Khóa luận Dược phẩm Việt Nam – Thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập

Theo lộ trình của Bộ Y tế đến 30/6/2008 các doanh nghiệp sản xuất thuốc Tân dược đều phải đạt tiêu chuẩn Thực hành sản xuất thuốc tốt GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay trong 93 doanh nghiệp có sản xuất thuốc Tân dược có 76 doanh nghiệp GMP (52 doanh nghiệp đạt GMP -WHO và 24 doanh nghiệp đạt GMP - ASEAN) đa số các doanh nghiệp này là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn Nhà nước. Hiện nay 78 doanh nghiệp sản xuất Đông dược tại Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào đạt tiêu chuẩn GMP. Do đó để phát triển thuốc Đông dược trong tương lai Nhà nước và các doanh nghiệp cần có những chính sách cụ thể hơn nữa trong việc đẩy mạnh quản lý chất lượng với sản phẩm Đông dược.

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6792 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Dược phẩm Việt Nam – Thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn nhất vào loại thuốc chống nhiễm khuẩn, vitamin, thuốc bổ và thuốc hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm Bảng 5: Cơ cấu sản phẩm theo nhóm dược lý năm 2007 STT Nhóm dược lý Tỷ trọng 1. Chống nhiễm khuẩn 19.4% 2. Vitamin, thuốc bổ 11.8% 3. Hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm 1.4% 4. Thuốc có tác dụng trên dạ dày, ruột 4.2% 5. Ngoài da 5.0% 6. Tim mạch 0.96% 7. Tâm thần, an thần 0.93% 8. Hormon và cấu trúc hormon 0.6% 9. Lợi tiểu 0.001% 10. Chống ung thư 0.0001% Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam Điều này không chỉ cho thấy khả năng sản xuất yếu kém của các doanh nghiệp mà còn gây ra một thực trạng đau đầu với ngành dược Việt Nam đó là tình trạng sản xuất trùng lắp, bắt chước mẫu mã của nhau. Hầu hết các doanh nghiệp đều nhập dây chuyền sản xuất các loại thuốc trên. Sản phẩm sản xuất ra có chức năng và hình dáng tương tự nhau thậm chí một số doanh nghiệp còn bắt chước kiểu dáng của các loại thuốc ngoại. Điều này không chỉ làm mòn tính sáng tạo, làm yếu đi nội lực cạnh tranh của các doanh nghiệp mà còn gây không ít khó khăn cho người tiêu dùng khi lựa chọn thuốc tiêu dùng. Có thể đơn cử một số loại thuốc để thấy được điều này. Trường hợp thuốc hạ huyết áp (Amlo) trên thị trường Việt Nam có tới 9 loại thuốc có tên gần giống nhau để người tiêu dùng có thể lựa chọn: Bảng 6: Danh mục thuốc hạ huyết áp STT Tên thuốc Nhà sản xuất 1. Amlodipine – AM 10 Công ty Dược - Vật tư y tế Bình Định 2. Amclococ - 10 Torrent Pharma 3. Alodipine Công ty Cổ phần Y dược 4. Amlodipine Công ty dược Nam Hà 5. Amlovas Mcleodo Pharma 6. Aldigin - 5 Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 25 7. Amplodipine Công ty dược phẩm NIC 8. Amlopecs Cipta (Ấn Độ) 9. Amlodipine Stada Công ty LD Stada VN Nguồn: website: thuoc.net.vn Một ví dụ khác về việc nhái mẫu mã của thuốc ngoại. Nhìn vào hình trang bên có thể thấy thuốc chống đau mang nhãn hiệu Dihatansic do Công ty CP Dược Hà Tây sản xuất có tên và mẫu mã hộp thuốc gần giống với thuốc Di-antalvic do Labo Houdé của Pháp sản xuất; Thuốc bổ Phagington Capsules có 9 hoạt chât do Công ty cổ phần OPC sản xuất cũng có tên và mẫu mã bao bì gần giống với thuốc Pharmaton Capsules có 23 hoạt chất do công ty Labo Boenringer Ingeheim của Thuỵ Sỹ sản xuất. Tương tự như vậy, thuốc bổ Lipamin có 11 hoạt chất do Công ty dược phẩm Nam Hà sản xuất có mẫu mã bao bì gần giống với thuốc Hontamin Ginseng có 19 hoạt chất do Labo United Pharm của Hàn Quốc sản xuất và còn rất nhiều loại thuốc khác cũng có sự tương tự gần giống nhau về nhãn mác, mẫu mã, hình thức thuốc và bao bì sản xuất...Điều này thực sự là một hạn chế rất lớn của các doanh nghiệp dược Việt Nam để có thể tự khẳng định mình, phát triển nhanh chóng trong tương lai. Hình 6: Các loại thuốc có mẫu mã giống nhau Thuốc Di-Antavic Thuốc Pharmaton Capsulas Thuốc Hontamin Ginseng và thuốc Dihatans và thuốc Phagington Capsules và thuốc Liptamin Nguồn: webbsite www. thuoc.net.vn Về sản xuất nguyên liệu: Công nghiệp dược hầu như chưa có nhà máy sản xuất nguyên liệu. Các nhà máy vẫn chủ yếu vào chính sách bảo hộ của Nhà nước chưa chính thức cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng. Đây là một khó khăn không nhỏ đối với việc sản xuất các sản phẩm ở trong nước. Việc nuôi trồng dược liệu ở Việt Nam hiện nay diễn ra ở cả các tổ chức dược phẩm lớn của Việt Nam như Tổng công ty dược phẩm Việt Nam, Công ty XNK Y tế II và cả trong dân cư ở các địa phương. Tuy nhiên việc quản lí và quy hoạch nuôi trồng dược liệu là chưa cao, các ngành các cấp ở địa phương còn chưa nhận thức hết giá trị của nguồn dược liệu này và cũng do việc bán dược liệu thô có giá không cao nên chưa khuyến khích được người dân nuôi trồng. Về sản phẩm Đông dược: Mặc dù hiện tại thuốc đông dược mới chiếm một thị phần nhỏ trong tổng số thuốc sản xuất trong nước và giá trị sản xuất thuốc trong nước nhưng thực tế cho thấy thuốc đông dược đang ngày càng được người tiêu dùng chấp nhận và xuất khẩu mang về một lượng ngoại tệ lớn cho đất nước. Trong những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu cho ra sản phẩm đã và đang đứng vững trên thị trường như: Sản phẩm từ cây nhàu trị đau nhức; từ cây Diệp hạ châu (dân gian miền nam gọi là cây Cỏ cứt heo) trị viêm gan siêu vi B; Centular từ rau má của xí nghiệp dược phẩm TW 25 có tác dụng trị béo; công trình nghiên cứu cây chè dây trị loét bao tử, hành tá tràng do Công ty dược phẩm Traphaco đầu tư; cây Trinh nữ hoàng cung giúp tăng cường cơ thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư của công ty dược phẩm 2/9 đầu tư…Đây là những dấu hiệu rất đáng mừng trong việc phát triển các sản phẩm đông dược của Việt Nam. Tuy nhiên việc sản xuất thuốc đông dược cũng không phải là một điều dễ dàng bởi mỗi sản phẩm thuốc đông dược đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách công phu mới có thể áp dụng đưa vào sản xuất chi phí này là không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp. Hơn thế nữa nhược điểm của các sản phẩm đông dược hiện nay là chưa có minh chứng khoa học về điều trị, chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm sử dụng, thiếu cơ sở khoa học, pháp lý để đăng kí ở nhiều nước trên thế giới vì vậy việc sản xuất còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó các doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược còn chưa chú trọng đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất thuốc. Về văcxin và sinh phẩm y tế: Khác với công nghiệp bào chế thuốc, công nghiệp văcxin, sinh phẩm y tế là công nghiệp khép kín từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm. Yêu cầu về vô trùng và nhiệt độ rất ngặt nghèo. Nhu cầu về văcxin ngày càng tăng. Chương trình tiêm chủng mở rộng ngày càng phát triển và triển khai với nhiều loại văcxin khác nhau. Hiện nay ngoài 6 văcxin phổ cập, đã có thêm 4 loại văcxin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Các doanh nghiệp sản xuất văcxin trong nước mới chỉ sản xuất được 2 loại văcxin có thể đáp ứng được 100% nhu cầu, 7 loại văcxin khác mới chỉ đáp ứng được 40 - 60% nhu cầu. Những bệnh hiểm nghèo như SARS, cúm A (H5N1), Rubella, viêm gan A, B, C…đòi hỏi phải sản xuất văcxin để phòng ngừa bệnh. Chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện, giá cả sản phẩm thấp phù hợp với thu nhập của người dân Chất lượng: Việc ban hành đầy đủ 5 tiêu chuẩn Thực hành tốt đã thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng cường quản lý chất lượng phấn đấu tương đồng với các nước về kĩ thuật, chỉ tiêu chất lượng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Số lượng các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn Thực hành sản xuất thuốc tốt tăng rõ rệt hàng năm. Bảng 6: Số liệu cấp giấy chứng nhận GMP, GLP, GSP qua các năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 (đến 29/2) GMP 18 25 31 41 45 57 66 74 76 GLP 0 6 16 26 32 43 60 74 76 GSP 0 3 8 11 30 42 64 79 85 Nguồn: Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra giám sát chất lượng thuốc năm 2007 Theo lộ trình của Bộ Y tế đến 30/6/2008 các doanh nghiệp sản xuất thuốc Tân dược đều phải đạt tiêu chuẩn Thực hành sản xuất thuốc tốt GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay trong 93 doanh nghiệp có sản xuất thuốc Tân dược có 76 doanh nghiệp GMP (52 doanh nghiệp đạt GMP -WHO và 24 doanh nghiệp đạt GMP - ASEAN) đa số các doanh nghiệp này là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn Nhà nước. Hiện nay 78 doanh nghiệp sản xuất Đông dược tại Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào đạt tiêu chuẩn GMP. Do đó để phát triển thuốc Đông dược trong tương lai Nhà nước và các doanh nghiệp cần có những chính sách cụ thể hơn nữa trong việc đẩy mạnh quản lý chất lượng với sản phẩm Đông dược. Hình 7: Số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP qua các năm (Nguồn: Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra giám sát chất lượng thuốc năm 2007) Tuy nhiên do trình độ khoa học - kĩ thuật chưa cao, cơ sở vật chất còn yếu kém cùng với việc thiếu ý thức trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra nên trên thị trường thuốc hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều loại thuốc giả kém chất lượng được các cơ quan thẩm quyền kiểm tra, thông báo thu hồi gây ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng thuốc sản xuất trong nội địa. Bảng 7: Tổng hợp chất lượng thuốc trong nước sản xuất qua các mẫu lấy kiểm tra chất lượng từ 2003 - 2007 Tiêu chí Năm Tổng số mẫu lấy để kiểm tra chất lượng Số mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng Tỷ lệ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng 2003 27.028 860 3.18 2004 23.450 817 3.50 2005 22.000 769 3.50 2006 24.470 862 3.52 2007 23.150 706 3.40 Nguồn: Hội nghị tổng kết kiểm tra giám sát chất lượng thuốc năm 2007 Việc sản xuất thuốc đông dược tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chưa được kiểm tra giám sát đầy đủ đã dẫn dến tình trạng tỉ lệ thuốc đông dược không đạt chất lượng là khá cao. Bảng 8: Thống kê tỉ lệ thuốc đông dược không đạt chất lượng qua mẫu lấy để KTCL Tiêu chí Năm Số mẫu lấy để KTCL Số mẫu không đạt TCCL Tỷlệ thuốc không dạt chất lượng Năm 2006 3.583 414 11.55% Năm 2007 3.287 355 10.08% Nguồn: Hội nghị ngành dược năm 2008 Nhìn chung có thể nhận thấy số lượng thuốc không đạt chất lượng không phải là lớn nhưng với một ngành kinh doanh mang nhiều phạm trù đạo đức thì đây vẫn thực sự là một hạn chế của thuốc sản xuất nội địa. Giá cả: Nhìn chung thuốc trong nước sản xuất có giá rẻ hơn nhiều so với các loại thuốc ngoại khác phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân: Bảng 9: So sánh giá của một số sản phẩm cùng loại trong nước và nước ngoài STT Tên sản phẩm Đơn vị sản xuất Hoạt chất chính Giá (đ/viên) 1 Laroscobine C1000mg Roche DPTW26 Vitamin C 1g Vitamin C 1g 1.300 800 2 Voltaren 50mg Diclofinac 500mg Novartis Pharmadic Diclofenac 50mg Diclofenac 50mg 2400 170 3 Tiffi Decolgen Andolfort Protimol Thai Nakon Patana United Pharma Dược Đồng Tháp Dược Hậu Giang Phenylprotanolamin 25mg Chlorpheniramin 2mg Acetaminnophen 500mg 410 510 336 100 Nguồn: website www.thuoc.net.vn Nhiều loại thuốc thậm chí có giá rẻ đáng ngạc nhiên. Bảng 10: Giá của một số loại thuốc rẻ điển hình của các xí nghiệp sản xuất trong nước Đơn vị tính: VND STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Giá bán Công dụng 1 Vitamin B1 10mg Viên 3.5 Bồi dưỡng 2 Chlorampheniol 5ml Lọ 500 Nhỏ mắt 3 Ginopic Gói 180 Phụ khoa 4 Dextrose 5% (dịch truyền) Chai 5800 Bổ sung glucozo Nguồn: website www.thuoc.net.vn Sở dĩ giá thuốc sản xuất trong nước có giá rẻ như trên là do các doanh nghiệp trong nước có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu va nguồn nhân công giá rẻ ở trong nước. Bên cạnh đó sản phẩm sản xuất ra không bị đánh thuế cao như các sản phẩm thuốc nhập khẩu khác. Việc sản xuất với giá thấp không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam mà còn đảm bảo cung cấp thuốc đến một bộ phận lớn người dân có thu nhập thấp đảm bảo tính xã hội cao của dược phẩm. 2.3 Thực trạng phân phối dược phẩm 2.3.1 Tổng quan về hệ thống phân phối dược phẩm ở Việt Nam Hệ thống phân phối dược phẩm ở Việt Nam nhìn chung còn yếu kém, chưa có các doanh nghiệp phân phối chuyên nghiệp công nghệ hiện đại. Tính đến năm 2007 trên cả nước có khoảng 800 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam, trong đó có khoảng 370 doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện. (Nguồn: Thống kê Cục quản lý dược năm 2007) Doanh nghiệp tham gia phân phối dược phẩm Các doanh nghiệp phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam được chia ra làm 2 loại. Một là các doanh nghiệp tiền thân của Nhà nước chuyên làm chức năng nhập khẩu hưởng phần trăm và làm thêm các dịch vụ kho bãi, giao nhận như Phyto Pharma (Công ty dược liệu TW2) - Tp.HCM, Coduphar (Công ty dược phẩm TW2) - Tp.HCM, Sapharco (Công ty dược phẩm TP.HCM) - Tp.HCM, Vimedimex II (Công ty XNK Y dược TW II) - Tp.HCM, Vimedimex I (Công ty XNK Y Dược TW I) - Hà Nội, Hapharco (Công ty dược phẩm Hà Nội) - Hà Nội, Dapharco (Công ty dược phẩm TBYT Đà Nẵng) - Đà Nẵng. Các doanh nghiệp này chủ yếu làm dịch vụ nhập khẩu uỷ thác để hưởng chi phí uỷ thác hoặc nhập các thuốc bán chạy để kiếm lời. Doanh số báo cáo của các doanh nghiệp này thường rất lớn, doanh thu trên sổ sách từ vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ mỗi năm. Tuy nhiên phần doanh số này chủ yếu do các Văn phòng đại diện các hãng tại Việt Nam và nhà phân phối của họ quản lý nên các doanh nghiệp nhập khẩu uỷ thác chỉ có được vài phần trăm hoa hồng cho doanh số trên (khoảng từ 1% - 3%). Hai là các doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động tiếp thị và xây dựng hệ thống phân phối như Zuelling Pharma - Singapore, Mega Product - Thái Lan, Dietherm - Thuỵ Sỹ, Tenamid Canada - Canada, Tedis SA - Pháp, Viễn Đông - Việt Nam, Đông Á - Việt Nam, Đô Thành Việt Nam, IC - Việt Nam. Đây là các doanh nghiệp nắm giữ thị trường phân phối ở Việt Nam. Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam chuyên về hoạt động tiếp thị và xây dựng hệ thống phân phối còn rất ít. Các doanh nghiệp này vẫn chưa phát huy được hết khả năng của mình chưa tạo được sự liên kết với các nhà sản xuất trong nước vì vậy hầu hết các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam chủ yếu vẫn phân phối thông qua kênh phân phối của mình. Kênh phân phối dược phẩm Dược phẩm được phân phối qua hai kênh phân phối chính: phân phối qua các bệnh viện, các chương trình và phân phối qua các cửa hàng, quầy thuốc bên ngoài. Để phân phối sản phẩm vào bệnh viện, các chương trình, các công ty dược phẩm phải thực hiện đấu thầu. Đây là một nguồn tiêu thụ khá ổn định với nhiều sản phẩm đem lại lợi nhuận hấp dẫn, thường được sử dụng để phân phối cho các sản phẩm đặc trị cần dùng theo kê toa của bác sĩ. Vì vậy, hoạt động tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến bác sĩ, nâng cao thương hiệu cho sản phẩm là rất cần thiết đem lại nhiều lợi tế cho doanh nghiệp trong việc gia tăng lợi nhuận. Để phân phối sản phẩm qua các cửa hàng, quầy thuốc bên ngoài, các công ty có thể thực hiện xây dựng kênh phân phối trực tiếp của mình hoặc thực hiện thông qua các công ty phân phối. Chi phí phân phối ở Việt Nam chiếm từ 6 - 12% (trung bình từ 9 - 10%) tùy theo uy tín và chất lượng của dịch vụ công ty phân phối. Với hoạt động này, chính sách hoa hồng cho đại lý và quảng bá thương hiệu, kê thuốc là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Mạng lưới phân phối Mạng lưới phân phối ngành dược phẩm nhìn chung là phát triển rộng khắp (trung bình một điểm bán lẻ phục vụ khoảng 2000 người dân). Số lượng của các quầy thuốc và nhà thuốc cũng khá đông đảo. Mạng lưới cung ứng thuốc tính đến cuối năm 2007 gồm có: + 29.541 quầy bán lẻ thuốc + 7.490 số lượng nhà thuốc tư nhân + 7.417 đại lý bán lẻ thuốc + 7.948 quầy thuốc thuộc trạm y tế xã + 464 quầy thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nước + 6.222 quầy thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá Nguồn: Hội nghị Ngành dược năm 2008 Tuy nhiên các cơ sở bán lẻ thuốc lại được phân bổ không đồng đều. Tại các thành phố lớn thì số lượng của các nhà thuốc tư nhân chiếm áp đảo số còn lại tập trung ở các thành phố, thị xã trung tâm các tỉnh. Tại các thị trấn, huyện thị có rất ít các nhà thuốc. Chủng loại và số lượng thuốc tại các nhà thuốc cũng khác nhau. Các nhà thuốc tư nhân có số lượng và chủng loại phong phú hơn nhiều so với các quầy thuốc thuộc vùng nông thôn. Các nhà thuốc tư nhân ngoài các mặt hàng thông thường còn có thêm các loại thuốc đặc trị ngoại nhập mà các quầy thuốc ở vùng nông thôn không có bán. Để nâng cao chất lượng phục vụ, Bộ Y tế đã ban hành tiêu chuẩn GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc), GPP (Thực hành tốt nhà thuốc) cho các cơ sở kinh doanh dược phẩm thực hiện. Hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang tiến hành triển khai thực hiện xây dựng chuỗi nhà thuốc thực hành tốt. Trên cơ sở kết quả thu được từ hai địa phương này sẽ triển khai mở rộng đối với các địa phương khác trên toàn quốc. Nhìn chung mạng lưới phân phối dược phẩm Việt Nam còn hoạt động riêng rẽ, lẻ tẻ chưa có sự liên kết để nâng cao chất lượng phân phối thuốc đến nguời tiêu dùng và nâng cao sức cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngoài. 2.3.2 Thực trạng phân phối dược phẩm sản xuất trong nước Dược phẩm sản xuất trong nước chủ yếu được phân phối theo mô hình sau: Hình 8: Mô hình phân phối dược phẩm của các doanh nghiệp dược Việt Nam Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Chi nhánh Đại lý, nhà thuốc, Bác sĩ, trạm y tế. Bác sĩ, Bệnh viện, đấu thầu, Bảo hiểm y tế. Khách hàng Khách hàng Công ty kinh doanh Đại lý, nhà thuốc, Bác sĩ, trạm tại địa bàn Khách hàng Doanh nghiệp Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam Đây là mô hình phân phối đã hình thành từ thời bao cấp nhưng hiện nay vẫn được các doanh nghiệp sử dụng. Trong mô hình này có thể thấy các nhà sản xuất vẫn tự xây dựng hệ thống phân phối của riêng mình, phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Điều này dẫn đến tình trạng tốn kém chi phí lại không đầu tư chiều sâu cho quá trình huấn luyện, quản lý đội ngũ bán hàng. Thuốc sản xuất trong nước được cung ứng vào các bệnh viện ngày càng tăng. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc năm 2006, 2007 tại 565 bệnh viện trong cả nước cho thấy: Bảng 11: Tỷ trọng tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam sử dụng trong bệnh viện Tỷ trọng theo giá trị tiền thuốc 2003 2004 2006 2007 Thuốc sản xuất tại Việt Nam (%) 19.0 20.0 67.5 48.3 Thuốc nhập khẩu (%) 81.0 80.0 32.5 51.7 Nguồn: Hội nghị ngành dược năm 2008 Tỷ trọng thuốc sản xuất tại Việt Nam sử dụng tại các bệnh viện chiếm gần 50% giá trị tiền thuốc sử dụng tại các bệnh viện. Thuốc sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là thuốc generic, giá thấp hơn thuốc nhập ngoại nên giảm chi phí khám chữa bệnh và kết quả này phù hợp với thị phần thuốc sản xuất trong nước tại thị trường Việt Nam theo giá trị tiền thuốc (52.85%). Tại các cửa hàng, quầy thuốc, dược phẩm Việt Nam chủ yếu vẫn được cung cấp ở các quầy thuốc thuộc trạm y tế xã, quầy thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nước và quầy thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần. Tại các quầy thuốc bán lẻ hay các nhà thuốc tư nhân thì số lượng thuốc Việt Nam chiếm khoảng 60%. Giá thuốc ở các quầy thuốc cũng khác nhau. Tại các quầy thuốc bán lẻ và các nhà thuốc tư nhân giá bao giờ cũng cao hơn ở những quầy bán thuốc khác của doanh nghiệp Nhà nước và quầy thuốc của doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần. Hạn chế trong phân phối dược phẩm Một hạn chế trong hệ thống phân phối thuốc của các doanh nghiệp sản xuất thuốc của Việt Nam hiện nay là tính chưa chuyên nghiệp, chưa biết sử dụng công nghệ hiện đại và dịch vụ hậu mãi hoàn hảo. Nhân lực của các cơ sở kinh doanh còn chưa dáp ứng được yêu cầu, thiếu nhân lực có trình độ để tư vấn phân phối thuốc. Việc tuyên truyền quảng bá sử dụng thuốc trong nước còn chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó việc triển khai thực hiện các tiêu chuẩn GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc) và GPP (Thực hành tốt nhà thuốc) cũng đã được các doanh nghiệp triển khai thực hiện nhưng còn gặp nhiều khó khăn do nguồn tài chính có hạn. Nhìn chung các kho thuốc còn chưa đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn GSP (Tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt). Hệ thống kho tàng của của một số ít công ty dược phẩm Trung ương, công ty dược phẩm của tỉnh, thành phố lớn tương đối rộng, kiên cố, đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của việc tồn trữ, duy trì chất lượng thuốc trong quá trình lưu kho. Hầu hết kho thuốc của địa phương nhất là các hiệu thuốc huyện đều ko đạt yêu cầu bảo quản thuốc. Về trang thiết bị bảo quản vận chuyển thuốc, nhìn chung vẫn còn nghèo nàn. Việc trang bị hệ thống kệ theo đúng yêu cầu kĩ thuật, xe nâng, xe đẩy hàng, máy điều hoà không khí, máy hút ẩm, nhà lạnh, tủ lạnh…cũng chỉ thực hiện được ở một số kho của các công ty Trung ương ở các tỉnh, thành phố lớn. Tóm lại, từ thực trạng phát triển trên có thể nhận thấy dược phẩm Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả nhất định trong quá trình phát triển: Ngành công nghiệp dược của Việt Nam dang tăng trưởng mạnh và liên tục với tỉ lệ 12%-13%/ năm. Việt Nam đang từng bước xây dựng một ngành công nghiệp bào chế dược phẩm phát triển theo kịp sự phát triển của thế giới. Xét theo 4 cấp độ tiêu chuẩn phát triển ngành dược của WHO: + Mức độ 1: Phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu + Mức độ 2: Sản xuất được một số generic, đa số phải nhập khẩu + Mức độ 3: Có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic, xuất khẩu được một số dược phẩm. + Mức độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới Theo đánh giá của tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nghiệp dược Việt Nam đang ở mức độ phát triển từ 2,5 – 3 theo thang phân loại như trên. Cấp độ này có nghĩa là nền công nghiệp dược phẩm nội địa có khả năng sản xuất một số loại thuốc tên gốc (generics) nhưng đa số vẫn phải nhập khẩu và cũng có xuất khẩu một số sản phẩm. Các doanh nghiệp trong nước đã có nhiều cố gắng, đạt được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ trong việc đầu tư, phát triển công nghiệp dược. Đã đầu tư vốn, công nghệ, thiết bị hiện đại, đổi mới công tác quản lý phát triển sản xuất, đào tạo cán bộ phát triển nguồn nhân lực, triển khai các nhà máy sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP. Đến năm 2007 cả nước có 77 đơn vị sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP. Thuốc trong nước phát triển cả về số lượng và chất lượng, với giá cả hợp lý phù hợp với thu nhập và sức mua của người dân trong nước. Hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh và thương hiệu của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Thuốc sản xuất trong nước dã đạt tỷ trọng 51.3% so với tổng giá trị tiền thuốc sử dụng của toàn xã hội, tăng trưởng 26.3% so với năm 2006. Các doanh nghiệp dược đã góp phần tích cực vào việc làm và thu nhập ổn định của người lao động tham gia đóng góp cho ngân sách Nhà nước và đóng góp cho cộng đồng. Hệ thống phân phối dược phẩm trải dài từ thành thị đến nông thôn tạo cho việc lưu thông hàng hoá dễ dàng đến tận tay của người dân đặc biệt là những người dân nghèo. Một số các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu, thuốc cổ truyền dân gian được các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu sản xuất có chất lượng tốt được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì dược phẩm trong nước vẫn còn những hạn chế sau: Với một nước có dân số đông như Việt Nam thì số lượng thuốc sản xuất trong nước vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu của người dân. Tỷ lệ thuốc trong nước mới đạt 51.3% so với tổng giá trị thuốc sử dụng của toàn xã hội, mới chiếm tỉ lệ là 48.3% so với tổng số tiền thuốc sử dụng tại các bệnh viện. Nguyên nhân là việc đầu tư các nhà máy sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi từ cơ sở vật chất, nhà xưởng, thiết bị công nghệ đến việc quản lý, nghiên cứu sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn có kĩ thuật cao thì mới tạo ra được các thuốc có chất lượng có chỗ đứng trên thị trường. Việc đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu là từ vốn vay và vốn hiện có, Nhà nước chỉ hỗ trợ với lãi suất ưu đãi vốn vay đầu tư cho những dự án sản xuât thuốc kháng sinh dịch truyền và văcxin. Vì thế, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được, chỉ có những doanh nghiệp có năng lực, làm ăn hiệu quả thì mới có khả năng đầu tư. Công nghiệp bào chế dược phẩm trong nước mới bước vào thời kì phát triển, chủ yếu là thuốc generic, phần lớn doanh nghiệp chưa nghiên cứu và sản xuất được các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có kĩ thuật, công nghệ cao, thuốc mới nên các thuốc này vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nguyên nhân là để sản xuất được các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có kĩ thuật công nghệ cao, thuốc mới thì ngoài yếu tố công nghệ, kinh phí đầu tư, thời gian cho việc nghiên cứu, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong khi đội ngũ cán bộ này ở nước ta hiện còn thiếu rất nhiều. Các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có nhiều điều kiện để đầu tư cho công tác nghiên cứu sản phẩm mới, các mặt hàng có kĩ thuật, công nghệ cao. Việc chuyển giao kĩ thuật, công nghệ, chuyển nhượng bản quyền để sản xuất các mặt hàng này từ các doanh nghiệp của nước ngoài tiên tiến trong thời gian qua vẫn còn hạn chế. Nguyên phụ liệu sản xuất trong nước hiện tại phải nhập khẩu 90% từ nước ngoài nên giá thành đầu tư phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập ngoại giá cả thuốc cũng biến động bất thường khó kiểm soát. Nguyên nhân là công nghiệp hoá dược nước ta chưa phát triển, việc quy hoạch nuôi trồng dược liệu còn chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có nhiều các nhà máy chế biến nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước. Hệ thống phân phối còn chưa chuyên nghiệp. Việc đầu tư cho hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu vẫn chưa được quan tâm đúng mực, chưa có nhãn hiệu nổi tiếng, uy tín trong người tiêu dùng. Nguyên nhân là các doanh nghiệp chuyên phân phối thuốc ở Việt Nam còn hạn chế. Các doanh nghiệp vẫn phải chủ động phân phối thuốc mình sản xuất ra dẫn đến việc đầu tư dàn trải không hiệu quả. Các doanh nghiệp chưa thuần thục với tính chuyên nghiệp, chưa có dịch vụ hậu mãi hoàn hảo, chưa chú trọng vào đầu tư hệ thống kho tàng, vận chuyển, đội ngũ trình dược viên còn yếu và thiếu dẫn đến tỷ lệ phân phối thuốc vào các bệnh viện cũng như ở các quầy bán lẻ còn thấp. Việc quảng bá xây dựng thương hiệu chưa được các doanh nghiệp đầu tư đích dáng do không đủ khả năng tài chính dẫn đến sản phẩm vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến. II. Đánh giá khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với dược phẩm ngoại nhập 1. Môi trư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDược phẩm Việt Nam – Thực trạng phát triển và giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh với dược phẩm ngoại nhập.doc
Tài liệu liên quan