Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Liên Bang Nga- Tình hình và triển vọng

Mục lục

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

I. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4

1. Khái niệm và đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoàI 4

2.Vai trò của FDI 6

2.1 Đối với nước đầu tư 6

2.2 Đối với nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển 8

II.Những quy định chủ yếu trong luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga 16

1.Phạm vi điều chỉnh và các khái niệm cơ bản 16

2.Cơ chế hoạt động của nhà ĐTNN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN 19

3.Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích ĐTNN 21

Chương II Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Liên bang Nga trong những năm gần đây( 1995-2002) 26

I. Tiềm năng đầu tư tại CHLB Nga 26

1.Tiềm năng kinh tế nói chung 26

1.1 Vị trí địa lý và một số nét tiêu biểu về đặc điểm địa hình 26

1.2 Tài nguyên thiên nhiên của nước Nga 27

2. Những điều kiện về chính trị xã hội 28

2.1 Sơ lược về lịch sử Liên bang Nga 31

2.2 Chế độ chính trị, cơ cấu hành chính của Liên bang Nga 29

2.3 Điều kiện xã hội 30

3. Hệ thống chính sách-pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài 30

3.1Chính sách Ngoại thương 30

3.2 Chiến lược thu hút vốn ĐTNN tại LB Nga 33

 

II. Thực trạng FDI tại LB Nga trong những năm gần đây 34

1.Quy mô vốn đầu tư 34

2.Cơ cấu nguồn vốn FDI vào Nga 35

III.Tác động của FDI tới nền kinh tế LB Nga 40

1. FDI đối với vấn đề vốn và cải thiện tình hình tài chính của Nga 41

2. Vấn đề giải quyết công ăn việc làm 43

3. Vấn đề phát triển công nghệ 44

4. Vấn đề cải cách cơ cấu kinh tế 46

IV. Những yếu tố tiêu cực trong môi trường đầu tư nước ngoài ở Nga 47

1.Chính sách và các yếu tố pháp luật còn bất ổn 47

2.Môi trường kinh tế còn chưa lành mạnh 48

3.Tình trạng bất ổn định của môi trường chính trị và xã hội 49

4.An ninh xã hội thường bị đe doạ 49

5.Lượng vốn đầu tư còn bị hạn chế 50

V. Các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài của chính phủ Nga 54

Chương III: Triển vọng đầu tư nước ngoài tại Liên bang Nga trong những năm tới . Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam 58

I. Triển vọng đầu tư nước ngoài tại Liên bang Nga trong những năm tới 58

1. Kết quả đạt được nhờ đầu tư nước ngoài trong những năm cải cách tại Nga 58

1.1 Môi trường đầu tư của Liên bang Nga được cải thiện 58

1.2 Triển vọng kinh tế Nga 60

1.3 Những biện pháp của chính phủ Nga trong thời gian tới

nhằm thu hút đầu tư nước ngoài 64

II. Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam 66

1. Bài học kinh nghiệm 66

2. Kiến nghị với các doanh nghiệp 70

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Liên Bang Nga- Tình hình và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ngoài 3.2 Chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Liên bang Nga Từ năm 1991 đến nay, sau những năm cải cách đầy sóng gió, nền kinh tế Nga đã có những biến đổi sâu sắc của một bộ mặt mới đang hiện hành. Chính trong giai đoạn có tính bước ngoặt để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng để bước vào thời kỳ phục hồi, vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài trở nên cực kỳ cấp bách. Nền kinh tế Liên bang Nga trông chờ vào đầu tư nước ngoài chủ yếu ở hai dạng: đầu tư trực tiếp và đầu tư chứng khoán. Từ giữa năm 1994 thị trường chứng khoản ở Nga đã trở nên khá sôi động. Đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, việc tham gia mua bán trái phiếu, cổ phiếu không thuần túy chỉ là việc kiếm lời mà thông qua đó còn để tìm kiếm thông tin kinh tế, chọn bạn hàng và quyết định đầu tư. Khi hoạch định chiến lược thu hút FDI, các nhà lãnh đạo Nga đã dựa trên quan điểm: coi FDI là nguồn đầu tư chủ đạo để tạo ra hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao, đem lại công nghệ và thiết bị hiện đại cùng những kinh nghiệm và phong cách quản lí tiên tiến. Đồng thời đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được xem là hoạt động không làm tăng nợ của chính phủ mà còn tạo ra công cụ để trả nợ và đảm bảo cho nền kinh tế Nga liên kết có hiệu quả với các nền kinh tế khu vực và thế giới. Với các mục tiêu cơ bản như vậy, chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Nga được nhằm vào các nhiệm vụ cụ thể như sau: Hình thành những đơn vị kinh tế hoạt động có hiệu quả cao. Góp phần tạo ra sự ổn định về tài chính như một điều kiện cần thiết cho việc phục hồi nền kinh tế liên bang. Phát triển mạnh các ngành sản xuất tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của đông đảo nhân dân. Thúc đẩy cải tổ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành tiên tiến, có công nghệ thiết bị hiện đại. Góp phần hình thành môi trường cạnh tranh lành mạnh chống độc quyền Tăng kim ngạch xuất khẩu theo hướng tạo lập các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu II.Thực trạng FDI tại Liên bang Nga trong những năm gần đây 1.Quy mô vốn đầu tư Trong những năm từ 1995-1999 tình hình kinh tế xã hội Nga luôn biến động do khủng hoảng chính trị giữa Duma quốc gia ( tức quốc hội) và chính phủ của Tổng thống. Hiện tượng thay đổi nội các liên tục, nạn thất nghiệp, xung đột vũ trang ở Chesnya đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại và vì thế không dám bỏ tiền vào đầu tư tại Nga. Chúng ta có bảng số liệu rất ảm đạm về tình hình đầu tư nước ngoài tại Nga trong thời gian này như sau : Vốn đầu tư nước ngoài 1995 1996 1997 1998 1999 Giá trị vốn đầu tư ( Tỉ USD) Tỉ lệ (%) Giá trị vốn đầu tư ( Tỉ USD) Tỉ lệ % Giá trị vốn đầu tư ( Tỉ USD) Tỉ lệ (%) Giá trị vốn đầu tư( Tỉ USD) Tỉ lệ (%) Giá trị vốn đầutư ( Tỉ USD) Tỉ lệ (%) FDI 1,88 67,11 2,1 32,1% 3,9 37,12% 3,36 28,5% 4,260 44,6% Đầu tư nước ngoài khác 0,92 32,9 4,42 67,9% 6,6 62,9% 8,41 71,5% 5,3 55,4% Tổng số 2,8 100 6,51 100% 10,5 100 11,77 100 9,56 100% Đầu năm 2000, với sự kiện Tổng thông V.Putin lên cầm quyền, tình hình đầu tư nước ngoài vào Nga đã có bước cải thiện. Sở dĩ như vậy là vì ông Putin là một nhân vật được sự ủng hộ của nhiều đảng phái và có mối quan hệ hoà hảo với Đảng Cộng sản Nga , đảng chiếm đa số trong Duma quốc gia Nga. Với việc thực thi một số chính sách mới về các vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp, tình trạng nợ lương... và thái độ cứng rắn dứt khoát trong việc giải quyết vấn đề Chesnya, tổng thống Putin đã bước đầu ổn định được tình hình đất nước, sự đối đầu giữa Duma và tổng thống đã được dẹp bỏ. Do có sự thay đổi như vậy nên tình hình đầu tư nước ngoài vào Nga đã có bước khởi sắc, theo số liệu của Uỷ ban thống kê quốc gia Nga (Rusian Goskomstat) thì năm 2000 có 10,958 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Nga trong đó có 4,429 tỷ USD là vốn FDI. Bước sang năm 2001, tổng đầu tư nước ngoài vào Nga đã tăng 30,1% so với năm 2000, đạt 14,26 tỷ USD.Tuy nhiên số vốn FDI thì lại giảm 11,1% so với năm 2000 (năm 2001 FDI vào Nga chỉ còn là 3,98 tỷ USD). Tỷ trọng của FDI trong tổng vốn đầu tư nước ngoài theo đó giảm từ 40,4% năm 2000 xuống còn 27,9% trong năm 2001. Cũng theo số liệu của uỷ ban thống kê quốc gia Nga, vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Nga trong nửa đầu năm 2002 vẫn tiếp tục tăng ( tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2001) và đạt 8,4 tỷ USD, và xu hướng sụt giảm của FDI vẫn tiếp diễn. FDI vào Nga trong 6 tháng đầu năm 2002 đã giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2001 và chỉ đạt 1,87 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 6-2002, tổng giá trị vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Nga đã đạt 38,1 tỷ USD tuy nhiên tỷ lệ FDI trong tổng vốn đầu tư nước ngoài tính chung đã giảm còn 48,7% ( con số này cho đến cuối năm 2001 vẫn còn là 51,9%) ( Nguồn: Báo Biki của Nga ngày 20/4 và 22/8 năm 2002). 2.Cơ cấu nguồn vốn FDI vào Nga 2.1Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành Xem xét cơ cấu vốn FDI theo ngành trong năm 1998 và 1999 được thể hiện bằng bảng số liệu dưới đây chúng ta thấy nhìn chung lượng vốn đầu tư vào các ngành khác nhau không có sự cân đối hợp hợp lý, cụ thể: +Xu hướng đầu tư chỉ tập trung vào những ngành kinh tế và công nghiệp vốn là thế mạnh sẵn có của Nga như năng lượng đặc biệt là khai thác dầu mỏ, công nghiệp thực phẩm, dịch vụ ăn uống công cộng... +Tỷ trọng FDI vào các ngành không cố định mà thay đổi liên tục qua các năm. +Các nhà đầu tư nước ngoài lúc đầu thường đổ xô vào đầu tư ở những ngành có lợi nhuận cao, những ngành có tỷ lệ rủi ro thấp và những ngành nhanh thu hồi vốn( Thương mại , dịch vụ là chủ yếu, trong công nghiệp thì chủ yếu là ngành năng lượng nhất là dầu mỏ) sau đó mới toả ra các ngành khác. Trong năm 1999, mặc dù nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1998 nhưng vốn FDI rót vào ngành năng lượng vẫn tăng đáng kể ( tăng 687,7 triệu USD so với năm 1998) chiếm 41% trong tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga ( năm 1998 con số này là 9,1%) Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành giao thông vận tải công cộng và thương mại cũng như công nghiệp thực phẩm trong năm 1999 cũng gia tăng so với năm 1998 do những ngành này ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năm 1998. Ngược lại, do thị trường chứng khoán bị sụp đổ năm 1998 khiến cho hầu như không có đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực tài chính, tín dụng vì đây là lĩnh vực quá rủi ro tại Nga. Một xu hướng tiêu cực nữa là vốn FDI vào các ngành sản xuất giảm sút mạnh. Hầu như không có một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nào vào nghành công nghiệp chế biến gỗ, vốn đầu tư trực tiếp vào ngành công nghiệp luyện kim cũng quá nhỏ bé so với tiềm năng của nó. Bảng số liệu năm 1998-1999 Đơn vị: triệu USD Các ngành thu hút FDI lớn nhất 1998 1999 USD Tỷ trọng (%) USD Tỷ trọng (%) Liên bang Nga 3360,8 100 2428,8 100 Dịch vụ công cộng 8,7 0,3 6,6 0,3 Năng lượng 307,4 9,1 995,1 41,0 Dịch vụ đảm bảo thị trường hoạt động 253,5 7,5 16,9 1,9 Tài chính tín dụng 66,2 2,0 0,0 Giao thông công cộng và thương mại 489,2 14,6 318,3 13,1 Công nghiệp thực phẩm 1192 35,5 483,2 19,9 Luyện kim màu 58,4 1,7 3,6 0,1 Vận tải 128,6 3,8 129,3 5,3 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 111,8 3,3 0,0 Công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông 122,1 3,6 68,7 2,8 Chế tạo máy 61,8 2,5 (Nguồn: Niên giám thương mại Nga 1995-1999) Năm 2001 đã có 3,98 tỷ USD vốn FDI vào Nga, trong đó đầu tư lớn nhất là vào công nghiệp ( 39,7%), tiếp theo là vào ngành thương mại và dịch vụ ăn uống công cộng (37,1% ), công nghiệp thực phẩm (10,9%), luyện kim đen (7,5%), khai thác dầu khí (6,8%), các hoạt động thương mại duy trì chức năng của thi trường(5,6%), giao thông vận tải (5,3%), chế tạo máy và chế tác kim loại(4,9%) Bảng số liệu năm 2001 Các ngành Tổng vốn đầu tư nước ngoài (triệuUSD) Đầu tư trực tiếp (triệu USD) Đầu tư khác (triệu USD) Thương mại dịch vụ và ăn uống công cộng 5290 757 4507 Công nghiệp thực phẩm 1557 528 1019 Luyện kim đen 1072 119 878 Công nghiệp nhiên liệu 1023 430 565 HĐ thương mại duy trì chức năng của thị trường 792 227 487 Giao thông vận tải 758 689 68 Điện tử viễn thông 507 138 326 Luyện kim màu 475 21 453 Công nghiệp hoá và hoá dầu 275 88 186 [Nguồn: Tình hình đầu tư ở Nga năm 2001- Báo Biki (tiếng Nga ) 18/4/2002] 2.2 Cơ cấu FDI chia theo nước chủ đầu tư Có thể thấy rằng vốn FDI vào Liên bang Nga trong giai đoạn 1995-1999 tính theo nước chủ đầu tư nhìn chung là không ổn định.Mỹ vẫn là nước có lượng FDI đầu tư nhiều nhất vào Nga. Trong các nước đầu tư nhiều nhất vào Nga thì chỉ có Mỹ, Anh, Hà Lan là luôn giữ được mức độ tăng vốn đầu tư so với năm 1995. Bảng số liệu về những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu vào Nga năm 2001 (Nguồn : Báo Biki 18/04/2002- tiếng Nga) Quốc gia Tổng đầu tư Trực tiếp Hình thức khác Cộng hoà Síp 2331 512 1666 Mỹ 1604 1084 517 Anh 1553 273 1188 Thụy Sĩ 1341 51 1289 Hà Lan 1249 576 670 Đức 1237 495 742 Pháp 1201 51 1151 Nhật 408 184 224 Italia 170 45 124 Thụy Điển 72 15 53 Nước đầu tư Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 A B A B C D A B C D A B C D Tổng 2796,7 100 6506,1 100 3709.4 132.63 10.5 100 7.703 275.4 11773 100 8976.3 320.96 Mỹ 812,9 29,1 1695,2 26,1 882.3 108.54 2.806 26.7 1.993 245..2 2238.5 19.01 1425.6 175.37 Thụy Sĩ 419,8 15 1222,4 20.3 903.6 215..25 4.719 16.4 1.299 309.5 410.6 3.49 -9.2 -2.19 Hà Lan 83,3 3,09 979,6 15.1 896.6 1075.99 521 5.0 438 525.5 876.5 7.45 793.2 952.22 Anh 161,4 8,8 486,4 7.5 325 201.36 2..299 21.9 2.138 1324.4 1591.1 13.51 1429.7 885.81 Đức 293,5 10,5 288,9 4.4 -4.6 -37 1.543 14.7 1..250 425.7 2848.1 24.19 2554.6 870.39 Pháp 95,9 3,4 41,7 0.6 -54..2 -56.52 208 2.0 312 116.9 1545.9 13.13 1450 1511.99 áo 71,8 2,6 63,6 2.5 91.8 127.86 257 2.4 185 257.9 Bỉ 105,3 3,8 65 1 -40.3 -38..27 26.3 0.3 -79 -75 Các nước đầu tư lớn nhất vào Nga giai đoạn 1995-1998 Nguồn : Niên giám thương mại Nga 1995-1999 Và ủy ban thống kê quốc gia Nga -Russia’s Goskomstat. Bảng xếp hạng những nước đầu tư FDI lớn nhất vào Nga trong năm 2001 Quốc gia Giá trị FDI Các lĩnh vực đầu tư chính - Mỹ 4,08 tỷ USD Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, nhiên liệu và năng lượng, luyện kim -CH Síp 3,72tỷUSD Thương mại, thực phẩm, giao thông vận tải và kiểm toán -Hà Lan 2,15 tỷ USD Giao thông vận tải, Thực phẩm, Hóa học -Anh 1,89 tỷ USD Nhiên liệu, thương mại, dịch vụ giải trí, quảng cáo và kiểm toán - Đức 1,51 tỷ USD Thực phẩm, luyện kim -Thụy sĩ 603 triệu USD Thông tin liên lạc -Pháp 354 triệu USD Thông tin liên lạc -Nhật Bản 349 triệu USD Nhiên liệu và năng lượng -Italy 180 triệu USD Thông tin liên lạc ( Nguồn : số liệu của ủy ban thống kê quốc gia Nga –Russia Goskomstat 2002) Có thể thấy rằng hiện nay nguồn vốn FDI vào Nga chủ yếu là từ các nước Tây Âu và Mỹ. Mặc dù là nền kinh tế mạnh thứ 2 thế giới nhưng lượng FDI của Nhật vào Nga còn rất khiêm tốn và lĩnh vực đầu tư cũng còn hạn chế, chủ yếu là vào các ngành nhiên liệu và năng lượng. Năm 2001 tuy đã vươn lên vị trí thứ 8 trong số những nước có vốn FDI nhiều nhất vào Nga nhưng giá trị vốn FDI thì vẫn còn quá nhỏ( chỉ là 349 triệu USD) (Năm 1997 Nhật đứng thứ 13 trong số những nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga, chiếm 2% vốn FDI vào Nga ). Đây là một kết quả mà cả hai phái Nga và Nhật đều không mong muốn. Đối với Nga, việc cải thiện mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với Nhật Bản là yếu tố quyết định để tranh thủ nguồn vốn và công nghệ hiện đại của Nhật Bản phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế vùng viễn đông và Xibêri.Trong khi đó Nhật Bản lại là nước luôn thiếu tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, trên 70% nhu cầu về dầu lửa là phải nhập khẩu từ Trung Đông, vì vậy Nhật Bản muốn đầu tư vào khai thác tài nguyên ở vùng viễn đông và Xibêri, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt để có thể tiết kiệm chi phí và chủ động hơn, từ đó sẽ bớt phụ thuộc vào Mỹ và cạnh tranh với Trung Quốc III. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Liên bang Nga Trong những năm cải cách nền kinh tế, đầu tư nước ngoài đã đem lại cho nước Nga một khoản vốn đầu tư khoảng 38,1 tỷ USD. Mặc dù chưa đạt được những mục tiêu đề ra nhưng khoản vốn đầu tư trên đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đó là việc cải thiện thiếu vốn cho nền kinh tế Nga trong khi ngân sách Liên bang không đủ để trang trải những khoản chi tiêu, mất chức năng đầu tư nội địa, sự đầu tư nước ngoài vào một số vùng, lãnh thổ và ngành kinh tế của Liên bang Nga đã làm cho những khu vực được đầu tư có cơ hội được phát triển và phát huy thế mạnh của mình thay vì mỏi mắt trông chờ vào nguồn đầu tư của chính phủ liên bang. Thông qua 10 năm đổi mới và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, môi trường kinh tế Liên bang Nga đã được cải thiện rõ rệt, đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy quá trình tư nhân hoá ở Liên bang Nga. Trong những năm cải cách kể từ khi Liên xô tan rã, việc áp dụng mô hình kinh tế quốc doanh, quan liêu bao cấp đã trở nên lỗi thời thậm chí trở thành vật cản trong quá trình cải cách nền kinh tế. Tiêu chí chủ yếu của công cuộc cải cách nền kinh tế là chuyển nền kinh tế Liên bang Nga sang nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh mà cốt lõi của vấn đề sẽ là quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp nhà nước hoạt động không có hiệu quả. Quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp này sẽ khó thành công tuyệt đối nếu như không có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài bởi việc huy động dân chúng ở Nga tham gia quá trình tư nhân hoá sẽ không thể đạt hiệu quả cao nhất do yếu tố kinh tế và một phần do quan niệm, lối suy nghĩ. Hơn nữa nước Nga mới bước đầu xây dựng một nền kinh tế thị trường giữa lòng Châu Âu văn minh, việc đòi hỏi xã hội thích nghi với mọi vấn đề của kinh tế thị trường như việc đẩy mạnh quá trình tư nhân hoá là một điều khó thực hiện được một sớm một chiều. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình tư nhân hoá dưới nhiều hình thức chủ yếu là việc mua cổ phiếu, lập công ty cổ phần sẽ thúc đẩy quá trình tư nhân hoá của Nga được diễn ra nhanh chóng bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài đến từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển và hiện đại hơn Liên bang Nga rất nhiều, họ đã có nhận thức và kinh nghiệm rất lớn về kinh tế thị trường cũng như về quá trình tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư nước ngoài giúp cho các xí nghiệp, cơ sở kinh tế lớn của Nga thoát khỏi tình trạng bị phá sản, phục hồi lại và phát huy tiềm năng công nghiệp của Liên bang Nga đặc biệt là công nghiệp năng lượng và vũ trụ. Phát triển được một số lĩnh vực quan trọng như thị trường chứng khoán, dịch vụ đảm bảo thị trường hoạt động, tín dụng tài chính và bảo hiểm... Đầu tư nước ngoài đã góp phát triển kinh tế tại những vùng lãnh thổ xa xôi ở Liên bang Nga có tiềm năng khoáng sản rất lớn mà chính phủ chưa có đủ khả năng đầu tư. Trong những năm cải cách nền kinh tế Liên bang Nga với sự tham gia của các hoạt động đầu tư nước ngoài nền kinh tế Liên bang Nga đã được cơ cấu lại theo xu hướng kinh tế thị trường. Nền kinh tế đã được chuyên môn hoá ở một số ngành kinh tế trọng điểm, cơ cấu phát triển theo vùng và lãnh thổ đây là đóng góp quan trọng để Nga có khả năng khai thác hết tiềm năng của các khu vực kinh tế cũng như các ngành kinh tế. 1. Đầu tư nước ngoài đối với việc giải quyết vấn đề thiếu vốn tại Liên bang Nga Đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, một trong những mục tiêu hàng đầu của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là giải quyết vấn đề thiếu vốn cho công cuộc phát triển kinh tế và công nghiệp hoá đất nước. Điều này càng được khẳng định đối với một quốc gia lớn nhất nhưng không phải là giàu có nhất thế giới như Liên bang Nga bởi sau khi độc lập từ sự kiện Liên xô tan rã, nước Nga được thừa hưởng một cơ ngơi vĩ đại của Liên xô, trong đó đáng kể nhất là một vị thế siêu cường trên thế giới , một nền khoa học hùng mạnh bậc nhất và nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận. Nhưng đồng thời nước Nga cũng gánh vác luôn những gánh nặng, khó khăn và hậu quả do thất bại của công cuộc Liên xô dưới thời Goóc Ba Chốp để lại sau khi vị tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên xô này rời bỏ ngai vàng vẫn còn chưa kịp ấm hơi người. Những khó khăn mà nước Nga phải đương đầu đó là một nền kinh tế suy thoái trầm trọng, người dân Nga đáng thương - những con người của một dân tộc anh hùng trước kia đã từng đánh tan những thế lực xâm lược tàn bạo như Napôlêông và phát xít Đức, nay phải chen chúc xô đẩy nhau để giành giật mua một vài chiếc bánh mỳ tại kiốt gợi nhớ lại những thảm cảnh trước Cách mạng tháng 10; nợ nước ngoài mà Chính phủ Nga tiếp nhận trách nhiệm từ Liên xô là trên 100 tỷ USD, trong khi đó ngân sách chính phủ liên bang chao đảo vì các khoản nợ lương công nhân viên chức đến hàng nghìn tỷ rúp trong cả năm mà chưa giải quyết được; nền kinh tế tụt hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém cần rót thêm vốn để khởi động lại và vươn tới sự tăng trưởng... Hơn bao giờ hết, đầu tư nước ngoài là một trong những phương thuốc đặc trị cho vấn đề thiếu vốn, vai trò của đầu tư nước ngoài với việc giải quyết vấn đề thiếu vốn được thể hiện như sau: - Vốn đầu tư nước ngoài sẽ góp phần giải toả bớt sự thâm hụt ngân sách Trong bối cảnh những năm 90, ngân sách Liên bang Nga luôn luôn bị bội chi do phải chi phí cho hoạt động quốc phòng qua lớn để đảm bảo an ninh cho một đất nước với chu vi dài 58.562 km; trả nợ nước ngoài, trả nợ lương cho người lao động và đầu tư vào các hoạt động khác trong khi nền kinh tế liên tục tuột dốc với mức tăng trưởng âm (năm 1992 là - 14,5%; năm 1993 - 8,6%; năm 1994 -12,4%; năm 1995 - 4,1%; năm 1996 -5,5%). Trong những năm cải cách các nguồn thu của ngân sách liên bang nói chung giảm (từ 53,1% năm 1992 xuống còn 49% năm 1994 và 1995).Trên thực tế ngân sách liên bang đã đánh mất vai trò đầu tư của mình, mất đi mối quan hệ với các khu vực và trở thành nguồn chi phí sản xuất; 71% chi phí cho hoạt động kinh tế quốc dân và 80% cho hoạt động văn hoá xã hội được lấy từ ngân sách của các chủ thể trong liên bang; 60% ngân sách nhà nước liên bang năm 1992 chi cho các hoạt động quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và chi tiêu của chính phủ. Điều đó có thể thấy rằng ngân sách liên bang Nga chưa đủ khả năng đầu tư cho nền kinh tế, trong khi các khoản viện trợ thường chậm và thường bị các tổ chức tài chính quốc tế mà kẻ đứng sau đó không ai khác là Mỹ luôn đưa ra các điều kiện chặt chẽ. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp nền kinh tế Nga được đầu tư để phát triển khi mà ngân sách nhà nước khó lòng thực hiện được chức năng đầu tư cho nền kinh tế. -Vốn đầu tư nước ngoài sẽ là một nhân tố không thể thiếu đối với Liên bang Nga để thực hiện thành công quá trình cải cách kinh tế và xã hội. Trong những năm cải cách, nền kinh tế Nga luôn phải đối đầu với vấn đề nan giải là thiếu vốn, thiếu hụt ngân sách (9% GDP) và chưa có chiều hướng giảm; sự gia tăng số xí nghiệp mất khả năng thanh toán với số nợ gấp 4 đến 5 lần số tiền có trong tài khoản, tỷ lệ thất nghiệp cao (11,5% năm 1998). Chính trong bối cảnh mang tính bước ngoặt để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng trì trệ này để bước vào giai đoạn phục hồi, vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài trở nên vô cùng cấp thiết. Theo tính toán của các nhà kinh tế, ở thời kỳ này, hàng năm nền kinh tế Nga cần 12 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Còn trong 15 năm tới để hoàn thành công cuộc cải cách, nước Nga cần tới 800 đến 900 tỷ USD vốn đầu tư trong đó 300 đến 400 tỷ là vốn đầu tư nước ngoài trong khi dự trữ ngoại tệ gần như cạn kiệt (dưới 12 tỷ USD trong năm 1998). Số liệu đó có thể cho thấy công cuộc cải cách kinh tế Liên bang Nga khó lòng thành công nếu không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. 2. Đầu tư nước ngoài đối với vấn đề giải quyết công ăn việc làm tại Liên bang Nga Đầu tư nước ngoài luôn giữ một vai trò quan trọng đối với vấn đề giải quyết phần nào nạn thất nghiệp cho những nước nhận đầu tư, điều này vô cùng ý nghĩa đối với một đất nước rộng lớn như Liên bang Nga với dân số đứng thứ 5 trên thế giới (148,8 triệu người sau Trung quốc, ấn độ, Mỹ và Inđônêxia) trong đó số dân ở tuổi lao động ở khoảng 72 triệu người (theo số liệu của năm 1997). Con số đó đã cho thấy vấn đề thất nghiệp sẽ luôn là một nhân tố tiềm tàng ảnh hưởng tới ổn định xã hội nếu không được giải quyết một cách triệt để. Trong khi các doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nhà nước tại Liên bang Nga trong những năm đầu và giữa thập kỷ 90 luôn làm ăn thua lỗ, không tạo được đủ công ăn việc làm cho người lao động thì đầu tư của nước ngoài mà đặc biệt là đầu tư trực tiếp có tác dụng vô cùng to lớn giải quyết bớt nạn thất nghiệp cho nước Nga. Các nhà đầu tư nước ngoài đã có đóng góp tạo ra vô số cơ sở sản xuất, công ty mới, đem lại nhiều cơ hội việc làm một cách trực tiếp cho người lao động. Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã dẫn đến sự hình thành một số khu vực liên doanh với nước ngoài, năm 1987 dưới thời Liên xô cũ, lần đầu tiên khu vực này chỉ có 23 xí nghiệp liên doanh, cho đến nay đã có hơn 26 000 xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tất cả hầu như hoạt động có hiệu quả, con số đó rất có ý nghĩa bởi các xí nghiệp hoạt động tốt này đã đem lại việc làm cho hàng trăm nghìn người. Mặt khác, theo một cách gián tiếp, vốn đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy nền kinh tế Nga gượng dậy, dần phục hồi qua khủng hoảng, nó là chất xúc tác cho toàn bộ nền kinh tế phát triển, tạo cơ hội mở rộng một số ngành nghề kinh doanh và sản xuất hàng xuất khẩu, điều đó cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm mới. Theo số liệu thống kê được của Bộ Thương Mại Nga, đến cuối tháng 6 năm 1997, số người thất nghiệp ở Nga là 8,3 triệu người (11,5% số người ở tuổi lao động). Tại tháng 10 năm 1998, số người thất nghiệp là 9,12 triệu người (chiếm 12,4% số người ở độ tuổi lao động) và đến cuối năm 1998 con số này lên tới 9,73 triệu người (13,3% số người ở tuổi lao động). Đây cũng là thời điểm mà nhiều nhà đầu tư rút vốn khỏi Nga do khủng hoảng tài chính. Cho dù chưa có một quan điểm rõ ràng nào về tỷ lệ mối liên quan hữu cơ giữa đầu tư nước ngoài và nạn thất nghiệp, nhưng dẫu sao trong hoàn cảnh nền kinh tế Nga, nền kinh tế đã bị tụt hậu với Mỹ và Tây Âu, trình độ sản xuất chưa được tự động hoá cao nên các công ty nước ngoài tại Nga vẫn thường đầu tư vào sản xuất có sử dụng nhiều lao động, do vậy mà số người đến tuổi lao động có việc làm luôn tăng với sự gia tăng của vốn FDI và ngược lại. 3. Đầu tư nước ngoài đối với việc phát triển công nghệ. Sau khi Liên xô tan rã, nền kinh tế Nga bước vào giai đoạn khủng hoảng trì trệ, cơ sở hạ tầng đã bị tụt hậu so với Mỹ và Tây Âu rất nhiều. Trong khi ngân sách nhà nước rất eo hẹp, thu nhập quốc dân liên tục giảm từ năm 1991 đến năm 1997 khiến cho chính phủ không đủ khả năng đầu tư đổi mới công nghệ cho nền kinh tế, thêm vào đó là do những khó khăn về kinh tế, hiện tượng chảy máu chất xám chưa từng có trong lịch sử đã xảy ra với vô số những nhà khoa học tài năng của Nga ra nước ngoài làm việc với mức lương cao hơn, trình độ công nghệ ứng dụng mới vào sản xuất tại Nga trở nên rất hạn chế. Ví dụ như trong công nghệ thông tin được áp dụng ở Nga sau khi Liên xô tan rã, tỷ lệ sử dụng điện thoại chỉ là 5,3%, dùng mạng thông tin lạc hậu, chế độ bảo dưỡng không tốt, chỉ có 15,5% được trang bị kỹ thuật số và có đến 39,8 lỗi kỹ thuật xảy ra trên 100 đường dây điện thoại trong một năm. Công nghệ thông tin bưu chính viễn thông của Nga đã tụt hậu so với những nước phát triển những 20 năm. Trong điều kiện khó khăn như vậy đầu tư nước ngoài trở thành một nhân tố rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghệ tại Nga nhất là khi những ngành kinh tế mũi nhọn của Liên bang Nga thuộc những ngành công nghệ có sử dụng hàm lượng công nghệ nhiều hơn những ngành khác bao gồm công nghiệp năng lượng, dầu mỏ, công nghiệp quốc phòng, nghiên cứu vũ trụ, luyện kim, công nghiệp hoá dầu và hoá chất, chế tạo máy, công nghiệp chế biến giấy và các sản phẩm từ gỗ, vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc... chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP. Việc thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghệ trong những ngành này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế của Liên bang Nga. Thực chất của việc đầu tư vào những ngành công nghiệp nói trên sẽ là việc ứng dụng những công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động dẫn đến việc tăng sản lượng, chất lượng và giá thành hạ, thu nhiều lợi nhuận. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp mà họ tham gia đầu tư khiến cho người Nga có thể tận dụng cơ hội để học hỏi, tiếp thu công nghệ hiện đại để thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nền sản xuất trong nước. Một ví dụ chứng minh là việc đầu tư nước ngoài vào thành lập một số dự án liên doanh chế tạo ôtô ở Nga. Sau khi tách ra khỏi Liên xô hầu như tên tuổi một số hãng chế tạo ôtô lớn của Liên xô trước đây mà hiện nay Nga được thừa hưởng đã dường như bị trôi vào quên lãng, chỉ một số ít được tiêu thụ ở thị trường nội địa với sức cạnh tranh yếu ớt do công nghệ sản xuất quá cũ kỹ không tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao, hợp thị hiếu. Sự xuất hiện của các tập đoàn ôtô danh tiếng trên thế giới đã không những vực dậy những hãng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan.doc
  • docLuat DTNN Nga.doc
  • docMuc luc.doc
  • docPhu luc.doc
Tài liệu liên quan