Khóa luận Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. TỔNG QUAN VỀ NHTM. 4

1.1.1. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế quốc dân. 4

1.1.1.1. Ngân hàng là nơi cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. 4

1.1.1.2. Ngân hàng là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường. 5

1.1.1.3. NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 5

1.1.1.4. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. 6

1.1.2. Chức năng của NHTM. 6

1.1.2.1. Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội. 6

1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán. 7

1.1.2.3. Chức năng làm trung gian tín dụng. 7

1.1.3. Nghiệp vụ của NHTM. 8

1.1.3.1. Nghiệp vụ thuộc tài sản nợ. 8

1.1.3.2. Nghiệp vụ thuộc tài sản có. 9

1.1.3.3. Các nghiệp vụ khác. 10

1.2. Nội dung cơ bản về hoạt động huy động vốn của NHTM. 10

1.2.1. Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn. 10

1.2.1.1. Đối với NHTM. 11

1.2.1.2. Đối với khách hàng. 11

1.2.2. Các nghiệp vụ huy động vốn của NHTM. 12

1.2.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi. 12

1.2.2.2. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá. 14

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM. 14

1.2.3.1. Nhân tố khách quan. 14

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan. 16

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM. 18

1.2.4.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn. 18

1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. 18

1.3. Kế toán huy động vốn và tầm quan trọng của kế toán huy động vốn đối với NHTM. 20

1.3.1. Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của kế toán huy động vốn. 20

1.3.2. Tài khoản và các chứng từ sử dụng trong kế toán huy động vốn. 21

1.3.2.1. Tài khoản sử dụng. 21

1.3.2.2. Các chứng từ sử dụng. 25

1.3.3. Quy trình kế toán huy động vốn. 25

1.3.3.1. Quy trình kế toán huy động vốn qua tài khoản tiền gửi của TCKT, cá nhân. 25

1.3.3.2. Quy trình kế toán huy động vốn qua TK tiền gửi tiết kiệm. 30

1.3.3.3. Quy trình kế toán huy động vốn qua phát hành GTCG. 33

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán huy động vốn. 36

1.3.4.1. Mô hình giao dịch. 36

1.3.4.2. Trình độ của cán bộ kế toán. 37

1.3.4.3. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng. 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI ABBANK HÀ NỘI 38

2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội và hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 38

2.1.1. Khát quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội. 38

2.1.2. Khái quát quá trình hoạt động kinh doanh của ABBANK Hà Nội. 41

2.1.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển. 41

2.1.2.2. Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động. 42

2.1.2.3. Chức năng hoạt động của chi nhánh. 43

2.1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh trong mấy năm vừa qua. 43

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn và công tác kế toán huy động tại ABBANK Hà Nội. 50

2.2.1. Về hoạt động huy động vốn. 50

2.2.1.1. Cơ cấu huy động vốn 50

2.2.1.2. Chi phí huy động vốn. 54

2.2.1.3. Tình hình sử dụng vốn huy động. 59

2.2.2. Về kế toán huy động vốn. 61

2.2.2.1. Sơ đồ tổ chức phòng kế toán kho quỹ. 61

2.2.2.2. Chứng từ sử dụng 62

2.2.2.3. Tài khoản sử dụng 62

2.2.2.4. Quy trình nghiệp vụ tiền gửi. 63

2.2.2.5. Quy trình nghiệp vụ phát hành GTCG. 70

2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn và công tác kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội. 71

2.3.1. Những kết quả đạt được: 71

2.3.1.1. Về hoạt động huy động vốn: 71

2.3.1.2. Về kế toán huy động vốn: 73

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 74

2.3.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn. 74

2.3.2.2. Đối với công tác kế toán huy động vốn. 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI ABBANK HÀ NỘI. 77

3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn và kế toán huy động vốn. 77

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội. 81

3.2.1. Về hoạt động huy động vốn. 81

3.2.2. Về kế toán huy động vốn. 83

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội. 85

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ. 85

3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN. 87

3.3.3. Kiến nghị đối với NHTM cổ phần An Bình 90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 91

KẾT LUẬN 92

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ABBANK Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại cổ phần số 0031/NH-GP ngày 15/04/1993 do NHNN Việt Nam cấp. Từ khi thành lập đến nay ABBANK đã không ngừng phát triển về mọi mặt nâng số vốn điều lệ từ 1 tỷ đồng khi thành lập lên tới 2300 tỷ đồng tính đến tháng 11/2007 và đã trở thành một trong các ngân hàng cổ phần hàng đầu và một trong mười ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt nam, được các tổ chức lớn trong nước như EVN, VINAMILK, PVFC, ngân hàng MALAISIA đánh giá cao và đã tham gia góp vốn, trở thành đối tác chiến lược của ABBANK góp phần đưa ABBANK lên một tầm cao hơn. ABBANK đã không ngừng phát triển mạnh mẽ về nguồn lực, mở rộng mạng lưới hoạt động, gia tăng thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ và phát triển nguồn khách hàng. Hiện nay ABBANK có mạng lưới với 5 chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố: Bình Dương, Cần Thơ, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hà Nội và 65 điểm giao dịch tại 15 tỉnh, thành trên cả nước. ABBANK Hà Nội tiền thân là điểm giao dịch thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1995 tại 63 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội và chính thức trở thành chi nhánh vào năm 2006, nay chuyển về 101 Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội. Đến nay, ABBANK Hà Nội đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Với đội ngũ ban điều hành, lãnh đạo được đào tạo ở nước ngoài và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành tài chính - ngân hàng, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt huyết, ABBANK Hà Nội đã khẳng định được vị trí và uy tín trên thị trường Hà Nội với hình ảnh của một ngân hàng hiện đại, có nhiều sản phẩm, dịch vụ phong phú trên nền tảng công nghệ cao, với chất lượng phục vụ tốt và chuyên nghiệp. Khách hàng mục tiêu của chi nhánh: Về doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp trực thuộc ngành điện, viễn thông điện lực, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu. Về cá nhân bao gồm cán bộ công nhân viên ngành điện, hộ tiêu dùng điện và các khách hàng cá nhân khác có nhu cầu sử dụng các sản phẩm thẻ thanh toán và tín dụng, trả lương qua tài khoản, vay mua ô tô, nhà trả góp, vay tiêu dùng. Với các sản phẩm dịch vụ đầu tư tài chính, chi nhánh tập trung vào việc tư vấn cho các công ty có nhu cầu về huy động vốn và sử dụng vốn qua các kênh vay vốn ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu 2.1.2.2. Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động. Ban điều hành Giám đốc chi nhánh P.KH cá nhân P.Kế toán kho quỹ P.KH doanh nghiệp P.Giao dịch P. Hành chính P.Quản lý rủi ro Là một chi nhánh, mô hình tổ chức của ABBANK Hà Nội khá gọn nhẹ với sáu phòng ban chủ đạo như minh họa dưới đây: P.KH doanh nghiệp Tính đến thời điểm này, toàn chi nhánh đã có 13 phòng giao dịch và trong tương lai số lượng này sẽ không ngừng tăng lên để đáp nhu cầu của thị trường. 2.1.2.3. Chức năng hoạt động của chi nhánh. Là chi nhánh của ngân hàng TMCP đang có sự phát triển bứt phá trong mấy năm gần đây, ABBANK Hà Nội cùng với các chi nhánh khác đã không ngừng phát triển hoạt động nghiệp vụ, mở rộng giao dịch và thực hiện nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư của cá nhân và tổ chức. - Vay vốn của NHNN và các TCTD khác. - Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá. - Hùn vốn và liên doanh. - Dịch vụ thanh toán nội địa và quốc tế. - Tư vấn tài chính. - Tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án. Trong tương lai chi nhánh còn tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh và đầu tư khác đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và sự phát triển của nền kinh tế. 2.1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh trong mấy năm vừa qua. a. Hoạt động huy động vốn. Nắm bắt được vai trò quan trọng của nguồn vốn huy động, trong những năm qua ABBANK Hà Nội đã có sự quan tâm chú trọng với nhiều biện pháp cụ thể để tăng cường khả năng huy động vốn. Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Biến động nguồn vốn qua các năm. Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng VHĐ Sự tăng giảm Số tuyệt đối % 2005 1.727 2006 2.332 605 35,03 2007 6.950 4.618 198,03 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007) Theo bảng số liệu trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh từ năm 2005 đến 2007 như sau: Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động là 1.727 tỷ đồng, năm 2006 tổng nguồn vốn huy động là 2.332 tỷ đồng, tăng 605 tỷ đồng tức tăng 35,03% so với năm 2005, đến năm 2007 tổng nguồn vốn huy động là 6.950 tỷ đồng tăng 4.618 tỷ đồng tức tăng 198,03% so với năm 2006. Như vậy, tổng vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm, đặc biệt đến năm 2007 có sự bứt phá quan trọng, thể hiện là tổng nguồn vốn huy động đã tăng 198,03% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007 chi nhánh đã có sự mở rộng lớn về quy mô với sự gia tăng mạnh số lượng các phòng giao dịch. Từ đó đã khẳng định được tiềm năng to lớn và uy tín của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. b. Hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của chi nhánh. Với sự đòi hỏi lượng vốn đầu tư ngày càng lớn của nền kinh tế, hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng có sự tăng trưởng, điều đó đã góp phần vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận cho chi nhánh. Năm 2007 là năm mà chi nhánh có sự tăng trưởng tín dụng vượt bậc trên cơ sở áp dụng đầy đủ các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và của NHNN Việt Nam về an toàn tín dụng và phân loại nợ trong hoạt động tín dụng của mình. Chi nhánh đã rất chú trọng trong việc lựa chọn khách hàng và áp dụng các quy trình thẩm định, tái thẩm định chặt chẽ để giảm thiểu các khoản nợ xấu. Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm vừa qua được thể hiện qua các bảng số liệu sau: Bảng 2: Dư nợ theo thời hạn cho vay. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%) ST % ST % ST % 2006/2005 2007/2006 Ngắn hạn 260,05 51,04 399,88 51,96 1.116,23 57,36 53,77 179,14 Trung dài hạn 249,45 48,96 369,72 48,04 829,77 42,64 48,21 124,43 Tổng DN 509,5 100 769,6 100 1.946 100 51,05 152,86 (Nguồn: Báo cáo thống kê tín dụng các năm 2005, 2006, 2007) Bảng 3: Dư nợ theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%) ST % ST % ST % Năm 06/05 Năm 07/06 Kinh tế QD 56,05 11,00 65,42 8,50 110,92 5,70 16,72 69,55 Kinh tế tập thể 9,02 1,77 6,85 0,89 7,01 0,36 (24,06) 2,34 Kinh tế TBTN 318,43 62,50 498,7 64,80 1.307,71 67,20 55,61 162,22 Kinh tế hộ và cá thể 126 24,73 198,63 25,81 520,36 26,74 57,64 161,97 Tổng DN 509,5 100 769,6 100 1.946 100 51,05 152,86 ( Nguồn: Báo cáo thống kê tín dụng các năm 2005, 2006, 2007) Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh năm 2005 là 509,5 tỷ đồng, năm 2006 là 769,6 tỷ đồng tăng 51,05% so với năm 2005, năm 2007 đạt mức 1.946 tỷ đồng tăng 152,86% so với năm 2006. Năm 2007 có sự tăng trưởng lớn như vậy là do có sự phát triển, mở rộng về quy mô và mạng lưới của chi nhánh. Trong đó, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn và tăng dần qua các năm. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn chiếm 51,04%, năm 2006 tăng lên 51,96%, đến năm 2007 tăng lên 57,36%. Trong khi đó thì tỷ trọng dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm: Năm 2005 chiếm 48,96% tổng dư nợ, năm 2006 giảm xuống còn 48,04%, đến năm 2007 giảm xuống còn 42,64%. Điều đó cho thấy chi nhánh chú trọng hơn vào cho vay ngắn hạn và có xu hướng mở rộng cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên tổng cho vay trung và dài hạn vẫn tăng qua các năm để đảm bảo nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Năm 2006 tăng 48,21% so với năm 2005, năm 2007 tăng 124,43% so với năm 2006. Như vậy, đơn vị vẫn thực hiện tốt việc cho vay đối với khách hàng, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế cho thấy tỷ trọng dư nợ vẫn tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế TBTN (chiếm trên 60% tổng dư nợ), do các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này có quan hệ vay vốn tương đối tốt với Ngân hàng, họ là những doanh nghiệp làm ăn tương đối hiệu quả, khả năng thu hồi vốn của chi nhánh đối với thành phần kinh tế này cao. Kinh tế hộ gia đình, cá thể cũng được chi nhánh chú trọng đầu tư và tăng dần tỷ trọng qua các năm. Năm 2005 dư nợ của đối tượng này chiếm 24,73%, năm 2006 chiếm 25,81% và đến năm 2007 chiếm 26,74% so với tổng dư nợ. Bên cạnh đó, dư nợ thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể lại chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần tỷ trọng qua các năm. Bởi đây là các thành phần kinh tế có hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, hơn nữa trước tình hình kinh tế xã hội phát triển như hiện nay thì hai thành phần kinh tế này khả năng tồn tại là rất thấp. Như vậy chi nhánh đã có sự cân đối khá tốt nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế, từ đó đã giúp cho chi nhánh thực hiện cho vay một cách an toàn và hiệu quả. c. Hoạt động thanh toán quốc tế. Tháng 12/2006, ABBANK đã khai trương trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội. Kể từ đó đến nay hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh đã phát triển ngày càng nhanh chóng cả về số lượng cũng như về chất lượng. Việc ABBANK trở thành thành viên của hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính thế giới (SWITF) đã giúp cho chi nhánh khẳng định được vị trí và mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng khác trong và ngoài nước. d. Các hoạt động nghiệp vụ khác. - Hoạt động kế toán - thanh toán: Trong những năm qua công tác thanh toán đã đảm bảo an toàn, chính xác. Chi nhánh thực hiện tốt việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi tập trung tại hội sở NHTM cổ phần An Bình. Công tác kế toán chi tiêu nội bộ, quản lý tài sản cũng được thực hiện tốt. - Hoạt động ngân quỹ: Đảm bảo thuận lợi, an toàn, nhanh chóng và chính xác cho khách hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu quỹ. - Hoạt động kiểm tra - kiểm toán nội bộ: Được coi trọng và tiến hành thường xuyên theo đúng quy chế kiểm soát nội bộ của NHTM cổ phần An Bình. Qua đó giúp cho hoạt động của đơn vị an toàn và hiệu quả hơn. - Phát triển mạng lưới: Đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng, chi nhánh đã có sự cố gắng trong việc mở rộng số lượng các phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội. Trước sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế và dựa vào năng lực của bản thân, chi nhánh đã có sự tìm hiểu, nghiên cứu kĩ lưỡng và tiến hành đặt các điểm giao dịch ở những vị trí trọng yếu đảm bảo sự phân bổ hợp lý, thu hút được số lượng lớn khách hàng. Mặc dù là chi nhánh mới được thành lập, song đến nay chi nhánh đã có 13 điểm giao dịch hoạt động trên khắp địa bàn Hà Nội. - Các hoạt động xã hội: Nhận thức được trách nhiệm với cộng đồng, ABBANK Hà Nội cùng các chi nhánh khác của ngân hàng An Bình đã tham gia nhiều hoạt động xã hội ủng hộ đồng bào trên cả nước bị thiên tai, bão lụt cũng như tài trợ chương trình “Vòng tay nhân ái” của Bộ Y tế, một hoạt động quyên góp các quỹ để xây dựng các cơ sở y tế cho đồng bào nghèo trên cả nước. e. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nhờ sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh và sự phát triển đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực, chi nhánh đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan thể hiện trên bảng số liệu sau: Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%) Năm 06/05 Năm 07/06 Tổng thu nhập 45.207 66.350 194.924 46,77 193,78 Tổng chi phí 21.434 25.970 63.657 21,16 145,12 Lợi nhuận tt 23.773 40.380 131.267 69,86 225,08 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007) Qua các năm tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận trước thuế đều tăng: - Thu nhập năm 2005 là 45.207 triệu đồng, năm 2006 là 66.350 triệu đồng tăng 46,77% so với năm 2005, năm 2007 là 194.924 triệu đồng tăng 193,78% so với năm 2006. - Chi phí năm 2005 là 21.434 triệu đồng, năm 2006 là 25.970 triệu đồng tăng 21,16% so với năm 2006, năm 2007 là 63.657 triệu đồng tăng 145,12% so với năm 2006. - Lợi nhuận trước thuế năm 2005 là 23.773 triệu đồng, năm 2006 là 40.380 triệu đồng tăng 69,86% so với năm 2005, năm 2007 là 131.267 triệu đồng tăng 225,08% so với năm 2006. Kết quả trên cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng của thu nhập luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí, như vậy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác quản lý chi phí, giảm thấp chi phí hoạt động. Đặc biệt năm 2007 với sự mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh qua việc tăng mạnh số lượng các phòng giao dịch, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đã có sự tăng trưởng mạnh. Lợi nhuận trước thuế tăng cho thấy sự thành công của chi nhánh trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới hoạt động, khai thác và phát huy tiềm năng của chi nhánh. 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn và công tác kế toán huy động tại ABBANK Hà Nội. 2.2.1. Về hoạt động huy động vốn. 2.2.1.1. Cơ cấu huy động vốn a. Cơ cấu huy động vốn theo chủ thể kinh tế Xem xét tổng vốn huy động căn cứ vào chủ thể kinh tế sẽ cho thấy lượng vốn mà chi nhánh huy động được của từng đối tượng trên địa bàn. Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể kinh tế. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 ST ST ST số tuyệt đối % số tuyệt đối % HĐ từ dân cư 733,98 1.021,42 3.155,30 287,44 39,16 2.133,88 208,91 HĐ từ các TCKT 673,53 981,77 3.245,65 308,24 45,76 2.263,88 230,59 HĐ từ các TCTD 319,49 328,81 549,05 9,32 2,92 220,24 66,98 Tổng VHĐ 1.727 2.332 6.950 605 35,03 4.618 198,03 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007) Qua bảng số liệu trên ta thấy huy động vốn từ dân cư và từ các TCKT luôn chiếm khối lượng lớn và tăng mạnh qua các năm. Năm 2005 huy động từ dân cư là 733,98 tỷ đồng, huy động từ các TCKT là 673,53 tỷ đồng, năm 2006 huy động từ dân cư là 1.021,42 tỷ đồng tăng 39,16% so với năm 2005 tức tăng 287,44 tỷ đồng, huy động từ các TCKT là 981,77 tỷ đồng tăng 45,76% so với năm 2005, tức tăng 308,24 tỷ đồng. Năm 2007 huy động từ dân cư là 3.155,3 tỷ đồng tăng 208,91% so với năm 2006 tức tăng 2.133,88 tỷ đồng, huy động từ các TCKT là 3.245,65 tỷ đồng tăng 230,59% so với năm 2006 tức tăng 2.263,88 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ uy tín và ưu thế của chi nhánh trên thị trường huy động vốn truyền thống cùng với các biện pháp tích cực đã tạo điều kiện để chi nhánh tăng nguồn vốn huy động. Đặc biệt nguồn vốn huy động từ các TCKT tăng mạnh là do chi nhánh có mối quan hệ chiến lược với công ty điện lực Hà Nội, đây là tổ chức có lượng tiền thanh toán và tiền gửi lớn tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc huy động vốn. Đối với huy động vốn từ các TCTD mặc dù khối lượng huy động có tăng qua các năm nhưng ở mức thấp, năm 2006 chỉ tăng 2,92% so với năm 2005, đến năm 2007 tổng vốn huy động có sự tăng trưởng mạnh (198,03%) song huy động từ các TCTD chỉ tăng có 66,98% so với năm 2006. Như vậy có thể thấy chi nhánh đang thực hiện chủ trương hạn chế việc huy động từ các TCTD vì nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng để thanh toán vốn giữa các ngân hàng nên tính ổn định không cao. b. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền huy động. Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền huy động. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 ST % ST % ST % Nội tệ 1.346,7 77,98 1.868,6 80,13 5.907,5 85 Ngoại tệ đã quy đổi 380,3 22,02 463,4 19,87 1.042,5 15 Tổng VHĐ 1.727 100 2.332 100 6.950 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007) Trong cơ cấu nguồn vốn theo nội tệ - ngoại tệ của chi nhánh thì nguồn vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm, năm 2005 chiếm 77,98%, năm 2006 chiếm 80,13%, năm 2007 chiếm 85% so với tổng vốn huy động. Còn đối với nguồn vốn ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm dần: Năm 2005 là 22,02%, năm 2006 là 19,87% và đến năm 2007 giảm xuống còn 15%. Như vậy trong mấy năm qua, chi nhánh luôn chú trọng vào đẩy mạnh huy động vốn bằng nội tệ, tuy nhiên với tỷ trọng nguồn vốn bằng nội tệ lớn có thể gây khó khăn cho chi nhánh khi có nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ. Do đó ban lãnh đạo của chi nhánh cần có biện pháp điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền một cách hợp lý hơn đảm bảo nhu cầu về vốn bằng cả nội tệ và ngoại tệ. c. Cơ cấu huy động vốn theo thời hạn. Căn cứ vào thời hạn nguồn vốn huy động có thể được phân thành một số loại thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%) ST % ST % ST % Năm 06/05 Năm 07/06 TG không KH 495,6 28,7 890,8 38,2 2.926 42,1 79,74 228,47 TG KH<12 tháng 816,9 47,3 935,1 40,1 2.161,4 31,1 14,47 131,14 TG KH>12 tháng 414,5 24 506,1 21,7 1.862,6 26,8 22,10 268,03 Tổng VHĐ 1.727 100 2.332 100 6.950 100 35,03 198,03 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007) Bảng số liệu cho thấy tiền gửi không kì hạn của chi nhánh có sự tăng trưởng về khối lượng qua các năm: Năm 2005 là 495,6 tỷ đồng, năm 2006 là 890,8 tỷ đồng tăng 79,74% so với năm 2005, đến năm 2007 là 2.926 tỷ đồng tăng 228,47% so với năm 2006 và tỷ trọng cũng tăng dần qua các năm: Năm 2005 chiếm 28,7 %, năm 2006 chiếm 38,2%, năm 2007 chiếm 42,1% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn không ổn định tuy nhiên lại có chi phí rẻ. Khối lượng vốn này cao sẽ tạo điều kiện phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng và phát triển các dịch vụ khác tại ngân hàng. Đối với tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng mặc dù chiếm tỷ trọng tương đối cao nhưng lại giảm qua các năm: Năm 2005 chiếm 47,3%, năm 2006 chiếm 40,1%, năm 2007 chiếm 31,1% trong tổng vốn huy động, tuy nhiên về khối lượng vẫn có sự tăng lên qua các năm. Còn đối với tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng, năm 2006 tỷ trọng có giảm so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 lại tăng lên và chiếm 26,8% trong tổng vốn huy động. Loại tiền gửi này tăng lên sẽ tạo sự an toàn cho chi nhánh trong việc đáp ứng nhu cầu cho vay trung, dài hạn của khách hàng. Như vậy chi nhánh đã có sự cố gắng trong việc cân đối nguồn vốn theo thời hạn, trong thời gian tới chi nhánh cần có sự điều chỉnh thêm để đảm bảo cơ cấu vốn huy động hợp lý đáp ứng nhu cầu vay của nền kinh tế một cách an toàn. 2.2.1.2. Chi phí huy động vốn. Để đánh giá công tác huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả hay không, ta không chỉ dựa vào quy mô và cơ cấu của vốn huy động mà phải xem xét cả yếu tố chi phí huy động. Công tác huy động vốn của ngân hàng chỉ có hiệu quả khi mà quy mô vốn có sự tăng trưởng cao, cơ cấu vốn huy động hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và chi phí huy động vốn ở mức chấp nhận được, có thể bù đắp được chi phí, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, do công tác huy động vốn là hoạt động chủ yếu và quan trọng của ngân hàng nên chi phí cho huy động vốn là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Cuối năm 2007, đầu năm 2008 tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có nhiều biến động phức tạp, lạm phát ở mức cao. Để kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, NHNN đã đưa ra nhiều quyết định như: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%, phát hành 20300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc và không cho vay tái cấp vốn,...trong khi đó nhu cầu vay vốn của nền kinh tế là rất lớn dẫn đến các NHTM rơi vào tình trạng khan hiếm tiền đồng.Trước tình hình như vậy, nhiều ngân hàng đã đồng loạt liên tục tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng đã trở nên gay gắt. Không nằm ngoài tình hình chung, chi nhánh cũng liên tục đưa ra các mức lãi suất cao và nhiều hình thức khuyến mãi, dự thưởng hấp dẫn. Bảng 8: Bảng lãi suất áp dụng từ ngày 27/6/2007 Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm VNĐ Loại kì hạn Lãi lĩnh cuối kì Lãi lĩnh hàng quý Lãi lĩnh hàng tháng Lĩnh lãi trước Không kì hạn 0,3 * * * 01 tháng 0,66 * * 0,62 02 tháng 0,70 * 0,66 0,64 03 tháng 0,73 * 0,69 0,65 06 tháng 0,76 0,72 0,71 0,68 09 tháng 0,79 0,74 0,73 0,70 10 tháng 0,79 * 0,73 0,70 11 tháng 0,80 * 0,735 0,705 12 tháng 0,815 0,755 0,74 0,71 13 tháng 0,82 * 0,74 0,71 15 tháng 0,835 0,765 0,755 0,725 18 tháng 0,85 0,77 0,762 0,735 24 tháng 0,87 0,775 0,768 0,74 Lãi suất cộng thưởng thêm (không áp dụng cho tiết kiệm lĩnh lãi trước) Mức tiền gửi Mức cộng thêm (%/tháng) Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu VNĐ 0,005 Từ 500 triệu đến dưới 2 tỷ VNĐ 0,01 Từ 2 tỷ VNĐ trở lên 0,015 Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm USD Kì hạn Lãi lĩnh cuối kì Lãi lĩnh hàng quý Lãi lĩnh hàng tháng Lĩnh lãi trước Dưới 50,000 usd Từ 50,000 đến dưới 100,000 usd Từ 100,000 usd trở lên Không kì hạn 1,55 1,60 1,65 * * * 01 tháng 4,42 4,47 4,52 * * 4,2 02 tháng 4,62 4,67 4,72 * 4,5 4,3 03 tháng 4,86 4,91 4,96 * 4,55 4,35 06 tháng 5,10 5,15 5,20 4,65 4,60 4,42 09 tháng 5,22 5,27 5,32 5,05 4,70 4,5 10 tháng 5,28 5,33 5,38 * 4,75 4,55 11 tháng 5,32 5,37 5,42 * 4,80 4,60 12 tháng 5,42 5,47 5,52 5,15 4,90 4,65 13 tháng 5,45 5,50 5,55 * 4,95 4,65 15 tháng 5,48 5,53 5,58 5,20 5,05 4,70 18 tháng 5,50 5,55 5,60 5,22 5,10 4,80 24 tháng 5,52 5,57 5,62 5,25 5,15 Đầu năm 2008 để thu hút khách hàng gửi tiền, chi nhánh cũng đã đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn. Bảng 9: YOUsaving – Tiết kiệm để thịnh vượng (Áp dụng từ ngày 29/2/2008) Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm VNĐ Loại kì hạn Lãi lĩnh cuối kì Lĩnh lãi hàng quý Lĩnh lãi hàng tháng Lĩnh lãi trước Không kì hạn 3,00 * * * 01 tuần 11,4 * * * 02 tuần 11,4 * * * 03 tuần 11,4 * * * 04 tuần 11,4 * * * 01 tháng 12,0 * * 6,96 02 tháng 12,0 * 7,56 7,32 03 tháng 12,0 * 8,04 7,68 06 tháng 12,0 8,40 8,28 8,04 09 tháng 12,0 8,52 8,40 8,16 10 tháng 12,0 * 8,40 8,16 11 tháng 12,0 * 8,46 8,22 12 tháng 12,0 8,76 8,64 8,40 13 tháng 9,60 * 8,70 8,40 15 tháng 9,78 8,88 8,82 8,52 18 tháng 9,90 9,00 8,88 8,64 24 tháng 10,08 9,12 9,00 8,70 Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm USD Kì hạn Lãi lĩnh cuối kì Lãi lĩnh hàng quý Lãi lĩnh hàng tháng Lãi lĩnh trước Dưới 50,000 usd Từ 50,000 usd đến dưới 100,000 usd Từ 100,000 usd trở lên Không kì hạn 1,55 * * * * * 01 tháng 5,40 5,45 5,50 * * 4,20 02 tháng 5,60 5,65 5,70 * 4,50 4,30 03 6,15 6,20 6,25 * 4,55 4,35 06 6,15 6,20 6,25 4,65 4,60 4,42 09 5,22 5,27 5,32 5,05 4,70 4,50 10 5,28 5,33 5,38 * 4,75 4,55 11 5,32 5,37 5,42 * 4,85 4,60 12 5,42 5,47 5,52 5,15 4,90 4,65 13 5,45 5,50 5,55 * 4,95 4,65 15 5,48 5,53 5,58 5,20 5,05 4,70 Nhìn vào các bảng lãi suất chúng ta thấy có sự chênh lệnh lớn giữa 2 thời kì đối với tiền đồng: Ngày 27/6/2007 các mức lãi suất đưa ra cao nhất mới dừng lại ở mức dưới 1% vậy mà chỉ sau khoảng 8 tháng lãi suất đã tăng lên ở mức kỉ lục 12% với một số kì hạn 1 tháng – 12 tháng, còn ở các kì hạn khác cũng ở mức cao. Đối với tiền gửi bằng USD các kì hạn 9,10,11,12 tháng không thay đổi còn các kì hạn khác cũng có sự tăng lên tuy nhiên mức tăng không lớn như đối với tiền đồng. Ngoài ra đối với tiền gửi bằng VNĐ chi nhánh còn đưa ra các kì hạn gửi tiền 01,02,03,04 tuần, ngược lại đối với tiền gửi bằng USD thì sang năm 2008 chi nhánh không còn huy động ở các kì hạn 13,15,18,24 tháng nữa. Sự điều chỉnh này là để huy động lượng tiền gửi với kì hạn mà chi nhánh đang có nhu cầu, chi nhánh thiếu vốn ở kì hạn nào thì tại kì hạn đó sẽ có mức lãi suất hấp dẫn hơn. Như vậy ta thấy, thời gian vừa qua chi nhánh đang đẩy mạnh huy động tiền đồng loại có kì hạn ngắn với mức lãi suất đưa ra là 12%. Bên cạnh việc nâng cao các mức lãi suất chi nhánh còn đưa ra các hình thức khuyến mại, dự thưởng hấp dẫn. Từ ngày 07/12/2007 đến ngày 05/03/2008 chi nhánh đã phát động chương trình gửi tiết kiệm VND “Vui xuân vàng cùng ABBANK” với lãi suất lên đến 10,26%/năm. Giá trị giải đặc biệt lên đến 1 kg vàng 9999 (tương đương giá trị hơn 400 triệu đồng). Ngoài ra, còn những giải thưởng giá trị khác cũng bằng vàng 9999 và tiền trong tài khoản thẻ ATM YOUcard Billing của ABBANK. Đối với USD chi nhánh có chương trình dự thưởng “Gửi USD, trúng thưởng lớn YOUcard của ABBANK”. Khách hàng mua kỳ phiếu USD, với mỗi 1000 USD cho kỳ hạn 6 tháng và 500 USD cho kỳ hạn 11 tháng, sẽ nhận được 01 phiếu dự thưởng chương trình khuyến mãi. Tổng giá trị các giải thưởng là 300 triệu đồng. Với việc nâng cao các mức lãi suất và đưa ra các chương trình dự thưởng, chi nhánh cũng đã thu hút được một khối lượng tiền gửi nhất định. Tuy nhiên chi nhánh cũng gặp phải khó khăn khi mà lãi suất đầu ra bị khống chế. Lãi suất huy động liên tục tăng, lãi suất cho vay không thể tăng theo chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Vì vậy, trước tình thế hiện nay chi nhánh cần có sự cân nhắc kĩ lượng vừa đảm bảo khả năng thu hút vốn, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng. 2.2.1.3. Tình hình sử dụng vốn huy động. Cho vay là hoạt động đem lại thu nhập cao cho ngân hàng. Vì vậy bên cạnh việc không ngừng đẩy mạnh côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ngân hàng NHTMCP Anh Bình ABBANK Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan