Khóa luận Đề xuất giải pháp quản lí rác các xã ven sông huyện Nhơn Trạch Tỉnh Đồng Nai

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do lựa chọn đề tài 1

2. Mục tiêu của đề tài 3

3. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của đề tài 3

4. Nội dung nghiên cứu 3

5. Phương pháp luận và phương pháp cụ thể 4

a. Phương pháp luận 4

b. Phương pháp cụ thể 5

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài 5

 

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

1.1 Chất thải rắn

1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Các nguồn phát sinh chất thải rắn

1.1.3 Phân loại chất thải rắn

1.1.3.1 Phân loại theo công nghệ xử lí

1.1.3.2 Phân loại theo quan điểm thông thường

1.1.4 Tốc độ phát sinh chất thải

1.1.5 Thành phần của chất thải rắn

1.1.6 Tính chất của chất thải rắn

1.1.6.1 Tính chất vật lí

1.1.6.2 Tính chất hoá học và giá trị nhiệt lượng

1.1.6.3 Tính chất sinh học

1.2 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

1.2.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước

1.2.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất

1.2.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí

1.2.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến cảnh quan và sức khoẻ con người

 

CHƯƠNG II - TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH THẠNH

2.1 Vị trí địa lí

2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.1 Địa hình

2.2.2 Đặc điểm khí hậu

2.2.3 Đặc điểm sông ngòi, thuỷ văn

2.2.4 Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái

2.3 Điều kiện kinh tế

2.3.1 Giao thông

2.3.2 Cấp nước

2.3.3 Mạng điện

2.4 Điều kiện xã hội

2.4.1 Tình hình dân số

2.4.2 Văn hoá xã hội

2.5 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng đến năm 2010

 

CHƯƠNG III - HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT THẢI RẮN CỦA VÙNG VEN SÔNG HUYỆN NHƠN TRẠCH ĐẾN NĂM 2010

3.1 Thành phần và khối lượng chất thải rắn của vùng nghiên cứu

3.1.1 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt

3.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của vùng nghiên cứu

3.2 Dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn vùng ven sông huyện Nhơn Trạch

3.3 Hiện trạng lưu trữ, thu gom, vận chuyển rác thải của vùng ven sông huyện Nhơn Trạch

3.3.1 Hệ thống lưu trữ

3.3.2 Tình hình thu gom

3.3.2.1 Hiện trạng thu gom

3.3.2.2 Hình thức thu gom

3.3.2.3 Phương tiện thu gom

3.3.3 Hiện trạng thu gom

3.3.3.1 Điểm hẹn

3.3.3.2 Vận chuyển

3.4 Tác động của rác thải đến môi trường vùng ven sông huyện Nhơn Trạch

3.4.1 Tác động đến không khí

3.4.2 Tác động đến nước mặt, nước ngầm

3.4.3 Tác động đến đất

3.5 Nhận xét về những hạn chế của quy trình quản lí chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu

3.5.1 Cơ sở vật chất

3.5.2 Tập quán, ý thức bảo vệ môi trường của người dân

3.5.3 Công tác giáo dục

3.5.4 Hệ thống quản lí

 

CHƯƠNG IV - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ CTRSH PHÙ HỢP CHO VÙNG VEN SÔNG HUYỆN NHƠN TRẠCH

4.1 Biện pháp quy hoạch quản lí

4.1.1 Cơ chế, chính sách

4.1.2 Quy hoạch

4.1.2.1 Thu gom, vận chuyển

4.1.2.2 Quy hoạch bãi chôn lấp

4.1.2.3 Kinh phí

4.1.3 Tăng cường tuyên truyền vận động

4.2 Phương án kĩ thuật

4.3 Các công cụ hỗ trợ

4.3.1 Công cụ pháp lí

4.3.2 Công cụ kinh tế

4.3.3 Công cụ văn hoá

 

CHƯƠNG V - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

5.2 Kiến nghị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đề xuất giải pháp quản lí rác các xã ven sông huyện Nhơn Trạch Tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïng về chế độ ẩm, nhất là các tháng cuối mùa khô. d) Độ ẩm Bảng 11. Độ ẩm trung bình tháng -2005 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 % 72.7 66.6 68.2 71.2 79.2 82.8 84.7 86.6 87 86 83.2 77.8 Nguồn: phòng TN và môi trường Độ ẩm không khí thay đổi rõ rệt giữa các mùa trong năm. Độ ẩm cao vào mùa mưa 85.12%, đôi khi lớn đến 87% (vào tháng 9) và thấp nhất là vào mùa khô khoảng 66.6-78.2%, đặc biệt trong các tháng 2-3, trong ngày, độ ẩm tương đối của không khí phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và cao nhất khoảng 6-8 giờ và thấp nhất khoảng 1-3 giờ chiều. e) Chế độ mưa: Bảng 12. Lượng mưa trung bình tháng -2004 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mm 7.9 4.4 1.6 45.1 157.2 238.0 264.8 276.7 293.3 203.1 203.1 28.3 Nguồn: phòng TN và MT huyện Nhơn Trạch f) Chế độ gió Hướng gió chủ đạo trong năm là Tây Nam và Đông Bắc. Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa (tháng 6-10) với tần mất 60%. Từ tháng 03 đến tháng 5 là hướng gió Đông Nam, tốc độ gió trung bình 2m/s. Bảng 13. Tần suất gió Hướng gió N NE E SE S SW W NW Lặng gió Tần suất 16 13 3 12 13 11 9 3 20 Nguồn: phòng TN và MT huyện Nhơn Trạch 2.2.3 Đặc điểm sông ngòi thuỷ văn: a) Sông ngòi : Vùng có nhiều hệ thống sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai vây quanh như: sông Đồng Nai, sông Đồng Tranh, Đồng Môn, Thị Vải và hệ thống rạch nhỏ khác. Các sông Rạch nằm trong 1 hệ thống nối liền nhau, đồng thời chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, hầu hết nước sông đều bị nhiễm mặn. Sông Đồng Nai đoạn chảy qua vùng dài 25km, rộng 115km, sâu 5-10m, phía hạ lưu có thể lưu thông được tàu có trọng tải 3000 tấn, đoạn giá trên do có nhiều cồn cát ngầm nên chỉ lưu thông được tàu có trọng tải dưới 1000 tấn. Sông Thị Vải chảy từ Nhơn Trạch xuống Vũng Tàu, đoạn chảy qua vùng dài 27.5km, đoạn phía trên sâu 9-12m có thể lưu thông tàu 10.000 tấn nhưng do ảnh hưởng của khúc sông cong nên chỉ lưu thông được tàu 3000 tấn. Đoạn phía dưới sâu 15-17m, có thể lưu thông tàu 30.000tấn. Sông Đồng Tranh đoạn chảy qua vùng dài 21 km, sâu 7m có thể lưu thông tàu 5000 tấn. Sông Động Môn là sông nhỏ bắt đầu từ vùng đồi huyện Long Thành, chảy qua địa phận xã Long Tân đổ về sông Đồng Nai ở khu vực giữa của Long Đại và Cát Lái. Độ sâu của sông 3-5m, có nước ngọt quanh năm. b) Thuỷ văn: Vùng có nhiều sông lớn bao bọc, và ranh giới các huyện và tỉnh lân cận bao gồm, sông Đồng Nai, sông Sâu, sông Nhà Bè, Sông Lòng Tàu, sông Thị Vải, sông Đồng Tranh…, phần lớn các vùng này đều thông với nhau. Chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều và thường bị nhiễm mặn, nên có phần hạn chế trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng có khả năng phát triển giao thông thuỷ. Nước ngầm ở những khu vực ven sông phần lớn cũng bị nhiễm phèn, người dân thường trữ nước mưa để sinh hoạt hoặc mua nước ngọt của những xe chở nước tư nhân cung cấp. Chế độ thuỷ văn của vùng bị chi phối bởi 4 yếu tố, chế độ mưa ảnh hưởng của thuỷ triều, ảnh hưởng điều tiết của hệ thống thuỷ điện Trị An, khả năng giữ nước và bổ sung của lưu vực. Về thuỷ triều, ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông , biên độ triều bình quân 2.86m, cao nhất 3.6m ( tháng 12-1989), thấp nhất 1.05m(tháng 9),có tác dụng rất lớn đến khả năng tiêu nước của từng khu vực. c) Dòng chảy : Dòng chảy tổng hợp trong vịnh Gềnh Rái chủ yếu là dòng chảy vào và chảy ra, Vutor vận tốc dòng chảy trong pha triều rút gần như ngược hướng với vectơ vận tốc lúc chảy vào. Tốc độ dòng chảy trung bình ở bề mặt khoảng 30-50m/s. 2.2.4. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái: a) Tài nguyên trên cạn: Các loài thực vật tập trung theo 1 số kiểu sinh thái sau: Hệ sinh thái các rừng cây ngập mặn ven sông, bao gồm những cây ưa nước lợ và lợ ngọt là: Dừa nước, Ôrô, bần chua, bần ổi…các loài bần chua và mắm tạo thành 1 đai nhỏ Phòng hộ ven. Hệ sinh thái các rừng cây chịu ngập quanh năm hoặc trong các đầm lầy, các thuỷ vực ven sông. Hệ sinh thái cây trồng lâm nghiệp như Bạch Đàn, Tràm Cừ, xen vào đó là các cây trồng ăn quả quanh năm như: mãng cầu xiêm, dừa trong vùng có dân cư sinh sống. Hệ sinh thái các cây chịu ngập trong mùa trên vùng nước phèn bị bỏ hoang nhu thảm cỏ năng, xen lẫn là cỏ ma và sen sung. Các loại thực vật sau đây có số loài nhiều nhất trong tổng số các loài: Họ Hoà Thảo (15 loài), Họ Cót (14 loài ), họ Đậu (12 loài), Họ sim (6 loài) Nếu phân tích theo dạng sống của các loài cho thấy: * 25 loài cây có dạng thân bụi chiếm 23,5% tổng số các loài. * 19 loài cây có dạng thân gỗ, chiếm 17% trên tổng số các loài. * 47 loài thân thảo, chiếm 44.3% tổng số các loài. * Loài cây thân leo, chiếm 3% tổng số các loài. Cây trồng chỉ có khoảng 12 loài chiếm 11.3% không mang tính chất đặc trưng cho toàn vùng mà bị xáo trộn do con người. b) Tài nguyên thủy sinh - Thực vật phù du có khoảng 77 loài, ngành tảo Silic chiếm ưu thế với 74 loài giống Coscinodicus spp. Có tầng số gặp > 90%, chiếm ưu thế về slố lượng, chung quyết định mật độ trung bình và chiếm hơn 80%. Chỉ có 2 loài tảo giáp và 1 loài tảo kim. - Động vật phù du có khoảng 59 loài bao gồm 2 nhóm chính. Nhóm loài nước lợ điển hình có tầng số xuất hiện cao ở vùng cửa sông, chủ yếu là những loài nước lợ, thích nghi với điều kiện nhiệt độ, độ muối tương đối rộng, có số lượng khá lớn như: acartiella, sinensic, sinacolanus lacvidactylus, schoma ckkria dubia,… nhóm có tần số xuất hiện thấp gồm những loài ở biển, có khả năng thích nghi vớ độ muối rộng và có phạm vi phân bố rộng nên chúng có thể ở vùng cửa sông vào mùa khô, như: Enchacta Conciirna, Eucalaruss Subcruss, Acartia, spincauda….lượng động vật phù du bình quân đạt 110mg/m3, 1658 cá thể/m3. - Động vật đáy có 4 nhóm chính trong đó nhóm thân mềm có khối lượng cao nhất, tiếp đến là giun nhiều tơ, da giai và giáp xác, lượng động vật đáy bình quân đạt 1.25g/m2 và 256 con/m2. Kết quả khảo sát trứng cá, cá bộ ở các sông : * Số lượng trứng cá – cá bột thấp, thành phần loài tương đối đơn giản. * Cá bột của họ cá bống có số lượng nhiều nhất chiếm 6.9% với mật độ bình quân 5.5 con/m3, loài cá kẹp vàng vây ngực dài chiếm 5% có tần suất xuất hiện cao với mật độ bình quân 3 con/m3. Cá bột học cá Trích có mật độ bình quân < 2 con/m3, có bột họ cá kìm chiếm 0.6% với mật độ bình quân <1con/m3. 2.3. CƠ SỞ VẬT CHẤT, HẠ TẦNG: 2.3.1. Giao thông : a) Đường thuỷ Có 4 tuyến đường sông có thể lưu thông tàu trọng tải lón, trong đó có 2 tuyến có thể lưu thông tàu 3000 tấn, 1 tuyến có thể lưu thông tàu 5000 tân, 1 tuyến có thể lưu thông tàu 100 tấn. Nếu đầu tư cải tạo luồng lạch có thể lưu thông các loại tàu 10.00-30.000 tấn. Hiện nay đã có 3 cảng là: Cảng Tuy Hạ (Quân đội quản lý) Cảng Gò Dầu (Thuộc Bà Rịa Vũng Tàu), cảng GiDo (thuộc nhà máy dăm gỗ) cơ sở vật chất ở các cảng chưa có gì đáng kể, phạm vi phục vụ hẹp. b) Đường bộ Mạng lưới đường bộ đã được chú trọng xây dựng nhung còn chậm, các chỉ tiêu về mật độ còn thấp. Mật độ đường 0.2km/km2. Chất lượng đường nhìn chung là xấu, còn thấp hơn nhiều so với yêu cầu phát triển kinh tế của vùng. 2.3.2. Cấp nước - Cấp nước công nghiệp: hiện mới xây dựng được 3 trạm xử lý nước ngầm, tổng công suất 20.000m3/ngày - Cấp nước sinh hoạt: chỉ có 3 xã Phú Đông, Phú Hữu, Phước Khánh, được cấp cấp nước sạch. Mỗi xã có 1-2 giếng khoan, công suất mỗi máy là 15m3/giờ. 2.3.3. Mạng điện: - Nguồn điện được dẫn từ mạng quốc gia 110KV qua trạm biến áp Long Bình. - Thông tin bưu điện: lắp đặt tổng đài Panasonic 32 số ở xã Đại Phước. 2.4. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI: 2.4.1. Tình hình dân số : - Trong những năm trước đây, dân số huyện Nhơn Trạch nói chung 5 vùng nghiên cứu nói riêng phát triển với tốc độ cao từ các các nguồn tăng tự nhiên và tăng cơ học, riêng năm 1997 tốc độ tăng dân số cơ học (1.75%) cao hơn tốc độ tăng dân số tự nhiên (1.7%). Mật độ dân số vùng là 265 người/km2. dân cư phân bố không đều, thường tập trung chuyển tiếp giữa các địa hình đồi và đồng bằng ven sông, các xã phía Bắc có mật độ dân số cao hơn nhiều so với phía Nam. Tính đến năm 2005, số dân toàn vùng là 82.992 người, dân số trong độ tuổi lao động là 38.970 người, trong đó có việc làm là 26.617 người chiếm X%. 2.4.2. Văn hoá xã hội : Đồng Nai nói chung, cung nghiên cứu nói riêng là khu vực có nhiều người cư trú khá cổ xưa. Nơi quy tụ của nhiều lớp dân cư qua các thời kỳ lịch sử hình thành, với 21 thành phần dân tộc đa số là người kinh đã một nền văn hoá khá phong phú và đa dạng. Trong vùng hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến đây sinh sống, lập nghiệp. Chính vì vậy mà các hoạt động văn hoá vừa phong phú, vừa đa dạng. Bên cạnh nền văn hoá vốn có, những lớp dân cư xưa đó đã có những nét văn hoá mới nảy sinh trong công việc khai phá, chinh phục thiên nhiên và truyền lại cho con cháu sau ngày nay như một truyền thống văn hoá. 2.5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CÙNG ĐẾN NĂM 2010 : Dự báo một số khu vực có khả năng phát triển nhanh theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của vùng, đến năm 2020 vùng sẽ được đô thị hoá trở thành thành phố 2. Trên cơ sở nâng cao ý thức dân trí, mức sống dân cư duy trì phát triển về mọi mặt, chuyển dần cơ cấu phát triển kinh tế của quận từ “sản xuất- thương mại – dịch vụ- Du lịch” sang “Dịch vụ-du lịch – thương mại – sản xuất” - Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế của vùng đến năm 2020 với một số nội dung chính như sau: * Mức sống dân cư : + Điện : 6223 kmh/người/năm + Nước : 92m3/người/năm * Tốc độ tăng trưởng bình quân sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (SXCN-TTCN): 17.3%/năm phân bố SXCN-TTCN theo địa bàn từng ngành: sản xuất sản phẩm kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ và các sản phẩm mộc….. * Nhịp độ tăng toàn ngành thương mại – dịch vụ- du lịch 20%/năm Phân bố mạng lưới thương mại – dịch vụ- du lịch giai đoạn này được định hình rõ nét các khu chuyên doanh, ngành hàng dịch vụ. Dự báo sẽ là những khu vực có khả năng phát triển nhanh, khu du lịch Bọ Cạp Vàng, vườn trái cây Long Tân, Cù Lao, khu trung tâm Phước Lý, Dầu Ô. * Giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao xây dựng mới: Chợ Phước lý, 2 trường mầm non mẫu giáo ở xã Phú Đông. Đầu tư xây dựng lại sân đá bóng, và sân khấu để phục vụ nhu cầu vui chơi và giải trí của người dân. * Đầu tư xây dựng cơ bản - Vùng có những con đường giao thông tâm điểm là đầu mối giữa nhiều tỉnh với TP.HCM, trong tương lai sẽ mở rộng hầu hết những con đường trong vùng sẽ phục để nhu cầu đi lại của mọi người và thuận lợi cho sư phát triển dịch vụ- du lịch- thương mại- sản xuất của vùng. * Điện nước: cải tạo nâng cấp các trạm cấp nước hiện hữu, đồng thời xây dựng mới thêm một trạm cấp nước nhằm giảm thiểu tình trạng người dân phải đi mua nước từng thùng. CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT THẢI RẮN CỦA VÙNG VEN SÔNG HUYỆN NHƠN TRẠCH GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 3.1. THÀNH PHẦN VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU : 3.1.1. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh họat : Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của vùng rất phức tạp , bao gồm khoảng 14-16 thành phần tùy thuộc mục đích phân loại . Kết quả khỏa sát thành phần chất thải rắn từ 25 mẫu rác lấy từ hộ gia đình cho thấy kết quả , tỷ lệ rác thực phẩm là 70-79% , có tần suất xuất hiện cao nhất . Thoe phaòng tài nguyên môi trường thì lượng rác chợ chiếm 20% tổng lượng rác trên địa bàn vùng nghiên cứu , còn lại 80% là lượng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, trường học , cơ sở sản xuất … Chất thải rắn sinh hoạtc ủa vùng phát sinh từ những nguồn chính sau : - Khu dân cư - Chợ - Trường học , cơ sở sản xuất – mua bán - Xà bần Chất thải rắn sinh hoạt không đồng nhất và bao gồm nhiều loại : * Chất thải thực phẩm : chất thải thực phẩm là thành phần còn lại của động vật, trái cây , rau quả thải ra trong quá trình lưu trữ , chế biến và tiêu thụ thực phẩm. Tính chất của các loại này là có khả năng thối rữa cao, phân hủy rất nhanh, gây mùi hôi thối, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ có độ ẩm cao như vùng nghiên cứu . * Rác rưởi : rác rưởi từ nhà bếp , công sở, khu thương mại … bao gồm các thành phần đốt được và không đốt được. Trong rác rưởi có cảc các chất thải có khả năng thối rữa cao. Các loại chất thải này có khả năng đốt được, bao gồm : giấy, carton, vải, cao su, da, gỗ, lá cây …Xét về phương tiện kinh tế, chỉ loại chất thải rắn nào có nhiệt lượng trên 4000 kcal/ kg mới được sử dụng phương pháp đốt để xửu lý. Các loại chất thải không có khả năng đốt được bao gồm thủy tinh, đồ hộp bằng nhôm, thiết, sắt, và các kim loại khác. * Tro : tro là phần còn lại trong quá trình đốt để cung cấp năng lượng sưởi ấm và nấu nướng * Chất thải đặc biệt : bao gồm rác quét đường , xác động vật Do đặc thù về tiêu thụ thực phẩm, thành phần chấ thải rắn hữu cơ dễ thối rữa chiếm tỷ lệ cao (65 – 90%) trong chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn vùng nghiên cứu. Thành phần này ảnh hưởng đến tấn suất thu gom, thêm vào đó các số liệu phân tích cho thấy, chất thải rắn có độ ẩm khá cao (70 -85%), đặc biệt vào mùa, mưa. Tất cả những đặc điểm này đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn vung nghiên cứu . 3.1.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của vùng nghiên cứu: Theo số liệu thống kê của phòng tài nguyên và môi trường thì khố lượng chất thải rắn thu gom của vùng ven sông huyện Nhơn Trạch tăng nhanh trong những năm đầu thế kỷ 21, từ 27,39 tấn/ ngày ( năm 2000) đến 54,48 tấn/ ngày (năm 2005) . Khối lượng rác phát sinh trên địa bàn vùng nghiên cứu có giá trị không như nhau ở các thời điểm khác nhau trong năm. Lượng rác phát sinh và thu gom được hằng ngày thay đổi theo các tháng khác nhau trong năm và đặc biệt tăng cao vào các ngày nghỉ lễ . Bảng14. Thành phần CTRSH tại nguồn phát sinh theo số liệu khảo sát trên địa bàn vùng ven sông huyện Nhơn Trạch STT Thành phần Phần trăn khối lượng (%) Hộ gia đình Quán, cửa hiệu Trường học chợ 1 Thực phẩm 60 - 92 24 - 75 79 - 100 20 - 100 2 Tre, rôm rạ 1 - 5 0 0 0 - 10 3 Giấy 1 - 20 0 - 3 5 - 30 0 - 10 4 Carton 0 - 5 0 -1 0 0 - 5 5 Nylon 20 - 25 10 - 20 10 - 30 20 - 50 6 Nhựa 0 - 10 0 - 6 3 - 18 0 - 5 7 Thủy tinh 0 - 25 0 - 1 1 - 3 0 - 5 8 Lon đồ hộp 0 - 10 0 - 2 0 - 4 0 - 2 9 Sành sứ 0 - 10 0 - 1 0 0 - 1 10 Xà bần 0 – 10 0 0 0 - 4 10 Tro 0 – 1 0 0 0 - 2 Nguồn : Phòng TN & MT huyện Nhơn Trạch Bảng 15. Thống kê khối lượng CTRSH của vùng ven sông huyện Nhơn Trạch Năm Khối lượng ( tấn / ngày) Tỷ lệ tăng ( %) 1999 24,76 - 2000 27,39 10,62 2001 31,7 13,59 2002 36,03 13,65 2003 43,43 17,03 2004 48,96 11,29 2005 58,48 16,28 Nguồn : Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Phước Khánh Bảng 16. Nguồn phát sinh chính và khối lượng CTR trên địa bàn vùng ven sông huyện Nhơn Trạch Nguồn phát sinh Khối lượng (tấn / ngày) Tỷ lệ(%) Khu dân cư 30,6 62,5 Chợ 4,48 9,97 Cơ sở sản xuất, mua bán 3,57 7,29 Rác đường 9,91 20,25 Tổng cộng 48,96 Nguồn :Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Phước Khánh Hiện nay trên địa bàn vùng có năm chợ, hầu hết các chợ này đều kinh doanh hàng lương thực thực phẩm cho nên rác thải hầu hết là rác thải thực phẩm với khối lượng khá lớn khoảng 4.48 tấn /ngày . Việc thu gom và vận chuyển rác do hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và các tổ chức tu nhân thu gom, có nơi hoàn toàn không có công tác thu gom . Bảng 17. Khối lượng CTR phát sinh từ các chợ STT Chợ Khối lượng ( tấn/ ngày) 1 Phú Hữu 0,8 2 Đại Phước 0,82 3 Phước Khánh 0,9 4 Phú Đông 0,59 5 Long Tân 0,71 6 Câu Kê 0,48 7 Cù Lao 0,58 Nguồn : phòng TN & MT huyện Nhơn Trạch 3.2. DỰ ĐOÁN KHỐI LƯỢNG CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG VEN SÔNG HUYỆN NHƠN TRẠCH: Số liệu thống kê cho thấy khối lượng CTRSH thu gom của vùng ven sông huyện Nhơn Trạch tăng dần qua các năm. Tuy nhiên mức độ gia tăng này không đồng đều giữa các năm và đặc biệt tăng đột ngột từ 13,65 % (năm 2002) lên 17,03% (năm 2003) , sau đó tỷ lệ tăng thấp hơn nhiều so với năm 2003. Do đó tốc độ gia tăng khối lượng CTRSH là 11.29 % được chọn để tính khối lượng CTRSH cần thu gom triệt để trong tương lai trên địa bàn vùng ven sông của huyện . Khối lượng CTR cần thu gom mỗi năm trong tương lai được ước tính theo công thức : N = N0 (1 + r )n Trong đó : N : lượng CTRSH của năm tính toán ( tấn / ngày ) N0 : lượng CTR của năm chọn làm gốc ( chọn năm 2004) (tấn / ngày) r : tốc độ gia tăng CTR (%/ năm), r = 11,29 % n : số năm tính toán so với năm chọn làm gốc Khối lượng CTRSH thu gom trên địa bàn vùng ven sông huyện Nhơn Trạch trong tương lai được ước tính dựa vào công thức trên và thể hiện trong bảng sau: Bảng 18. Dự đoán khối lượng CTRSH của vùng ven sông huyện Nhơn Trạch đến năm 2015 Năm Khối lượng CTRSH Tấn /năm Tấn / ngày 2005 19885,2 54,48 2006 22133,6 60,64 2007 24630,2 67,48 2008 27411,5 75,1 2009 30506,7 83,58 2010 33945 93 2011 37785,6 103,52 2012 42051,6 115,21 2013 46799,32 128,21 2014 52083 142,7 2015 57963,13 158,8 Bảng 19. Dự đoán khối lượng CTRSH từ các nguồn khác nhau trên địa bàn vùng ven sông huyện Nhơn Trạch Năm Khối lượng CTRSH (tấn/ngày) Hộ gia đình Rác đường Rác chợ Cơ sở sản xuất, mua bán Tổng lượng CTRSH từ các nguồn 2005 34 11 5,43 4,05 54,48 2006 37,9 12,28 6 4,46 60,64 2007 42,1 13,6 6,7 5,08 67,48 2008 47 15,2 7,48 5,42 75,1 2009 52,2 17 8,3 6,08 83,58 2010 58,1 18,8 9,27 6,83 93 2011 64,7 21 10,32 7,5 103,52 2012 72 23,33 11,48 8,4 115,21 2013 80,13 26 12,78 9,3 128,21 2014 89,18 28,89 14,22 10,41 142,7 2015 99,25 32,15 15,8 11.6 158,8 3.3. HIỆN TRẠNG LƯU TRỮ, THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CỦA VÙNG VEN SÔNG HUYỆN NHƠN TRẠCH : 3.3.1. Hệ thống lưu trữ : Hiện nay các gia đình thường sử dụng thùng chứa rác là sọt bằng nhựa, tre nứa (cần xé). Phương thức chứa rác trong bao nilon cũng khá phổ biến . Tỷ lệ chứa rác trong thùng chứa là 20% , các hộ còn lại chứa trong bao nilon , sau đó đem vứt xuống sông , kênh rạch , hoặc vứt ra đường . Những gia đình khá giả thì trộn lẫn rác vào bao nilon vứt một lần , những gia đình kinh tế còn khó khăn thì phân loại rác để bán phế liệu. Một số hộ không có thùng rác cũng không dùng bao nilon mà vứt trực tiếp xuống kênh rạch , sông ...Hiện tượng này thường thấy ở những hộ làm sàn nước hoặc nhà vươn ra sông . - Tại các chợ , rác được tập trung đổ thành đống ở một hoặc một số khu vực được quy định , trước khi xe thu gom đến vận chuyển. - Trên đường hầu như không có thùng rác , rác trên đường theo nước mưa chảy tràn trôi xuống sông , kênh rạch ... - Các cơ sở sản xuất , mua bán thường gom rác trong bao nilon sau đó vứt vào nơi đổ rác được quy định là nơi công cộng . 3.3.2. Tình hình thu gom : Có hai xã có hệ thống thu gom là : Phú Hữu và Phước Khánh , còn ba xã Đại Phước , Phú Đông , Long Tân chưa có đội thu gom . 3.3.2.1. Hiện trạng thu gom : Rác đường , rác các cơ sở sản xuất mua bán khoảng 80% được các đơn vị thu gom dân lập và hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thu gom . Đồi với rác hộ dân , phần lớn họ không chú trọng phải vứt rác đúng nơi quy định , rác cứ vứt thẳng xuống sông, kênh rạch, hoặc đổ thẳng ra đường... nên tỷ lệ thu gom rác từ các hộ dân chỉ đạt khoảng 30% . Lệ phí thu gom được thỏa thuận đối với các tổ chức thu gom dân lập, còn đối với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp lệ phí thu gom là 10000 Đ/ hộ . Do công tác thu gom rác không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh hoạt, mua bán của người dân nên thời gian thu gom rác từ 5 giờ sáng đến 20 giờ, thời gian để rác cách thời gian xe đến lấy rác từ 5-10 phút, giờ thu gom rác thường bắt đầu lúc họp phiên chợ và kết thúc trùng với phiên chợ tan để đưa rác về điểm tập kết, nếu trễ hơn sẽ rất bất tiện vì buổi tối khu vực ven sông huyện Nhơn Trạch phần lớn chưa có điện đường. Các lực lượng chịu trách nhiệm thu gom thường chỉ qua những trục đường chính của xã , những khu trung tâm , khu vui chơi , các cơ sở sản xuất mua bán để thu gom . Vì vậy , rác từ hộ dân , nhất là những hộ trong hẻm sâu , hoặc những cơ sở sản xuất nằm sâu trong hẻm hầu như rác thải không được thu gom, những nơi đó thỉnh thoảng thường thấy xuất hiện những bãi rác công cộng ven sông, kênh... 3.3.2.2. Hình thức thu gom : Hiện nay rác thải phát sinh từ các nguồn khác nhau (chợ, hộ dân ...) được thu gom bằng xe ba gác máy hoặc máy cày . Theo hình thức này, công nhân vệ sinh sẽ lái xe không chứa rác từ nơi tập trung đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom , đổ rác từ thùng chứa rác của hộ gia đình lên xe thu gom và trả lại thùng rỗng về vị trí cũ, hoặc lấy bịt rác mà hị để sẵn cho lên xe. Quá trình này được thực hiện cho đến khi xe thu gom không thể chứa thêm. Khi đó xe thu gom đầy rác sẽ đi đến những bãi rác quy định đổ xuống, và sau đó xe thu gom sẽ thực hiện chuyến lấy rác tiếp theo . Rác đường thường là rác do hộ gia đình vứt ra sau khi dồn vào bao nilon mới được các đơn vị thu gom, còn rác trên mặt đường chỉ được quét dọn ở những nơi trung tâm hoặc khu chợ .Giờ dọn rác thường là giờ tan chợ nghĩa là lúc 12 giờ trưa và 5 giờ chiều. Giờ buôn bán của các hộ kinh doanh chấm dứt không đồng bộ nên việc thải rác thường xuyên xảy ra sau ca vệ sinh. Buổi sáng người dân có thói quen đổ rác ra đường hoặc quét đường . Sơ đồ hình thức thu gom rác của vùng ven sông huyện Nhơn Trạch hộ gia đình 1 hộ gia đình 2 .... hộ gia đình Bãi rác tập trung Xe máy cày Tuyến thu gom tiếp theo hoặc về nơi xuất phát Xe máy cày chở rác, chạy xe không đến một điểm tập kết rác, công nhân vệ sinh dùng xe đẩy tay đến từng hộ gia đình trút rác trong thùng rác hoặc lấy bọc rác người dân để sẵn cho lên xe, đến khi xe đầy, công nhân sẽ đẩy xe rác đến máy cày và đổ lên máy cày, sau đó tiếp tục chuyến thu gom tiếp theo, cứ như thế đến khi máy cày đầy rác. Máy cày khi đầy rác sẽ vận chuyển rác về bãi rác quy định và đổ xuống, sau đó tiếp tục chuyến thu gom tiếp theo, cho đến khi xong việc thì máy cày trở về vị trí xuất phát. 3.3.2.3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.doc
  • rarhinh anh.rar
  • docLOI CAM ON.doc
  • docPHU LUC.doc
Tài liệu liên quan