triệu đồng, tốc độ tăng là 20% so với năm 2007. Việc huy động từ các nguồn khác giảm 13.929 triệu đồng nhưng bù lại việc huy động từ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có sự gia tăng rất cao so với năm 2007 với số tiền tăng lên là 27.627 triệu đồng. Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng qua các năm, chủ yếu là tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất áp dụng đối với SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 17 Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng loại TG không kỳ hạn thường là rất thấp so với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn. Vì vậy, nếu huy động càng nhiều tiền gửi không kỳ hạn bên cạnh đó Chi nhánh vẫn giữ ổn định nguồn vốn có kỳ hạn thì lợi nhuận có được sẽ cao hơn. 3.4.2 Tình hình sử dụng vốn tại CN.NHCT.AG Để đảm bảo cân đối trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì việc tạo ra nguồn vốn rất quan trọng nhưng việc sử dụng vốn đó như thế nào cho đạt hiệu quả nhất càng quan trọng hơn. Nghiệp vụ tín dụng chính là nghiệp vụ quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động của các ngân hàng. Tại CN.NHCT.AG, tín dụng không chỉ là khoản sử dụng vốn lớn nhất mà còn là nguồn tạo ra thu nhập lớn nhất cho Chi nhánh. Không những thế, công tác tín dụng của Chi nhánh có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế An Giang. Chẳng hạn như, Chi nhánh cho vay phục vụ mục đích tiêu dùng của cá nhân và để bổ sung, đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất của các thành phần kinh tế góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế tỉnh nhà. ™ Doanh số cho vay và doanh số thu nợ tại CN.NHCT.AG: Tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang, song song với sự gia tăng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng tăng trong những năm qua. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.4.2: Doanh số cho vay và thu nợ tại CN.NHCT.AG ĐVT : Triệu đồng Năm Mức tăng trưởng 2007/2006 2008/2007 Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh số cho vay 1.222.024 1.849.629 2.449.678 627.605 51% 600.049 32% - Ngắn hạn 1.153.064 1.636.912 2.106.614 483.848 42% 469.702 29% - Trung & dài hạn 68.960 212.717 343.064 143.757 208% 130.347 61% Doanh số thu nợ 1.146.815 1.669.914 2.301.239 523.099 46% 631.325 38% - Ngắn hạn 1.101.198 1.519.521 1.957.177 418.323 38% 437.656 29% - Trung & dài hạn 45.617 150.393 344.062 104.776 230% 193.669 129% (Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2006, 2007, 2008) SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 18 Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 19 Biểu đồ 2: Doanh số cho vay 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung & dài hạn Biểu đồ 3: Doanh số thu nợ 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung & dài hạn Từ bảng 3.4.2, cùng với Biểu đồ 2 và Biểu đồ 3, ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Chi nhánh tăng qua 3 năm (2006, 2007, 2008), với mức tăng trưởng tương đối ổn định. - Năm 2006, với nhiều biến động không tốt của nền kinh tế thị trường, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh; tình hình kinh tế của tỉnh trở nên khó khăn, kéo theo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng bị ảnh hưởng. Doanh số cho vay năm 2006 là 1.222.024 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 1.153.064 triệu đồng, cho vay trung dài hạn là 68.960 triệu đồng. Ta thấy các khoản cho vay chủ yếu của Chi nhánh là cho vay ngắn hạn, do tỉnh An Giang là tỉnh chủ yếu phát triển ngành nông nghiệp, người dân đa số cần vốn để sản xuất trong mùa, vì vậy các khoản vay của người dân đa số là vay ngắn hạn. Doanh số thu nợ năm 2006 là 1.146.815 triệu đồng, Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong đó thu nợ ngắn hạn là 1.101.198 triệu đồng, thu nợ trung và dài hạn là 45.617 triệu đồng. - Năm 2007, nền kinh tế đất nước bước vào thời kỳ hội nhập với nhiều bước chuyển và thuận lợi, do vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế của An Giang cũng ngày một tăng. Tình hình sản xuất kinh doanh của các cá thể và doanh nghiệp trên địa bàn tương đối ổn định, phần lớn đều có hiệu quả nên nhu cầu về vốn phục vụ cho việc sản xuất, cũng như mở rộng kinh doanh cũng tăng cao góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh từ mở rộng cấp tín dụng cho đến thu hồi nợ vay. Doanh số cho vay năm 2007 tăng 51% so với năm 2006, tương ứng với số tiền tăng lên là 627.605 triệu đồng; trong đó cho vay ngắn hạn là 1.636.912 triệu đồng đạt mức tăng trưởng 42%, đối với cho vay trung dài hạn mức tăng trưởng này lên đến 208%, với số tiền tăng lên là 212.717 triệu đồng. Doanh số cho vay trung dài hạn tăng mạnh trong năm 2007 là do Chi nhánh tiếp tục hỗ trợ vốn cho các dự án phát triển điện nước nông thôn; đồng thời tăng cường cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên. Về doanh số thu nợ tăng 46% với số tiền tăng tương ứng là 418.323 triệu đồng so với năm 2006; trong đó thu nợ ngắn hạn tăng 38% vẫn chiếm phần rất lớn trong tổng doanh số thu nợ của Chi nhánh, doanh số thu nợ trung dài hạn tăng lên rất cao với 230%. - Đến năm 2008, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tuy có tăng so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng giảm so với giai đoạn năm 2006-2007. Cụ thể, doanh số cho vay tăng 32% so với năm 2007, tương ứng với số tiền tăng lên là 600.049 triệu đồng; trong đó cho vay ngắn hạn tăng 469.702 triệu đồng chỉ đạt mức tăng trưởng 29% so với năm 2007; đối với cho vay trung dài hạn tăng 130.347 triệu đồng, tương ứng tăng 61% so với năm 2007. Doanh số thu nợ so với năm 2007 tăng 38%, tương ứng tăng 631.325 triệu đồng; trong đó thu nợ ngắn hạn tăng 437.656 triệu đồng đạt mức tăng trưởng 29% so với năm 2007; doanh số thu nợ trung dài hạn tăng 193.669 triệu đồng với tốc độ tăng là 129% so với năm 2007. Nguyên nhân làm giảm mức tăng trưởng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong năm 2008 của CN.NHCT.AG là do với chính sách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát của chính phủ làm cho thị trường lãi suất tăng cao, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của Chi nhánh; đặc biệt, trong hoạt động tín dụng với lãi suất tăng cao đã hạn chế việc đầu tư cấp tín dụng của Chi nhánh làm doanh số cho vay có tăng nhưng không cao. Đồng thời, với ảnh hưởng của lạm phát, một số hộ cá thể và các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của Chi nhánh làm ảnh hưởng doanh số thu nợ trong năm. Nhìn nhận một cách tổng quan doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều có sự tăng trưởng qua các năm. Trong đó, doanh số cho vay và thu nợ trung dài hạn ngày càng tăng mạnh. Điều đó được giải thích là do Chi nhánh đã thực hiện điều chỉnh cơ cấu cho vay, tăng cho vay trung dài hạn lên nhằm giữ ổn định dư nợ để ngày càng cạnh tranh hơn với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, cho vay trung dài hạn có đặc điểm là thời gian thu hồi vốn kéo dài, tốc độ luân chuyển đồng vốn lâu, chứa đựng nhiều rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Nhưng Chi nhánh rất thận trọng trong việc xem xét và khi đã cho vay thì áp dụng mức lãi suất cao, với phương thức trả lãi hàng tháng và trả vốn gốc theo định kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) nên đã phần nào hạn chế được rủi ro và thu lợi nhuận cao. SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 20 Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ™ Tình hình dư nợ tại CN.NHCT.AG Dư nợ là kết quả của quá trình tăng trưởng tín dụng, qua đó cho thấy qui mô tín dụng của ngân hàng. Tình hình dư nợ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang qua 3 năm được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.4.3: Dư nợ theo thời hạn cho vay ĐVT : Triệu đồng Năm Mức tăng trưởng 2007/2006 2008/2007 Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ -Ngắn hạn 551.668 669.059 818.496 117.391 21% 149.437 22% -Trung & dài hạn 110.863 173.187 172.189 62.324 56% -998 -1% Tổng dư nợ 662.531 842.246 990.685 179.715 27% 148.439 18% (Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2006, 2007, 2008) Biểu đồ 4: Dư nợ theo thời hạn cho vay 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung & dài hạn Qua bảng số liệu ta thấy tình hình tổng dư nợ của Chi nhánh có biến động qua 3 năm. Nếu ở năm 2006 dư nợ là 662.531 triệu đồng, sang năm 2007 dư nợ là 842.246 triệu đồng (tăng 27% so với năm 2006) và đến năm 2008 dư nợ lên đến 990.685 triệu đồng với tốc độ tăng lên là 18% so với năm 2007. Tăng trưởng dư nợ là mục tiêu trong suốt quá trình hoạt động của Chi nhánh nhằm nâng cao vị thế, tăng cường sức cạnh tranh trên địa bàn. Trong năm 2007, với công tác thu hút khách hàng bằng nhiều biện pháp như triển khai, thực hiện tốt các chính sách khách hàng đã tạo điều kiện tăng mức dư nợ trong năm. Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng lên với tốc độ là 21%, tương ứng với số SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 21 Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiền tăng lên là 117.391 triệu đồng so với năm 2006; dư nợ trung dài hạn tăng 62.324 triệu đồng, tuy số tiền tăng lên không nhiều nhưng tốc độ tăng trưởng của nó là 56% so với năm 2006, cao hơn so với tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn (với tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn là 21% trong năm 2007 so với năm 2006). Năm 2008, tình hình dư nợ của Chi nhánh vẫn giữ ở mức tăng trưởng ổn định. Dư nợ ngắn hạn tăng 149.437 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng lên là 22% so với năm 2007. Còn tốc độ tăng trưởng của dư nợ trung dài hạn có giảm nhưng không đáng kể, chỉ giảm với tỷ lệ 1% so với năm 2007. Bảng 3.4.4: Dư nợ theo thành phần kinh tế ĐVT : Triệu đồng Năm Mức tăng trưởng 2007/2006 2008/2007 Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ - DNNN 99.281 139.389 175.087 40.108 40% 35.698 26% - KTNQD 563.250 702.857 815.598 139.607 25% 112.741 16% Tổng dư nợ 662.531 842.246 990.685 179.715 27% 148.439 18% 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Biểu đồ 5: Dư nợ theo thành phần kinh tế DNNN KTNQD (Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2006, 2007, 2008) Ta thấy, trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh thì các doanh nghiệp của thành phần KTNQD chiếm tỷ trọng cao nhất và đều tăng trưởng qua các năm. Nguyên nhân của sự gia tăng là do Chi nhánh mở rộng đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất; mặt khác các đối tượng này chủ động, linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh và làm ăn có hiệu quả. Cụ thể: năm 2007 với dư nợ KTNQD là SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 22 Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 702.857 triệu đồng, tăng 139.607 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với mức tăng trưởng là 25%. Năm 2008 dư nợ cho vay KTNQD tăng lên với số tiền là 112.741 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 16% so với năm 2007. Trong khi đó, dư nợ cho vay các DNNN tăng với tốc độ là 40% trong giai đoạn 2006-2007 và tăng 26% trong giai đoạn 2007-2008. Dư nợ cho vay các DNNN có tốc độ tăng trưởng cao là do trong tình hình kinh tế đầy biến động như hiện nay khi đẩy mạnh đầu tư cho thành phần kinh tế này Chi nhánh có thể hạn chế được nhiều rủi ro vì các DNNN này thường có nguồn tài chính mạnh, thị trường lớn; sản xuất kinh doanh những hàng hóa thế mạnh của tỉnh như thủy sản, lương thực,... Bảng 3.4.5: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế ĐVT : Triệu đồng Năm Mức tăng trưởng 2007/2006 2008/2007 Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ - Công nghiệp 275.836 262.162 334.798 -13.674 -5% 72.636 28% - TM-DV 238.886 305.423 300.076 66.537 28% -5.347 -2% - Nông nghiệp 104.725 253.397 334.137 148.672 142% 80.740 32% - Xây dựng 25.181 5.160 3.500 -20.021 -80% -1.660 -32% - Ngành khác 17.903 16.104 18.174 -1.799 -10% 2.070 13% Tổng dư nợ 662.531 842.246 990.685 179.715 27% 148.439 18% (Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2006, 2007, 2008) 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Biểu đồ 6: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế Công nghiệp TM - DV Nông nghiệp Xây dựng Khác SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 23 Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Nhìn một cách tổng quan về dư nợ các ngành kinh tế của Chi nhánh đều có sự biến động qua các năm. Đặc biệt đối với ngành công nghiệp và thương mại-dịch vụ là 2 lĩnh vực được Chi nhánh quan tâm đầu tư nhiều nhất nên dư nợ của ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ. Cụ thể: Dư nợ ngành công nghiệp trong năm 2006 là 275.836 triệu đồng; sang năm 2007 dư nợ có giảm nhưng tốc độ giảm không đáng kể chỉ với 5%; đến năm 2008 dư nợ của ngành tăng trở lại với dư nợ là 334.798 triệu đồng, tốc độ gia tăng là 28% so với năm 2007. Đối với ngành thương mại-dịch vụ, tốc độ tăng trưởng trong năm 2007 là 28% (so với năm 2006), tương ứng với số tiền tăng lên là 66.537 triệu đồng. Sang năm 2008, dư nợ của ngành vẫn chiếm tỷ trọng cao, mặc dù dư nợ của ngành có giảm nhưng không đáng kể (chỉ giảm 2% so với năm 2007). Ngoài ngành công nghiệp và thương mại-dịch vụ thì ngành nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ của CN.NHCT.AG, bởi Chi nhánh đang hoạt động trên vùng đất mà kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp, nên việc cho vay đối với loại hình nông nghiệp cũng được duy trì đầu tư và ngày càng mở rộng. Vì vậy, trong 3 năm (2006, 2007, 2008) dư nợ cho vay nông nghiệp đều có sự gia tăng. Cụ thể, năm 2007 dư nợ là 253.397 triệu đồng tăng khá cao so với dư nợ năm 2006 với tốc độ gia tăng đến 142%, con số tăng tuyệt đối là 148.672 triệu đồng. Đến năm 2008, dư nợ ngành nông nghiệp đã tăng lên chiếm vị trí thứ 2 trong tổng dư nợ của Chi nhánh (chỉ sau ngành công nghiệp), mặc dù khi đó tốc độ gia tăng giảm xuống chỉ còn 32%, có thể giải thích rằng trong năm 2008 này Chi nhánh đã chú trọng đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Qua bảng số liệu 3.4.6 ta thấy dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xây dựng có xu hướng ngày càng giảm; đặc biệt giảm mạnh trong năm 2007 với tỷ lệ giảm là 80%, sang 2008 vẫn còn giảm nhưng chỉ còn giảm với tỷ lệ 32%. Dư nợ đối với các ngành khác tuy có biến động nhưng không lớn, nếu như giảm 10% ở năm 2007 thì sang năm 2008 dư nợ đã tăng trở lại với tốc độ gia tăng là 13%. Mặc dù có sự tăng giảm dư nợ khi phân theo thời hạn, thành phần kinh tế, ngành nghề kinh tế nhưng nhìn chung tổng dư nợ của CN.NHCT.AG đều có sự tăng trưởng qua 3 năm, dư nợ ngày càng tăng cao cho thấy hiệu quả của Chi nhánh trong công tác mở rộng qui mô, phát triển thị phần. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn lấy an toàn, hiệu quả, chất lượng tín dụng làm mục tiêu hoạt động. ™ Tình hình nợ xấu tại CN.NHCT.AG Tín dụng ngắn hạn và thành phần KTNQD là hai đối tượng đầu tư chủ yếu của CN.NHCT.AG nên doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng như dư nợ cho vay nhìn chung đều tăng qua các năm. Vì vậy mà khi có nợ xấu phát sinh cũng sẽ tập trung vào hai đối tượng này. Cụ thể được thể hiện trong 2 bảng số liệu sau: SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 24 Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Bảng 3.4.6: Nợ xấu theo thời hạn cho vay ĐVT : Triệu đồng Năm Mức tăng trưởng 2007/2006 2008/2007 Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ -Ngắn hạn 2.546 1.977 2.761 -549 -22% 764 38% -Trung & dài hạn 203 0 0 -203 -100% - - Tổng nợ xấu 2.749 1.977 2.761 -752 -27% 764 38% (Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2006, 2007, 2008) Qua bảng 3.4.7 ta thấy, nợ xấu của cho vay ngắn hạn trong năm 2007 là 1.977 triệu đồng giảm 22% so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 nợ xấu ngắn hạn lại gia tăng 38% so với năm 2007, với nợ xấu phát sinh là 2.761 triệu đồng. Đối với cho vay trung dài hạn nợ xấu chỉ phát sinh ở năm 2006 với 203 triệu đồng sang 2 năm sau không còn nữa. Bảng 3.4.7: Nợ xấu theo thành phần kinh tế ĐVT : Triệu đồng Năm Mức tăng trưởng 2007/2006 2008/2007 Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ - DNNN 0 0 420 0 - 420 - - KTNQD 2.749 1.977 2.341 -772 -28% 364 18% Tổng nợ xấu 2.749 1.977 2.761 -772 -28% 784 40% (Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2006, 2007, 2008) Với sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2008 đã làm cho tình hình lạm phát nước ta tăng cao, tác động xấu đến tình hình kinh doanh các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ làm mất đi khả năng trả nợ cho ngân hàng. Cụ thể, năm 2007 nợ xấu đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại CN.NHCT.AG giảm đi 28% so với năm 2006 nhưng trong năm 2008 lại tăng lên 18% so với năm 2007; và đối với các DNNN trong 2 năm 2006, 2007 không phát sinh nợ xấu nhưng sang năm sau phát sinh tới 420 triệu đồng. Đối với nợ xấu phát sinh của các ngành nghề kinh tế tại Chi nhánh được thể hiện như sau: SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 25 Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Bảng 3.4.8: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế ĐVT : Triệu đồng Năm Mức tăng trưởng 2007/2006 2008/2007 Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ - Công nghiệp 0 0 811 0 - 811 - - TM-DV 1.500 1.977 7 477 32% -1.970 -99,6% - Nông nghiệp 1.046 0 398 -1.046 -100% 398 - - Xây dựng 0 0 1.500 0 - 1.500 - - Ngành khác 203 0 45 -203 -100% 45 - Tổng nợ xấu 2.749 1.977 2.761 -772 -28% 784 40% 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Biểu đồ 7: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế Công nghiệp TM - DV Nông nghiệp Xây dựng Khác (Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2006, 2007, 2008) Từ bảng số liệu cho thấy tình hình nợ xấu của Chi nhánh có sự biến động qua lại giữa các ngành. Năm 2006 nợ xấu tập trung ở 2 ngành chủ chốt là: TM-DV (1.500 triệu đồng) và nông nghiệp (1.046 triệu đồng). Sang năm 2007 nợ xấu chỉ phát sinh ở ngành TM-DV với 1.977 triệu đồng. Đến năm 2008 ở các ngành kinh tế đều xuất hiện tình trạng nợ xấu; trong đó ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh sách nợ xấu là ngành xây dựng với 1.500 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54% /tổng nợ xấu; kế đến là ngành nông nghiệp với 811 triệu đồng, chiếm 29% /tổng nợ xấu; ngành nông nghiệp là 398 triệu đồng, chiếm 14% /tổng nợ xấu; ngành khác là 45 triệu đồng, chiếm 2,7% /tổng nợ xấu; đặc biệt trong năm 2008 này ngành TM-DV lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhỏ nhất trong tổng nợ xấu với tỷ trọng là 0,3% /tổng nợ xấu và giảm đi 99,6% so với năm 2007. SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 26 Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Nhìn chung, năm 2006 tổng nợ xấu của Chi nhánh là 2.749 triệu đồng; sang năm 2007 bên cạnh công tác thu hồi và quản lý nợ tốt, tình hình kinh tế của tỉnh cũng tăng trưởng ổn định, nông dân trúng mùa, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên trả nợ đúng hạn, làm cho nợ xấu của Chi nhánh giảm xuống còn 1.977 triệu đồng, tương ứng giảm 28%. Đến năm 2008 với những biến động bất lợi của nền kinh tế đã làm cho tổng nợ xấu tăng lên 40% so với năm trước, với tổng nợ xấu năm 2008 là 2.761 triệu đồng. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần có những biện pháp để giảm nợ xấu đến mức thấp nhất nhằm giảm thiểu rủi ro, cũng là để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của Chi nhánh. 3.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại CN.NHCT.AG qua 3 năm (từ năm 2006 đến năm 2008) Cùng với những ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, tình hình hoạt động kinh doanh của CN.NHCT.AG cũng chịu sự tác động không nhỏ. Cụ thể, trong thời gian 3 năm: 2006, 2007, 2008 kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng có biến động, điều đó được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.4.9: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT.AG qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng Năm Mức tăng trưởng 2007/2006 2008/2007 Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. Thu nhập 80.255 118.826 192.082 38.573 48% 73.254 62% + Thu từ hoạt động tín dụng 78.782 117.206 190.360 38.424 49% 73.154 62% + Thu dịch vụ 1.473 1.622 1.722 149 10% 100 6% 2. Chi phí 65.027 87.851 166.042 22.824 35% 78.191 89% + Trong đó, trích DPRR 0 931 1.795 931 - 864 93% 4. Lợi nhuận 15.228 30.977 26.040 15.749 103% -4.937 -16% (Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2006, 2007, 2008) SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 27 Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 28 Biểu đồ 8: Kết quả hoạt động kinh doanh 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2006 2007 2008 Năm iệu đồngTr Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Từ Bảng kết quả hoạt động kinh doanh và Biểu đồ 8, ta thấy: Tổng thu nhập của Chi nhánh đều tăng qua các năm. Trong năm 2007 tổng thu nhập của Chi nhánh tăng 48% so với năm 2006. Đến năm 2008 con số này tiếp tục tăng lên là 62% so với năm 2007, tương đương với tổng thu nhập tăng lên là 73.254 triệu đồng so với năm 2007 là 38.573 triệu đồng. Góp phần đáng kể trong sự gia tăng tổng thu nhập này đó là các khoản thu từ hoạt động tín dụng; đối với các khoản thu từ dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn thu của Chi nhánh, chỉ chiếm gần 2% /tổng thu nhập, vì vậy tốc độ tăng trưởng trong năm 2008 so với năm 2007 là 6% có giảm đi so với tốc độ tăng trưởng trong năm 2007 so với năm 2006 là 10% nhưng không đáng kể nên cũng không ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng tổng nguồn thu của Chi nhánh. Đồng thời với sự tăng lên của tổng thu nhập của Chi nhánh trong 3 năm qua là sự gia tăng của tổng chi phí. Năm 2006 tổng chi phí của Chi nhánh là 65.027 triệu đồng, trong năm Chi nhánh không trích DPRR do quỹ DPRR của Chi nhánh tại NHCT.VN vẫn còn. Sang năm 2007 tổng chi phí tăng lên với tỷ lệ là 35% so với năm 2006, tương đương 22.824 triệu đồng, trong đó trích dự phòng rủi ro là 931 triệu đồng, tuy có sự gia tăng nhưng tốc độ gia tăng của tổng chi phí trong năm vẫn thấp hơn tốc độ gia tăng của tổng thu nhập nên vẫn đảm bảo được lợi nhuận trong năm cho Chi nhánh. Nhưng đến năm 2008, điều đáng chú ý là tốc độ tăng của tổng chi phí trong năm 2008 là 89% so với năm 2007, cao hơn so với tốc độ gia tăng của tổng thu nhập (tốc độ tăng của tổng thu nhập trong năm 2008 so với năm 2007 là 62%); trong đó có sự gia tăng rất cao của trích DPRR, tăng 864 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng lên là 93% so với năm 2007, từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Nhìn chung, cùng với đất nước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế tỉnh nhà An Giang có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2007 tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của CN.NHCT.AG, góp phần làm cho lợi nhuận của Chi nhánh tăng lên rất cao 103% so với năm 2006, tương ứng với số tiền tăng lên là Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 15.749 triệu đồng. Nhưng đến năm 2008 lợi nhuận của Chi nhánh có sự sụt giảm với tỷ lệ là 16% so với năm 2007, với số tiền giảm đi là 4.937 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm lợi nhuận này là do chịu ảnh hưởng bởi sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, tình hình kinh tế năm 2008 có nhiều biến động bất thường làm giá một số nguyên vật liệu tăng cao, thị trường tiêu thụ một số mặt hàng bị thu hẹp gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không thể hoàn trả nợ đúng hạn cho Chi nhánh, một số doanh nghiệp cần vốn để mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nhưng không muốn đi vay vì lợi nhu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh gia chat luong tin dung va mot so giai phap nang cao chat lung tin dung tai chi nhanh ngan .PDF
Tài liệu liên quan