Khóa luận Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ

 

Tỉnh Đăk Lăk có diện tích 19.599 km2, chiếm gần 6% tổng diện tích tự nhiên của cả nước - bao gồm 18 huyện và thành phố, dân số 2.003.520 người, mật độ trung bình 102,23 người/km2.

Là một tỉnh nằm trong vùng sinh thái khí hậu đặc thù Tây Nguyên, Đăk Lăk có đồng cỏ tự nhiên rộng và đa dạng. Đây chính là thế mạnh để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tính đến cuối năm 2002, đàn bò của tỉnh là 94.845 con (Cục Thống kê tỉnh Đăk Lăk, 2003). Thu nhập về chăn nuôi bò đang giữ một vai trò quan trọng trong kinh tế nông hộ của Đăk Lăk, đặc biệt là tại huyện MĐrăk - một huyện có nhiều tiềm năng nuôi bò của tỉnh. Để có thể căn cứ xây dựng các chương trình phát triển chăn nuôi, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ trong huyện MĐrăk, tỉnh Đăk Lăk.

Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ chăn nuôi bò trên địa bàn huyện MĐrăk, tỉnh Đăk Lăk.

Huyện MĐrăk có diện tích 1.348 km2 nằm ở phía Đông của tỉnh Đăk Lăk không chỉ chịu tác động của khí hậu cao nguyên mà còn bị chi phối bởi khí hậu vùng duyên hải miền Trung, nên mùa khô ngắn hơn các vùng khác. Dân số của huyện năm 2002 là 55.570 người; mật độ dân số thấp nhất so với các huyện khác trong tỉnh (41,22 người/km2); thu nhập nông lâm nghiệp

chiếm 69,76% so với tổng thu nhập. Đàn bò của huyện có 16.850 con chiếm 17,77% tổng đàn bò của tỉnh Đăk Lăk (Cục Thống kê tỉnh Đăk Lăk, 2003).

MĐrăk là vùng đất phi bazan không thích hợp với các loại cây có giá trị cao như cà phê, cao su., nhưng lại có đồng cỏ tự nhiên rộng và đa dạng. Hơn nữa mùa mưa ngắn nên ít gặp khó khăn về mùa vụ thức ăn cho bò. Chính vì vậy mà MĐrăk là vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt của tỉnh, đến năm 2010 dự kiến sẽ đạt 35.000 con, tỷ lệ bò lai đạt 70-80% (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2000; ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk, 2001). Từ năm 1995, Trung tâm bò giống MĐrăk thuộc Công ty Chăn nuôi tỉnh đã tiến hành chương trình cải tạo đàn bò địa phương và tỷ lệ bò lai đã đạt khoảng 30-40%.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2001 đến tháng 6/2002, chúng tôi đã tiến hành điều tra 240 hộ theo cách bốc thăm chọn mẫu tại 12 xã thuộc huyện. Việc điều tra được thực hiện theo phiếu điều tra có chủ đề. Các nội dung điều tra chủ yếu bao gồm: quy mô chăn nuôi, cơ cấu đàn và cơ cấu giống, phương thức chăn nuôi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đầu tư cho chăn nuôi.

Số liệu điều tra được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Excel 7.0.

3. KOt quữ vàấ thữo luEn

3.1. Quy mô chăn nuôi bò trong nông hộ

Các số liệu thu được cho thấy: quy mô nuôi trung bình là 12,9 con/hộ. Số hộ nuôi dưới 5 con chiếm tỷ lệ cao nhất (32,50%), nhưng số lượng bò nuôi trong các hộ này chỉ chiếm 8,54% tổng đàn đã điều tra. Ngư-ợc lại, tuy các hộ chăn nuôi với quy mô lớn (trên 40 bò/hộ) chỉ chiếm một tỉ lệ thấp (5,42%), nhưng số lượng bò lại chiếm 22,20% so với tổng đàn đã điều tra.

Nhìn chung, trên 70% bò được

Về cơ cấu giống, nhìn chung bò Vàng là chủ yếu (chiếm tỷ lệ 62,58%), bò Laisind chiếm 36,64%, đây là tỷ lệ cao so với cơ cấu giống bò của nước ta (bò Laisind chỉ chiếm 10-15%, Lê Viết Ly, 1995). Tỷ lệ bò Laisind tương đối cao ở các nông hộ có quy mô nuôi từ 5 tới 20 con. Các nông hộ có quy mô dưới 5 con hoặc từ 21 tới 40 con có tỷ lệ bò Laisind thấp hơn, đặc biệt ở các hộ chăn nuôi quy mô lớn tỷ lệ bò Laisind thấp nhất.

 

 

pdf5 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4416 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐiều tra tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ huyện MĐrăk tỉnh.pdf
Tài liệu liên quan