Khóa luận Định hướng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam thời kỳ 2010, tầm nhìn 2020

Trong thập kỷ qua, với phương châm tập trung, có trọng tâm trọng điểm, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, Nhà nước đã đầu tư phát triển thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, đầu tư cho các vùng xuất khẩu, đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, đầu tư của Nhà Nước vẫn còn rất hạn chế, do một thời gian dài trong lĩnh vực nông nghiệp phải tập trung cho sản xuất lương thực nên giảm khả năng đầu tư cho các ngành nông sản khác, trong đó có thịt lợn.

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Định hướng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam thời kỳ 2010, tầm nhìn 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường quen thuộc của Việt Nam đã được chuyển từ Liên Xô cũ sang. Với 150 triệu dân, đây là một thị trường lớn. Những năm gần đây ngành chăn nuôi lợn của Liên Bang Nga bị suy giảm do sản lượng ngũ cốc giảm, thiếu thức ăn chăn nuôi. Theo Báo cáo Tổng quan tình hình thịt lợn thế giới của FAO ở Hoa Kỳ tháng 7 năm 2000, tổng đàn lợn của Liên bang Nga năm 2000 là 16,1 triệu con, giảm 1,83% so với 16,4 triệu con năm 2001 và giảm 6,94% so với 17,3 triệu con năm 1998. Khối lượng thịt lợn xuất chuồng tương ứng qua các năm 1998, 1999, 2000 là 79, 82 , 76 kg. Chăn nuôi lợn của Liên bang Nga dựa vào các trang trại nhỏ, năm 1998 các trang trại nhỏ đã sản xuất tới 58% lượng thịt cả nước, năm 1999 là 61%. Cũng theo nguồn trên, mức tiêu thụ thịt của Liên bang Nga cũng không duy trì được đều đặn. Mức tiêu thụ thịt năm 1999 là 43kg/người/năm giảm 5 kg so với năm 1998 và 7 kg so với năm 1997. Tuy vậy, sản lượng trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu nên hàng năm Liên bang Nga phải nhập khẩu thịt với khối lượng lớn. Năm 2000, Nga nhập khẩu 350.000 tấn, giảm 150.000 tấn so với năm 1999. Nhưng năm 2001, kim ngạch nhập khẩu thịt lợn của Nga đã hồi phục trở lại ở mức 500.000 tấn (theo Food &Agriculture Organization of USA, World Pork Outlook Report, 8.JUL. 2000). Năm 2002, thị trường này đã nhập tới 800.000 tấn thịt lợn, chiếm 33% lượng tiêu thụ trong nước. Nhưng năm 2003, lượng thịt nhập khẩu giảm 25% xuống trở lại 500.000 tấn như 2001 do Nga muốn đẩy mạnh sản xuất thịt trong nước. Trước 2001, các nước nhập khẩu thịt lợn vào Nga với khối lượng sau: Bảng 2.5: Khối lượng thịt lợn nhập của các nước vào Nga tên nước 1999 2000 2001 Mỹ 35 70 90 Trung Quốc 15 15 20 Đan Mạch 70 30 50 Rumani 10 8 18 Đức 110 80 70 Pháp 85 45 50 Ba Lan 40 30 30 Hungari 5 5 10 Canada 10 10 15 Mondova 7 5 7 Tây Ban Nha 24 10 20 Hà Lan 30 5 25 Các nước khác 39 22 70 Ucraina 10 10 15 Nguồn Food &Agriculture Organization of USA, World Pork Outlook Report, 8.JUL. 2000 Nhưng 3 năm trở lại đây, cơ cấu nhập khẩu thịt lợn đã thay đổi lớn. Braxin đã nhập khẩu 170.000 tấn thịt lợn vào Nga năm 2002, chiếm 54% lượng thịt nhập khẩu. Trung Quốc cũng đang tăng khối lượng thịt lợn nhập vào Nga. Năm 2003, đáng chú ý là Nga đã đưa ra TRQ- hạn ngạch và thuế nhập khẩu 450.000 tấn thịt lợn, nhằm đẩy mạnh ngành sản xuất thịt lợn trong nước. Theo quy định này, thịt lợn trong hạn ngạch sẽ đóng thuế nhập khẩu 18% còn ngoài hạn ngạch thì phải đóng thuế nhập khẩu 80%. Do dân số đông, hơn 150 triệu người và mức tiêu thụ thịt sẽ tăng lên, dự kiến đến năm 2005 Nga sẽ nhập trên dưới 800 ngàn tấn thịt lợn, năm 2010 khoảng 1.000.000 tấn (mức tăng nhập khẩu bình quân 3%/năm). Như vậy giai đoạn 2001 - 2010. Liên Bang Nga vẫn là thị trường nhập khẩu thịt lợn với khối lượng lớn. Hiện nay các nước xuất khẩu thịt đang tìm mọi biện pháp để đẩy nhanh xuất khẩu thịt lợn sang Nga. Đối với Việt Nam, giữa chính phủ hai nước Việt Nam và Liên Bang Nga đã có hiệp định trao đổi hàng hoá lâu dài và ổn định, theo đó thịt lợn là một trong 10 mặt hàng nông sản thực phẩm Việt Nam được quy định trong danh mục. Vì vậy mà chúng ta cần phải đẩy mạnh việc xuất khẩu thịt lợn vào thị trường rộng lớn này. Chúng ta đã đưa ra dự kiến xuất khẩu thịt lợn sang Liên bang Nga đến năm 2005 tối thiểu là 50.000 tấn, đến năm 2010 tối thiểu là 100.000 tấn. 3.2. Thị trường Hồng Kông Với gần 8 triệu dân, mức thu nhập cao, khách vãng lai nhiều, Hồng Kông là lãnh thổ có mức tiêu thụ thịt lợn tính trên đầu người cao nhất Châu á và ở hàng cao trên thế giới. Năm 1996, mức tiêu thụ tính trên đầu người là 50,4kg/năm, năm 2000 là 55,3kg/năm, năm 2001 là 55,8kg/năm. Chỉ kém một chút so với Séc, áo, Đức, Tây Ban Nha với mức 57-64,4kg/người/năm và cao hơn nhiều so với Singapore 12,5kg/người/năm. Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ (26/7/2000) năm 1996 Hồng Kông nhập 145.000 tấn thịt lợn, năm 1999 nhập 260.000 tấn, năm 2001 nhập 344.000 tấn, trong đó có 2,5 - 3 vạn tấn thịt lợn sữa, 2 vạn tấn thịt lợn các choai và sức tiêu thụ đạt 55kg/người/năm. Năm 2003, nước này nhập khoảng 280.00 tấn và dự đoán 2004, lượng thịt lợn nhập khẩu vẫn tăng, khoảng 1%. Dự kiến năm 2010 mức tiêu thụ thịt lợn bình quân của Hồng Kông đạt 60kg/người/năm. Nhờ có giá cả cạnh tranh, Trung Quốc và Brazil giữ vai trò chủ đạo đối với thị trường thịt lợn ở Hồng Kông. Bảng 2.6: Thị phần xuất khẩu thịt vào Hồng Kông năm 1998 - 2000: Nước xuất khẩu 1998 1999 2000 Mỹ 3 3 6 Trung quốc 38 35 33 Braxin 21 21 22 Canada 7 5 7 Hà Lan 12 10 11 Đan Mạch 5 7 4 Anh 3 3 3 Các nước khác (trong đó có Việt Nam) 12 12 13 Nguồn : Bureau Statistics of Hong kong and Board Agricculture of USA, World Pork Outlook Report, 26, JUL,2000 Cũng theo các nguồn tin trên, tình hình thị trường thịt lợn tại Hồng Kông như sau: Bảng 2.7: Thị trường thịt lợn tại Hồng Kông năm 1999 – 2001 Năm 1999 2000 2001 Đầu lợn giết mổ tại Hồng Kông (con) 2.269.000 2.327.000 2.350.000 Sản xuất thịt lợn tại Hồng Kông 161.000 166.000 168.000 Khối lượng nhập khẩu (tấn) 260.000 310.000 344.000 Tổng khối lượng cung cấp (tấn) 421.000 476.000 512.000 Khối lượng xuất khẩu (tấn) 45.000 57.000 63.000 Khối lượng tiêu thụ tại Hồng Kông 376.000 419.000 449.000 Nguồn Bureau Statistics of Hông Kông and Board Agricculture of USA, World Pork Outlook Report, 26, JUL,2000 Đầu tư giết mổ tại Hông Kông gồm lợn nuôi tại Hông Kông chiếm 20% và lợn sống nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 80%.Khối lượng nhập khẩu thịt lợn từ các nước vào Hông Kông sau khi đã trừ khối lượng nhập khẩu lợn sống như sau: Bảng 2.8: Khối lượng nhập khẩu thịt lợn từ các nước vào Hông Kông năm 1999- 2001 Tên nước 1999 2000 2001 Mỹ 6.028 7.100 7.800 Trung quốc 64.840 70.700 79.900 Braxin 36.347 47.990 53.900 Hà Lan 21.372 22.700 23.300 Đan Mạch 8.288 14.100 18.300 Đức 8.428 10.300 14.400 Canada 11.525 5.600 5.000 Việt Nam 4.974 7.300 8.800 Anh 4.477 3.800 3.500 Tổng khối lượng nhập 127.259 205.000 227.000 Nguồn Bureau Statistics of Hong kong and Board Agricculture of USA, World Pork Outlook Report, 26, JUL,2000 Hồng Kông cũng là nước chế biến và xuất khẩu thịt lợn, nhưng chủ yếu ở dạng tái xuất khẩu (19% lượng thịt nhập khẩu). Diễn biến thịt lợn xuất khẩu của Hông Kông như sau : Bảng 2.9: Khối lượng xuất khẩu thịt lợn của Hồng Kồng năm 1999 - 2001 Tên nước 1999 2000 2001 Mỹ 80 130 170 Trung Quốc 26.2002 32.700 36.700 Ma cao 2.511 3.500 4.2200 Malaixia 434 400 350 Philippin 418 300 320 Các nước khác 20 470 160 Tổng KL xuất khẩu 29.913 37.500 41.900 Ngoài thịt lợn nhập khẩu bao gồm : lợn sống, thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi ướp đá, thịt lợn khô, muối, Hông Kông còn là nước nhập một khối lượng rất lớn các phụ phẩm, nội tạng lợn, nhưng chủ yếu là để tái xuất khẩu sang Trung Quốc. Thực trạng này đang thay đổi khi mà nhiều công ty đã xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Bắc Trung Quốc thay vì xuất qua Hồng Kông. Bảng 2.10: Nhập khẩu phụ phẩm nội tạng của HongKong năm 1999 - 2000 Tên nước 1999 2000 Mỹ 33.248 33.221 Hà Lan 28.519 45.831 Đan Mạch 18.978 22.640 Canada 16.343 20.154 Anh 10.765 11.519 Đức 8.362 11.744 Brazil 4.693 6.354 Trung Quốc 675 670 ểc 905 564 Việt Nam 0 0 Tổng khối lượng nhập 131.163 171.443 Nguồn : Bureau Statistics of Hong kong and Board Agricculture of USA, World Pork Outlook Report, 26, JUL,2000. Như vậy đây cũng là một hướng để chúng ta nâng cao giá trị xuất khẩu của các sản phẩm từ con lợn. Tuy nhiên do những khó khăn nhất định và chưa tiếp cận sát sao với thị trường nên đến nay chúng ta mới chỉ xuất khẩu được thịt lợn sữa, thịt lợn choai và một ít thịt mảnh mà chưa xuất dược các dạng khác. 3.3. Thị trường Trung Quốc Cùng với Mỹ, Canada, Cộng đồng Châu Âu, Trung Quốc là một trong 5 nước xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới với mức xuất khẩu 110.000 tấn/năm và chủ yếu xuất khẩu vào Hong Kong. Tuy nhiên Trung Quốc cũng lại là thị trường nhập khẩu thịt lợn lớn, gần tương ứng với khối lượng xuất khẩu. Bảng 2.11: Tình hình thị trường thịt lợn tại Trung Quốc 1999 - 2001 Năm 1999 2000 2001 Đầu lợn giết mổ tại Trung Quốc (con) 51.977.200 54.000.000 55.900.000 Sản xuất thịt tại Trung Quốc (tấn) 40.065.000 41.600.000 43.200.000 Khối lượng nhập khẩu (tấn) 83.000 140.000 170.000 Tổng khối lượng cung cấp 40.139.000 41.740.000 43.370.000 Khối lượng xuất khẩu (tấn) 119.000 110.000 110.000 Khối lượng tiêu thụ tại Trung Quốc 40.020.000 41.260.000 43.260.000 Nguồn Thị trường xuất khẩu thịt lợn Việt Nam và triển vọng, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 9,2001. Trung Quốc là nước sản xuất thịt lớn nhất thế giới hiện nay, nhưng do có dân số đông, hơn một tỷ người, để nhằm đảm bảo mức tiêu thụ thịt lợn ngày một tăng Trung Quốc đã phải tăng nhanh khối lượng nhập khẩu thịt lợn, năm 1996 nhập 2000 tấn, năm 1997 nhập 28000 tấn, năm 1998 nhập 41.000 tấn, năm 1999 nhập 83.000 tấn, năm 2000 nhập khẩu 136.729 tấn và dự kiến năm 2001 nhập khẩu từ 140.000 - 150.000 tấn. Bảng 2.12: Thị phần thịt lợn của Trung Quốc từ các nước (năm 2000) Tên nước Khối lượng xuất (tấn) Tỷ lệ Hà Lan 38.6331 28 Đan Mạch 32.411 24 Canada 25.681 19 Mỹ 23.299 17 Anh 10.627 8 Các nước EU khác 5.843 4 Việt Nam 7.716 4 Các nước khác 237 <1 Tổng số 13.729 100 Nguồn Food &Agriculture Organization of USA, World Pork Outlook Report, 8.JUL. 2000 Ngoài thịt lợn sống, tươi, ướp đá, ướp đông. Trung Quốc còn nhập khẩu khối lượng lớn thịt lợn từ các dạng chế biến khác. Bảng 2.13: Thị phần thịt lợn nhập vào Trung Quốc từ các dạng chế biến khác (năm 2000) Tên nước Khối lượng xuất(tấn) Tỷ lệ Mỹ 44.213 44 Đan Mạch 18.905 18 Canada 15.068 15 Các nước EU khác 10.936 11 Pháp 6.243 6 Các nước khác 70 <1 Tổng số 101.126 100 Nguồn Food &Agriculture Organization of USA, World Pork Outlook Report, 8.JUL. 2000 Trung Quốc là nước có mức tiêu thụ thịt lợn tính trên đầu người ở mức cao nhất trên thế giới và châu á. Năm 1996 là 25,8kg thịt lợn mảnh/người/năm, năm 1999 là 33kg và năm 2001 dự kiến là 34,1kg. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì mức tăng tiêu thụ trên đầu người từ năm 2000 đến năm 2007 ở Trung Quốc là 2% năm. Việt Nam là nước cận kề với Trung Quốc và có thể tận dụng ưu thế này để đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc. 3.4. Các thị trường khác Ngoài 3 thị trường chính nêu ở trên, thịt lợn Việt Nam còn xuất khẩu sang một số thị trường khác như Singapore, Malaysia. Đây là những thị trường có tiềm năng lớn, có số lượng người Hoa khá đông, chúng ta có lợi thế về khoảng cách vận chuyển. Tuy nhiên do thị trường đòi hỏi phải có chất lượng cao, chúng ta chưa thoả thuận và ký được hiệp định thú y nên còn gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu . Việc xuất khẩu mới chỉ thực hiện theo thoả thuận từng chuyến nên khối lượng xuất khẩu của chúng ta rất khiêm tốn, năm 1999 chúng ta xuất sang Singapore 600 tấn, sang Malaysia 600 tấn và năm 2000 xuất sang Malaysia được 700 tấn. Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc: Như trên đã nhận biết Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới, thường chiếm trên 30% tổng lượng thịt lợn nhập khẩu hàng năm của thế giới, hàng năm nhập khoảng 700 - 800 ngàn tấn, đáp ứng trên dưới 40% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Theo dự toán Nhật Bản sẽ tăng đáng kể nhập khẩu thịt lợn tới năm 2005 - 2010 do những thay đổi trong chính sách của chính phủ về không khuyến khích hoạt động sản xuất thịt lợn trong nước vì chi phí cho bảo vệ môi trường sẽ cao. Mặt khác do bị bệnh dịch bò điên nên mức tiêu thụ thịt lợn sẽ tăng. Năm 2002 nhập khẩu thịt lợn vào Nhật là 1,07 triệu tấn, dự báo năm 2003 là 1,3 triệu tấn, nhiều nhất thế giới. Hàn Quốc nhập khẩu từ 35 - 30 vạn tấn/năm. Tuy nhiên thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường đòi hỏi chất lượng rất cao nên chúng ta chưa tiếp cận được. Đây là hai thị trường có kim ngạch buôn bán với Việt Nam tương đối lớn và lớn nhất cho tới nay, vì vậy cơ hội cho thịt lợn Việt Nam sẽ sáng sủa hơn. Từ sự phân tích và lý giải trên đây cho phép chúng ta khẳng định rằng con lợn Việt Nam thực sự có thị trường tiêu thụ và có triển vọng xuất khẩu lớn. Sự thành bại phụ thuộc vào nỗ lực và khôn ngoan của chúng ta II. Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu thịt lợn Việt Nam Bằng cách phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam, các chuyên viên từ Bộ NN và PTNT và Bộ Thương Mại đã có những nhận định chính xác về nguyên nhân của thực trạng chưa phát triển hết tiềm năng của ngành chăn nuôi lợn xuất khẩu của nước ta. Các yếu tố tác động đến mặt hàng thịt lợn xuất khẩu hiện nay bao gồm nhân tố vĩ mô- hệ thống chính sách của Nhà nước, nhân tố vi mô- các yếu tố trong phạm vi doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thịt lợn xuất khẩu và hàng rào bảo hộ của các nước nhập khẩu thịt lợn chủ yếu trên thế giới. 1. Nhân tố vĩ mô Phát triển thị trường xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thịt lợn đòi hỏi phải xuất phát từ động lực của chính người sản xuất kinh doanh, thông qua sự kích thích về lợi ích vật chất và nhu cầu phát triển của chính họ. Mặt khác, nó cũng phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, mà yếu tố quan trọng là hệ thống chính sách, cơ chế quản lý của Chính phủ với lĩnh vực này. Một hệ thống cơ chế, chính sách ban hành hợp lý sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy phát triển thị trường và nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu, nâng cao lợi thế cạnh tranh của mặt hàng thịt lợn. Dưới đây xin phân tích một số chính sách chủ yếu có tác động lớn đến phát triển thị trường và xuất khẩu nông sản trong đó có thịt lợn. 1.1. Chính sách đầu tư Trong thập kỷ qua, với phương châm tập trung, có trọng tâm trọng điểm, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, Nhà nước đã đầu tư phát triển thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, đầu tư cho các vùng xuất khẩu, đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, đầu tư của Nhà Nước vẫn còn rất hạn chế, do một thời gian dài trong lĩnh vực nông nghiệp phải tập trung cho sản xuất lương thực nên giảm khả năng đầu tư cho các ngành nông sản khác, trong đó có thịt lợn. Những hạn chế của chính sách đầu tư : Mặt hàng thịt lợn chưa được quan tâm thoả đáng về đầu tư để phát triển, đảm bảo sản phẩm xuất khẩu đạt hiệu quả kinh tế tương xứng với tiềm năng của chúng. Các xí nghiệp chế biến lợn vừa thiếu vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị, thay các dây chuyền công nghệ tiên tiến, vừa thiếu vốn đầu tư sản xuất thức ăn gia súc do vậy hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thi trường thế giới. Đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thịt lợn còn thiếu vốn trầm trọng, nhất là vốn lưu động. Số vốn lưu động do Nhà nước cấp cho các doanh nghiệp mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu kinh doanh. Do vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, các doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng trả lãi xuất cao để đảm bảo kinh doanh. Đôi khi do lãi suất vay vốn đáp ứng kinh doanh cao, thời gian gom hàng kéo dài, cạnh tranh khó khăn nên xuất khẩu kém hiệu quả. Cũng do thiếu vốn kinh doanh nên các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp Nhà nước) rất hạn chế trong việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân, dẫn tới hậu quả một mặt doanh nghiệp mất cơ hội xuất khẩu, mặt khác người nông dân phải chịu thua thiệt do không tiêu thụ được sản phẩm, bị ép cấp, ép giá. Cũng do các doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao hơn vốn Nhà nước cấp nên không thể đầu tư phát triển sản xuất cao hơn vốn nhà nước cấp nên không thể đầu tư phát triển sản xuất, ứng trước vốn cho nông dân tổ chức chăn nuôi với quy mô lớn, dự trữ nguồn hàng xuất khẩu với khối lượng lớn và đáp ứng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến liên tục quanh năm. Chính sách đầu tư nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi và hệ thống nghiên cứu khuyến nông để hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn chủ yếu là nguồn đầu tư của Nhà Nước, song chính sách đầu tư của Nhà nước có xu hướng thiên về ngành công nghiệp. Mặc dù lĩnh vực nông nghiệp đóng góp gần 30% GDP và thu hút 70% lực lượng lao động, song đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng. Bảng 2.14: Đầu tư của Nhà Nước vào khu vực nông nghiệp Chỉ tiêu 1990 1995 1997 1998 1999 2000 1. Tỷ lệ nông nghiệp trong GDP 38,7 27,2 25,8 25,8 25,4 23.7 2. Tỷ lệ đầu tư vào nông nghiệp 17,1 9,40 8,44 8,44 11,5 12,6 3. Chỉ số đầu tư nông nghiệp (3 =/1) 0,44 0,33 0,33 0,33 0,45 0,53 Nguồn : Số liệu của TCTK 2000 Số liệu trên cho thấy đầu tư cho nông nghiệp còn quá thấp. ở một số nước tỉ lệ nông nghiệp trong GDP còn thấp hơn nước ta, nhưng chỉ số đầu tư vẫn cao hơn Việt Nam (Trung Quốc là 0,45 ; Indonêxia là 0,68). 1.2. Chính sách tín dụng Để tạo đà cho sự phát triển thị trường và xuất khẩu nông sản, Nhà nước đã có chính sách cho vay tín dụng với mức lãi suất ưu đãi cho người sản xuất kinh doanh xuất khẩu, bao gồm một số nguồn chủ yếu : - Nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng Nông nghiệp: tỷ trọng cho vay đối với nông dân ngày ngày càng tăng trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng. - Nguồn tín dụng Ngân hàng người nghèo tuy mới thành lập năm 1995 nhưng đã cho vay được trên 400 tỷ đồng góp phần đầu tư cho sản xuất nông nghiệp để mở rộng sản xuất, tạo nguồn hàng. - Nguồn tín dụng từ các quỹ khác như quỹ tín dụng nhân dân ; ngân hàng cổ phần nông thôn ; nguồn tín dụng từ các tổ chức Quốc tế đã góp phần quan trọng cho phát triển sản xuất. Chính sách tín dụng đã tạo ra cơ sở ban đầu của thị trường vốn trong sản xuất -kinh doanh xuất khẩu nông sản trong đó có thịt lợn. Mức đầu tư tín dụng trong 10 năm gần đây đã những đóng góp đáng kể về vốn cho sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, kỹ thuật. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển các vùng chăn nuôi chế biến thịt lợn phục vụ xuất khẩu thì chính sách này còn có nhiều điểm bất cập Hạn chế của chính sách tín dụng : Hệ thống tổ chức chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Việt nam, tuy đã có nhiều cố gắng và trải rộng khắp các vùng nông thôn nhưng hoạt động còn nhiều hạn chế, chưa tiếp cận kịp thời tới hộ sản xuất, các hình thức cho vay và huy động chưa linh hoạt, thủ tục rườm rà khó khăn cho người vay. Hầu như các hộ nông dân chỉ mới được vay ngắn hạn, số người được vay cũng hạn chế với số lãi suất chưa phải ưu đãi. Nguồn vốn khác từ ngân sách Nhà nước qua chương trình giải quyết việc làm, không qua ngân hàng nông nghiệp mà quan hệ thông qua kho bạc Nhà nước, có chế độ ưu đãi cho vay hơn so với tín dụng ngân hàng nông nghiệp Việt Nam nhưng lại gây tiêu cực trong cho vay. Nhìn chung, dân nghèo khó rất ít được hưởng lợi ích trực tiếp từ nguồn vốn vay này Quản lý nguồn vốn còn nhiều sơ hở, thiếu tập trung nên nguồn vốn bị phân tán, trong khi rất nhiều công trình cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông, đang thiếu vốn để cải tạo nâng cấp xây dựng mới. Đối với hệ thống tín dụng cần có chính sách rõ ràng hơn nữa, tạo điều kiện về mặt pháp lý để hình thức tín dụng được hoạt động công khai, điều kiện tín dụng cần phù hợp, mức cho vay tương xứng với nhu cầu đầu tư vốn của người kinh doanh xuất khẩu, thời gian phương thức vay vốn và trả nợ thuận tiện, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường. 1.3. Chính sách tự do lưu thông hàng hoá và phát triển thị trường Theo định hướng của nghị quyết TW 5, khoá VII, các chính sách về tự do lưu thông hàng hoá và phát triển thị trường đã được ban hành theo hướng xoá bỏ ngăn sông cấm chợ cả nước là một thị trường thống nhất, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông tiêu thụ hàng hoá ở thị trường trong và ngoài nước. Chính sách tự do lưu thông thị trường và phát triển thị trường đã tác động tích cực thúc đẩy hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản nói chung trong đó có chăn nuôi, chế biến thịt lợn xuất khẩu. Tác động của chính sách tự do lưu thông hàng hoá và phát triển thị trường: Nông sản hàng hoá cũng như các hàng hoá công nghiệp tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tự do lưu thông rộng rãi trong cả nước, tạo điều kiện thuận tiện trong việc thu gom hàng xuất khẩu. Tình trạng sản xuất khép kín, tự cấp, tự túc được khắc phục dần, sản xuất đã bước đầu hướng ra thị trường, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từ địa phương, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, hình thành các vùng trung tâm chăn nuôi lợn, cung cấp cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Trong lĩnh vực xuất khẩu, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều thị trường mới được mở ra, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ngày một gia tăng. ở cả tầm vĩ mô và vi mô đã tích cực hơn trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu thịt lợn. Chính sách tự do lưu thông hàng hoá và phát triển thị trường đã phát huy được sức mạnh của các thành phần kinh tế tham gia sản xuất - lưu thông tiêu thụ hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy lĩnh vực tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu chưa đạt được kết quả mong muốn, nhưng bước đầu đã định hướng cho người sản xuất tập trung vào những mặt hàng thịt có ưu thế như thịt lợn mảnh đông lạnh, thịt lợn sữa, thịt lợn choai, v.v. Trong lĩnh vực sản xuất - xuất khẩu thịt lợn, chính sách tự do lưu thông hàng hoá và phát triển thị trường đã có tác dụng rõ rệt. Nếu như trước những năm 1988 luôn xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá, đặc biệt là ở những thành phố lớn, thì những năm gần đây tình hình cung - cầu hàng hoá có xu hướng được cân đối, xuất khẩu gia tăng hơn. Bên cạnh hệ thống thị trường xuất khẩu truyền thống, nhiều thị trường mới đã mở ra, ẩn chứa nhiều tiềm năng cho lĩnh vực xuất khẩu. Kết quả và tác động của chính sách tự do lưu thông hàng hoá và phát triển thị trường là cơ bản, tuy nhiên, chính sách phát triển thị trường và xuất khẩu nông sản nói chung cũng còn nhiều hạn chế cần có hướng khắc phục. Những hạn chế: Công tác dự báo thị trường, tổ chức thu nhập và xử lý thông tin đã có những tiến bộ đáng kể nhưng còn rời rạc, chậm về thời gian, thiếu hệ thống từ cơ sở vật chất đến phương thức tổ chức, nghèo nàn về nội dung, chưa thực sự trở thành một công cụ mạnh để chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất. Do thiếu thông tin về thị trường nên người sản xuất rất lúng túng trong việc quyết định quy mô đầu tư, hướng phát triển để có hiệu quả. Thị trường chưa thực sự hướng dẫn sản xuất, chưa có tác động tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất hướng về xuất khẩu. Công tác tổ chức dự báo thị trường, thu thập xử lý thông tin chậm về thời gian, mức độ, tin cậy không cao, trên thực tế chưa trở thành công cụ mạnh hướng dẫn sản xuất. ở tầm vĩ mô các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá còn xem nhẹ công tác tiếp thị, đầu tư cho hoạt động này chưa tương xứng với yêu cầu thúc đẩy xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường, chưa làm tốt công tác thu thập, nghiên cứu, xử lý thông tin về thị trường nên chưa phản ứng nhanh nhạy với diễn biến cung - cầu trên thị trường để chủ động điều chỉnh sản xuất. Các doanh nghiệp còn non kém về kinh nghiệm tiếp thị, về tạo lập và ổn định thị trường xuất khẩu. Tầm vĩ mô còn rất hạn chế, thiếu chủ động trong việc xây dựng và phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng các quan hệ song phương và đa phương, tạo điều kiện xuất khẩu hàng hoá. Hoạt động nghiên cứu nhẹ, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thịt lợn nói riêng. Sự yếu kém trong việc xác định hệ thống thị trường xuất khẩu chủ lực và những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm là một trong những nguyên nhân hạn chế quá trình phát triển thị trường và xuất khẩu hàng hoá hiện nay. Để phát triển thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thịt lợn, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua hệ thống cơ chế, chính sách ban hành, trong đó có chính sách tự do lưu thông hàng hoá và phát triển thị trường nhằm ổn định thị trường, ổn định mặt hàng xuất khẩu. 1.4. Cơ chế chính sách xuất nhập khẩu (XNK) Trong quá trình đổi mới cơ chế, chính sách xuất - nhập khẩu, Nhà nước luôn chú trọng đề ra các biện pháp khuyến khích xuất khẩu nhằm thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bước đổi mới đầu tiên về chính sách XNK là đổi mới quyền kinh doanh XNK. Quan niệm về Nhà nước độc quyền ngoại thương đã được thay đổi. Đến nay, quyền kinh doanh XNK đã mở rộng, các các doanh nghiệp có đủ điều kiện đã được qui định. Nhà nước chỉ ban hành chính sách, biện pháp và thực hiện quản lý thông qua hành lang pháp lý trên. Năm 1997 Luật thương mại đã được Quốc hội thông qua, tạo khuôn khổ pháp lý ổn định cho hoạt động xuất - nhập khẩu. Bộ Thương mại thực hiện chức năng thống nhất quản lý Nhà nước hoạt động xuất - nhập khẩu và phối hợp với các Bộ, các cơ quan ngang Bộ để quản lý hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất - nhập khẩu nói riêng. Khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, bảo hộ tài nguyên thiên nhiên bằng các biện pháp miễn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docb17.doc
Tài liệu liên quan