Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Lò Đúc

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4

1.1. Vai trò của tín dụng trung dài hạn trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.1. Khái niệm tín dụng trung dài hạn 3

1.1.2. Đặc điểm của tín dụng trung dài hạn 4

1.1.3. Vai trò của tín dụng trung dài hạn đối với nền kinh tế 5

1.2. Rủi ro tín dụng trung dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường 8

1.2.1. Bản chất rủi ro tín dụng trung dài hạn 8

1.2.2. Các chỉ tiêu của rủi ro tín dụng 9

1.2.3. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trung dài hạn 12

1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trung dài hạn 13

1.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 17

1.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý kết hợp hài hoà giữa mục tiêu mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng. 17

1.3.2. Hoàn thiện kỹ thuật thẩm định các nhu cầu tín dụng 18

1.3.3. Thực hiện một cách khoa học và đồng bộ quy trình cho vay: 19

1.3.4. Tham gia bảo hiểm tín dụng 20

1.3.5. Phân tán, chia sẻ rủi ro tín dụng 20

1.3.6. Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng 21

1.3.7. Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng 22

1.3.8. Phân tán rủi ro thông qua thị trường bán nợ và các hợp đồng tín dụng phái sinh 22

1.3.9. Xử lý nợ có hiệu quả 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 29

2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Lò Đúc trong thời gian qua 29

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Lò Đúc 29

2.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Lò Đúc 30

2.1.3. Kết quả kinh doanh 35

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trung dài hạn tại BIDV VN 35

2.2.1. Hoạt động tín dụng trung dài hạn 35

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV VN 38

2.3. Những thành tựu mà BIDV đã đạt được trong thời gian qua 43

2.3.1. Những biện pháp mà BIDV đã thực hiện trong thời gian qua 43

2.3.2. Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro tại BIDV VN 46

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG DÀI TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 53

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng trung dài hạn của BIDV Việt Nam trong thời gian tới 53

3.1.1 Định hướng hoạt động tín dụng trung dài hạn của BIDV VN 53

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn 53

3.2.1. Xử lý nợ tồn đọng 54

3.2.2. Tăng cường vốn tự có 56

3.2.3. Đa dạng hoá danh mục đầu tư tín dụng 56

3.2.4. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực 57

3.2.5. Thẩm định tốt trước khi cho vay 58

3.2.6. Kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn 61

3.2.7. Thiết lập hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro trên toàn hệ thống 63

3.2.8. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng 65

3.2.9. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ 65

3.2.10. Phân tán rủi ro thông qua thị trường bán nợ và các công cụ dẫn xuất tín dụng 67

KẾT LUẬN 69

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Lò Đúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM. Trong đó tín dụng trung dài hạn đóng góp một phần không nhỏ trong lợi nhuận từ hoạt động tín dụng mang lại. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng trung dài hạn cũng là một tất yếu và có tác hại rất nặng nề đối với Ngân hàng, đối với người gửi tiền và toàn bộ nền kinh tế. Song, các NHTM có thể nhận biết được các dấu hiệu dẫn đến rủi ro, đánh giá được mức độ rủi ro mà Ngân hàng mình đang phải đối mặt và có các biện pháp để hạn chế tối thiểu rủi ro phát sinh. Có rất nhiều giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn, các Ngân hàng thường tập trung vào nhóm các giải pháp như thiết lập một chính sách tín dụng chặt chẽ, khoa học, thực hiện tốt việc thẩm định toàn diện về khách hàng, về dự án vay vốn, về tài sản đảm bảo, có các biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng một cách hiệu quả, xử lý tốt nợ quá hạn và áp dụng các công cụ phòng chống rủi ro hiện đại như chứng khoán hoá, bán nợ và các công cụ tài chính phái sinh để chủ động phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng… Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Lò Đúc trong thời gian qua 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Ngày 26/4/1957, Ngân Hàng được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay Ngân Hàng mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV). Qua 53 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ và tri thức, với hành trang là bề dày truyền thống, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tự tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng to lớn hơn trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có uy tín trong nước, trong khu vực và vươn ra thế giới. Cùng với những thành tích đã đạt được, BIDV VN còn thể hiện được vai trò của một Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu trong lĩnh vực đối ngoại. BIDV VN đã và đang mở rộng hợp tác với Ngân hàng nước ngoài, giới thiệu các sản phẩm Ngân hàng hiện đại trên thế giới vào Việt Nam. Bên cạnh đó, BIDV cũng đang áp dụng các phương thức thanh toán mới như là ứng dụng thẻ thông minh, trở thành thành viên của MASTER CARD quốc tế và VISA CARD quốc tế, là đại lý thanh toán của AMERICAN EXPRESS và JBC. BIDV còn là Ngân hàng thành viên của hệ thống thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Hiện nay, BIDV đã có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ sau: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế bằng VND và bằng ngoại tệ. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND lẫn ngoại tệ. Thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu. Chuyển tiền thanh toán trong và ngoài nước (đi và đến), nhờ thu, đổi tiền,... Kinh doanh ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi, kinh doanh vàng bạc đá quý... Phát hành và thanh toán các loại thẻ và làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như VISA CARD, MASTER CARD và AMERICAN EXPRESS. Mở L/C thanh toán hàng nhập. Phát hành L/C trả chậm. Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ cho khách hàng như dịch vụ E-Banking. Ngoài ra, BIDV còn tiếp nhận và quản lý các tài sản của nhà nước và các TCTD khác nếu có yêu cầu, cho vay bán buôn các TCTD trong nước, cũng như hỗ trợ vốn cho các chi nhánh trong hệ thống khi cần. Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, BIDV đã có một hệ thống tổ chức hoàn chỉnh gồm các phòng giao dịch và các chi nhánh tại các trung tâm thương mại, khu vực trên toàn địa bàn cùng đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đối ngoại và quan hệ đại lý rộng khắp trên thế giới. 2.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Lò Đúc Qua nhiều năm đổi mới và tự hoàn thiện mình, hiện nay BIDV thực sự vững chắc để sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời ngày càng khẳng định mình là một Ngân hàng đứng đầu trong cả nước. Sau đây là một số điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một Ngân hàng nào, bởi vì trên cơ sở nguồn vốn huy động được Ngân hàng mới có thể thực hiện được các nghiệp vụ của mình như cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính... nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế. BIDV không nằm ngoài quy luật đó, để thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ của mình, BIDV đã thu hút, tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng của doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế vào Ngân hàng. Bảng 01: Tình hình huy động vốn tại BIDV VN năm 2006-2009 Đơn vị: triệu đồng Nguån vèn huy ®éng 2007 2008 2009 1.Néi tÖ 5,855,980 6,542,665 7,218,631 Kỳ phiếu, trái phiếu 1,497 392,783 308,583 TG cña c¸c TCKT 4,787,266 5,332,700 6,031,621 TG TK 1,067,217 828,152 878,427 2.Ngo¹i tÖ (quy VND) 1,192,944 1,928,525 2,203,843 Kỳ phiếu, trái phiếu 174,475 10,970 177,123 TG cña c¸c TCKT 315,571 1,223,247 1,295,335 TG TK 702,898 694,308 731,386 Tæng céng quy VND 7,048,924 8,471,190 9,422,475 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm từ 2006-2009 Ngoại tệ quy VND được tính theo tỷ giá do BIDV niêm yết ngày 31/12 hàng năm. Dựa vào bảng trên ta thấy, tính đến cuối tháng 12/2009 tổng nguồn vốn BIDV huy động được đạt 9,422,475 tỷ quy đồng, tăng 11,23% so với cuối năm 2008; tăng 33,67% so với năm 2007. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của BIDV ngày càng tăng và có hiệu quả cao qua các năm, mặc dù trong những năm qua, thị trường vốn huy động có nhiều biến động, như việc tăng chỉ số giá tiêu dùng, biến động trên thị trường tiền tệ do tác động của việc tăng lãi suất trên thị trường quốc tế, cuộc chạy đua lãi suất VND trên thị trường trong nước, đặc biệt là trong năm 2009 luôn có những biến động thất thường của giá vàng, giá bất động sản, giá chứng khoán, tỷ giá USD. Đó là nhờ các chính sách linh hoạt, việc điều hành quản trị lãi suất được thực hiện một cách năng động theo tín hiệu của thị trường, cơ chế quản lý và tập trung vốn toàn hệ thống đang từng bước phát huy hiệu quả, các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng, mang tính đặc trưng của BIDV. Như vậy, trong thời gian tới BIDV cần quan tâm nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng TCKT có tiền gửi ngoại tệ hơn nữa, đặc biệt trong điều kiện môi trường cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng ngày càng gay gắt. 2.1.2.2. Hoạt động cho vay Nếu như hoạt động huy động vốn có vai trò quan trọng đối với Ngân hàng thì hoạt động cho vay đóng vai trò sống còn của các Ngân hàng, hiện nay nghiệp vụ cho vay vẫn là hoạt động chính chủ yếu của các NHTM VN, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nghiệp vụ của NHTM, mang lại thu nhập cho Ngân hàng, quyết định sự tồn tại của các Ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng, BIDV đã có những chiến lược thích hợp trong việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng, kiểm soát an toàn, chuyển dịch cơ cấu tín dụng. Bảng 02: Tổng dư nợ tín dụng của BIDV VN Đơn vị: triệu đồng Năm Dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng 2007 3,833,900 2008 3,521,120 -7,61% 2009 3,875,641 10,07% Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2007-2009 Từ những năm 2004 đến nay có thể thấy tuy doanh số năm sau cao hơn năm trước, nhưng lại thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ có xu hướng giảm dần. Xu hướng này nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống BIDV, phù hợp với tốc độ tăng trưởng chậm lại của ngành và 04 NHTMNN. Nhưng đến năm 2008 dưới sự tác động của Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các NH chạy đua lãi suất, các DN không tiếp cận được với các nguồn vốn NH dẫn đến không có sự tăng trưởng tín dụng trong năm 2008. Sang đến năm 2009 tổng dư nợ của NH đạt 3,875,641 triệu đồng, tăng 10,07% so với năm 2008 cho thấy NH đã kịp thời ổn định sau cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu và dư nợ tín dụng dần tăng trưởng trở lại. Trong những năm qua công tác tín dụng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với nguồn vốn hơn. Trong công tác tín dụng, BIDV luôn đề cao việc thực hiện nghiêm túc Luật các TCTD, các quy định, quy chế của NHNN. BIDV đang từng bước cơ cấu lại hoạt động tín dụng cho phù hợp với tình hình chung và hiệu quả, mở rộng tìm kiếm cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đa dạng hoá các loại hình cho vay, phân tán rủi ro tránh tập trung tín dụng vào một loại hình doanh nghiệp. 2.1.2.3. Hoạt động khác Hoạt động thanh toán Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh truyền thống mà BIDV luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua BIDV (năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 22% và nhập khẩu tăng… so với năm 2008). Tính chung xuất nhập khẩu, năm 2009 BIDV đạt doanh số 22,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2008 (thấp hơn nhiều mức tăng 28% của năm 2008) và chỉ chiếm 27% thị phần cả nước, giảm 3,2% so với năm ngoái (năm 2008 thị phần thanh toán xuất nhập khẩu đạt 30,2%). Thanh toán liên Ngân hàng: Hoạt động thanh toán liên Ngân hàng đã có sự thay đổi quan trọng với việc BIDV thực sự trở thành trung tâm xử lý giao dịch VCB-MONEY của toàn hệ thống, cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho các đối tượng khách hàng là các định chế tài chính và các doanh nghiệp (kênh VCB-MONEY chiếm 97% giao dịch). Với việc thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng các tiện ích cho khách hàng sử dụng như dịch vụ báo có trực tuyến, trả lương với số lượng giao dịch không hạn chế, hệ thống bảo mật xác thực OTP, cho đến nay đã có 120 định chế tài chính và 175 tổ chức kinh tế sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh này. Trong năm 2009 đã thực hiện 928000 giao dịch với trị giá lên tới 332750 tỷ đồng và 21 tỷ USD. Kinh doanh thẻ Trong những năm qua, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của BIDV đã phát triển với tốc độ rất nhanh, tính tới cuối năm 2007 BIDV đã phát hành 20907 thẻ quốc tế, đưa tổng số thẻ quốc tế đang lưu hành đạt 72500 thẻ với tổng doanh số sử dụng thẻ đạt 1012,6 tỷ đồng, tăng 36,5% so với năm 2006. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế năm 2009 đạt 6200 tỷ quy đồng (386,3 triệu USD), tăng 22,8% so với năm 2008. Doanh số sử dụng thẻ Connect 24 đạt mức rất cao: rút tiền mặt gần 2000 tỷ đồng/tháng (tăng 64%), chuyển khoản hơn 335 tỷ đồng/tháng (tăng 67,5%) và thực hiện các giao dịch chỉ tiêu hàng hoá dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ hơn 1,5 tỷ đồng/tháng (tăng 50%). Sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số sử dụng dịch vụ tại ATM năm 2009 (tăng 73,3%) là kết quả trực tiếp từ việc mở rộng mạng lưới ATM (705 máy), đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thanh toán billing với các đối tác cung cấp dịch vụ là bảo hiểm, điện lực, bưu điện, các công ty viễn thông di động. Kinh doanh ngoại tệ Trong giai đoạn 2007-2009, hoạt động kinh doanh ngoại hối của BIDV có nhiều thuận lợi: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nguồn kiều hối dồi dào, tỷ giá USD/VND tăng ổn định. Trong năm 2009, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của BIDV đạt 19 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2008, doanh số mua vào đạt 8,5 tỷ USD, mua từ BIDV đạt 1 tỷ USD. Doanh số ngoại tệ bán ra đạt 9,5% tương ứng với 9,5 tỷ và hầu hết là bán cho TCKT và cá nhân, trong đó bán cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu chiếm 24,8%. 2.1.3. Kết quả kinh doanh Lợi nhuận trước thuế và trước trích lập dự phòng năm 2008 đạt 3600 tỷ, tăng 14,5%; Lợi nhuận sau thuế đạt 2470 tỷ, tăng 88,7% so với cuối năm 2008. Chỉ số thu nhập /tổng tài sản (ROA) của BIDV trong năm 2008 đạt 1,6%; Chỉ số thu nhập /vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 27,4%. Cơ cấu thu nhập tiếp tục có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng (từ 57,3% năm 2007 xuống còn 47,5% năm 2008), tăng tỷ trọng thu dịch vụ và thu khác (từ 42,7% lên 52,5% trong năm 2008). 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trung dài hạn tại BIDV VN 2.2.1. Hoạt động tín dụng trung dài hạn 2.2.1.1. Nguồn vốn trung dài hạn Một trong những thế mạnh của BIDV VN là tiềm lực vốn rất mạnh. Với tổng nguồn vốn huy động là 171862 tỷ quy đồng, BIDV hiện nay đang là Ngân hàng Việt Nam có tổng nguồn vốn lớn nhất. Tuy nhiên để tiến hành cấp tín dụng trung dài hạn thì BIDV không thể dùng và cũng không được phép dùng toàn bộ nguồn vốn huy động được bao gồm nguồn vốn huy động ngắn hạn và nguồn vốn huy động trung dài hạn để cho vay trung dài hạn. Theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN nguồn dùng để cho vay trung dài hạn ngoài nguồn huy động trung dài hạn thì chỉ được dùng 40% nguồn huy động ngắn hạn, do đó nguồn chính dùng để cho vay trung dài hạn là nguồn huy động trung dài hạn. Trong khi đó với những điều kiện hiện nay ở nước ta thì nguồn vốn huy động trung dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, đây là một khó khăn đối với bất kỳ một Ngân hàng nào cũng như BIDV VN. Bảng 03: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn năm 2009 của BIDV VN Đơn vị: triệu đồng Nội dung 12/2008 12/2009 Tăng giảm Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 8,471,190 100 9,422,475 100 951,285 11,23 Không kỳ hạn 1,900,840 22,44 1,690,346 17,93 -210,494 -11,07 kỳ hạn < 12 tháng 4,424,280 52,23 5,347,259 56,75 922,979 20,86 Kỳ hạn > 12 tháng 2,146,070 25,33 2,384,869 25,32 238,799 11,13 Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2009 của BIDV VN Nhìn vào bảng trên ta thấy trong năm 2009 nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng đã được cải thiện đáng kể so với năm 2008. Nguồn vốn trung dài hạn đạt 2,384,869 triệu đồng, chiếm 25,32% tổng vốn huy động, tăng 11,13% so với năm 2008. Nguồn vốn ngắn hạn năm 2009 đạt 5,347,259 triệu đồng, chiếm 56,75% tổng vốn huy động và tăng 20,86% so với năm 2008 trong khi Tổng vốn huy động chỉ tăng có 11,23%. Nguồn lực về vốn trung dài hạn bằng VND khá mỏng đã hạn chế khả năng mở rộng tín dụng bằng VND của BIDV, nguồn vốn trung dài hạn bằng ngoại tệ tương đối dồi dào nhưng việc mở rộng tín dụng bằng ngoại tệ cũng đang gặp khó khăn khi ngoại tệ liên tục tăng giá như thời gian qua. 2.2.1.2. Hoạt động cho vay trung dài hạn Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn mở cửa thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu vốn trung dài hạn cho các dự án. Đứng trước bối cảnh đó, BIDV đã triển khai chiến lược phát triển đến năm 2010, trong đó một trong những mục tiêu phấn đấu là tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ. Trong những năm qua dư nợ tín dụng trung dài hạn tại BIDV liên tục tăng với kết quả rất khả quan, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Đây chính là kết quả của một thời gian dài nỗ lực tập trung triển khai chương trình đầu tư các dự án lớn, các dự án trọng điểm quốc gia trong các lĩnh vực điện lực, vận tải biển.... Tình hình tín dụng trung dài hạn ngày 31/12/2009 được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 04:Tình hình dư nợ tín dụng trung dài hạn tại BIDV năm 2009 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 Tăng giảm Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ TDH 620,876 100 811,221 100 190,345 30,65 VND 371,166 59,78 623,195 76,82 252,029 67,90 Ngoại tệ (quy VND) 249,710 40,22 188,026 23,18 -61,684 -24,70 Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2009 của BIDV BIDV VN Trong năm 2009 vừa qua, dư nợ tín dụng trung dài hạn đã tăng 190,345 triệu đổng, với tỷ lệ 30,65%, tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng (10,068%). Cơ cấu khách hàng và cơ cấu lĩnh vực đầu tư trung dài hạn tại BIDV năm 2009 có xu hướng giảm tỷ trọng cho vay đối với các tổ chức quốc doanh, tăng tỷ trọng cho vay đối với các tổ chức ngoài quốc doanh, mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả. 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV VN Rủi ro tín dụng là một tất yếu trong hoạt động tín dụng và các Ngân hàng phải chấp nhận rủi ro ở một mức độ có thể chấp nhận được, để đánh giá tình trạng rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng thương mại người ta thường đánh giá thông qua hai chỉ tiêu sau: 2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn Theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của BIDV trong những năm qua thể hiện như sau: Bảng 05:Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của BIDV trong những năm qua Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng dư nợ trung dài hạn 732,870 620,876 811,221 Nợ quá hạn trung dài hạn 49,835 19,247 15,900 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 6,8% 3,1% 1,96% Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2007-2009 Căn cứ bảng trên ta thấy, tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của BIDV từ năm 2007 đến năm 2009 đã có những chuyển biến tích cực, đã giảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Về giá trị tuyệt đối, năm 2009 nợ quá hạn trung dài hạn của BIDV là 15,900 triệu , giảm 3,347 triệu đồng so với năm 2008, về tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2009 là 1,96%, trong khi năm 2008 là 3,1% và năm 2007 là 6,8%. Dư nợ quá hạn phát sinh là do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không thuận lợi, hay không như dự định ban đầu của doanh nghiệp, đặc biệt là trong cho vay trung dài hạn đều là những khoản vay với thời hạn dài, có dự án kéo dài đến hàng chục năm, thị trường có nhiều biến động biến động đột biến nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, có những biến động bất lợi mà doanh nghiệp không kịp thời chống đỡ nên gặp phải rủi ro, khách hàng gặp phải rủi ro thì Ngân hàng cũng gặp phải rủi ro. Tuỳ thuộc vào thời gian quá hạn mà người ta có thể chia thành nợ quá hạn dưới 180 ngày, nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày và nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên (nợ khó đòi). Bảng 06:Phân loại nợ quá hạn theo thời gian quá hạn Đơn vị: triệu đồng Nội dung 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn 49,835 100 19,247 100 15,900 100 Nợ quá hạn < 180 ngày 20,582 41,3 8,931 46,4 7,823 49,2 Nợ quá hạn từ 180-360 ngày 7,625 15,3 3,561 18,5 3,085 19,4 Nợ quá hạn > 360 ngày 21,628 43,4 6,755 35,1 4,992 31,4 Nguồn: Báo cáo hội nghị giám đốc năm 2009 của BIDV VN Một tồn tại lớn đối với BIDV là tỷ nợ quá hạn trên 360 ngày (nợ khó đòi) chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn trung dài hạn, năm 2008 là 35,1% năm 2009 là 31,4%, có thể thấy rằng mặc dù tỷ trọng của nợ khó đòi năm 2009 đã giảm xuống so với năm 2008 nhưng giảm chưa đáng kể và tỷ trọng của nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn vẫn ở mức độ cao. Do trong những năm gần đây BIDV thực hiện chủ trương “tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế” nên các khoản nợ quá hạn phát sinh là giảm, nguyên nhân của nợ khó đòi có tỷ trọng lớn là do tồn đọng từ nhiều năm nay, kết quả của việc cho vay theo các chương trình và chính sách của nhà nước. Trong đó nợ khó đòi của thành phần kinh tế quốc doanh như doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế tập thể… chiếm tỷ trọng chính trong tổng nợ khó đòi (chiếm tới 79%), thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, cá thể, hộ gia đình… chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (chiếm 21%). Sở dĩ như vậy là vì trong thời kỳ nền kinh tế thị trường bùng nổ như hiện nay, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn hoạt động hiệu quả hơn thành phần kinh tế quốc doanh tồn tại một thời gian dài dưới cơ chế quan liêu bao cấp, dưới sự bảo hộ quá lớn của nhà nước. Nguyên nhân dẫn đến những khoản nợ khó đòi trong thời gian qua, đó là do trong thời gian qua có nhiều biến động bất lợi xảy ra ngoài tầm kiểm soát, nổi lên là thiên tai bão lụt tàn phá, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa và dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng đối với gia súc diễn ra trên một diện rộng, thiệt hại của nhà nước và nhân dân lên đến hàng tỷ đồng; Ngoài ra giá cả hàng hoá, vật tư, xăng dầu trên thị trường thế giới có nhiều biến động bất lợi; Trong năm 2009 có nhiều mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn như giầy dép bị áp thuế chống phá giá, thuỷ sản bị kiểm duyệt gắt gao về dư lượng kháng sinh... Còn một nguyên nhân nữa đó là trong năm 2009 thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến một loạt các khoản vay đổ vào thị trường bất động sản cũng bị đóng băng theo không có nguồn để hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng. Bảng 07:Phân loại nợ theo tài sản đảm bảo Đơn vị: triệu đồng Nội dung 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn TDH 49,835 100 19,247 100 15,900 100 Nợ không có tài sản đảm bảo 23,981 48,12 8,396 43,62 6,156 38,72 Nợ có tài sản đảm bảo 25,854 51,88 10,851 56,38 9,744 61,28 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008-2009 Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản nợ có tài sản đảm bảo có xu hướng tăng lên (từ 43,60% năm 2008 xuống còn 38,72% năm 2009) trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản nợ không có tài sản đảm bảo có xu hướng giảm đi (56,38% năm 2008 lên 61,28% năm 2009), nguyên nhân là do các khoản vay không có tài sản đảm bảo đều là các khoản vay đối với các khách hàng truyền thống khách hàng có uy tín, có xếp hạng tín dụng cao chưa hề có bất cứ khoản nợ quá hạn nào ở bất kỳ một Ngân hàng nào ở Việt Nam và dự án tốt, kinh doanh hiệu quả trong một thời gian dài. Bên cạnh đó đối với các khoản nợ có tài sản đảm bảo, không đủ uy tín nên phải có tài sản đảm bảo mới có thể được vay trong khi đó doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh không hiệu quả lắm dễ dàng bị chao đảo khi có bất thường trên thị trường xảy ra, một tình trạng cũng hay xảy ra đó là tình trạng các tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị đã cũ lạc hậu, nên không ràng buộc được khách hàng trách nhiệm trả nợ, ngoài ra tỷ lệ này còn cho thấy có thể có thể cán bộ tín dụng đã không thẩm định kỹ tài sản đảm bảo hoặc quá chú trọng vào tài sản đảm bảo coi việc có tài sản đảm bảo là yên tâm không thẩm định kỹ dự án và trong quá trình giải ngân đã không giám sát chặt chẽ. Đây là một tư tưởng sai lầm của một số cán bộ tín dụng, tài sản đảm bảo chỉ được coi là nguồn nợ thứ hai trong trường hợp không thể thu nợ từ hiệu quả của dự án, nguồn trả nợ quan trọng nhất chính là từ nguồn thu của dự án. Như vậy một vấn đề đặt ra nữa đối với BIDV là phải thường xuyên nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng, ngay từ khi tuyển dụng cần phải tuyển dụng những người có trình độ, trong quá trình làm việc phải thường xuyên bồi dưỡng đào tạo… 2.2.2.2. Tình hình nợ xấu Tình hình nợ xấu trung dài hạn của BIDV trong mấy năm qua thể hiện như sau: Bảng 08:Tình hình nợ xấu của BIDV Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng dư nợ TDH 732,870 620,876 811,221 Nợ xấu 17,955 11,176 9,654 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 2,45% 1,8% 1,19% Nguồn: Báo cáo hội nghị giám đốc năm 2007-2009 của BIDV VN Như vậy, tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn của BIDV qua ba năm 2007-2009 đã giảm dần, từ 2,45% năm 2007 xuống 1,8% năm 2008 và đến năm 2009 là 1,19%. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng tính đến cuối năm 2009 là 4-5%. Đây là kết quả từ những nỗ lực của BIDV trong việc xử lý nợ xấu. 2.2.2.3. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng Ngay từ khái niệm của rủi ro tín dụng là: “rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng” đã cho thấy rủi ro tín dụng là vốn có, là tồn tại song song cùng các khoản cho vay, khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng bất kỳ một NHTM nào cũng xác định sẽ có thể gặp rủi ro và để chủ động trong việc hạn chế những hậu quả do rủi ro tín dụng có thể gây ra một biện pháp hiện nay đang được các NHTM thực hiện, đó là trích lập dự phòng rủi ro. Theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của Ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng. Tại BIDV việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện theo đúng quy định 493/2005/QĐ-NHNN, tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại BIDV như sau: Bảng 09:Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của BIDV VN qua các năm Đơn vị: triệu đồng Năm Trích lập dự phòng rủi ro Dự phòng rủi ro/tổng dư nợ Nợ quá hạn/ tổng dư nợ 2007 15,244 2,08% 6,8% 2008 15,274 2,46% 3,1% 2009 3,326 0,41% 1,96% Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2009 của BIDV VN Căn cứ quy định tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN ban hành “quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng” việc trích lập dự phòng rủi ro tí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25906.doc
Tài liệu liên quan