Khóa luận Đánh giá tác động môi trường dự án công ty liên doanh Fatol Tranet khu công nghiệp Vietnam-Singapore tỉnh Bình Dương

MỤC LỤC

- Nhiệm vụ tốt nghiệp

- Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

- Lời cảm ơn

- Mục lục

- Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

- Danh mục các bảng biểu

- Danh mục các hình vẽ

- Tài liệu tham khảo

- Phụ Lục

Trang

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 4

1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.5.1. Phương pháp chung đánh giá ĐTM 6

1.5.2. Các phương pháp cụ thể thực hiện đề tài 6

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

7

2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐTM 8

2.2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐTM 10

2.3. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐTM 10

2.3.1. Mục đích của ĐTM 10

2.3.2. Ý nghĩa của ĐTM 12

2.4. NỘI DUNG CỦA ĐTM 12

2.5. TÌNH HÌNH THỰC THỰC HIỆN ĐTM Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 13

2.5.1. Giai đoạn 1 (từ 1994 – 1999) 13

2.5.2. Giai đoạn 2 (từ 1999 đến nay) 16

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH FATOL TRANET 17

3.1. TÊN DỰ ÁN 18

3.2. CHỦ ĐẦU TƯ 18

3.3. VỊ TRÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN 19

3.3.1. Vị trí dự án 23

3.3.2. Cơ sở hạ tầng 25

3.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 29

CHƯƠNG 4: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,MT VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 38

4.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 38

4.1.1. Điều kiện về địa lý ,địa chất 38

4.1.2. Điều kiện về khí tượng ,thuỷvăn 38

4.1.3. Tài nguyên khoáng sản 39

4.2. Điều kiện kinh tế xã hội 41

4.2.1.Hiện trạng kinh tế xã hội vùng dự án 42

4.2.2. Hiện trạng giao thông 45

CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN 48

Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 48

Tác động đến môi trường không khí 49

Tác động đến môi trường nước 49

Tác động đến tài nguyên - môi trường đất 50

CÁC NGUỒN Ô NHIỄM PHÁT SINH TRONG GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT 51

Ô nhiễm nước thải 51

Ô nhiễm không khí 52

Ô nhiễm chất thải rắn 54

5.5.1. Tác động đến môi trường do các loại nước thải 55

5.5.2. Đánh giá tác động của các chất ô nhiễm không khí 59

5.5.3. Đánh giá tác động của ồn và rung 61

5.5.4. Đánh giá tác động của chất thải rắn 61

5.5.5. Đánh giá tác động của tài nguyên và vi sinh vật 62

5.5.6. Đánh giá đến các dạng tài nguyên khác 63

CHƯƠNG 6: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 66

6.1. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 67

6.1.1. Giảm thiểu do tác động của ồn và rung 67

6.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm không khí 58

6.1.3. Giảm thiểu do nước mưa chảy tràn 69

6.1.4. Giảm thiểu do tập trung lực lượng lao động 70

6.2. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TRONG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 72

6.2.1. Kiểm soát ô nhiễm nước thải 72

6.2.1.1 Phương án thoát nước của dự án 73

6.2.1.2 Giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn 74

6.2.1.3 Phương án xử lý nước thải 75

6.2.2 Kiểm soát ô nhiễm không khí 75

6.2.3 Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn 75

6.2.4. Các biện pháp hạn chế tiếng ồn và rung lan truyền 75

6.2.5. Phòng ngừa khả năng cháy nổ 76

6.2.6. Vệ sinh an toàn lao động 76

6.3. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 76

6.3.1. Chương trình quản lý môi trường 76

6.3.2. Chương trình giám sát môi trường 79

6.3.3. Dự tóan kinh phí xử lý môi trường 80

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

6.1. KẾT LUẬN 82

6.2. KIẾN NGHỊ 82

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3099 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tác động môi trường dự án công ty liên doanh Fatol Tranet khu công nghiệp Vietnam-Singapore tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió (lặng gió) thì khả năng phát tán chất ô nhiễm càng kém, làm cho chất ô nhiễm tập trung tại khu vực nguồn thải. Hướng gió chủ đạo ở khu vực dự án là Tây Nam và thổi chủ yếu vào các tháng VI, VII, VIII và IX, ẩm và mang theo nhiều hơi nước, tốc độ gió trung bình 2,15m/s. Gió Bắc và Đông Bắc xuất hiện chủ yếu từ tháng XI dến tháng I, không gây mưa, tốc độ gió trung bình 2,41m/s. Gió Nam, Đông Nam thổi chủ yếu vào các tháng III, IV,V , khô và không gây mưa. Tốc độ gió trung bình hàng ngày là 2,0 m/s, lớn nhất là 3,5m/s. Tần suất có gió dao động giữa các tháng khoảng 23 – 50%, tần suất lặng gió trong năm là 7 – 15%. Khu vực này hầu như không cò bão, gió nóng và sương muối. Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khỏe công nhân. Kết quả quan trắc tại các trạm khí tượng Sở Sao hàng năm cho thấy độ ẩm không khí trung bình năm tại trạm Sở Sao là 79,2 %, độ ẩm không khí thấp nhất năm là 54%. Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa và theo vùng. Chênh lệch giữa nơi khô nhất và ẩm nhất trong tỉnh Bình Dương khoảng 5%.Thời kỳ ẩm trùng với thời kỳ mưa (từ tháng V đến tháng VII). Thời kỳ khô trùng với mùa khô. Các tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là các tháng IX và X, các tháng có độ ẩm nhỏ nhất là II và III . Bốc hơi nước làm tăng độ ẩm và mang theo một số dung môi hữu cơ , các chất có mùi hôi vào không khí . Độ bốc hơi trung bình đo được tại trạm Sở Sao là 1.312 mm. Các tháng mùa khô có lượng bốc hơi cao hơn các tháng mùa mưa. Tháng có độ bốc hơi cao nhất là tháng III, tháng có độ bốc hơi thấp nhất là các tháng VIII, IX, X. Lượng mưa Mưa có tác dụng làm thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước. Mưa còn cuốn các chất ô nhiễm rơi vãi từ mặt đất xuống các nguồn nước. Khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất cần quan tâm đến lượng nước mưa. Lượng mưa trung bình nhiều năm tại trạm Sở Sao như sau: Bảng 4.3 Lượng mưa trung bình tại khu vực dự án - Lượng mưa trung bình năm (mm) 1846,7 - Lượng mưa năm cao nhất (mm) 2680,0 - Lượng mưa năm nhỏ nhất (mm) 1136,0 Kết quả quan trắc cho thấy khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mưa (từ tháng V đến X ). Trong các tháng mùa mưa lượng mưa tương đối đều nhau (khoảng 250 mm/tháng), mưa nhiều vào tháng IX với lượng mưa khoảng 300mm. Các tháng mùa khô (từ tháng XII đến tháng IV năm sau có lượng mưa nhỏ khoảng 50mm/tháng), thậm chí có tháng lượng mưa chỉ 5 mm hoặc không mưa. Nước mặt Vùng đất thấp kéo dài 13 km ven sông Sài Gòn nằm ở phía Tây của huyện Thuận An có mạng lưới kênh rạch khá dày. Mật độ sông suối từ 0,4 – 0,5 km/km2 với tổng chiều dài khoảng 60 km. Sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch của nó chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Đoạn chảy ngang qua huyện có lưu lượng lớn nhất là 2.500 m3/s, nhỏ nhất là 20 m3/s và trung bình là 85 m3/s. Chất lượng nước sông Sài Gòn từ khu vực cầu Bình Phước lên đến thượng nguồn tương đối tốt, có thể sử dụng cho mục đích cấp nước và sản xuất nông nghiệp. Sông Đồng Nai chạy ven hướng Đông Bắc của huyện Thuận An với một số sông rạch như rạch Oâng Tích, rạch Bà Lô, . . . là nguồn cung cấp nước ngọt vừa phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp vừa cung cấp nước sinh hoạt cho các cụm dân cư. Tuy nhiên các nguồn nước mặt sông rạch kể trên chỉ tập trung chủ yếu ở các vùng đất thấp ven sông Sài Gòn thuộc các xã Vĩnh Phú, Phú Long, Tân Thới, Bình Nhâm, An Sơn, An Thạch. Trong khi đó ở vùng đồi gò cao hơn tại khu vực dự án thì rất hiếm khi có nguồn nước mặt và thường bị khô hạn nghiêm trọng vào mùa khô. Nước ngầm Được chia thành hai loại: Nước ngầm tầng sâu: liên quan đến tầng nước ngầm có áp từ Bến Cát qua thị xã Thủ Dầu Một và huyện Thuận An. Độ sâu chứa nước từ 30 – 39 m, chiều dày tầng chứa nước từ 20 – 30 m, chất lượng nước tương đối tốt, không bị nhiễm mặn. Nước ngầm mạch nông: phân bố gần mặt đất, không có áp lực và phụ thuộc vào lưu lượng mưa. Nươc ngầm khu đất dự án có tính chất như sau: Bảng 4.4 Chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ KẾT QUẢ 1 pH - 6,04 2 TDS mg/l 218 3 Độ cứng tổng cộng mg/l 16 4 Cl- mg/l 14,3 5 NH4+ mg/l 0,01 6 NO-3 mg/l 0,22 7 NO2- mg/l 0 8 SO42- mg/l 8,5 9 Tổng Fe mg/l 0,05 10 MN mg/l 0 11 Tổng Coliform MPN/100ml 0 4.2.3 Tài nguyên khoáng sản Theo tài liệu của Tổng cục địa chất, đến nay trong huyện Thuận An chưa tìm thấy khoáng sản kim loại, nhưng khoáng sản phi kim loại rất phong phú. Các khoáng sản phi kim loại tìm thấy ở đây bao gồm: - Cao lanh: có hai mỏ phân bố ở xã Bình Hòa và Thuận Giao với trữ lượng khoảng 8,6 triệu tấn. - Đá xây dựng trữ lượng khá lớn nằm ở vùng núi Châu Thới và khu vực xã Đông Hòa.Hiện tại các mỏ đá đang được khai thác với sản lượng hàng chục vạn m3/năm. - Đá vôi xi măng mới phát hiện tại xã An Bình. - Cát xây dựng phân bố ở xã An Thạch, trữ lượng nhỏ. - Đất sét: phân bố ở rất nhiều nơi trong huyện Thuận An. 4.1.4 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên Hiện trạng chất lượng môi trường không khí Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore là nơi tập trung các nhà máy, xí nghiệp thuộc loại ít ô nhiễm. Kết quả đo đạc các thông số chủ yếu của ô nhiễm không khí là bụi, CO, THC, NO2, SO2 và các yếu tố vi khí hậu vào tháng 09/2007 được nêu trong Bảng 4.5 Bảng 4.5 Kết quả đo đạc ô nhiễm không khí tại khu vực Dự án tháng 09/2007 Chỉ tiêu Điểm đo Nhiệt độ Độ ẩm Độ ồn Bụi CO SO2 NO2 0C % dBA mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 Khu vực phía Bắc của khu đất Dự án 30 -31 64-65 42-45 0,25 0,8 0,06 0,005 Khu vực phía Nam của khu đất Dự án - - 39-40 0,22 KPH 0,06 0,010 Khu vực phía Đông của khu đất Dự án - - 46 – 48 0,24 0,8 0,08 0,005 Khu vực phía Tây của khu đất Dự án - - 38-40 0,25 KPH 0,06 0,006 Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung (TCVN 5937:2005) - - 60 (TCVN 5949:1998) 0,3 30 0,35 0,2 Qua kết quả được trình bày ở trên có thể nhận xét rằng môi trường không khí trong khu vực còn trong sạch, các thông số đo đạc đều ở mức thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Các điều kiện tài nguyên và hệ sinh thái Khu đất xây dựng dự án nằm trong khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, được quy hoạch là khu công nghiệp tập trung, mặt bằng đã được chia lô và xây dựng cơ sở hạ tầng, khu vực đã được xây dựng gần hết vì vậy thực vật ở đây hầu như không còn chỉ còn lại một số cỏ dại mọc trong khu vực đất chưa được xây dựng. Hệ thực vật chủ yếu là các loại cây trồng để lấy bóng mát trong khu công nghiệp với số lượng chưa nhiều. Hệ động vật trong khu vực hầu như không có, chỉ xuất hiện ở vùng ngoại vi của khu công nghiệp với chủ yếu là thú nuôi mang tính chất qui mô gia đình như trâu, bò, gà, vịt, dê. 4.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 4.2.1 Hiện trạng kinh tế xã hội vùng dự án - Hiện trạng dân số, lao động Dân số toàn huyện Thuận An khoảng 150.000 người, mật độ dân cư trung bình là 1.003 ngươiø/km2. Mật độ dân số cao nhất là xã Phú Long 2836 người/km2. Thấp nhất là xã An Phú 267 ngườiø/km2. Khu vực Thuận An, Bình Dương có tỷ lệ dân số phi nông nghiệp khá cao, trên 52%. Tỷ lệ dân số phi nông nghiệp cao nhất là xã Đông Hòa, 82%. Xã An Bình là 73,9%, xã Tân Đông Hiệp có dân số phi nông nghiệp là 3652 chiếm 33,76% dân số toàn xã Toàn huyện có khoảng 60.000 lao động đang làm việc, trong đó ngành nông lâm nghiệp chiếm 31,25%, lao động trong ngành xây dựng cơ bản 41,4%; và lao động trong ngành dịch vụ là 27,35% Trong cơ cấu lao động, lao động trẻ từ 14 - 40 tuổi chiếm đại đa số (76,2%), lao động từ 40 - 60 tuổi chiếm 27%, lao động trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 2,5%. - Hiện trạng kinh tế Công nghiệp Vùng dự án thuộc huyện Thuận An là huyện có sự phát triển công nghiệp tương đối khá trong tỉnh Bình Dương. Tỷ trọng công nghiệp chiếm 71% tổng sản phẩm CN&NN của huyện. Các ngành công nghiệp tại đây khá phong phú về chủng loại bao gồm những ngành chính là: gốm sứ chiếm 54,5%; vật liệu xây dựng chiếm 15,1%, hóa chất, phân bón, cao su chiếm 6,77%; sửa chữa máy móc chiếm 6,2%, chế biến lương thực thực phẩm chiếm 5,3%; và may mặc chiếm 1,6%.... Nông nghiệp Nông nghiệp trong vùng hình thành theo hai hướng: - Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu tại chỗ. - Chuyên canh cây trồng và chăn nuôi công nghiệp để phục vụ nhu cầu thành phố lớn. 4.2.2 Hiện trạng giao thông Đường bộ Mạng lưới đường bộ trong khu vực có thể phân chia thành hai loại tuyến đường: Tuyến xuyên suốt đi ngang khu vực là QL13. Tuyến đường Tỉnh 743 Các tuyến đường liên xã. Đường QL13 nằm trong khu vực có mặt cắt ngang 14m, mỗi bên có giải kết cấu 1,5m. Chất lượng tuyến đường này tốt. Khoảng 50% đường nội bộ liên xã là bê tông nhựa, còn lại là đường cấp phối Lefexit. Đường sắt Tuyến đường sắt quốc gia chạy qua khu vực dự án dài 2 km thuộc xã Đông Hòa và An Bình. Ga hàng hóa Dĩ An là đầu mối đường sắt vận chuyển quan trọng nhất phía Nam gồm 9 đường phụ và một đường vòng. Phía Bắc ga đã quy hoạch dữ trữ 10 ha (có hàng rào) để làm ga lập tàu đi Lộc Ninh (tuyến Dĩ An - Lộc Ninh được xây dựng năm 1992 nhưng sau đó tạm ngưng). Về năng lực chuyên chở theo số liệu điều tra tại ga năm 1990-1992 thì tổng lượng chuyên chở đi là 300.000 tấn/năm. Chủ yếu là hàng hóa tuyến Bắc Nam. Đường thủy Khu vực nằm giữa hai con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai là hai tuyến giao thông thủy quan trọng. Có ba bến sông chính đáng kể là: Bến Lái Thiêu tại cửa sông Lái Thiêu đổ ra sông Sài gòn. Bến Cái Tàu tại cửa sông Bún đổ ra sông Sài Gòn. Bến Tân Vạn nằm ở phía Nam cầu Đồng Nai, trên sông Đồng Nai. Kết luận chung Có thể nhận xét về sự thuận lợi và khó khăn khi dự án bắt đầu xây dựng và đi vào sản xuất như sau: Thuận lợi Thuận lợi về vị trí vì nằm trong KCN tập trung của Tỉnh và gần các trung tâm đô thị lớn. Thuận lợi trong việc chuyển mục đích sử dụng đất. Thuận lợi về giao thông. Lực lượng lao động dồi dào. Chất lượng môi trường còn tương đối tốt. Khó khăn Cơ sở hạ tầng của khu vực còn thiếu Hệ thống điện trong vùng đang bị thiếu ở khá nhiều khu vực Chưa có hệ thống cấp nước, phải sử dụng hệ thống nước ngầm Nằm trong khu vực đang thiếu nhiều công nhân lành nghề và các chuyên gia kỹ thuật, trong khi đó thừa lao động phổ thông. CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG Tùy thuộc vào từng công việc cụ thể của dự án, có thể nhận ra các dạng tác động đặc trưng và cơ bản như trình bày ở bảng 3.1. Phạm vi và mức đo của các tác động sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau. Bảng 5.1. Các tác động tiềm ẩn trong giai đoạn thi công Các hoạt động chính yếu Nguồn tiềm ẩn tác động Kiểu tác động đặc trưng và cơ bản nhất Tập kết công nhân Lán trại tạm và sinh hoạt hằng ngày của công nhân Các chất thải sinh hoạt của công nhân Gia tăng mật độ giao thông đi lại trên tuyến đường đi qua khu vực dự án Tăng nhu cầu thị trường hàng hóa và đồ dùng địa phương An ninh và các vấn đề xã hội khác Tập kết vật liệu xây dựng và các phương tiên thi công đến hiện trường Sức hút hàng hóa trên thị trường Biến động giá cả hàng hóa Hoạt động của các phương tiện vận chuyển vật liệu và thiết bị Các chất thải từ các phương tiện vận chuyển Các sự cố và tai nạn giao thông Tăng mật độ giao thông Vận chuyển đất, đào đắp đất Hoạt động của các phương tiện đào đắp đất Hủy diệt các tài nguyên sinh vật trong phạm vi san lắp mặt bằng Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công Các sự cố thi công tiềm ẩn Xây dựng các hạng mục công trình chính Hoạt động của các phương tiện thi công Chất thải từ xây dựng, chất thải sinh hoạt Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công Các sự cố thi công tiềm ẩn Khả năng gây cháy nổ Việc thi công xây dựng các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng trong Khu vực Dự án (bao gồm việc tập kết công nhân, tập kết vật liệu xây dựng đến hiện trường và thi công công trình) sẽ gây ra một số tác động đến các dạng tài nguyên và môi trường sinh thái trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án, bao gồm các tác động đặc trưng cơ bản như sau: Tác động đến môi trường không khí Ô nhiễm bụi khí từ quá trình phát quang, đào đất, thi công các hạng mục Ô nhiễm bụi đất, đá (chủ yếu từ san lấp mặt bằng, đào đất móng công trình, hoạt động đào mương rãnh đặt cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải và đường ống cấp nước…) có thể gây ra các tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh như sau, đặc biệt vào mùa khô Thật khó để đánh giá tải lượng ô nhiễm của các hoạt động từ các hạng mục nói trên. Trong thực tế cho thấy quá trình đào đất xây dựng đường xá, lắp đặt cống, cáp điện thoại đều phát sinh bụi. Kết quả đo đạc ở các công trường tương tự khác đang thi công, thì ở vị trí cách 50-100 m cuối hướng gió cho thấy nồng độ bụi ở mức 10 -14 mg/m3, lớn hơn nhiều lần tiêu chuẩn quy định giới hạn nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh. Kết quả đo đạc nồng độ bụi trong khu vực đang thi công dự án có vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng tại các khu vực lân cận, nồng độ này vẫn đạt yêu cầu. Các ô nhiễm về bụi, khí sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến sức khỏe của công nhân trực tiếp xây dựng và khu dân cư lân cận khu vực dự án. Hai tác hại chủ yếu có thể xảy ra đối với sức khỏe công nhân là: Bệnh bụi phổi và các bệnh khác như: bệnh về đường hô hấp (mũi, họng, khí quản, phế quản…), các loại bệnh ngoài da gây ra kích thích màng tiếp hợp, viêm mí mắt,…), các loại bệnh đường tiêu hóa v.v… Đối với cộng đồng dân cư bên ngoài khuôn viên dự án, ô nhiêm bụi do thi công thường chỉ ảnh hưởng đến những khu vực có hướng gió chủ đạo. Tính chất tác động cũng giống như trên nhưng mức độ tác động không cao do cự ly phát tán bụi khá xa. Ô nhiễm bụi do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải Các hoạt động này sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacbuahydro, aldehyd, bụi. Loại ô nhiễm này thường không lớn do phân tán và hoạt động trong môi trường rộng thoáng. Ô nhiễm về tiếng ồn và chấn động Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan xe, xe trộn bê tông, xe lu, xe ủi, máy phát điện, … cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn. Dự báo mức ôn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày trong bảng 4.4. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời. Bảng 5.2. Mức ồn của các thiết bị thi công STT THIẾT BỊ MỨC ỒN (DBA) 1 Xe ủi 92 2 Xe lu 72 - 74 3 Xe trộn bê tông 75 – 88 4 Cần trục (di động) 76 – 87 5 Búa chèn và khoan 76 - 94 6 Máy đóng cọc 90 – 94 7 Máy phát điện 82 -92 Loại ô nhiễm này có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công bao gồm: Công nhân trực tiếp thi công công trình, các nhà máy xung quanh khu đất dự án. Mức độ tác động có thể phân chia theo 3 cấp đối với các đối tượng chịu tác động như sau: Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính < 100m) Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100m – 500m) Nhẹ: người đi đường Ô nhiễm nhiệt Từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt (như quá trình đốt nóng chảy bitum để trải nhựa đường, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường. Tác động đến môi trường nước Trước tiên, việc tập kết công nhân đến hiện trường khu vực thi công sẽ kéo theo việc lán trại, xây dựng các khu nhà tạm để làm việc nghỉ ngơi. Hoạt động sinh hoạt hằng ngày của số cán bộ và công nhân xây dựng tại hiện trường sẽ phát sinh ra các chất thải sinh hoạt (nước thải, chất thải rắn) có khả năng gây ô nhiễm cục bộ môi trường nước. Mức độ ô nhiễm và tác động đến môi trường nước phụ thuộc vào số lượng công nhân làm việc tại hiện trường và cách thức quản lý chất thải sinh hoạt mà dự án thực hiện. Tuy nhiên lưu lượng này không cao, nhưng do nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ có phương án thu gom và xử lý lượng nước này một cách hợp lý… Cũng giống như nhiều công trình khác, các tác động kiểu này nhìn chung là không lớn, không quá phức tạp và hoàn toàn có thể giảm thiểu, khắc phục bằng các biện pháp thích hợp. Với cường độ mưa tương đối cao (1.800 – 2.000mm/năm), lượng nước mưa này có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng nếu không có phương án quản lý tốt. Tóm tắt: Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực dự án như vừa trình bày ở trên, song chúng không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ tự biến mất sau khi công trình được thi công hoàn tất. Tác động đến tài nguyên – môi trường đất Trước tiên, có thể dễ dàng nhận ra rằng, dự án sẽ gây tác động trực tiếp dến việc thay đổi mục đích sử dụng đất trên vùng quy hoạch từ chỗ đất công nghiệp (trước khi quy hoạch khu công nghiệp) khai thác không hiệu quả sang dành cho sản xuất công nghiệp. Điều này làm tăng giá trị sử dụng của tài nguyên đất vùng quy hoạch. Và nhờ việc cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ dân cư được xây dựng, giá trị sử dụng của tài nguyên đất tại khu vực sẽ tăng lên rất nhiều làn so với hiện nay. Các loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng sản sinh trong quá trình thi công công trình cũng như trong quá trình khai thác dự án, nếu như không có biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như môi trường đất. Tác động đến các dạng tài nguyên sinh vật Như đã đánh giá ở phần hiện trạng, khu vực xây dựng dự án đã được quy hoạch thành khu công nghiệp, hơn nữa do diện tích bị tác động là không lớn nên các tác động của việc thi công các hạng mục công trình của dự án là không đáng kể. Tác động đối với các điều kiện kinh tế xã hội khác Giao thông Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án với qui mô khá lớn sẽ làm tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở đất và nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân,… Nếu không có sự kết hợp hài hòa thì các công đoạn sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh. Lưu lượng xe cộ, container vận tải dẫn đến công trường sẽ tăng lên một cách đáng kể, từ đó sẽ gia tăng thêm bụi bặm, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như phương tiện giao thông. Tai nạn lao động Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục công trình. Cũng giống như bất cứ một công trình xây dựng với qui mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm: Các ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác động có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng , mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần cấp cứu kịp thời. Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển vào ra có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này; Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dở, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ,… Việc thi công các công trình trên cao sẽ làm tăng cao khả năng gây tai nạn lao động do trượt té lên các dàn dáo, trên các nhà đang xây, từ công tác vận chuyển vật liệu xây dựng lên cao và nhiều nguyên nhân khác nữa; Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt gây điện… Khả năng cháy nổ Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ: Việc sử dụng các công đoạn gia nhiệt trong thi công (ví dụ như viện nấu chảy bitum bằng đốt nếu thực hiện gần khu dân cư cũng có khả năng gây ra cháy; Quá trình thi công xây dựng cũng như dọn dẹp mặt bằng nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa, nấu cơm…) thì khả năng gây cháy là hiện thực. Các nguồn nhiên liệu (dầu FO, DO) thường chứa trong phạm vi công trường là một nguồn gây cháy nổ quan trọng. Đặc biệt là khi các kho (bãi) chứa này năm gần các nơi có gia nhiệt hoặc các nơi có nhiều người, xe cộ đi lại; Sự cố cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện. CÁC NGUỒN Ô NHIỄM PHÁT SINH TRONG GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT Hiện tại, dự chưa bắt đầu, tuy nhiên dựa vào quá trình công nghệ đề xuất trong Luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án và tham khảo các công nghệ sản xuất tương tự có thể dự đoán được các nguồn gây ô nhiễm môi trường khi toàn bộ dự án đi vào hoạt động như sau: Nước thải; Khí thải; Chất thải rắn Nước thải Nước thải của nhà máy bao gồm: Nước thải là nước mưa được thu gom trên toàn bộ diện tích của Công ty Nước làm nguội máy móc; Nước thải sinh hoạt cu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai hoan chinh.doc
  • pptBAO CAO TOT NGHIEP.ppt
  • docmuclucOK.doc
  • docphu luc.doc
Tài liệu liên quan