Khóa luận Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các nước ASEAN trong khuôn khổ AFTA

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu và sự hình thành khu vực mậu

dịch tự do ASEAN -AFTA 4

I. Cơ sở lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế 4

1. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá. 4

1.1. Xuất khẩu giúp các quốc gia tận dụng lợi thế so sánh. 4

1.2. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ

sự nghiệp công nghiệp hoá. 4

1.3. Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy

sản xuất phát triển. 5

1.4 Xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống

người dân. 6

1.5 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ

kinh tế đối ngoại 6

2. Các lý thuyết chính về thương mại. 6

2.1. Mô hình cổ điển về lợi thế so sánh của David Ricardo. 6

2.2. Lý thuyết tân cổ điển về lợi thế so sánh của Heckscher- Ohlin. 6

2.3. Học thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế. 7

2.4. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia. 9

3. Các mô hình thương mại quốc tế được sử dụng trong hoạch định

chính sách xuất khẩu. 11

3.1. Chiến lược thay thế nhập khẩu. 11

3.2. Chiến lược hướng về xuất khẩu 13

4. Ngoại thương trong khu vực mậu dịch tự do 14

II. Giới thiệu về AFTA 17

1. Sự ra đời của AFTA. 17

2. Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) 20

2.1. Nội dung cắt giảm thuế quan 20

2.2. Cơ chế trao đổi nhượng bộ của CEPT 23

2.3. Vấn đề loại bỏ các rào cản phi thuế quan 23

3. Đặc điểm thương mại của khu mậu dịch tự do ASEAN. 24

3.1 Đi lên từ nông nghiệp. 24

3.2 Đi từ sử dụng nhiều lao động đến sử dụng nhiều tư bản và

kỹ thuật cao 25

3.3 Từ chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đến

hướng vào xuất khẩu. 25

3.4. Vốn và công nghệ của nước ngoài là một trong những yếu tố

then chốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu. 26

4. Tác động của việc thực hiện AFTA tới các nước ASEAN 26

Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào các nước

ASEAN trước và sau khi tham gia AFTA. 31

I. Quá trình hội nhập của Việt Nam vào AFTA. 31

1. Hội nhập của Việt Nam vào AFTA 31

2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập AFTA. 32

2.1. Cơ hội. 33

2.2. Thách thức. 34

II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào các nước

ASEAN trước khi Việt Nam gia nhập AFTA. 37

III. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào các nước

ASEAN sau khi Việt Nam gia nhập AFTA. 39

1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 39

2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 42

2.1 Dầu thô 44

2.2. Gạo 45

2.3. Linh kiện điện tử và ti vi, linh kiện máy tính và máy tính. 48

2.4. Hàng dệt may. 49

2.5. Cà phê. 51

2.6. Thuỷ sản. 53

3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào các nước

thành viên AFTA 55

3.1. Xuất khẩu Việt Nam sang Singapore 55

3.2. Xuất khẩu Việt Nam sang Thái Lan 59

3.3. Xuất khẩu Việt Nam sang Malaysia 61

3.5 Xuất khẩu Việt Nam - Philippines. 65

3.6 Xuất khẩu của Việt Nam vào Campuchia 68

III. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào các nước trong

AFTA thời gian qua. 69

1. Thành tựu. 69

2. Một số tồn tại và nguyên nhân. 70

2.1 Tồn tại 70

3.2 Nguyên nhân 74

Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam

sang các nước ASEAN 76

I. Những định hướng lớn về thúc đẩy xuất khẩu sang các nước

trong AFTA 76

1. Xu hướng phát triển của AFTA trong giai đoạn tới. 76

2. Định hướng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

vào ASEAN 79

2.1. Về quan điểm. 79

2.2. Về nguyên tắc. 81

3. Định hướng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 81

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào

các nước trong AFTA 86

1. Giải pháp về phía Nhà nước 86

1.1 Đổi mới căn bản nội dung cơ chế chính sách: 86

1.2. Chính sách vốn – tài chính – tiền tệ – tín dụng. 89

1.3. Chính sách công nghệ. 91

1.5. Đảm bảo quyền bình đẳng của các chủ thể tham gia hoạt động

xuất nhập khẩu. 93

1.6. Các vấn đề về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại. 95

1.7. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xoá bỏ các rào cản bất hợp lý

đang cản trở hoạt động xuất khẩu. 96

2. Về phía doanh nghiệp . 98

2.1 Xây dựng chiến lược dài hạn hướng ra thị trường ngoài nước. 100

2.2 Xây dựng lợi thế cạnh tranh tổng hợp trên thị trường quốc tế. 101

2.3. Đổi mới,hiện đại hoá công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu với

chi phí thấp. 102

2.4. Tạo ra thương hiệu mạnh mang tầm vóc quốc tế. 103

2.5. Liên kết các doanh nghiệp trong nước để tạo ra sức mạnh

cạnh tranh quốc tế. 105

Kết luận 106

Tài liệu tham khảo.

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các nước ASEAN trong khuôn khổ AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chủ yếu là nhận gia công hơn là mua nguyên liệu bán thành phẩm. Do đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không chủ động tìm kiếm bạn hàng và tìm hiểu thị trường nước ngoài để xuất khẩu trực tiếp. Nếu doanh nghiệp may chịu khó đầu tư nghiên cứu để phát triển sản phẩm, đổi mới mặt hàng và kiểu dáng cho phù hợp thì có thể khai thác thị trường đầy tiềm năng này. Bảng 18: Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang ASEAN Đơn vị: 1000 USD Nước 2000 2001 Bạn hàng thứ Xuất khẩu Bạn hàng thứ Xuất khẩu Malaysia 12 27.631 15 25.009 Singapore 16 21.966 18 16.427 Thái Lan 33 2.413 31 3.302 Lào 37 2.245 35 2.777 Philippines - - 46 618 Campuchia 50 1.076 59 618 Brunei 44 1.602 54 801 Indonesia - - 67 455 Myanmar 57 703 88 134 Nguồn: Vụ tổng hợp và thông tin, Tổng cục thống kê Cơ cấu thị trường cho thấy hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường này cũng chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian. Hai thị trường chủ yếu trong ASEAN là Malaysia và Singapore. Trong đó, Singapore là thị trường trung gian, Việt Nam nhận gia công từ nước này với phần giá trị gia tăng thấp dưới 30% giá trị xuất khẩu. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có lợi thế lớn về sản xuất hàng dệt may. Theo nghiên cứu của World Bank vào năm 1999 về hệ số lợi thế so sánh giữa các nước ASEAN về một số mặt hàng, thì dệt may Việt Nam có hệ số 3,1 chỉ sau Philippines (4,4) hơn cả Thai Lan (2,2) và Indonesia (2,1), Malaysia (1,4) những nước đang là nhà cung cấp hàng dệt may lớn cho thị trường thế giới. Song ngành may vẫn chưa tận dụng được hết lợi thế của mình. Ngành này vẫn là khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh. Đánh giá của JETRO Nhật Bản trong một nghiên cứu về khả năng cạnh trạnh của ngành may Việt Nam: năng lực may thấp (nơi cao nhất chỉ bằng 2/3 năng suất trung bình của Nhật), chưa thiết lập được hệ thống sản xuất phân đoạn, thiếu mẫu, cắt chưa chính xác, có quá nhiều công đoạn thừa, tốc độ thấp, máy móc thiết bị kém, quản lý lao động chưa khoa học.... Nhưng yếu kém hơn cả là về tạo mẫu và Marketing kém năng động trong tìm kiếm và mở rộng thị trường. Tâm lý thụ động trông chờ vào sự nâng đỡ của Nhà nước còn khá phổ biến. Theo xu hướng chuyển dịch của ngành dệt may thế giới, đầu tư của các nước phát triển hơn trong khu vực sang sản xuất và gia công tại Việt Nam là xu hướng tất yếu. Nhưng việc tìm giải pháp tăng trưởng trong xuất khẩu trực tiếp, giảm gia công và xuất khẩu qua trung gian là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả thực tế của ngành may Việt Nam. 2.5. Cà phê. Việt Nam sản xuất cà phê chủ yếu để xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng trong nước không đáng kể, chiếm chưa tới 10% sản lượng. Việt Nam sản xuất và xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta, gần đây đã chuyển hướng tăng mạnh diện tích cà phê chè Arabica (chiếm 35%). Phần lớn diện tích cà phê Arabica mới trồng chưa cho thu hoạch nên tỷ trọng cà phê Arabica trong cà phê xuất khẩu của Việt Nam mới đạt khoảng 4%. Năng suất cà phê Việt Nam vào loại cao nhất nhì thế giới, cao hơn Indonesia 1,5 - 1,7 lần. Do điều kiện thiên nhiên và sinh thái thuận lợi không chỉ cho năng suất cao mà chất lượng còn tốt. Bên cạnh đó nguồn lao động dồi dào, giá tiền công thấp so với các nước đã tạo cho cà phê Việt Nam sức cạnh tranh cao nhờ "lợi thế chi phí thấp, giá thành rẻ". Thế giới đánh giá cao về chất lượng và tính thơm ngon của cà phê Việt Nam mà ít nước nào có được. Hiệp hội cà phê ca cao thế giới đã xếp cà phê của Việt Nam có chất lượng tốt hơn cả ấn Độ và Indonesia. Đến nay, cà phê Việt Nam đã có mặt ở 90 nước trên thế giới, trong đó phần lớn kim ngạch được xuất khẩu trực tiếp. Cà phê Việt Nam đã có vị trí và uy tín ngày càng tăng trên thị trường cà phê khu vực và thế giới. Do đó, khối lượng xuất khẩu qua các thị trường trung gian như Singapore và Malaysia là không lớn. Trong các nước ASEAN khác, một số nước nước sản xuất và xuất khẩu cà phê với khối lượng lớn, số khác không sản xuất thì chỉ tiêu dùng cà phê với khối lượng nhỏ. Các nước này cũng không phải là những nhà chế biến rang xay xuất khẩu nên lượng cà phê xuất khẩu sang ASEAN vẫn còn quá nhỏ bé so với xuất khẩu cà phê Việt Nam. Bảng 19: Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang các nước ASEAN Thị trường 2000 2001 Khối lượng (Tấn) Giá trị (1000 USD) Khối lượng (Tấn) Giá trị (1000 USD) Tổng 733.934 501.447 931.069 391.234 Singapore 57.383 41.701 33.872 14.324 Philippines 1.914 1.189 10.451 4.084 Malaysia 4.560 3.227 5.634 2.227 Indonesia 2.452 1.688 4.421 1.803 Thái Lan 14.422 10.794 235 115 Lào 383 208 100 51 Nguồn: Tổng cục Thống kê, “Xuất nhập khẩu Việt Nam 2000, 2001” Thị trường xuất khẩu trung gian Singapore đang mất dần vị thế của mình. Năm 2000, Singapore là nhà xuất khẩu cà phê thứ tư của Việt Nam thì năm 2001 đã tụt xuống thứ 11. Năm 2001 Sing nhập khẩu của Việt Nam 33.872 tấn, khối lượng quá nhỏ bé so với Mỹ 146.025 tấn, Đức 122.343 tấn, Thuỵ Sĩ 104.954 tấn, Bỉ 90.653 tấn, ... Lượng cà phê xuất khẩu vào các thị trường tiêu thụ khác trong ASEAN như Thái Lan, Philippines không ổn định do mức cầu thấp, hơn nữa Việt Nam mới chỉ chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân và sơ chế (95%). Các sản phẩm cà phê rang, xay, hoà tan mới bước đầu thâm nhập thị trường này. Ngành cà phê vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển và mở rộng thị trường. tuy thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là Mỹ, và EU nhưng chúng ta cũng nên quan tâm tới thị trường gần kề là ASEAN, thị trường đầy tiềm năng và mức cầu đang tăng lên có thể trở thành thị trường quan trọng cho cà phê chế biến Việt Nam. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất khẩu, ngành cà phê Việt Nam cần phải tiến hành sản xuất theo quy hoạch chặt chẽ, đảm bảo cân đối nước - vườn và cân đối giữa hai chủng loại Robusta và Arabica trong phát triển cây cà phê. - Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao tỷ trọng cà phê cấp độ cao và tỷ trọng cà phê chế biến sâu. - Đổi mới tiêu chuẩn chất lượng và hoàn thiện công tác quản lý, kiểm tra chất lượng để nâng cao uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. - Có chính sách đúng đắn trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến cà phê. - Nghiên cứu tổ chức thị trường cà phê kỳ hạn tại Việt Nam để người trồng cà phê có thể tự bảo hiểm rủi ro, không cần tới sự trợ giúp của Nhà nước. 2.6. Thuỷ sản. Thuỷ sản là ngành có lợi thế lớn của nền kinh tế Việt Nam. Nước ta có 3.200km bờ biển, có thể phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước biển. Diện tích nước lợ đưa vào nuôi tôm có thể đạt khoảng 500.000 ha, trong đó hơn 100.000 ha có thể nuôi tôm công nghiệp. Nước ta có một vùng nuôi tôm sinh thái lớn nhất thế giới ở bán đảo Cà Mau., diện tích có thể đạt tơí 400.000 ha. Việt Nam lại có vùng nuôi tôm nước mặn và nước biển rất lý tưởng ở vịnh Bắc Bộ, với nhiều hải sản quý, có khả năng áp dụng công nghệ cao đang hứa hẹn tạo ra bước đột phá về nuôi hải sản ở Quảng Ninh và Hải Phòng. Theo bộ thuỷ sản, nguồn tài nguyên thủy sản xa bờ của nước ta có trữ lượng 1.932.382 tấn/năm, khả năng khai thác là 771.775 tấn/ năm. Đây thực sự là tiềm năng nguyên liệu lớn mà Việt Nam có thể khai thác phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Với một tiềm năng to lớn như vậy, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh. Trong 10 tháng đầu năm 2003 đã đạt 1,847 tỷ USD. Tuy nhiên, ASEAN chỉ chiếm thị phần khá khiêm tốn trong xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Bảng 20: Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào ASEAN Đơn vị: 1000 USD Năm Thị trường 2000 2001 Thái Lan 33.780 26.962 Singapore 24.130 23.425 Malaysia 10.916 11.266 Indonesia 2.436 930 Campuchia 4.991 5.751 Tổng giá trị xuất khẩu 1.478.493 1.816.365 % ASEAN 5,16% 3,76 Nguồn: Tổng cục thống kê, “Xuất nhập khẩu Việt Nam 2000, 2001” Trong các nước ASEAN, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia đều là các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn của thế giới. Đồng thời các nước này cũng không phải thị trường tiêu thụ hàng thuỷ sản lớn (85- 90% thương mại hàng thuỷ sản là ở các nước tư bản phát triển). Thái Lan nổi lên là thị trường khá lớn, đứng thứ 7. Năm 2001 kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản lên tới 26,9 triệu USD nhưng còn thua kém xa các nước nhập khẩu lớn khác như Mỹ (481 triệu USD) Nhật Bản (479,8 triệu USD) Trung Quốc (253,3 triệu USD) Hàn Quốc (111,2 triệu USD) Hồng Kông (93,5 triệu USD) Đài Loan (85,2 triệu USD) Thái Lan chủ yếu nhập khẩu sản phẩm sơ chế làm nguyên liệu cho ngành thuỷ sản chế biến nước này. Thái Lan là nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới và có ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản vào loại hiện đại nhất thế giới. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể hợp tác, học hỏi Thái Lan thông qua quan hệ thương mại và đầu tư. Singapore là nước tái xuất thuỷ sản lớn trên thế giới. Nước này có mối quan hệ bạn hàng ổn định, lâu dài với nhiều nước nhập khẩu thuỷ sản lớn. Đặc biệt, Singapore có hệ thống kiểm định chất lượng rất chặt chẽ nên nhiều nước rất tin tưởng khi nhập khẩu từ nước này. Hiện nay, Singapore là thị trường hoàn toàn phi thuế, lại là thành viên của WTO và tham gia nhiều hiệp định mậu dịch tự do khác, trong đó có khu vực mậu dịch Singapore - Mỹ. Trong điều kiện hàng hoá Việt Nam mới xâm nhập vào thị trường thế giới hơn 10 năm nay, vẫn phải chịu nhiều sự phân biệt và rào cản (như vụ thua kiện bán phá giá cá tra, basa và sắp tới đây là vụ kiện về tôm của Mỹ) thì việc xuất khẩu qua thị trường trung gian như Singapore là không tránh khỏi dù chúng ta đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp. Việt Nam vẫn có thể thu lợi ích qua việc khai thác thị trường trung gian Singapore thông thoáng. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Campuchia đạt kim ngạch khá (5,7 triệu USD vào năm 2001) nhưng nó không phản ánh thực tế buôn bán mặt hàng này giữa hai nước. Campuchia không tiêu thụ hàng thuỷ sản mà chỉ có thị trường chung chuyển để vào Đông Bắc Thái Lan. Dù hiện tại ASEAN là thị trường không mấy quan trọng của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (chiếm khoảng 5%), tuy nhiên, trong tương lai khi mức sống tăng lên, nhu cầu về mặt hàng này sẽ tăng, mở ra cơ hội cho các công ty chế biến thuỷ sản của Việt Nam. Nhìn chung, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào các nước ASEAN còn quá nghèo nàn và phụ thuộc nặng nề vào một số ít mặt hàng. Hàng hoá chủ yếu dưới dạng thô, sơ chế và gia công, lượng giá trị gia tăng chưa cao. Một điều dễ thấy là nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu lớn như da giầy, dệt may, thuỷ sản, cà phê, cao su, hạt điều… lại vắng bóng trên thị trường này. Rõ ràng, ASEAN vẫn chưa phải là thị trường tiêu thụ của Việt Nam do cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu trùng lặp. Tuy nhiên, hiện tượng kim ngạch xuất khẩu hàng linh kiện điện tử phát triển đột biến năm 1995 lượng xuất khẩu còn rất nhỏ thì tới nay giá trị xuất khẩu đã vượt qua cả gạo trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia vào phân công lao động trong khu vực, hơn nữa cạnh tranh thành công trên thị trường AFTA nếu có bước đi phù hợp, phát triển sản xuất dựa trên lợi thế so sánh của mình. 3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên AFTA Việc gia nhập AFTA và hưởng thuế quan CEPT đã dẫn đến một số thay đổi trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN. Singapore, Malaysia và Thái Lan vẫn giữ vị trí trung tâm hàng đầu trong xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN. Đáng chú ý là có sự đột phá trong xuất khẩu vào hai thị trường mới nổi trong ASEAN là Indonesia và Philippines. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hai thị trường này tương ứng là 53,8 triệu USD và 41,5 triệu USD, tới năm 2002 các con số này đã là 300,2 triệu USD và 315,3 triệu USD. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu vào các nước thuộc AFTA qua các năm có sự tăng giảm thất thường (trừ xuất khẩu sang Thái Lan liên tục tăng trưởng qua 7 năm). Chẳng hạn xuất khẩu sang Singapore năm 1997 đạt tới 1215,9 triệu USD nhưng sang năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 60% so với năm trước (740,9 triệu) đến năm 2001 lại tăng lên 1043,7 triệu, năm 2002 giảm còn 960,7 triệu USD. Thực trạng xuất khẩu thời gian quan cho thấy cán cân thương mại vẫn nghiêng mạnh về ASEAN. Do đó, vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu sang ASEAN để tiến tới thương mại cân bằng là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới. 3.1. Xuất khẩu Việt Nam sang Singapore Đã từ lâu Singapore luôn là một bạn hàng rất quan trọng của Việt Nam. Singapore luôn là thị trường có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Năm 1996 đứng thứ 2 với giá trị xuất khẩu 1290 triệu USD chỉ đứng sau Nhật Bản (1646,4 triệu USD). Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nhanh của một số thị trường khác cũng như sự suy giảm của chính thị trường Singapore, nước này dần mất vị trí của mình- tụt xuống thứ 4 vào năm 2001. Bảng 21: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore và một số thị trường chính. Đơn vị: Triệu USD Thị trường Năm Singapore Nhật Bản Trung Quốc Mỹ Australia 1995 689,6 1.461,0 361,9 169,7 55,4 1996 1.290,0 1.549,4 340,0 104,2 64,8 1997 1.215,9 1.675,4 474,1 286,7 230,4 1998 740,9 1.515,5 440,1 468,6 471,5 1999 825,2 1.786,3 858,9 304,0 814,6 2000 885,7 2.621,7 1.534,0 732,4 1.271,8 2001 1.043,7 2.509,8 1.417,4 1.065,3 1.060,3 2002 960,7 2.438,1 1.495,5 2.421,1 1.329,0 7T/2003 570,7 1.601,8 898,1 2.436,4 741,6 Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2001, 2002, Báo Ngoại thương Ngay sau khi gia nhập AFTA vào năm 1996 kim ngạch xuất khẩu sang Singapore đã tăng đột biến lên 1290 triệu USD (so với 689,8 triệu USD vào năm 1995, tăng 97%). Điều này hoàn toàn trái với nhận định của một số chuyên gia kinh tế trước đó cho rằng Singapore đã là một thị trường mở với phần lớn các mặt hàng nhập khẩu với thuế suất từ 0-5% trước khi thành lập AFTA, do đó Việt Nam khó có thể phát triển mạnh xuất khẩu vào nước này. Tuy nhiên mức tăng trưởng kim ngạch này không hoàn toàn do tác động của AFTA. Năm 1996, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng 1807 triệu USD (hay 33%) với một số mặt hàng phát triển mạnh như giày dép tăng 333,6 triệu USD (từ 296,4 triệu USD lên 530 triệu USD); dệt may tăng 300 triệu USD (từ 850 triệu USD lên 1150 triệu USD); gạo tăng hơn 1 triệu tấn, đồng thời giá dầu thô tăng mạnh. Trong thời gian này, Việt Nam mới bước đầu tham gia vào thương mại quốc tế chưa thiết lập được các mối quan hệ bạn hàng trực tiếp phải thông qua một nước thứ ba (chủ yếu là Singapore). Sang các năm sau xuất khẩu sang Singapore tăng chậm, có năm giảm mạnh như năm 1998 do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á. Singapore là bạn hàng lớn của Việt Nam nhưng so với nhập khẩu của Singapore thì hàng xuất khẩu của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore chỉ chiếm chưa tới 1% giá trị nhập khẩu của nước này. Năm 2000 xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Singapore là 885,7 triệu USD thì tổng giá trị nhập khẩu của Singapore là 135 tỷ USD. Singapore là thị trường lớn, gần và còn có khả năng mở rộng. Nhiều mặt hàng Singapore xuất khẩu và nhập khẩu với khối lượng lớn cũng là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như dầu thô, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và máy tính, da giày, cà phê…Khi xuất khẩu vào thị trường này hàng hoá Việt Nam có những lợi thế sau đây: ă Thị trường gần Việt Nam về mặt địa lý, vận chuyển hàng hoá dễ dàng, cước phí thấp. ă Thị trường xuất nhập khẩu hoàn toàn tự do, hầu như không thuế và Chính phủ không sử dụng các rào cản để hạn chế thương mại. ă Các cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu rất phát triển, chi phí dịch vụ thấp. ă Hệ thống các đối tượng bạn hàng đa dạng tập trung vào cả ba kênh tiêu thụ chính là: kênh tiêu thụ nội địa, kênh trung chuyển hàng hoá đi nước thứ ba và kênh tái xuất khẩu. Trong đó có một đối tượng bạn hàng rất quan trọng là các công ty đa quốc gia đang đặt trụ sở, văn phòng đại diện tại Singapore. Với những mặt hàng Việt Nam đã dần có tiếng trên thị trường thế giới, tiếp cận được với thị trường các nước tiêu thụ xuất khẩu trực tiếp hay gia công như giày da, cà phê, thủy sản, dệt may… Xuất khẩu sang Singapore - thị trường trung gian sẽ giảm. Việt Nam có thể cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp phát triển của Singapore hay qua thị trường Singapore để xuất khẩu những mặt hàng còn chưa tạo lập được uy tín. Để thấy rõ hơn thực trạng và triển vọng xuất khẩu Việt Nam – Singapore ta xem xét cơ cấu hàng xuất khẩu sang Singapore Bảng 22: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore 2000- 2001 Stt Mặt hàng 2000 2001 Năm 2001/ 2002 Khối lượng (Tấn) Trị giá (1000 USD) Khối lượng (Tấn) Trị giá (1000 USD) Trị giá (1000 USD) Tỷ lệ (%) 1 Dầu thô 2.373.405 539.569 3.928.125 717.581 178.012 33,00 2 Gạo 227.295 39.784 241.836 37.899 -1.885 -4,74 3 Linh kiện điện tử 14.868 28.681 13.813 92,90 4 Thuỷ sản 24.130 23.425 -70.5 -2,92 5 Hạt tiêu 13.273 52.627 12.266 19.832 -32.795 -62,32 6 Cao su 33.735 16.419 42.613 19.265 2.846 17,33 7 Hàng dệt, may sẵn 21.966 16427 -3.539 -25,22 8 Cà phê hạt 57.838 41.701 33.872 14.324 -27.377 -65,65 9 Giầy dép 7.039 8.353 1.314 18,66 Tổng 885.916 1043735 157.819 17,81 Nguồn : Vụ kế hoạch – thống kê, Bộ thương mại Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang Singapore qua hai năm 2000 và 2001 không có nhiều thay đổi. Danh sách chín mặt hàng xuất khẩu hàng đầu vẫn giữ nguyên chỉ có thay đổi về thứ hạng. Phần lớn các mặt hàng là nguyên liệu thô và sơ chế chịu sự chi phối của giá cả thị trường thế giới. Như dầu thô khối lượng xuất khẩu sang Singapore tăng 65% nhưng trị giá chỉ tăng 33% do giá dầu thô thế giới giảm. Đặc biệt là hai mặt hàng cà phê và hạt tiêu, giá cả có lúc xuống tới mức thấp kỷ lục khiến kim ngạch giảm mạnh dù lượng xuất khẩu giảm không nhiều. Đáng chú ý là mặt hàng linh kiện điện tử và máy tính tăng gấp đôi (192,9%) vươn lên vị trí thứ ba sau dầu thô và gạo với kim ngạch 28,681 triệu USD. Đây mới thực sự là mặt hàng có nhiều triển vọng bởi Singapore là thị trường tiêu thụ mặt hàng này. Hiện nay, cùng với việc cấp giấy phép thành lập một số liên doanh với Singapore trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ kiện phục vụ xuất khẩu hàng điện tử và viễn thông nhằm tận dụng xu hướng đưa sản xuất sang nhiều nước có chi phí sản xuất thấp hơn, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này sẽ còn tiếp tục tăng trong vài năm tới. Từ trước tới nay, trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang Singapore, dầu thô vẫn là mặt hàng then chốt. Có thể nói, xuất khẩu sang Singapore tăng giảm theo kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. Năm 2000 giá trị xuất khẩu dầu thô chiếm 60,9% tổng giá trị xuất khẩu sang Singapore, năm 2001 là 68,75%. Năm 2001, 3/9 mặt hàng sản xuất chính của Việt Nam sang Singapore giảm mạnh về kim ngạch nhưng tổng giá trị xuất khẩu vẫn tăng do xuất khẩu dầu thô tăng 1,554 triệu tấn (178.012 triệu USD). Xuất khẩu vào Singapore trong tương lai sẽ chủ yếu phụ thuộc vào các ngành sản xuất ra nguyên phụ liệu phục vụ cho các ngành sản xuất của Singapore do thị trường tiêu dùng của Singapore có dung lượng không lớn và khi Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào thương mại quốc tế thì vai trò của các thị trường trung gian như Singapore sẽ ngày càng giảm. 3.2. Xuất khẩu Việt Nam sang Thái Lan Trong ASEAN, Thái Lan là nước có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giống với Việt Nam nhất lại có trình độ phát triển hơn ta. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan là vi tính và linh kiện, hàng dệt may, gạo, nhựa tổng hợp, thuỷ sản… Về mặt địa lý, Thái Lan lại có chung đường biên giới với Việt Nam nên thương mại giữa hai nước có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, với cơ cấu mặt hàng tương tự lại có trình độ phát triển kinh tế thấp kém hơn, nước ta luôn chịu cán cân thương mại thâm hụt với Thái Lan. Bảng 23: Kim ngạch thương mại Việt Nam – Thái Lan Đơn vị: triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cân đối thương mại 1995 101,3 439,7 -338,4 1996 107,4 492,6 -385,2 1997 235,3 575,5 -339,9 1998 295,4 556,3 -234,6 1999 312,7 556,3 -424,0 2000 338,9 812,9 -442,0 2001 332,8 792,3 -469,5 2002 228,0 956,2 -728,2 7T/2003 202,3 676,5 -474,2 Nguồn: Thống kê hải quan Kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 1995- 2000, mức tăng trưởng lớn nhất là năm 1997 (tăng 127,9 triệu USD, hay 119% so với năm trước). Trong 7 tháng đầu năm nay, ta xuất sang Thái Lan 202,3triệu USD trong khi đã nhập 676,5 triệu USD. Đây là mức thâm hụt thương mại rất lớn mà Việt Nam khó có thể bù đắp được. Những mặt hàng Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan vẫn còn hẹp và chỉ tập trung vào một số danh sách ít mặt hàng chủ lực Bảng 24: Cơ cấu hàng xuất khẩu sang Thái Lan Mặt hàng Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Giá trị Triệu USD Tỷ trọng % Giá trị Triệu USD Tỷ trọng % Giá trị triệu USD Tỷ trọng % Máy vi tính và linh kiện 147,5 47.,7 179,0 48.09 164,3 50,90 Dầu thô 56,5 15,18 38,7 12,00 44,8 14,33 Thuỷ sản 46,1 14,40 26,9 8,35 18,4 5,88 Than đá 15,7 4,23 26,9 8,35 11,3 3,61 Cà phê hạt 10,7 2,90 1,6 3,25 11,3 3,61 Giầy dép 9,0 2,44 1,8 0,39 - - Gạo 3,2 0,86 1,3 0,43 - - Tổng kim ngạch 372,3 332,2 312,7 100 Nguồn: Thống kê hải quan Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là máy vi tính và linh kiện. Năm 2000 có trị giá xuất khẩu: 179 triệu USD, năm 2001 là 164,3 triệu USD. Thái Lan là thị trường nhập khẩu mặt hàng này lớn thứ hai của Việt Nam sau Philippines. Riêng máy tính và linh kiện đã chiếm 1/2 kim ngạch. Tiếp theo là dầu thô, thuỷ sản, than đá…. Hàng công nghiệp chế biến xuất khẩu vào thị trường này rất hạn chế. Để tăng xuất khẩu vào thị trường Thái Lan, chúng ta nên tận dụng lợi thế hội nhập với mức thuế thấp để đưa ra những mặt hàng tương đồng với Thái Lan, cạnh tranh tiêu thụ ngay tại thị trường Thái Lan do lúc này một số mặt hàng của Việt Nam có giá rẻ hơn. Mặc dù hai nước có chung một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực song về cơ bản hai nền kinh tế có những khả năng bổ sung cho nhau. Nền kinh tế Thái Lan ở một trình độ phát triển cao hơn và một số hàng xuất khẩu của Thái Lan đã mất dần lợi thế so sánh do giá lao động tăng, sự khan hiếm các nguồn tài nguyên, trong khi đó Việt Nam lại đang có những lợi thế này. Như vậy, Thái Lan có thể là thị trường cho nhiều mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam. Trong tương lai những mặt hàng chế tạo của Thái Lan với một trình độ không quá cao thì chúng ta cũng sẽ sản xuất được. Đối với các mặt hàng mà hai nước cùng xuất khẩu ra thị trường thế giới cũng có thể góp phần làm tăng kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam- Thái Lan thông qua những hình thức hợp tác thương mại gia công, chiếm lĩnh thị trường. Hàng xuất khẩu của Thái Lan đã có chỗ đứng vững trên thị trường như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể thông qua các bạn hàng Thái Lan để xuất khẩu sang thị trường đó. Cùng với quá trình tự do thương mại là quá trình đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam. Các hình thức đầu tư, hợp tác sản xuất giữa hai nước phát triển sẽ thúc đẩy buôn bán nội bộ ngành tăng lên. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu của người Thái Lan mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác một loại nhu cầu khác mang phong cách Việt Nam của gần một triệu Việt kiều đang làm việc và sinh sống tại Thái Lan. Họ vẫn có nhu cầu những loại hàng hoá mang phong cách Việt Nam từ các loại thực phẩm đến các hàng thủ công mỹ nghệ. Theo tính toán của các chuyên gia thì một Việt Kiều ở Thái Lan có nhu cầu về hàng hoá Việt Nam trị giá khoảng 400USD/ năm. Do vậy, nếu các nhà xuất khẩu Việt Nam biết khai thác tốt thị trường này thì hàng năm có thể thu về từ hàng hoá xuất khẩu cho đối tượng này khoảng 400 triệu USD. Như vậy, trong vòng 5 năm tới kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan sẽ có mức tăng trung bình 50%-60%năm. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ phản ánh đúng lợi thế so sánh của mỗi nước mà không bị bóp méo bởi các thủ tục hải quan và công cụ thuế quan khác. 3.3. Xuất khẩu Việt Nam sang Malaysia Kim ngạch thương mại Việt Nam – Malaysia không ngừng gia tăng từ năm 1996. Ngay từ năm 1995, Malaysia đã có quan hệ thương mại khá mật thiết với Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đã tăng 3,1 lần từ năm 1995 tới năm 2002. Trung bình hàng năm tăng 25,5%. Tuy nhiên buôn bán với Việt Nam chỉ chiếm 0,1% trong thương mại của Malaysia. Năm 2000, Việt Nam chỉ nhập khẩu từ Việt Nam 413,5 triệu USD trong tổng giá trị nhập khẩu là 85.364 triệu USD. Bảng 25: Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia Đơn vị: triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại 1995 110,5 190,5 -80,0 1996 77,7 213,4 -135,7 1997 141,6 226,8 -852,7 1998 115,2 249,0 -133,8 1999 256,9 309,0 -52,1 2000 413,5 384,9 28,6 2001 337,2 470,8 -113,6 2002 343,5 667,7 -324,2 7T/2003 241,9 508,5 -266,6 Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu, Bộ thương mại. Cán cân thương mại luôn lệch về phía Malaysia , Việt Nam chỉ xuất siêu sang nước này vào năm 2000 với giá trị 28,6 triệu USD. Việt Nam xuất sang Malaysia lương thực, thực phẩm, nguyên liệu sơ chế, dầu thô, hàng tiêu dùng. Trong những năm gần đây, cùng với việc sử d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docihg.doc
  • docketluanin.doc
Tài liệu liên quan