Khóa luận Giải pháp hài hoà thủ tục ODA tại Việt Nam

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 4

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ODA 7

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỐN ODA 7

1. Khái niệm 7

1.1 Lịch sử hình thành ODA 7

1.2 Khái niệm ODA 9

2. Phân loại nguồn vốn ODA 11

2.1 Theo phương thức hoàn trả 11

2.2 Theo mục đích của vốn ODA 13

2.3 Theo điều kiện ràng buộc 13

2.4 Theo nguồn viện trợ 14

2.5 Theo hình thức ODA 16

3. Tác dụng ODA đối với nước đang và chậm phát triển 17

II. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG ODA TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY 20

1. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức hiện nay đang có xu hướng giảm 20

2. Nguồn cung cấp ODA đa phương có tính chất ổn định hơn song phương 21

3. Các khu vực trên thế giới đang cạnh tranh gay gắt thu hút ODA trên thế giới. 22

4. Chính sách ưu tiên ODA của các nhà tài trợ đã có sắc thái mới 23

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 24

1. Kinh nghiệm thành công 25

2. Bài học thất bại 27

CHƯƠNG I ODA Ở VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HÀI HOÀ THỦ TỤC GIỮA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ NHÀ TÀI TRỢ 30

I. KHÁI QUÁT QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA TẠI VIỆT NAM 30

1. Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA 30

2. Khung pháp lý và các hoạt động hỗ trợ 32

2.1 Các văn bản khung 32

 2.2 Các hoạt động hỗ trợ 35

3. Khái quát chu trình dự án ODA ở Việt Nam (hình 4) 36

4. Kết quả thực hiện ODA 39

4.1 Cam kết và thực hiện ODA thời kì 1993 –2001 39

4.2 Phân bổ ODA theo nhà tài trợ 41

4.3 Phân bổ ODA theo ngành 42

4.4 Một số nhận xét đánh giá chung về tình hình thực hiện vốn ODA thời kì 1993 – 2001 43

II. HÀI HOÀ THỦ TỤC ODA TẠI VIỆT NAM 44

1. Sự cần thiết 44

2. Những khác biệt cần hài hoà 47

2.1 Cấp chính phủ 47

2.2 Cấp độ ngành 48

2.3 Cấp dự án 50

3. Những nỗ lực hài hoà của Chính phủ Việt Nam 64

CHƯƠNG III KHUYẾN NGHỊ HÀI HOÀ THỦ TỤC ODA TẠI VIỆT NAM 68

I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG 68

1. Định hướng thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 68

2. Định hướng hài hoà thủ tục ODA tại Việt Nam 70

II. KHUYẾN NGHỊ HÀI HOÀ 71

1. Cấp Chính phủ 71

2. Cấp độ ngành 73

3. Cấp dự án 74

3.1 Xác định và chuẩn bị dự án 76

 3.2 Mua sắm trang thiết bị và Quản lý dự án 78

 3.3 Kế toán, kiểm toán và giải ngân vốn 83

 3.4 Giám sát và đánh giá 84

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 88

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp hài hoà thủ tục ODA tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan khác tư vấn, phối hợp với Bộ Ngoại giao để xem xét việc cấp ODA cho nước chủ nhà Thông qua ĐSQNB, Bộ ngoại giao Nhật Bản yêu cầu nước chủ nhà thực hiện quá trình thực hiện quá trình đàm phán, thảo luận việc cung cấp và tiếp nhận; đồng thời Bộ Ngoại giao làm báo cáo gửi lên Chính phủ Nhật Bản Nội các Nhật Bản sau khi xem xét kĩ các yếu tố liên quan sẽ quyết định về việc cấp viện trợ hay không cấp cho bên xin viện trợ Chính phủ Nhật Bản hướng dẫn Đại sứ quán Nhật Bản chuẩn bị công hàm trao đổi với nước chủ nhà Đại sứ quán Nhật Bản trao đổi và kí kết công hàm với nước chủ nhà (nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư) 4. Kết quả thực hiện ODA 4.1 Cam kết và thực hiện ODA thời kì 1993 –2001 Theo báo cáo của UNDP năm 2000, Việt Nam đứng thứ 7 trong số 10 quốc gia nhận viện trợ ODA từ các nước thuộc Uỷ ban hỗ trợ phát triển DAC, sau các nước Inđônêxia, Trung Quốc, Nga, Ai cập, ấn độ, Thái lan (bảng 3): Bảng 3: 10 nước nhận ODA nhiều nhất từ DAC năm 2000 (Đơn vị: triệu USD) stt Nước Tổng vốn ODA 1 Indonêxia 2456 2 Trung Quốc 2097 3 Nga 1495 4 Ai cập 1442 5 ấn Độ 1438 6 Thái Lan 1187 7 Việt Nam 1153 8 Isarel 1000 9 Philipin 990 10 banglades 825 (Nguồn : OECD) Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ tổ chức thành công 9 hội nghị tư Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị CG) và được cộng đồng tài trợ cam kết hỗ trợ ODA với trị giá là 19,94 tỉ USD (Bảng 4) Bảng 4 : Cam kết và thực hiện ODA thời kỳ 1993-2001 (Đơn vị: triệu USD) Năm Cam kết ODA Thực hiện ODA Tổng số 19.940 9.571 1993 1.810 413 1994 1.940 725 1995 2.260 737 1996 2.430 900 1997 2.400 1.000 1998 *2.200 1.242 1999 **2.210 1.350 2000 2.400 1.650 2001 2.400 1.500 (Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư) Ghi chú: (*) chưa kể 0,5 tỉ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế (**) chưa kể 0,7 tỉ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế. Từ bảng trên ta thấy rõ ràng cả vốn ODA cam kết và thực hiện đều có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm trước và thực hiện khá tốt kế hoạch giải ngân hàng năm. Từ năm 1993 đến năm 2001, vốn ODA giải ngân khoảng 9,5 tỉ USD, so với ODA cam kết là 19,94 tỉ USD chiếm 54%. 4.2 Phân bổ ODA theo nhà tài trợ Năm 2000, mười nhà tài trợ hàng đầu cung cấp hơn 93% tổng vốn ODA được giải ngân cho Việt Nam, trong đó riêng ba nhà tài trợ lớn là Nhật Bản, ADB và ngân hàng thế giới WB có mức giải ngân cao nhất chiếm tới 76% tổng vốn (Hình 3). Hình 3: giải ngân của 10 nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam năm 2000 (đơn vị: triệu USD) (nguồn: điều tra ODA của UNDP) Nhật Bản củng cố vị trí là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với mức giải ngân 870 triệu USD trong năm 200. ADB là nhà tài trợ lớn thứ hai cho Việt Nam trong năm 2000 với mức giải ngân hơn 226 triệu USD. Mức giải ngân của ngân hàng thế giới WB giảm một chút từ 158 triệu năm 1999 xuống còn 139 triệu USD năm 2000, phần lớn do dự án khôi phục nhà máy điện đã kết thúc. Các nhà tài trợ khác như Pháp, Đan Mạch, Thuỵ điển, Hà Lan, ốt-xtơ-rây-lia, đức, …vẫn tiếp tục cam kết tài trợ ODA cho chính phủ Việt Nam. Nhóm các nhà tài trợ song phương cung cấp khoảng 73% nguồn vốn ODA được giải ngân ở Việt Nam trong đó riêng nhà tài trợ Nhật Bản chiếm tới 54%, còn lại là cộng đồng các nhà tài trợ khác. 4.3 Phân bổ ODA theo ngành Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ưu tiên của chính phủ, đó là năng lượng điện (24,57%); ngành giao thông (27,28%); phát triển nông nghiệp, nông thông bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi (12,87%); ngành cấp thoát nước, môi trường (7,2%); các ngành y tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học (14,20%), hỗ trợ ngân sách (5,62%) và các ngành khác (7,56%) Bảng 5: Cơ cấu ODA theo ngành (đơn vị: %) Lĩnh vực Cơ cấu 1. giao thông vận tải 27,28 2. Điện 24,57 3. Y tế, giáo dục,khoa học 14,20 4. Nông, lâm, thuỷ sản, thuỷ lợi 12,87 5. Cấp thoát nước 7,2 6. Hỗ trợ ngân sách 5,62 7. Các lĩnh vực khác 7,65 (nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư) Ngoài ra, nguồn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của Chính phủ để thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách cải cách kinh tế (các khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế mở rộng, quỹ Miyazawa, PRGF và PRSC). 4.4 Một số nhận xét đánh giá chung về tình hình thực hiện vốn ODA thời kì 1993 – 2001 Nhìn chung, việc sử dụng ODA trong thời gian qua là có hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhờ nguồn hỗ trợ ODA cơ sở hạ tầng kinh tế có những tiến bộ nổi bật. Hệ thống đường bộ phía Bắc nơi đường xá chưa được phát triển đã được cải thiện đáng kể: đường quốc lộ 5;18;10; 1A (đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang); cầu Mỹ Thuận,…năng lực ngành điện cả nguồn lẫn hệ thống phân phối đều phát triển và mở rộng, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, ở nhiều tỉnh hầu hết các xã đều đã có điện. Điển hình là các công trình Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2-1; nhà máy thuỷ điện sông Hinh. ODA cũng đã hỗ trợ cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng xã hội như y tế và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giáo dục ở tất cả các cấp học (đại học, trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học) và hệ thống đào tạo nghề. Một số bệnh viện ở các thành phố, thị xã như bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh); và nhiều trạm y tế đã được cải tạo hoặc xây mới. Những chương trình quốc gia cũng nhận được sự hỗ trợ của ODA như chương trình tiêm chủng mở rộng; chương trình nước sạch nông thôn; chương trình hỗ trợ các xã nghèo…được thực hiện có hiệu quả. ODA cũng đã được sử dụng để hỗ trợ bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển hệ thống cấp nước và thoát nước ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ… Trong lĩnh vực cải cách kinh tế, ODA được sử dụng để tăng cường năng lực và thể chế thông qua các dự án hỗ trợ kĩ thuật (TA) trong các lĩnh vực luật pháp, cải cách hành chính công, ngân hàng, tài chính… đánh giá tổng quát: việc sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam trong thời gian qua có nhiều tiến bộ nhưng kết quả chưa thực sự tốt. để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ cần tăng cường phối hợp hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam. Một trong các cách làm đó là Phối hợp hài hoà đồng bộ giữa các bên gồm có Chính phủ, nhà tài trợ và đơn vị thụ hưởng. II. hài hoà thủ tục ODA tại Việt Nam 1. sự cần thiết trên thực tế thực hiện một dự án ODA ở Việt Nam vô cùng phức tạp. Có rất nhiều lý do, nhưng trong khuôn khổ của đề tài xin nêu ra hai lí do chính: Lí do từ phía nhà tài trợ. Thực hiện chủ trương “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước vì độc lập, hoà bình và phát triển”, hiện nay Việt Nam có quan hệ rộng rãi với 24 nhà tài trợ song phương (phụ lục 2); 15 nhà tài trợ đa phương (phụ lục 3) và khoảng 380 các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế. với nguồn ODA đa dạng của các đối tác song phương và đa phương, Việt Nam khai thác được các thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến,… Tuy vậy, thách thức đặt ra cho phía Chính phủ Việt Nam là làm thế nào để điều phối hoạt động của các nhà tài trợ? Những khó khăn nảy sinh trong quá trình quản lý ODA của Chính phủ Việt Nam là: Mỗi nhà tài trợ đều có chính sách và quy định tài trợ riêng biệt. Tuy đa phần các nhà tài trợ đều có chiến lược hợp tác phát triển với Việt Nam hoặc các định hướng ưu tiên hợp tác với Việt Nam, nhưng các văn kiện này cũng có sự khác biệt về nội dung và cách tiếp cận. Một số nhà tài trợ không quy định rõ ràng về thủ tục tài trợ. Nếu có, các quy định này cũng khó hiểu và khác nhau Lí do từ phía Chính phủ Việt Nam. Trên thực tế, cấu trúc hệ thống quản lý ở Việt Nam không minh bạch, không đủ nghiêm để đảm bảo rằng luật lệ và các quy định không thường xuyên bị lạm dụng. Mô hình “quản lý tập trung” ở Việt Nam tập trung vào các vấn đề nội bộ hơn là vào các vấn đề về uy tín và tính minh bạch. trách nhiệm tài chính đối với các nguồn công quỹ còn thấp. Khung 5 đánh giá về trách nhiệm tài chính của Ngân hàng thế giới (CFAA) đối với Việt Nam hiện tại rõ ràng tồn tại một mức rủi ro nhất định trong việc sử dụng các nguồn lực công trong tình trạng chi tiêu ngân sách chưa minh bạch, biện pháp tiếp cận công khai thông tin tài chính của Chính phủ bị hạn chế và công tác giám sát hiệu lực pháp luật chưa được triển khai. Các cơ quan chịu trách nhiệm tài chính cũng yếu kém, kết quả kiểm toán không được tiếp cận rộng rãi và hệ thống báo cáo hỗ trợ hiệu quả cho công tác giám sát kiểm tra. Hiện tại, trách nhiệm trước công chúng về việc sử dụng các nguồn thu của Chính phủ và về chất lượng công tác quản lý tài chính tổng thể không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu của Luật minh bạch Tài chính của IMF” (nguồn: Ngân hàng thế giới WB) do đó, mặc dù đã có sự phân bổ các vị trí rõ ràng và các quy định cụ thể nhưng ở Việt Nam vẫn tồn tại vấn đề sử dụng sai, sử dụng không phù hợp các nguồn tài chính cũng như tệ tham nhũng( Trong số 90 nước đựoc Chương trình minh bạch quốc tế (Transparency International) khảo sát trong bài viết Các chỉ số tham nhũng 2000 (Corruption Perceptions Index 2000), Việt Nam đứng thứ 76 (www.gwdg.de/-www/2000/data.html). trên đó là Indonesia (85) và Nga (82), nhưng dưới đó là ấn độ (69), Trung Quốc (63) và Thái Lan (60) ). Công tác đấu thầu và mua sắm ở Việt Nam không tương xứng trên thực tế. Việc phát triển các dịch vụ như Luật sư, Kế toán, Kiểm toán viên và chuyên gia đánh giá mới chỉ vừa mới bắt đầu. Bên cạnh đó các quy định như bảo vệ môi trường trên thực tế luôn bị né tránh hay lơ là. đối với hệ thống các quy định của Việt Nam, những yếu kém trong thực thi thường bắt nguồn từ các vấn đề cơ bản liên quan đến quản lý điều hành, luật pháp và các thông lệ. Lương thấp và các khoản thưởng không chính thức và quá ít ỏi làm mai một nỗ lực củng cố từ quy định đến luật lệ. Thực tế Việt Nam vẫn chưa có một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để buộc tất cả các bên tham gia vào hoạt động ODA phải tuân theo. Chính những lí do trên đã làm chi phí giao dịch ( chi phí giao dịch trong các dự án ODA bao gồm chi phí cho giai đoạn chuẩn bị, thương lượng,triển khai, kiểm soát và xúc tiến các thoả thuận cung cấp ODA. Các chi phí giao dịch có thể dưới hình thức các chi phí hành chính (các nguồn lực cần cho giao dịch), chi phí gián tiếp (do ảnh hưởng của cơ chế phân phối nhằm đạt được những mục tiêu phát triển) và chi phí cơ hội (tính toán các lợi ích có được từ sử dụng các nguồn lực thay thế trong giao dịch (Grant Thorntan – www.Government-DornorHarmonisation.org). ) tăng lên cùng với sự gia tăng quy mô tài trợ. Sự trùng lặp trong tài trợ làm tăng đáng kể các chi phí thực hiện dự án. Những khó khăn thách thức trên là mối đe doạ đối với hiệu quả ODA. trước những khác biệt về chính sách và thủ tục giữa Chính phủ và các nhà tài trợ làm tăng chi phí và tốn thời gian thực hiện một dự án ODA, đồng thời làm suy yếu những nguồn lực vốn có của đất nước, Chính phủ đã nhận định: “hài hoà là một cách làm hợp thời và đúng đắn trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam”. Trên thực tế, trong các quá trình có nhiều bên tham gia khi mục tiêu chung đã được xác định và thoả thuận đóng gốp tài nguyên để thực hiện thì cách làm phù hợp chính là Hài hoà hành động để tạo ra động lực với chi phí hợp lý để đạt được mục tiêu đề ra. Trong ODA cũng vậy, Hài hoà thủ tục chính là tìm một cách làm phù hợp giữa các bên tham gia vào quá trình ODA, đó là: Chính phủ Nhà tài trợ Đơn vị thụ hưởng Việc hài hoà không chỉ diễn ra giữa một bên là Chính phủ (kể cả các đơn vị thụ hưởng) với bên kia là nhà tài trợ mà cả trong nội bộ các cơ quan Chính phủ và trong nội bộ các nhà tài trợ. Hài hoà không có nghĩa là hoà đồng. Đây là hai khái niệm chứa đựng những nội dung rất khác nhau. Hài hoà thủ tục ODA trên cơ sở các quy định pháp lý của Chính phủ và nhà tài trợ, phát huy được tính đa dạng và thế mạnh của mỗi bên mới là cách làm phù hợp với thực tiễn. để thấy được sự cần thiết phải tiến hành hài hoà thủ tục ODA, xin nêu ra những khác biệt cơ bản trong quy trình dự án ODA tại Việt Nam để minh chứng cho nhận định trên. Những khác biệt cần hài hoà Cấp chính phủ ở cấp Chính phủ, những khác biệt cơ bản gồm có: Phía Chính phủ Việt Nam chưa có một khung pháp lý đủ mạnh để buộc các nhà tài trợ “tuân theo một quy định bắt buộc trong cùng một sân chơi”. bộ máy tổ chức nhà nước phức tạp, thiếu tính minh bạch và chồng chéo giữa các khâu. thiếu sự định hướng rõ ràng về các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế làm cơ sở vận động ODA. giữa các bộ, ngành chưa có sự phối hợp đồng bộ trong quá trình vận động, điều phối và quản lý thực hiện dự án ODA. Phía các nhà tài trợ Chưa có sự thống nhất giữa các bên tham gia quá trình ODA về các nhận thức chung đối với hài hoà. Các nhà tài trợ chưa thực sự chia sẻ với nhau các chiến lược và định hướng phát triển quan hệ đối tác với Việt Nam. Các nhà tài trợ thường không công bố công khai các quy trình ODA của mình. Trên cơ sở song phương, nhóm các nhà tài trợ hoặc cả cộng đồng tài trợ chưa xác định với Chính phủ những nội dung ưu tiên của quy trình ODA có thể tiến hành hài hoà thủ tục. Cấp độ ngành Giữa các ngành ở Việt Nam cũng tồn tại nhiều khác biệt. khuôn khổ pháp lý áp dụng cho quá trình thực hiện dự án đối với tất cả các ngành là như nhau vì các quy định quan trọng về dự án hiếm khi mang tính đặc thù của từng bộ ngành, nhưng sự khác biệt lại lại nằm trong chính chu kì dự án, đặc biệt là quá trình xác định và thiết kế dự án. phân bổ chức năng của các bộ, ngành hiện nay trong công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA hiện nay có lúc thì chồng chéo, lúc lại thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành. Chẳng hạn trong Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) có những ban quản lý ngành bao gồm cả một đại diện của Bộ kế hoạch và Đầu tư (MPI), lí do là MARD có 3 khu vực chịu phạm vi quản lý của MPI gồm quản lý lâm nghiệp, nông nghiệp và nước. Mối quan hệ liên bộ này liệu có thể đảm bảo một cách chắc chắn là các bộ ngành đều nắm bắt được và có điều kiện thảo luận các thông tin về hoạt động ODA hay không vẫn là một vấn đề cần phải xem xét cẩn trọng hơn. Ngược lại, do thiếu một kênh thông tin chung về hoạt động ODA mà giữa các ngành với nhau lại thiếu sự phối hợp đồng bộ. Ví dụ như trong ngành lâm nghiệp, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã làm việc trực tiếp với MARD hoặc với sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh thuộc MARD. MARD có thể không được thông tin về các dự án dưới 500.000 USD cho tới khi các dự án này được trình lên MPI. Vì vậy các bộ không biết không biết được những gì đang diễn ra làm khả năng đặt kế hoạch và phối hợp phân bổ các nguồn lực trong cả nước bị suy yếu nghiêm trọng. Công tác xác định và phê duyệt dự án thậm chí còn mang tính phi tập trung hơn trong ngành y tế, giáo dục… Đây cũng là một vấn đề vì các dự án không có gì để đảm bảo đó là những dự án phù hợp với chính sách của Chính phủ đối với ngành này, mặt khác đôi khi còn dẫn tới sự trùng lặp do có quá nhiều nhà tài trợ cho ngành đó trong khi ngành khác cần có vốn ODA hơn lại không nhận được gì cả. Để làm rõ hơn nữa những lí do trên, xin nêu ra một số điểm khác biệt cơ bản giữa Việt Nam và nhà tài trợ trong một chu trình dự án trên thực tế. Phù hợp với phương pháp luận, những khác biệt này được trình bày theo 4 giai đoạn: xác định và chuẩn bị dự án đàm phán và quản lý kế toán kiểm toán và giải ngân giám sát và đánh giá khung 6 khái quát quy trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam (theo Nghị định 17/NĐ-CP) Vận động, đàm phán, kí kết điều ước quốc tế về ODA Chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt nội dung chương trình, dự án ODA đàm phán , kí kết điều ước quốc tế về ODA Quản lý, thực hiện chương trình, dự án ODA Theo dõi, đánh giá chương trình, dự án ODA 2.3 Cấp dự án Xác định và chuẩn bị dự án a/ Xác định dự án Khung 7 Vận động, đàm phán kí kết điều ước quốc tế khung về ODA + Chủ trì: Bộ kế hoạch và Đầu tư + Phối hợp: các cơ quan chủ quản Danh mục chương trình ,dự án ODA tại hội nghị thường niên nhóm các nhà tài trợ (Hội nghị CG) + chủ trì: Bộ kế hoạch và Đầu tư UBND cấp tỉnh, thành phố + Phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ tài chính, Bộ ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài Phối hợp vận động ODA + Chủ trì: Bộ kế hoạch và Đầu tư + Phối hợp: Bộ tài chính, Bộ ngoại giao, Bộ tư pháp, Văn phòng Chính phủ + Tuân theo: Pháp lệnh về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế Đàm phán kí kết điều ước quốc tế khung về ODA đây là bước Chính phủ và nhà tài trợ cùng bàn bạc thống nhất đưa ra các danh mục dự án cần đầu tư vào Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các Nhà tài trợ (Hội nghị CG – consultant Group), được xem như diễn đàn đối thoại thường niên giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế do Ngân hàng thế giới WB chủ trì tổ chức có sự tham khảo ý kiến của Chính phủ Việt Nam và chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP). Phía Việt Nam Trước quý IV hàng năm, cơ quan chủ quản (là các cơ quan cấp Bộ, cấp ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chương trình, dự án ODA - điều 5.10 Nghị định 17/NĐ-CP) thông báo cho Bộ kế hoạch và Đầu tư văn bản danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA kèm theo đề cương chi tiết cho từng chương trình, dự án. trong đó phải nêu rõ sự cần thiết, tính phù hợp với quy hoạch, mục tiêu, kết quả chủ yếu, dự kiến thời hạn thực hiện, dự kiến mức vốn ODA và vốn đối ứng, dự kiến cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng vốn ODA (cấp phát từ ngân sách, cho vay lại), dự báo tác động của chương trình, dự án về mặt kinh tế, xã hội, và môi trường…. Bộ kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính, Bộ ngoại giao, văn phòng chính phủ, bộ tư pháp (liên quan đến lĩnh vực hợp tác pháp luật với nước ngoài), ban tổ chức cán bộ Chính phủ (liên quan đến lĩnh vực cải cách hành chính), các Bộ và các cơ quan quản lý ngành xem xét, tổng hợp thành Danh mục chương trình dự án, ưu tiên đưa vào báo cáo của Chính phủ để vận động ODA. Phía các nhà tài trợ Cũng như phía Việt Nam, các nhà tài trợ soạn thảo ra Chiến lược hỗ trợ quốc gia (CAS – Country assistant strategy) của riêng họ. Chẳng hạn như hai nhà tài trợ Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), Chiến lược hỗ trợ Quốc gia (CAS - Country assistance strategy) do ngân hàng chuẩn bị, tập trung vào các vấn đề bức thiết nhất của đất nước. Trong trường hợp Việt Nam, cứ ba năm, CAS được soạn thảo một lần, thường tiến hành vào khoảng cuối Quý I hoặc đầu Quý II. Danh mục dự án cho năm tới được xem xét chi tiết, còn danh mục dự án dự kiến cho năm thứ hai và thứ ba sẽ được Ngân hàng và Chính phủ xem xét lại và cập nhật. Trên cơ sở trao đổi với cơ quan chủ dự án, Giám đốc dự án (là cán bộ của Ngân hàng) sẽ chuẩn bị một bản tóm tắt tổng hợp ban đầu dự án (IEPS) hoặc Văn bản ý tưởng dự án (PCD) đề xuất các mục tiêu của dự án, các thành phần của dự án, mức độ cam kết tài trợ và rủi ro có thể thấy trước. Còn với nhà tài trợ Nhật Bản, việc xem xét, phê duyệt một dự án Nhật Bản được tiến hành một cách hết sức thận trọng và kỹ lưỡng. ODA không hoàn lại của Nhật do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện. Còn ODA vốn vay, còn được gọi là tín dụng đồng Yên thường được cung cấp từ một tổ chức Quỹ Hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản (OECF), nay đổi thành Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) được thành lập do sự sát nhập của OECF và JEXIM - Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Nhật Bản). Trên cơ sở các danh mục dự án từ phía Việt Nam đề xuất và Chiến lược hỗ trợ quốc gia của các nhà tài trợ, hai bên sẽ cùng xem xét, cân nhắc tiến tới kí kết Điều ước Quốc tế khung về ODA theo quy định Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Tiếp đó, sau khi Điều ước Quốc tế khung đã được kí kết, Bộ kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản về chương trình, dự án đã được nhà tài trợ đồng ý cho tài trợ. giai đoạn xác định dự án tưởng chừng chỉ là những khâu mang tính chất nguyên tắc nhưng chính đây lại là “bước khởi đầu” cho những bất cập sau này. chính vì chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên, giữa Chính phủ và các nhà tài trợ, và giữa các nhà tài trợ với nhau nên các dự án ODA ở Việt Nam vẫn chưa được tiến hành theo “giỏ vốn” giữa các nhà tài trợ đồng tư tưởng. Ví dụ như trong ngành lâm nghiệp có 9 dự án ODA được chấp thuận tài trợ từ 9 nhà tài trợ khác nhau thì thay vì phải thành lập 9 Ban quản lý dự án thực hiện 9 dự án này, sẽ phân bổ trực tiếp quỹ các nhà tài trợ trực tiếp tới Ngân sách của ngành nông nghiệp. Việc làm này vừa tiết kiệm chi phí quản lý phát sinh, tiết kiệm thời gian mà còn giúp Việt Nam tăng quy mô vốn đầu tư vào một dự án lớn hơn, có tầm chiến lược hơn thay vì thực hiện các ý tưởng nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, vì mỗi nhà tài trợ có một chính sách riêng nên việc tiến hành đàm phán kí kết Điều ước Quốc tế về ODA giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ cũng gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian. b/ Chuẩn bị dự án khung 8 Trách nhiệm lập: chủ đầu tư chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt nội dung chương trình, dự án ODA Lập văn kiện chương trình dự án Oda Trách nhiệm lập: thủ trưởng cơ quan chủ quản, bổ nhiệm Trưởng ban và một số cán bộ chủ chốt Thành lập ban chuẩn bị chương trình, dự án ODA + Nội dung: theo Điều 14 Nghị định 17/NĐ-CP + Chuẩn bị: Ban chương trình, dự án ODA + Phê duyệt: cơ quan chủ quản hoặc chủ dự án chủ dự án. Kế hoạch chuẩn bị chương trình, dự án ODA Nội dung: theo Điều 15 Nghị định 17/NĐ-CP và Điều 23 Nghị định 52/NĐ-CP Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình dự án sử dụng vốn vay ODA Nội dung: theo Điều 16 Nghị định 17/NĐ-CP và điều 24 Nghị định 52/NĐ-CP Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án sử dụng vón vay ODA Nội dung: theo Điều 17 Nghị định 17/NĐ-CP Văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kĩ thuật Cơ quan thẩm định: theo Điều 18 Nghị định 17/NĐ-CP Thẩm định chương trình, dự án ODA Cơ quan thẩm định: theo Điều 19 Nghị định 17/NĐ-CP Thẩm định chương trình, dự án ODA hỗ trợ kĩ thuật Đây là quá trình chuyển ý tưởng dự án thành hiện thực thông qua việc tiến hành các nghiên cứu chi tiết, trao đổi ý kiến, khảo sát hiện trường với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên hữu quan. Chuẩn bị có thể bao gồm việc xem xét các thiết kế kỹ thuật, tổ chức thể chế, thị trường, tính khả thi về tài chính, các vấn đề về môi trường và xã hội, các vấn đề cần thiết khác để đảm bảo chất lượng cao của dự án ngay từ đầu. đây là giai đoạn tiến hành nghiên cứu khả thi và xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả ở khâu này cũng tồn tại rất nhiều khác biệt, mỗi một nhà tài trợ có cách làm khác nhau đối với từng dự án khác nhau. Chẳng hạn, thông thường WB cung cấp cho bên vay một khoản viện trợ không hoàn lại để thuê tư vấn thực hiện công việc này. sau đó bên vay soạn thảo một Báo cáo Chuẩn bị xác định các mục tiêu dự án, dự kiến thiết kế dự án và các thành phần tương thích. Báo cáo cũng đề cập tới dự toán chi phí trên cơ sở các nghiên cứu khả thi và kỹ thuật đã tiến hành, đưa ra một số kế hoạch tài chính, xem xét các yêu cầu về đấu thầu mua sắm, phác thảo tiến độ giải ngân, xác lập thủ tục kế toán và kiểm toán nội bộ, triển khai sắp xếp về mặt tổ chức cho việc thực hiện và chuẩn bị dự thảo kế hoạch thực hiện dự án (PIP). Trong thời gian này, WB sẽ cử đoàn Tiền thẩm định để giải quyết nốt những vấn đề chưa được xử lý đầy đủ trong giai đoạn chuẩn bị dự án ví dụ như hoàn thiện kỹ thuật, dự toán kinh phí…giai đoạn chuẩn bị kết thúc khi các vấn đề trên được giải quyết. Thời gian cần thiết cho giai đoạn chuẩn bị thay đổi theo từng dự án, phụ thuộc vào việc chuẩn bị của bên vay và mức độ phức tạp của dự án. thông thường, thời gian tối thiểu cần thiết là 8 tháng. Đối với các dự án do ADB tài trợ, giai đoạn chuẩn bị được bắt đầu từ khi chuẩn bị nội dung các hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án (PPTA) cho đến trước khi đàm phán Hiệp định khoản vay. Sau khi PPTA kết thúc, các Đoàn tìm hiểu thực tế hoặc Tiền thẩm định, Đoàn thẩm định sẽ đi thăm thực địa, xây dựng báo cáo thẩm định để trình Lãnh đạo ADB phê duyệt. Về phía Việt Nam, chuẩn bị dự án được coi là quá trình xây dựng báo cáo tiền khả thi để trình Thu tướng Chính phủ phê duyệt và phải thành lập Ban chuẩn bị dự án. Thông thường, chỉ thực hiện sau khi hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án vốn vay kết thúc. Đôi khi do thiếu sự phối hợp giữa tư vấn ADB và Ban chuẩn bị dự án, các thiết kêt sơ bộ dự án do tư vấn chuẩn bị không được sử dụng cho việc chuẩn bị các báo cáo tiền khả thi và khả thi theo quy định của Việt Nam dẫn đến tình trạng lãng phí, làm chi phí thực hiện dự án tăng lên. Đấu thầu và quản lý Khung 9 quản lý thực hiện chương trình, dự án ODA được xác định trong quyết định phê duyệt chương trình, dự án ODA của cấp có thẩm quyền Chủ dự án Thành lập Ban quản lý chương trình, dự án được thành lập bởi cơ quan chủ quản +Chủ trì: cơ quan chủ quản +Phối hợp: Bộ kế hoạch và Đầu tư Vốn đối ứng để thực hiện chương trình, dự án ODA +Chủ trì: Bộ tài chính +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGUYEN THI NGOC DIEM.doc
  • docTestTTCK021226.doc
Tài liệu liên quan