Khóa luận Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

MỤC LỤC

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA DNNN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 3

I. Khái niệm và phân loại DNNN 3

 1. Khái niệm về DNNN 3

 2. Phân loại DNNN 6

II. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước 8

 1. Vai trò kinh tế 10

 2. Vai trò chính trị 13

 3. Vai trò xã hội 13

III. Một số kinh nghiệm phát triển và cải cách DNNN của các nước 13

 1. Kinh nghiệm của các nước phát triển 13

 2. Kinh nghiệm của các một số nước đang phát triển về phát triển và cải cách xếp lại DNNN 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA DNNN Ở NƯỚC TA NHỮNG NĂM QUA

VÀ NHỮNG ĐỔI MỚI BƯỚC ĐẦU 19

I. Quá trình hình thành và phát triển của DNNN ở Việt Nam 19

 1. Quá trình hình thành của DNNN và kinh tế Nhà nước qua các thời kỳ 19

 2. Quá trình hình thành, phát triển DNNN ở Việt Nam 21

II. Những đổi mới của DNNN ở Việt Nam trong những năm qua 24

 1. Thực chất của việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN ở nước ta 24

 2. Những đổi mới bước đầu của DNNN ở Việt Nam 25

 3. Những kết quả bước đầu triển khai phương án đổi mới, sắp xếp nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN ở một số tỉnh, thành trong cả nước 42

III. Thực trạng tình hình DNNN ở Việt Nam hiện nay 46

 1. Hiệu quả của DNNN - một bức tranh màu xám 47

 2. Kém hiệu quả của DNNN - những nguyên nhân 52

 3. DNNN trong bối cảnh hội nhập - Thách thức mới đối với kinh tế Việt Nam 61

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNNN Ở VIỆT NAM 65

I. Về tư tưởng 65

 1. Cần tăng cường hoạt động tuyên truyền phổ biến các quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại DNNN. 65

 2. Công tác vận động tư tưởng đối với người lao động ở các DNNN sắp xếp lại hiện nay. 66

 3. Công tác tư tưởng trong việc đào tạo, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ chủ chốt của DNNN. 68

II. Về tổ chức quản lý 68

 1. Những tồn tại và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định thành lập, thẩm định DNNN. 68

 2. Một số kiến nghị về tổ chức mô hình DNNN quy mô lớn 73

 3. Những đề xuất và kiến nghị nhằm thúc đẩy cổ phần hoá DNNN. 77

 4. Kiến nghị về thực hiện bán, khoán, cho thuê DNNN 83

 5. Kiến nghị về sửa đổi quy trình thực hiện giải thể DNNN 84

 6. Kiến nghị về sắp xếp doanh nghiệp công ích 86

III. Về thị trường vốn, công nghệ, lao động hỗ trợ các DNNN thực hiện đổi mới, sắp xếp lại. 87

 1. Giải pháp mở rộng thị trường cho DNNN 87

 2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư khuyến khích DNNN thực hiện đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ. 88

 3. Giải pháp về đào tạo, lao động việc làm 91

IV. Các giải pháp khác 91

 1. Quy chế giám sát tài chính đối với doanh nghiệp 91

 2. Đổi mới công tác đào tạo, bố trí cán bộ quản lý DNNN 94

 3. Đổi mới và phát huy hiệu quả các mối quan hệ phối hợp quản lý trong nội bộ DNNN. 95

 4. Phát triển DNNN cần phải đặt trong mối tương quan với phát triển doanh nghiệp dân doanh. 95

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phố cho vay tín dụng ưu đãi 65 tỷ đồng quỹ hỗ trợ quốc gia cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Cho các DNNN vay bổ sung vốn lưu động 49 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 1998, thành phố đã ra quyết định cổ phần hoá 30 DNNN với tổng số vốn điều lệ 123.262 triệu đồng. Thay thế 28 giám đốc DNNN cũ bằng các giám đốc mới có năng lực, trẻ. Sáp nhập, hợp nhất 6 DNNN vào các DNNN khác. Thực hiện thí điểm khoán toàn bộ đối với Xí nghiệp Đo lường. Đầu tư 228 tỷ đồng cho các hoạt động công ích. Đến hết tháng 9/1999 đã có 22 DNNN có quyết định chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Có thể nói, trong 4 năm (1997 - 2001) thành phố đã cổ phần hoá 86 doanh nghiệp, thành lập 89 Công ty cổ phần, sáp nhập và hợp nhất 6 doanh nghiệp, chuyển đổi cấp quản lý trực tiếp cho 34 doanh nghiệp, giải thể 2 doanh nghiệp. Công tác tổ chức, sắp xếp và đổi mới DNNN đã trực tiếp triển khai đến 164 doanh nghiệp; tổng số DNNN của thành phố đã giảm từ 328 doanh nghiệp xuống còn 222 doanh nghiệp (giảm 33,2%). Từ năm 1998 đến 2001 doanh thu đã tăng từ 6800 tỷ đồng lên 10.060 tỷ đồng, nộp ngân sách tăng từ 437 tỷ lên 731 tỷ đồng, quy mô vốn bình quân một doanh nghiệp tăng từ 11,8 đồng lên 14,2 tỷ đồng. Nhìn chung, các DNNN sau khi tổ chức sắp xếp lại đã được củng cố, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, có xu hướng đầu tư mở rộng để phát triển. Theo báo cáo hoạt động của 20 doanh nghiệp đã CPH được hơn một năm: doanh thu và lợi nhuận trung bình tăng gấp 2 lần, cổ tức trung bình đạt 1 - 2%/tháng; nguồn vốn huy động tăng gấp 2,5 lần so với trước khi CPH. Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp CPH khi xác định lại đã tăng trung bình từ 10 - 15%. Như vậy, CPH không những bảo toàn mà còn làm tăng vốn góp của Nhà nước. Bên cạnh đó vốn nhàn rỗi ngoài xã hội cũng được huy động, tăng thu nhập cho nhân dân. Việc làm và thu nhập của người lao động đều được đảm bảo ổn định và có mức tăng nhất định. Tính đến đầu năm 2002, thành phố Hà Nội hiện có 222 DNNN do 28 cơ quan là các Sở, ngành, quận, huyện quản lý với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 2721 tỷ đồng, số doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ đồng chiếm 43,2%, doanh nghiệp có vốn từ 20 tỷ đồng trở lên chiếm 17,1%. Có 24 doanh nghiệp đạt doanh thu từ 100 tỷ đồng/năm. Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 3 về đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của DNNN, thành phố Hà Nội phấn đấu đến cuối năm 2005 sẽ hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, cơ cấu lại DNNN do thành phố quản lý nhằm tạo ra cơ cấu hợp lý trong khu vực kinh tế Nhà nước, hình thành một số tập đoàn, tổng Công ty, doanh nghiệp lớn mạnh để tăng sức cạnh tranh, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước; theo đó thành phố sẽ duy trì và phát triển khoảng 50% số doanh nghiệp hiện có mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp CPH, chuyển đổi và sắp xếp lại 45% doanh nghiệp, giải thể 5% doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả. Cần tiếp tục tạo lập những tiền đề cơ bản, toàn diện để các DNNN phát huy quyền tự chủ, huy động sử dụng mọi nguồn nội lực, bảo toàn phát triển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc sắp xếp lại DNNN phải được tiến hành tích cực, khẩn trương với phương pháp bước đi thích hợp, kiên trì và thận trọng vừa làm thí điểm vừa rút kinh nghiệm sắp xếp lại DNNN thành phố Hà Nội phải thực hiện đồng bộ với việc đổi mới nội bộ mỗi doanh nghiệp, có phương án kinh doanh phù hợp với việc đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp, gắn với việc đẩy mạnh cải cách hành chính trong doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, SA... 3.2. Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương chủ động xây dựng phương án tổng thể sắp xếp DNNN sớm nhất cả nước nhưng chất lượng chưa cao, phải điều chỉnh nhiều lần. Là nơi thí điểm cổ phần hoá đầu tiên trong cả nước. Cho đến ngày 31/12/1998 đã có 69 DNNN có quyết định cổ phần hoá nhưng mới tiến hành hoàn thành được 17 DNNN cổ phần hoá, 13 DNNN khác đang tiếp tục hoàn chỉnh thủ tục. So với kế hoạch đề ra đến hết năm 1999 cổ phần hoá 90 doanh nghiệp thì thành phố Hồ Chí Minh lại là địa phương triển khai chậm. Do chỉ đạo thiếu tập trung, kiên quyết, cho đến nay chưa giải thể, bán, khoán được một DNNN nào thuộc diện áp dụng bán, khoán, cho thuê. Thành phố mạnh dạn lập 6 Tổng Công ty 90 tạo ra sức mạnh tập trung được vốn, nhân lực, thiết bị để thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố. Để tổng Công ty 90 được thành lập phát huy tác dụng cần coi trọng khả năng điều hành tập trung chi phôí của bộ máy lãnh đạo của Tổng Công ty. Đồng thời phải coi trọng công tác tuyển chọn bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Tổng Công ty có đủ trình độ, năng lực quản lý điều hành thì Tổng Công ty mới phát huy được tác dụng thiết thực. Mô hình Tổng Công ty 90 của Thành Phố Hồ Chí Minh là kinh doanh đa ngành, coi trọng vai trò của DNNN quy mô lớn làm nòng cốt của Tổng Công ty được thành lập. Có thể nêu ra 6 bài học về sắp xếp DNNN ở thành phố Hồ Chí Minh những năm qua: Một là, lựa chọn hướng chiến lược thật trúng để đầu tư phát triển. Giữa trúng và đúng tuy coi trọng cả hai nhưng ưu tiên cho trúng. Hướng trúng ở đây được hiểu là hướng đầu tư có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, không nhất thiết là dập khuôn máy móc. Giữa các tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh tế thì luôn coi trọng nhất khả năng thu hồi vốn nhanh, tạo ra nguồn thu ngân sách lớn. Hai là, trong chỉ đạo thực hiện của các ngành, các cấp quản lý Nhà nước phải coi trọng khả năng, phối hợp tháo gỡ khó khăn cho các DNNN một cách kiên quyết, dứt khoát lựa chọn hoặc làm ngay hoặc dẹp bỏ, mạnh dạn tháo gỡ khó khăn về cơ chế cho DNNN hoạt động. Ba là, sắp xếp DNNN gắn với thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, đó là một trong những giải pháp quan trọng. Bốn là, mạnh dạn xử lý các DNNN yếu kém bằng tập trung giải quyết mâu thuẫn từ trong nội bộ doanh nghiệp. Coi trọng "cần" hơn "đủ", không giáo điều cứng nhắc. Vấn đề đặt ra là xử lý theo mô hình nào thì cũng phải tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục phát triển thích nghi với điều kiện, môi trường mới. Năm là, cần đặc biệt coi trọng vai trò của giám đốc DNNN có thể xem đó là nhân tố "đầu tiên" để DNNN có thể vương lên phát triển thích nghi với cơ chế mới. Sáu là, coi trọng phong trào thi đua và tăng cường kỷ luật lao động để khởi dậy và huy động mọi tiềm năng, nguồn lực của tập thể và cộng đồng người lao động trong mỗi DNNN. III. Thực trạng tình hình DNNN ở Việt Nam hiện nay Trong thời gian gần đây, vai trò tích cực của DNNN giảm dần ở tất cả các ngành, các địa phương. Về mặt xã hội, khu vực này ít nhiều làm giảm lòng tin của nhân dân và các đối tác, tạo ra một sức ỳ đáng kể. Lực lượng trẻ, có trình độ và năng động tham gia vào khu vực này ít. Và đây cũng còn để xảy ra những hành vi buôn lậu, gian lận thương mai và tham nhũng, những vụ án trọng điểm gần đây minh chứng rõ về điều này. Về mặt kinh tế, trước hết tốc độ tăng trưởng của khu vực này chậm lại, giai đoạn đầu từ năm 1990 đến năm 1994 mức tăng GDP trung bình của khu vực này là 12%, giai đoạn từ 1995 - 2000 chậm lại còn gần 8%. Riêng trong ngành công nghiệp, khu vực DNNN gồm Trung ương và địa phương chiếm tỷ trọng là 49,6% trong năm 1996 và giảm xuống còn 39,5% trong năm 2000, tăng trưởng chung của ngành là 11,6% trong năm 1999, trong khi đó khu vực DNNN chỉ tăng 5,4%. Lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ ngay cả khi được tài trợ và ưu đãi, trong nhiều trường hợp được hưởng ưu thế độc quyền, đã gây nguy kịch cho ngân sách Nhà nước và hệ thống ngân hàng quốc doanh. Vì các khoản lỗ thường xuyên ấy được bù đắp hàng năm từ nguồn ngân sách Nhà nước hoặc bằng các khoản vay từ hệ thống ngân hàng có sự bảo trợ. Vấn đề không hiệu quả của DNNN tất nhiên có tác động vĩ mô đến toàn bộ nền kinh tế. Tóm lại, khu vực DNNN được Nhà nước tạo lập ra và nuôi dưỡng nhằm mục đích thực hiện vai trò chủ đạo, đã dần dần không còn đem lại hiệu quả như mong muốn. Mà ngược lại, nó còn là gánh nặng nhiều mặt cho kinh tế và xã hội. Qua các số liệu cụ thể và sự phân tích dưới đây chúng ta sẽ thấy rõ điều này. 1. Hiệu quả của DNNN - một bức tranh màu xám Theo báo cáo của Bộ Tài Chính, tính đến thời điểm 31/6/1999, các số liệu cơ bản về thực trạng vốn của DNNN như sau: 31/6/1998 31/6/1999 Tổng số DNNN 5980 DNNN 5280 DNNN Tổng số vốn Nhà nước 102930 tỷ đồng 106900 tỷ đồng Bình quân vốn một doanh nghiệp 17,2 tỷ đồng 18,4 tỷ đồng Phân loại DNNN theo mức vốn - Vốn dưới 1 tỷ đồng 8% số DNNN 14% số DNNN - Vốn dưới 5 tỷ đồng 72% số DNNN 65,5% DNNN - Vốn trên 10 tỷ đồng 20% số DNNN 20,9 số DNNN Như vậy, số DNNN có số vốn dưới 5 tỷ đồng (tương đương 370.000USD) chiếm tỷ lệ rất lớn. Qua đó chúng ta mới nhận thức được quy mô của các DNNN của Việt Nam nhỏ đến mức nào. Nói chung, các DNNN của nước ta hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn tương đối phổ biến. Theo tính toán từ nhiều nguồn số liệu thì có tới 60% số DNNN không được cấp đủ mức vốn pháp định theo quy định tại Nghị định 50/CP của Chính phủ. Vốn thực tế hoạt động chỉ đạt khoảng 80%, riêng số vốn lưu động chỉ có 50% được huy động vào kinh doanh, còn lại nằm ở tài sản, vật tư mất mát, kém phẩm chất, công nợ không thu hồi được, lỗ chưa được bù đắp. Nghiêm trọng hơn là do thiếu vốn nên DNNN không có khả năng đầu tư đổi mới trang thiết bị, hiện đại hoá công nghệ, hàng hoá thiếu khả năng cạnh tranh. Trong quá trình đổi mới DNNN thì việc đổi mới các doanh nghiệp lớn được ưu tiên thực hiện. Từ chỗ cả nước có 250 Tổng Công ty, liên hiệp xí nghiệp thành lập trước năm 1991 được tổ chức lại thành 17 TCT 91 và 74 TCT90. Số doanh nghiệp hạch toán độc lập (thành viên của TCT) là 1392 doanh nghiệp. So với toàn bộ khu vực DNNN thì TCT chiếm 24% về số doanh nghiệp; 66% về vốn; 55% về lao động. Riêng TCT 91 có 613 doanh nghiệp thành viên chiếm 10% số lượng DNNN và tỷ trọng vốn kinh doanh chiếm tới 44% tổng vốn DNNN và 35% lao động. Tổng Công ty nhà nước tuy được ưu tiên các điều kiện vật chất, nguồn lực để phát triển nhưng tình hình cũng không sáng sủa hơn. Năm 1998 bình quân vốn Nhà nước của TCT 91 là 3661 tỷ đồng (260 triệu USD). Năm 1999 số vốn Nhà nước bình quân là 3864 tỷ đồng. Năm 2001, tổng vốn kinh doanh của 17 TCT đạt 102.437,7 tỷ đồng. Nhưng trong số 17 TCT 91 thì có tới 14 TCT (82%) có mức vốn nhà nước dưới 1000 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa là chỉ có 3 TCT nhà nước là có vốn nhà nước tương đối lớn, đó là Điện lực Việt Nam với 24916,8 tỷ đồng; tiếp đến là TCT Dầu khí với tổng số vốn 18625,3 tỷ đồng; Bưu chính viễn thông 16588,6 tỷ đồng... TCT có số vốn thấp nhất là Công nghiệp tàu thuỷ 450 tỷ đồng; TCT Thuốc lá Việt Nam 823 tỷ đồng. Đối với Tổng công ty 90 tình hình vốn còn khó khăn hơn. Hơn 20% số TCT 90 với vốn nhà nước chỉ có dưới 100 tỷ đồng, trong đó có 13 TCT mức vốn nhà nước ngân sách cấp cho mỗi Tổng công ty chỉ dưới 40 tỷ đồng. Như vậy, nếu xét trên yếu tố vốn nhà nước thì có thể nhận định rằng DNNN phần lớn có quy mô nhỏ bé. Vốn nhà nước bình quân chỉ có hơn 18 tỷ đồng, số DNNN có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới hơn 65% còn số DNNN có vốn nhà nước trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 20%. Hơn nữa, DNNN vẫn còn nhiều về số lượng, dàn trải ở hầu hết các ngành nghề, địa phương và vượt quá khả năng mà nguồn lực nhà nước hiện có. Để giải quyết vấn đề vốn cho DNNN, công văn số 309/KHTH ngày 8/9/1997 quy định cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản và bổ sung vốn lưu động cho các DNNN. Quyết định này đã tạo điều kiện cho các DNNN có thêm nguồn vốn ổn định thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo dự toán chi ngân sách nhà nước năm 1998 và 1999 thì số vốn ngân sách nhà nước dành cho việc hỗ trợ DNNN tương ứng là 500 tỷ đồng và 200 tỷ đồng, chủ yếu dùng để bổ sung vốn lưu động cho DNNN. Trong các năm từ 1997 đến 1999, Nhà nước đã đầu tư trực tiếp cho DNNN khoảng trên 8000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách cấp khoảng 6500 tỷ đồng, bù lỗ khoảng 1500 tỷ đồng. Xét riêng ở thành phố Hà Nội, tính đến đầu năm 2002, có 222 DNNN do 28 cơ quan là các sở, ngành, quận, huyện quản lý với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 2721 tỷ đồng; số DNNN có vốn trên 5 tỷ đồng chiếm 43,2%; doanh nghiệp có vốn từ 20 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 17,1%. Hầu hết các doanh nghiệp đạt doanh thu thấp, chỉ có 24 doanh nghiệp đạt danh thu từ 100tỷ/năm. Nếu xét trên cả nước, hiện nay phần đóng góp của DNNN chiếm khoảng 40% trong ngân sách và trên 50% kim ngạch xuất khẩu. Những năm gần đây, DNNN đã bộc lộ những yếu kém, chưa ngang tầm, chưa tương xứng với ưu thế vốn có của mình, hiệu quả kinh doanh thấp chỉ có 40% DNNN sản xuất kinh doanh thực sự có hiệu quả. Năm 2001 tổng doanh thu của 17 TCT91 đạt 157638 tỷ đồng, giảm 4,1% so năm trước; trong đó TCT Dầu khí đạt 45087 tỷ đồng giảm 20,8% so năm 2000; TCT Lương thực miền Bắc doanh thu giảm 28,6%; TCT Lương thực miền Nam giảm 27%; TCT Cà phê giảm 9%; TCT Cao su giảm 20%. Năm 2001 do biến động của thị trường thế giới nên hoạt động xuất khẩu của các TCT này có phần chững lại. Đặc biệt đối với một số TCT đứng ở vị trí mũi nhọn về xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu lại giảm đáng kể như: Dầu khí giảm 10%, Dệt may giảm 11%, Cao su giảm 30%... Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF (World Ecoromic Forum) năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam năm 1999 xếp hạng 48/53, năm 2000 là 49/59 và năm 2001 là 62/75. Từ đó có thể thấy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta mà DNNN có vị trí chủ đạo còn yếu kém, cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Doanh thu và lợi nhuận tạo ra trên một đồng vốn đầu tư là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với hoạt động kinh doanh của DNNN trong thời gian vừa qua có thể nhận thấy tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống rõ rệt. Lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ ngay cả khi được tài trợ và ưu đãi, trong nhiều trường hợp được hưởng ưu thế độc quyền đã gây nguy kịch cho ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách quốc doanh. Tình trạng không hiệu quả ở các DNNN đã đặt hệ thống tài chính vào cảnh hiểm nghèo, lấn át đầu tư tư nhân, tạo thành mối đe doạ cho ổn định kinh tế vĩ mô. DNNN là người vay mượn chủ yếu trong hệ thống tài chính nói chung và tại các ngân hàng thương mại quốc doanh nói riêng. DNNN gia tăng vay mượn để tài trợ cho sự tồn tại hàng hoá và thua lỗ tài chính. DNNN không những hấp thụ phần lớn nội tệ mà còn được quyền ưu tiên trong tín dụng ngoại tệ. Vay mượn của DNNN từ hệ thống ngân hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tín dụng cho DNNN/tín dụng cho nền kinh tế 57 52,8 50,2 52,4 48,2 44,9 Tín dụng của NHTMQD cho DNNN/ Tổng tín dụng của NHTMQD 62 57,5 55,4 57,9 Vay ngoại tệ của DNNN từ NHTMQD/ Tổng cho vay ngoại tệ của NHTMQD 90,6 93,2 90 91 Tỷ lệ gia tăng tín dụng cho nền kinh tế 26,9 20,1 22,6 16,7 55,3 38,1 Tỷ lệ gia tăng tín dụng cho DNNN 17,7 11,3 16,5 22 42,7 28,2 Tỷ lệ gia tăng tín dụng cho cac DNNN sản xuất công nghiệp 13,6 11,9 10,8 8 Nguồn: Tính từ các Báo cáo quốc gia của IMF số 99/55 và 01/59 Để đánh giá khả năng sinh lợi của DNNN, Bộ Tài chính đã lập ra một hệ thống báo cáo để phân loại các DN theo tình hình tài chính. ở 5429 DNNN (trong số số 5800) được phân loại theo có lãi, tạm thời lỗ và lỗ triền miên, chỉ có 40,4% doanh nghiệp là có lãi, còn lại 44,1% tạm thời lỗ và 15,4 là lỗ triền miên. Dù chưa nêu hết tầm vóc của vấn đề nhưng cũng đủ thấy đó là một bức tranh màu xám của khu vực DNNN. Các tỷ số tài chính của DNNN Số lượng DNNN (doanh nghiệp) Nợ/Tài sản (%) Nợ quá hạn/ Nợ ngắn hạn (%) Sản lượng /lao động (triệuđồng) Xuất khẩu/ Doanh thu (%) Tổng số 5429 58,9 5,9 124 28,7 Có lãi 2196 53,9 1,4 148 36,8 Tạm thời lỗ 2393 64,1 4,8 90 10 Thường xuyên lỗ 840 84,9 32,6 89 2,5 Nguồn: Báo cáo quốc gia của IMF số 99/55, trang 55 Về cộng nợ của DNNN ta thấy hiện nay DNNN hoạt động dựa vào vốn vay ngân hàng là chủ yếu, ước tính khoảng 80% vốn hoạt động mà chủ yếu là vốn vay ngắn hạn. Do đó nghĩa vụ nợ và trả nợ của DNNN là khá lớn. Ngoài ra các doanh nghiệp còn chiếm dụng vốn lẫn nhau cũng là yếu tố làm tăng công nợ của DNNN. Cụ thể số nợ phải trả và phải thu của DNNN đến 31/6/1998 như sau: Tổng số nợ phải trả là 126000 tỷ đồng, bằng 124% vốn của Nhà nước. Tổng số nợ phải thu là 72000 tỷ đồng, bằng 60% vốn của Nhà nước. Nợ của DNNN vào cuối năm 2000 lên đến 190000 tỷ đồng (13,1tỷ USD) bằng 33% GDP. Vì là nợ Nhà nước gánh số nợ này đưa tổng công nợ của Nhà nước Việt Nam lên 21,3 tỷ USD bằng 63% GDP (không kể số mà doanh nghiệp nợ lẫn nhau) Nợ công và nợ của NNNN %GDP 1000 tỷ VND Tỷ USD Tổng dư nợ công (Cuối năm 2000) 63% 309 21,3 Ngân sách nợ (trong và ngoài nước) 30% 144 9,9 DNNN nợ ngân hàng 33% 165 11,4 Dư nợ DNNN (cuối năm 2000) 38% 190 13,1 Nợ ngân hàng 33% 165 11,4 Nợ lẫn nhau 5% 25 1,7 % dư nợ 1000 tỷ VND Tỷ USD Nợ xấu theo IMF (tiêu chuẩn quốc tế) 30% 57 3,9 Nợ xấu theo Việt Nam (tiêu chuẩn Việt Nam) 13% 21 1,5 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư 2. Kém hiệu quả của DNNN - Những nguyên nhân Lý giải cho vấn đề kém hiệu quả trong khu vực DNNN, Nghị quyết 05/NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam có nêu: “Những hạn chế, yếu kém của DNNN có nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan: chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và DNNN, về yêu cầu và giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN; nhiều vấn đề chưa rõ, còn ý kiến khác nhau nhưng chưa được tổng kết thực tiễn để kết luận. Quản lý nhà nước đối với DNNN còn nhiều yếu kém, vướng mắc; cải cách hành chính chậm. Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, còn nhiều điểm chưa phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ và người lao động trong doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh; một bộ phận cán bộ DNNN chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực và phẩm chất. Sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ đối với việc đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN chưa tương xứng với nhiệm vụ quan trọng và phức tạp này. Tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng tại DNNN chậm được đổi mới”. Thật ra, tất cả các nguyên nhân này có thể tập trung vào hai vấn đề cốt lõi: Một là, chưa nhận thức đúng vai trò của DNNN trong nền kinh tế. Hai là, những cơ chế quản lý DNNN chưa hợp lý. Trong đó bao gồm quản lý bên trong nội bộ DNNN và quản lý nhà nước đối với DNNN. Việc phân tích những điểm căn bản sẽ giúp chúng ta giải thích những yếu kém trong thời gian qua được rõ ràng hơn, hơn nữa sẽ là cơ sở khoa học cho những đề xuất về cải cách, đổi mới DNNN trong tương lai. Và chúng ta cũng phải chỉ ra được rằng đâu là những yếu kém có thể loại bỏ và đâu là những yếu kém mà bản chất của nó chỉ có thể giảm thiểu mà thôi. 2.1. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế không rành mạch trong một thời gian dài Về quan điểm của kinh tế thị trường, mọi người đều đã rõ rằng ngoài vai trò của Nhà nước là bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ thể chế chính trị thì trong lĩnh vực kinh tế ngoài việc cung cấp một khung thể chế cho nền kinh tế vận hành thì DNNN là một thể hiện can thiệp vào thị trường hay chính xác hơn là can thiệp vào những thất bại của thị trường mà nếu để nó tự vận hành theo lối “bàn tay vô hình” thì sẽ gặp nhiều bất ổn. Với vai trò của mình thì Nhà nước nên tập trung làm gì và khi khai sinh một DNNN cần phải đặt cho nó một mục tiêu nhất định là hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích vô vị lợi. Nếu không phân định rõ ràng thì việc đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN cũng như việc sắp xếp đổi mới sẽ đi vào vòng luẩn quẩn. Và thực tế Việt Nam cũng đã như vậy, các DNNN không được phân định rõ ràng về mục tiêu để quản lý, mặc dù trong Luật DNNN năm 1995 đã có những ý tưởng này, tuy nhiên trong điều hành lại không như vậy. Tất cả đều được hưởng như nhau, sự bù lỗ từ ngân sách nhà nước mà không phân biệt tính chất DNNN là vô vị lợi hay là kinh doanh. Dẫu biết rằng, chúng ta không thể nào yêu cầu mọi DNNN đều phải luôn hoạt động mang lại lợi nhuận nhưng kém hiệu quả dai dẳng là điều không thể chấp nhận ngoại trừ đó là DNNN hoạt động công ích cung cấp các hàng hoá công cộng. Vì sao như vậy? Hàng hoá công có hai đặc tính quan trọng để phân biệt với loại hàng hoá khác để cung cấp ra thị trường: Thứ nhất là nó không phân bổ theo khẩu phần và thứ hai người ta không muốn sử dụng nó theo khẩu phần. Với các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ như vậy thường phải gánh chịu chi phí giao dịch rất cao và vì thế mục tiêu lợi nhuận không phải là vấn đề đòi hỏi. Ngược lại, các DNNN làm kinh doanh phải đặt tiêu chí lợi nhuận trên vốn làm mục tiêu hoạt động. Từ lâu, việc phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN thường mơ hồ và lúng túng vì những quan điểm khác nhau về DNNN là nhằm đóng cho được vai trò “chủ đạo” trong nền kinh tế hay là nhằm đạt hiệu quả kinh doanh như mọi doanh nghiệp khác. Những tranh luận về chính sách cũng bắt nguồn từ những mập mờ này. Nguy hiểm hơn là Nhà nước đi đến chỗ bảo hộ quá mức các DNNN trong thời gian dài, không bình đẳng với khu vực tư nhân. Hậu quả là nhiều năm sắp xếp, đổi mới cũng không cải thiện tình hình như mong muốn. Nhưng nếu nhìn về tương lai, dù muốn hay không Việt Nam cũng không thể kéo dài tình trạng này về thực lực nội tại lẫn thông lệ quốc tế. Không thể tạo ra những đặc quyền về bất kỳ mặt nào cho các DNNN như thế, nhất là trong lĩnh vực ngoại thương. Điều trước hết là cần làm cho các DNNN thật sự đứng vững bằng khả năng của mình, đương đầu với hội nhập. Và thêm điều quan trọng là nếu nguyện vọng của chúng ta tham gia vào WTO thì đây cũng là nội dung thương thảo khó khăn. Bởi lẽ tinh thần của WTO là không được dành đặc quyền quá mức như hiện nay cho DNNN. Việt Nam cũng đã hiểu điều đó và những chiến lược, quan điểm phát triển DNNN cũng dần dần hội tụ với các lý luận và thực tiễn kinh tế thị trường. Cũng trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX lại một lần nữa đã phân định rõ ràng các doanh nghiệp hoạt động công ích và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh để cải tổ. Nhưng điều này cũng không khẳng định rằng tỷ trọng DNNN trong các thành phần kinh tế sẽ giảm đi khi thực hiện sắp xếp, đổi mới. Vì rằng, trong cả hai lĩnh vực công ích và kinh doanh Nhà nước đều nắm giữ 100% vốn trong một số ngành và Nhà nước giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối trong một số ngành còn lại. Tất nhiên 99% cũng là cổ phần chi phối nhưng đó là gợi mở theo hướng tích cực để Nhà nước giảm đi gánh nặng không cần thiết vai trò cung cấp vốn và quản lý cho doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và tăng vai trò của mình trong doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác đúng với chức năng của "bàn tay hữu hình "hơn. 2.2. Một nguyên nhân yếu kém khác của DNNN: Khó khăn trong vấn đề hợp tác giữa người uỷ quyền và người tác nghiệp Có điều gì đó khác nhau giữa khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước. Tại sao chỉ các DNNN thua lỗ kéo dài mà vẫn tồn tại được trong lúc các điều kiện đầu vào là vốn lao động thì hầu như được ưu tiên tiếp cận sử dụng và với giá ưu đãi. Tại sao chỉ có trong các khu vực của Nhà nước thì vấn đề tham nhũng lại nổi cộm. Điều khác nhau duy nhất ai cũng có thể nhìn thấy được mà chúng ta có thể cho đấy là nguồn gốc để lý giải nhiều vấn đề về hiệu quả của DNNN. Đó là quyền sở hữu, công và tư. Quyền sở hữu tài sản hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó có thể thúc đẩy đem đến mức hiệu quả cao nhất hoặc đem đến phi hiệu quả khi cùng sử dụng một lượng nguồn lực như nhau. Giải thích sự yếu kém của DNNN được lý giải trên nền tảng của định chế về quyền sở hữu tài sản, trong đó chủ yếu là những lập luận cho thấy có vấn đề khó khăn trong việc phối hợp các mục tiêu khác nhau giữa Nhà nước và cá nhân, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng trong một môi trường thông tin mập mờ và định chế quản lý không tin cậy, các ràng buộc chưa đem lại hiệu quả mong muốn trong mối quan hệ giữa sở hữu và quản lý. Những lập luận này hàm ý rằng hiệu quả của DNNN sẽ có thể được cải thiện khi cơ chế quản lý bên trong DNNN và quản lý Nhà nước đối với DNNN được hoàn thiện hơn. Trong kinh tế học, gần đây người ta thường nhắc nhiều đến thuật ngữ vấn đề người uỷ quyền - người tác nghiệp (principal - agent problem) hay khó khăn trong vấn đề cai quản Công ty. Tóm lược vấn đề này có thể được hiểu là bất cứ một nơi nào có quan hệ thuê mướn, thì nơi đó nảy sinh vấn đề người uỷ quyền - người tác nghiệp, trong đó phúc lợi của người này tuỳ thuộc vào người kia. Trong doanh nghiệp người tác nghiệp là người thực hiện các hành động, là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả của doanh nghiệp. Còn người uỷ nhiệm là người chủ sở hữu và bị tác động của phía người tác nghiệp. Hành vi ứng xử của người uỷ nhiệm lại tác động đến cách thức tiến hành hành động của người tác nghiệp. Và như vậy, dù có phải thực hiện những phương thức trao đổi thế nào đi chăng nữa thì mục đích của hai bên khó có thể trùng nhau, hơn nữa quyền lợi của bên này do bên kia quyết định. Trình bày vấn đề này trong DNNN có thể được mô phỏng rằng, ở đây Nhà nước đóng vai trò người uỷ nhiệm, thể hiện bằng sự sở hữu của mình đối với tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN TOT NGHIEP.doc