Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tĩnh Gia

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1- Hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.1- Khái niệm và đặc điểm hộ sản xuất. 3

1.1.3 Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường. 5

1.2. Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất: 6

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tín dụng Ngân hàng 6

1.2.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 7

1.3 - Chất lượng Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất. 12

1.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng. 12

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất 13

1.3.3- Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất. 18

1.3.4- Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất. 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHN0 & PTNT HUYỆN TĨNH GIA-THANH HÓA 22

2.1- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Tĩnh gia – Thanh Hoá. 22

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp &PTNT Huyện Tĩnh gia. 22

2.1.2 - Khái quát tình hình kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia – Thanh Hóa 26

2.2 - Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia -Thanh Hóa. 35

2.3 - Đánh giá công tác quản lý chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia - Thanh Hóa. 39

2.3.1- Những kết quả đạt được: 39

2.3.2- Những tồn tại và nguyên nhân: 41

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO & PTNT HUYỆN TĨNH GIA - THANH HÓA 46

3.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia . 46

3.2- giải pháp cơ bản cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện tĩnh gia. 49

3.2.1. Hoàn thiện công tác thâm định. 50

3.2.2. Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay(BĐTV). 51

3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ NH. 54

3.2.4. Tăng cường công tác Marketing NH. 57

3.2.5. Chính sách tín dụng. 58

3.2.6. Chuyên môn hoá CBTD và chú trọng công tác đào tạo. 58

3.2.7. Cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng. 59

3.3. Một số kiến nghị. 60

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 60

3.3.2- Kiến nghị đối với chính quyền địa phương: 61

3.3.3 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Thanh Hóa. 62

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tĩnh Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch huy động vốn do NHNo & PTNT tỉnh Thanh Hóa giao cho, NHNo & PTNT Huyện Tĩnh gia đã nỗ lực trong công tác huy động vốn với nhiều hình thức huy động phong phú như: Cải tiến quy trình nghiệp vụ, thay đổi phong cách giao dịch, mở rộng mạng lưới huy động dưới hình thức các bàn tiết kiệm, áp dụng các thiết bị hiện đại vào làm việc, sử dụng chính sách lãi suất phù hợp, cán bộ nhiệt tình mến khách… đã thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo đủ nguồn vốn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế còn chậm, gây ra nhiều khó khăn cho công tác huy động vốn của chi nhánh. Bảng 1: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia trong 3 năm 2005 – 2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn HĐ 63.316 100 75.109 100 98.964 100 T đó-Từ tầng lớp dân cư 51.423 81 65.711 87,4 81.766 82,6 - Từ tổ chức KT- XH 11.893 19 9.389 12,6 17.198 17,4 Tốc độ tăng trưởng 19,8% 18,6% 31,7% (Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng và hoạt động kinh doanh 2005-2007) Biểu đồ1: Nguồn vốn huy động qua các năm tại ngân hàng nông nghiệp Huyện Tĩnh Gia Đơn vị tính: Triệu đồng Nhìn vào bảng số liệu cho thấy từ năm 2005-2007 nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia không ngừng tăng trởng. Trong 3 năm (từ 2005-2007) tăng: 35.648 triệu tốc độ tăng trưởng 56,3% riêng năm 2007 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao nhất đạt 31,7%. Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Vốn từ dân cư gửi vào ngân hàng phần lớn dưới dạng gửi tiết kiệm hoặc mua kỳ phiếu, trái phiếu.Trong 3 năm tiền gửi dân cư tăng 31.343 triệu tốc độ tăng 60,9% và tỷ trọng tăng dần qua các năm. Năm 2005 tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm 81%, năm 2007 tỷ trọng tiền gửi dân cư là 82,6%. Đây là nguồn vốn ổn định vững chắc để chủ động mở rộng đầu tư tín dụng, điều đó chứng tỏ rằng NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia đã chú trọng quan tâm trong lĩnh vực huy động từ tiền gửi dân cư, mở rộng địa bàn hoạt động đến khu dân cư, tuyên truyền quảng bá rộng rãi, đa dạng hóa các hình thức tiền gửi... nhằm khai thác khả năng tiềm tàng nguồn vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư đáp ứng nhu cầu vốn, cho vay kinh tế hộ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương. Đó cũng là mục tiêu chung của NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia tiến tới cân đối được nguồn vốn tại chỗ không phụ thuộc vào nguồn vốn cấp trên. Ngoài nguồn tiền gửi dân cư NHNo & PTNT tĩnh gia còn tranh thủ nguồn vốn từ tổ chức kinh tế xã hội như tiền gửi kho bạc, bảo hiểm, tuy nguồn vốn này thiếu tính ổn định nhưng đây là nguồn vốn có lãi suất thấp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng. Bảng 2: Tình hình huy động vốn theo thời gian tại NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia qua 3 năm 2005-2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn HĐ 63.316 100% 75.109 100% 98.964 100% TĐó-TG không kỳ hạn 12.389 19,5% 10.790 14,4% 19.032 19,2% - TG có kỳ hạn <12T 13.546 21,3% 16.068 21,4% 20.988 21,2% - TG có kỳ hạn >12T 37.381 49,2% 48.251 64,2% 58.944 59,6% (Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng và hoạt động kinh doanh 2005-2007) Qua bảng số liệu trên cho thấy tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng nhanh, năm 2005 là 37.381 triệu, năm 2007 là: 58.944 triệu tăng 21.563 triệu so với năm 2005. Tốc độ tăng từ 2005-2007 là: 57,6%. Đây là kết quả tốt, là nguồn vốn ổn định để Ngân hàng cho vay trung và dài hạn. Còn tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn có lãi suất thấp cũng được quan tâm góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Tĩnh gia. Tóm lại xác định được tầm quan trọng trong công tác nguồn vốn. Nên ban giám đốc đã chỉ đạo và đa ra các giải pháp linh hoạt và hiệu quả nhằm khơi tăng nguồn vốn tại địa phương đảm bảo có nguồn vốn để duy trì và hoạt động, mở rộng tín dụng theo định hướng phát triển. Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch huy động vốn do NHNo & PTNT tỉnh Thanh Hóa giao cho, NHNo & PTNT Huyện Tĩnh gia đã nỗ lực trong công tác huy động vốn với nhiều hình thức huy động phong phú như: Cải tiến quy trình nghiệp vụ, thay đổi phong cách giao dịch, mở rộng mạng lưới huy động dưới hình thức các bàn tiết kiệm, áp dụng các thiết bị hiện đại vào làm việc, sử dụng chính sách lãi suất phù hợp, cán bộ nhiệt tình mến khách… đã thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo đủ nguồn vốn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế còn chậm, gây ra nhiều khó khăn cho công tác huy động vốn của chi nhánh. 2.2.3.2- Tình hình sử dụng vốn: Trong những năm qua thông qua nguồn vốn của mình NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia đã đáp ứng kịp thời đầy đủ nguồn vốn cho hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho hàng vạn nông dân có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định và ngày càng phát triển, đảm bảo cho cuộc sống gia đình, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu xóa được hộ đói, giảm được hộ nghèo. Bảng 3: Kết quả hoạt động tín dụng theo thời gian của NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia qua 3 năm từ năm 2005 - 2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 D/số cho vay D/số thu nợ Dư nợ D/số cho vay D/số thu nợ Dư nợ D/số cho vay D/số thu nợ Dư nợ Tổng số: Trong đó: -Ngắn hạn: -Trung hạn: 106.910 68.540 38.370 82.760 47.234 35.526 137.058 78.443 58.615 167.340 96.320 71.020 141.998 78.250 63.748 162.400 96.513 65.887 181.300 78.960 102340 142.806 81.313 61.493 200.894 94.160 106.734 Tỷ trọng: Trong đó: -Ngắn hạn: -Trung hạn: 100 64% 36% 100 57% 43% 100 57,2 42,8 100 57,5 42,5 100 55,1 44,9 100 59,6 41,4 100 44,1 55,9 100 54 46 100 46,8 53,2 Tốc độ tăng trưởng 16,8% 18% 23,6% (Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng và hoạt động kinh doanh 2005-2007) Biểu đồ 1 tình hình dư nợ của ngân hàng nông nghiệp huyện Tĩnh gia Biểu đồ 2: Tình hình dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp Tĩnh Gia giai đoạn 2005 - 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Qua bảng số liệu trên cho thấy: Khối lượng tín dụng tăng trưởng nhanh năm sau cao hơn năm trước. Hoạt động tín dụng giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh của NHNo & PTNT huyện tĩnh gia thể hiện ở doanh số cho vay thu nợ và d nợ. Doanh số cho vay tăng thể hiện việc mở rộng tín dụng, doanh số thu nợ cao thể hiện khoản tín dụng có chất lượng. Năm 2005 doanh số cho vay là: 106.910 triệu, năm 2007 doanh số cho vay: 181.300 triệu tăng: 74.390 triệu. Doanh số thu nợ năm 2005 là: 82.760 triệu doanh số cho vay năm 2007 là: 142.806 triệu tăng 60.046 triệu. Dư nợ tăng phù hợp với tăng trưởng của nền kinh tế địa phương. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng là 16,8% năm 2007 tốc độ tăng trưởng là: 23,6% đây là năm có tốc độ tăng trởng cao nhất bởi vì cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển biến mạnh, sang cơ chế thị trờng ngành nghề phát triển mạnh ở huyện Tĩnh gia nên nhu cầu vốn tăng nhanh rõ rệt, mặt khác hướng đầu tư của NHNo & PTNT Thanh Hóa năm 2007 là tập trung đầu tư cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ và chuyển sang lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đáp ứng đầy đủ vốn cho kinh tế hộ phát triển. Về cơ cấu vốn: Vốn ngắn hạn năm 2005 tỷ trọng chiếm 57,2%, vốn trung hạn tỷ trọng 52,8%. Do mô hình sản xuất của các hộ đã thay đổi theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các trang trại hình thành, xây dựng cơ sở vật chất mua săm thiết bị, mua con giống sinh sản, phương tiện vận tải... phục vụ sản xuất kinh doanh tăng do đó nhu cầu vốn vay trung hạn tăng. Năm 2007. Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng 46,6 % vốn trung hạn 53,4% Bảng 4: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng dư nợ 137058 100 162.400 100 200894 100 TĐó- Hộ sản xuất 109.698 80 127.154 78,2 157.149 78,1 - DN ngoài QD 15.240 11,1 19.892 12,3 24.800 12,4 - Tiêu dùng 12.120 8,9 15.354 9,5% 18.945 9.5 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng và hoạt động kinh doanh 2005-2007) Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ hộ sản xuất qua các năm đều chiếm tỉ trọng cao (chiếm 70-80%) cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tiêu dùng chiếm tỉ trọng xấp xỉ 20%. Dư nợ cho vay hộ sản xuất đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động tín dụng. Đây là đặc trưng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp, thể hiện hoạt động rộng khắp vùng nông thôn mà các Ngân hàng đều phải quan tâm. Đây cũng là thị trường tiềm năng duy trì của NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia. Có được kết quả trên là do chính sách tín dụng linh hoạt, đơn giản hóa các thủ tục mở rộng mạng lưới hoạt động với phơng châm coi trọng đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.Tuy nhiên nhu cầu vốn cho hộ sản xuất còn rất lớn song vốn của Ngân hàng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn nên các hộ còn gặp nhiều khó khăn chưa phát huy hết khả năng tiềm tàng đất đai, lao động, chưa đáp ứng được nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia có định hướng và quan tâm đến thành phần kinh tế này bởi lẽ nền kinh tế bước vào hội nhập buộc các Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa, nên cần đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dịch vụ tạo điều kiện cho Ngân hàng đầu tư dần dần thay đổi cơ cấu đầu tư vốn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Bảng 5: Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 137.058 100 162400 100 200.894 100 Nông nghiệp 75.600 55,2 92.430 56,9 112.340 55,9 CN-GTVT-Xây dựng 23.200 16,9 27.500 16,9 32.240 16,1 Thương nghiệp-DV 28.100 20,5 30.400 18,7 39.120 19,5 Ngành khác 10.158 7,4 12.070 7,5 17.194 8,5 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng và hoạt động kinh doanh 2005-2007) Một trong những biện pháp cơ bản đã được Đảng ta xác định để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là: Mối quan hệ tỷ lệ về quy mô vốn đầu tư giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư cho trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề, xây dựng giao thông vận tải và thương nghiệp dịch vụ... Qua số liệu trên cho thấy: cơ cấu vốn đầu tư giữa các ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia tăng đều nhau qua các năm.Năm 2005 tỷ trọng vốn cho ngành nông nghiệp là 55,2%, năm 2007 tỷ trọng 55,9%. Ngành công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải, thương nghiệp, dịch vụ tăng đều qua các năm. Mức cho vay các hộ sản xuất: Mức cho vay của các hộ sản xuất ngày càng tăng, mức vay bình quân của các hộ tăng dần. Nếu như năm 2005 bình quân 1 hộ vay là: 10,5 triệu thì năm 2007 bình quân 1 hộ vay 18 triệu đồng. Đối với những hộ sản xuất bình quân dư nợ một hộ thấp chủ yếu vay theo Nghị quyết 67/CP của Thủ tướng chính phủ cho vay đến 10 triệu phục vụ chi phí sản xuất mua cây con giống, lân, đạm ... cộng với vốn tự có của các hô, họ có thể đáp ứng đợc nhu cầu vốn cho sản xuất bình thờng và mở rộng đầu tư thâm canh tăng vụ. Tóm lại: Trong 3 năm gần đây NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia đã quan tâm nâng mức cho vay đối với các hộ, tạo điều kiện cho các hộ có vốn đầu tư kịp thời đáp ứng được nhu câu vốn cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong những năm gần đây từ khi có nghị quyết 115/QĐ - HĐQT ngày 19/05/2005 của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam thì việc cân đối vốn của NHNo & PTNT Thanh Hóa gặp khó khăn. Theo điều 2 kế hoạch tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn huy động, do đó đôi lúc NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia không chủ động được nguồn vốn ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng cho các hộ sản xuất kinh doanh kịp thời nên hộ sản xuất kinh doanh mất cơ hội đầu tư. Đây là điều NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia phải quan tâm, tìm biện pháp tốt nhất để vừa tăng nguồn vốn huy động vừa mở rộng đầu tư tín dụng cả về số lượng và quy mô đầu tư, nâng cao mức cho vay là hướng đi đúng đắn của NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay. 2.1.2.3-Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia trong 3 năm từ 2005 đến 2007 Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia trong 3 năm 2005 – 2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 so với năm 2005 Năm 2007 so với năm 2006 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng thu 17.160 19.916 27.031 2.756 16 7.115 35.7 TĐó-Thu lãi tiền vay - Thu khác 16.697 463 19.263 563 24.795 2.236 2.556 200 15.3 43 7.927 1673 41 297 Tổng chi TĐó: Chi tả lãi tiền gửi Chi lương và chi khác 13.691 3.106 10585 15.659 5.053 10.606 20.586 6.319 14.267 1.968 1947 21 14.3 62,6 19 3.235 1266 3661 20,6 25 43,5 Chênh lệch thu chi 3.469 4.257 6.445 788 22,7 2.188 51,3 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng và hoạt động kinh doanh 2005-2007) Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tổng thu năm sau cao hơn năm trước, năm 2005 tổng thu đạt 17.160 triệu đồng, năm 2006 tổng thu đạt 19.916 triệu đồng tăng 2.756 triệu đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng 16%. Năm 2007 tổng thu tăng so với năm 2006 là 7.115 triệu đồng với tốc độ tăng 35,7%. Tổng chi năm 2005 là 13.691 triệu đồng, năm 2006 là 15.659 triệu đồng tốc độ chi tăng 14,3% do chi trả lãi tiền gửi tăng 62,6% so với năm 2005. Năm 2007 tốc độ chi trả lãi tiền gửi tăng so với năm 2006 là 25% do lượng tiền gửi của dân cư tăng mạnh trong năm 2007. Chênh lệch thu chi năm 2005 là: 3.469 triệu đồng, Năm 2006 chênh lệch thu chi là 4.257 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 22.7%. Đây là năm NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia được đánh giá là năm hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất từ trước tới nay. Hệ số lương làm ra cao hơn quy định, cán bộ công nhân viên có mức lương kinh doanh cao, đảm bảo thu nhập ổn định.Tuy chi phí tăng nhưng tốc độ tăng chi phí không bằng tốc độ tăng thu nhập nên NH cũng thu được lợi nhuận ngày càng cao. Vậy là do NH đã có nhiều chính sách hợp lý để thu hồi nợ vay,mở rộng các hoạt động dịch vụ để thu tiền dịch vụ...đồng thời hạn chế cắt giảm các khoản chi không cần thiết để tăng hiệu quả kinh doanh qua các năm. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH còn thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người tại ngân hàng, năm 2005 một nhân viên trong một năm có thu nhập là 38,44 triệu đồng, năm 2006 là 61,3 triệu đồng và năm 2007 là 85,7 triệu đồng. 2.2 - Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia -Thanh Hóa. Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng. Mở rộng tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh là mục tiêu của các Ngân hàng luôn cần phải quan tâm. Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng. Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp huyện Tĩnh gia trong những năm qua là một vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu. Mặc dù ban lãnh đạo ngân hàng nông nghiệp huyện Tĩnh gia đã hết sức cố gắngỉtong việc xử lý nợ quá hạn song tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao. * Xét theo các chỉ tiêu định tính - Khách hàng vay không chấp hành các nguyên tắc cho vay sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng.Tuy nhiên bên cạnh đó còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên, diễn biến của thời tiết khí hậu, sâu bệnh, dịch bệnh sản xuất kinh doanh gặp rủi ro thua lỗ. - Chấp hành các điều kiện cho vay, do chủ quan của một số bộ phận cán bộ tín dụng đó là: Không tuân thủ quy trình nghiệp vụ, nắm bắt tình hình tài chính của khách hàng, cho vay vượt vốn tự có, cho các khách hàng không đủ điều kiện vay dẫn đến rủi ro tín dụng. Tuân thủ qui trình và nội dung thẩm định,thực tế tại NHNo&PTNT huyện tĩnh gia còn một số cán bộ tín dụng không tuân thủ quy trình nghiệp vụ, thiếu hiểu biết về pháp luật, nắm bắt thông tin kém, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế trong việc đầu tư tín dụng đẫn đế tiềm ẩn nợ xấu phát sinh. Nợ xấu luôn là vấn đề đáng lo ngại, nợ xấu làm cho tốc độ quay vòng vốn chậm lại, làm giảm hiệu quả kinh doanh, làm phát sinh chi phí không cần thiết trong vấn đề đòi nợ, xử lý và phát mại tài sản và ảnh hướng lớn đến thu nhập do việc trích quĩ dự phòng rui ro. * Chỉ tiêu định lượng - Nợ xấu là khoản nợ được xác định theo Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 22/04/2005 và theo Quyết định 165 QĐ - HĐQT của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam ngày 06/06/2005 đó là từ nhóm 3 đến nhóm 5 (nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4: Nợ nghi ngờ, nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn). Bảng 7: Tình hình nợ xấu hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Tĩnh Gia từ năm 2005 đến 2007. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 137.058 100 162.400 100 200.894 100 Nợ xấu: Trong đó: - Nợ xấu ngắn hạn: - Nợ xấu trung hạn: 3.520 1.150 2.370 2,5 0,8 1,7 3.632 1.168 2.464 2,2 0,7 1,5 3.745 1.221 2.524 1,9 0,6 1,3 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng và hoạt động kinh doanh 2005 - 2006) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Việc mở rộng tín dụng của NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia trong 3 năm qua tăng trưởng nhanh, tạo điều kiện cho hộ sản xuất phát triển. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban giám đốc và các phòng ban nhất là phòng tín dụng của NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia, với đội ngũ cán bộ tín dụng dày dạn kinh nghiệm, nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp và luôn tuân thủ các điều kiện cho vay, thực hiện đúng quy trình có ý thức trách nhiệm cao, đi sâu sát cơ sở, theo dõi từng món vay, quá trình thẩm định chặt chẽ, kiểm tra trước, trong khi cho vay và sau khi cho vay kịp thời... vì vậy chất lượng tín dụng ngày càng được củng cố và được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ có phần giảm, Năm 2005 nợ xấu là 3.520 triệu tỷ lệ nợ xấu là 2005% năm 2006 nợ xấu là 3.632 triệu và tỷ lệ nợ xấu là 2,2 %. Kết quả trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy công tác quản lý của Ngân hàng đối với nợ xấu đã được quan tâm. Năm 2007 so với năm 2006 nợ xấu tăng là 113 triệu, nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm còn 1,9 % chứng tỏ là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tĩnh gia đã có phần chuyển biến trong việc nâng cao chất lược tín dụng đối với hộ sản xuất. Nợ xấu của dư nợ ngắn hạn thấp hơn là nợ xấu của trung hạn. Năm 2005 tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là 0,8% và tỷ lệ nợ xấu trung hạn là 1,7%. Năm 2006 tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là 0,7%, trung hạn là: 1,5%. Và năm 2007 tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là 0,6 %, trung hạn 1,3 %. Qua đây cho thấy cho vay ngắn hạn đảm bảo an toàn vốn hơn cho vay trung và dài hạn. nợ xấu cho vay ngắn hạn có tỷ lệ thấp hơn nợ xấu của cho vay trung hạn. Bởi lẽ thời hạn cho vay càng dài thì tiềm ẩn rủi ro càng cao, NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia có xu thế đầu tư ngắn hạn cao hơn là đầu tư trung hạn. Khi đầu tư trung hạn cho các hộ sản xuất kinh doanh cần phải thận trọng, cân nhắc kiểm tra giám sát cho vay chặt chẽ, đôn đốc thu nợ theo kỳ thường xuyên có như vậy hạn chế được nợ xấu khi đầu tư trung hạn ở mức thấp nhất. Bảng 8: Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT huyệnTĩnh gia trong 3 năm 2005 - 2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nợ xấu: 3.520 100 3.632 100 3.745 100 Hộ sản xuất 3.520 100 3.63 2 100 3.745 100 Hợp tác xã 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng và hoạt động kinh doanh 2005 -2007) Biểu đồ 3: Nợ xấu tại Ngân hàng NHNo&PTNT huyện Tĩnh Gia Qua bảng số liệu trên cho thấy: Năm 2005 chủ yếu phát sinh nợ xấu của hộ sản xuất do dịch cúm gia cầm kéo dài ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ vay vốn. Năm 2006 nợ xấu có phần tăng lên so với năm 2005 là do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 6 và số 7 đã ảnh hưởng trực tiếp đển các hộ nuôi trồng và khai thác đánh bắt thuỷ sản. Một số hộ vay đánh bắt hải sản chuẩn bị đến ngày thu hoạch thì bị nước lũ cuốn trôi dẫn đến phát sinh nợ xấu. Năm 2007 do hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi, ảnh hưởng hưởng đến việc thu hồi vốn của ngân hàng, song nhờ có sự chỉ đạo cương quyết của ngân hàng nông nghiệp tỉnh cũng như ban lãnh đạo của ngân hàng nông nghiệp huyện tĩnh gia, tỷ lệ nợ xấu có phần giảm đi đấng kể. Nợ xấu được phân nhóm nợ theo quyết định 493 ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Bảng 9: Phân loại nợ theo quyết định 493 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( 3 năm 2005 – 2007) Đơn vị: Triệu đồng Năm Tổng nợ xấu Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 2005 3.520 1.245 35 1.120 32 1.155 33 2006 3.632 1.321 36 1.198 33 1.113 31 2007 3.745 1.347 36 1.289 34 1.109 30 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng và hoạt động kinh doanh 2005-2006) Thực hiện phân loại nợ theo quyết định 493 của NHNN và quyết định 165 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam. Qua số liệu biểu trên cho thấy: Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn giảm dần, năm 2005 là 1.155 triệu tỷ lệ 33%, đến năm 2006 là 1.113 triệu tỷ lệ 31% và năm 2007 là 1.109 trệu tỷ lệ 30 % Đây là một chiều hướng tốt đáng mừng đối với NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia trong những năm qua và cần phải cố gắng phát huy trong những năm tới. 2.3 - Đánh giá công tác quản lý chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia - Thanh Hóa. 2.3.1- Những kết quả đạt được: Trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Tĩnh gia luôn cố gắng để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất để vừa tăng lợi nhuận mà vẫn bảo toàn vốn. Doanh số cho vay và dư nợ tín dụng hộ sản xuất tăng đều.Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2006 so với năm 2005 là 18 %, năm 2007 so với năm 2006 là 24 %, tăng trưởng khá nhanh cả về số lượng tín dụng, chất lượng tín dụng và phạm vi hoạt động tín dụng. Hình thức cho vay được mở rộng, quy trình nghiệp vụ được coi trọng, cán bộ tín dụng đã sâu sát hơn, cho vay thận trọng không tràn lan, kinh nghiệm đầu tư cho kinh tế hộ đã được tích lũy. Trong thời gian qua NHNo & PTNT huyện Tĩnh gia luôn hướng hoạt động vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Coi sự sống còn lớn mạnh của hộ sản xuất là sự sống còn của mình, coi hộ nông dân là người bạn đồng hành thân thiết. Hoạt động đầu tư tín dụng của NHNo & PTNT huyện tĩnh gia đã góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới cơ cấu kinh tế địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong sản xuất kinh doanh giúp hộ sản xuất khai thác khả năng tiềm lực, nhân lực để sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, cung cấp nhiều hàng hóa cho thị trường và đặc biệt thông qua công tác đầu tư tín dụng cho hộ sản xuất đã hạn chế và xóa bỏ được nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, xóa bỏ dần sự ngăn cách giữa thành thị và nông thôn góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chất lượng tín dụng ngày càng được cũng cố, vốn đầu tư đảm bảo an toàn, tỷ lệ nợ xấu được giảm dần qua các năm và được NHNo & PTNT tỉnh đánh giá là đơn vị có bước chuyển biến trong việc xử lý nợ xấu,chất lượng tín dụng ngày được nâng lên, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh. Duy trì chế độ kiểm tra kiểm soát nội bộ trong tất cả các công việc, giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ công nhân viên chức để mỗi cán bộ nâng cao ý thức tổ chức, có tinh thần trách nhiệm và có đạo đức nghề nghiệp để phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu kinh doanh. 2.3.2- Những tồn tại và nguyên nhân: 2.3.2.1. Những tồn tại * Công tác thẩm định khách hàng: Trong thực tế tại NHNo huyện tĩnh gia cán bộ thẩm định còn nhiều hạn chế trong việc phân tích năng lực tài chính, năng lực quản trị KD của khách hàng, phân tích môi trường KD, phân tích phương án, dự án SXKD. Các phương án, dự án nhỏ chưa được thẩm định một cách chặt chẽ, từ đó thực tế NQH chủ yếu là những món vay nhỏ lẻ. * Công tác kiểm tra, kiểm soát NH: Công tác kiểm tra kiểm soát tại NHNo &PTNT Huyện tĩnh gia trong những năm qua chưa được chú trọng Việc thực hiện kiểm tra sau khi cho vay chưa thực hiện được tất cả các món vay, dẫn đến khả năng giám sát TD yếu kém. * Công tác đảm bảo tiền vay Chủ yếu đối với NHNo&PTNT huyện Tĩnh gia là sử dụng biện pháp BĐTV bằng TS là đất và TS gắn liền với đất. Tuy nhiên ở địa bàn nông thôn thì TSBĐ rất khó chuyển nhượng, điều đó dẫn đến khả năng tồn đọng vốn lớn. * Công tác maketting Những năm qua, công tác marketing của NHNo&PTNT huyện Tĩnh gia thực hiện chưa được tốt, nguyên nhân là do NH chưa chú trọng, chưa thấy được vai trò của công tác này.Nhất là trong điều kiện hiện nay, trước sự cạnh tranh gay gắt củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32939.doc
Tài liệu liên quan