Khóa luận Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ

MỤC LỤC

 

TRANG

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 1

1.1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1

1.1.1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH LÀ GÌ 1

1.1.2 CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH 2

1.1.2.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA 2

1.1.2.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH HÀNG 3

1.1.2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM 4

1.2 BỐI CẢNH VÀ XU THẾ CẠNH TRANH CỦA HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU TRÊN THẾ GIỚI 6

1.2.1 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN TRÊN THẾ GIỚI 6

1.2.2 CÁC THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU THUỶ SẢN LỚN 9

1.2.2.1 THỊ TRƯỜNG MỸ 10

1.2.2.2 THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 11

1.2.3 CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN LỚN TRÊN THẾ GIỚI VÀ XU THẾ CẠNH TRANH VỀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN GIỮA CÁC NƯỚC NÀY 13

1.2.3.1 THÁI LAN 14

1.2.3.2 TRUNG QUỐC 15

1.3. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM. 18

1.3.1 VỊ TRÍ NGÀNH THUỶ SẢN XUẤT KHẨU TRONG XUẤT KHẨU NÓI CHUNG 18

1.3.1.1 TỔ CHỨC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN 20

1.3.1.2 CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHÍNH CỦA VIỆT NAM 24

1.3.2 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 27

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 29

2.1BỨC TRANH CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN MỸ 29

2.1.1 THỊ HIẾU TIÊU DÙNG VÀ TẬP QUÁN KINH DOANH CỦA NGƯỜI MỸ 29

2.1.1.1 THỊ HIẾU TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI MỸ 29

2.1.1.2 TẬP QUÁN KINH DOANH CỦA NGƯỜI MỸ 31

2.1.2 Các sản phẩm thuỷ sản trong và ngoài nước được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng 33

2.1.3 Các quốc gia chủ yếu về xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ 39

2.1.3.1 Canada 40

2.1.3.2 Thái Lan 42

2.1.3.3 Trung Quốc 43

2.1.4 Chính sách thương mại và hệ thống luật pháp Mỹ liên hệ trực tiếp đến ngành thuỷ sản 45

2.2 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây 48

2.2.1 Kết quả xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian qua 48

2.2.2 Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản mạnh sang Mỹ 50

2.2.3 Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chính 52

2.2.3.1 Mặt hàng tôm: 53

2.2.3.2 Mặt hàng cá đông lạnh 55

2.2.3.3 Thuỷ sản khác 57

 

2.2.4 Vấn đề thương hiệu, uy tín và an toàn thực phẩm của hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ 58

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 61

2.3.1 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia 62

2.3.2 Năng lực cạnh tranh cấp ngành 66

2.3.3 Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm 69

Chương III. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 72

3.1 Giải pháp về nguồn hàng 72

3.1.1 Nâng cao năng lực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản 72

3.1.2 Nâng cao năng lực chế biến 77

3.1.3 Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm 79

3.2 Giải pháp về thị trường 82

3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu. 82

3.2.2 Phát huy vai trò của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) trong việc hỗ trợ xuất khẩu. 82

3.3.3 Thay đổi thuế và thành lập quỹ tín dụn_ hỗ trợ xuất khẩu 83

3.3.4 Chú trọ9Ămở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản trên thị trường Mỹ. 83

3.3 Giải pháp về phân phối sản phẩm 84

3.3.1 Hiểu rõ các chính sách thương mại và nắm chắc hệ thống pháp luật trong ngành thuỷ sản Mỹ 84

3.3.2 Giải quyết tốt vấn đề thương hiệu sản phẩm 85

3.3.3 Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả nhất 87

3.3.4 Thực hiện tốt mối quan hệ ngoại giao 87

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nheo, trong đó có cá tra và cá ba sa của Việt Nam. Cá basa và cá tra xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu từ cá nước Guyana, Braxin, Thái Lan, Canada và Việt Nam trong đó nhập từ Việt Nam chiếm tới trên 90%. Ngoài các mặt hàng thuỷ sản kể trên, còn có các mặt hàng khác cũng được tiêu thụ khá nhiều và được ưa chuộng ở thị trường Mỹ như tôm hùm, cá rô phi, cua biển, sò, điệp… Mỹ là cường quốc về khai thác tôm hùm nhưng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu thị trường trong nước . Mỹ cũng là thị trường tiêu thụ tôm hùm lớn nhất thế giới, họ ngày càng ưa chuộng sản phẩm cao cấp này. Họ ưa chuộng tôm hùm sống hoặc ướp đá, nhu cầu về mặt hàng này luôn ở mức cao và thường cung không đủ đáp ứng cầu. Năm 2000 Mỹ đã nhập khẩu 870 triệu USD tôm hùm, đứng hàng thứ 3 về giá trị và chiếm gần 9% trong tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản Mỹ (cùng năm); trong đó tôm hùm đông nguyên con là 530 triệu USD6, tôm hùm sống là 205 triệu USD6. Các nước cung cấp tôm hùm chính cho Mỹ là Canada, Mêhicô, Brazil… Về mặt hàng cá rô phi, Đài Loan, Trung Quốc, Cotarica là các thị trường cung cấp rất nhiều cá rô phi cho thị trường Mỹ. Về mặt hàng cua, sản lượng cua tiêu thụ trung bình của Mỹ đã tăng từ 0,44 pao/người (0,20kg/người) năm 2001 lên 0,57pao/người (0,26kg/người) năm 2002, vượt lên trên mặt hàng nghêu và đứng ở vị trí số 7. Có rất nhiều nước xuất khẩu cua vào thị trường Mỹ với các sản phẩm như cua đông nguyên con, thịt cua đông, cua biển và cua nước ngọt (của Trung Quốc). Hình 2.1: Mức tiêu thụ thuỷ sản của người Mỹ từ 1990- 2002 Đơn vị: pao/người (1pao~0,44kg) Nguồn: National Marine Fisheries Service 2.1.3 Các quốc gia chủ yếu về xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ Có rất nhiều quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ, trong đó năm nước cung cấp thuỷ sản chủ yếu cho thị trường Mỹ thời kỳ 1991- 2000 là các nước Canada, Thái Lan, Trung Quốc, Êcuađo và Chilê, chiếm tỉ lệ phần trăm trong tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ lần lượt là 17, 15, 8, 6, 4. Trong 5 năm gần đây, hàng thuỷ sản của Canada và Thái Lan vẫn đang chim lĩnh „„ị trường nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ. Canada lấy các mặt hàng tô³8hùm, cuÀ biển, cá philê, cá hồi là chủ yếu. Thái Lan chọn hai mặt hàng chiến lược là tôm sú đông và hộp cá ngừ Trung ở/ốc đang tăng nhanh thị phần tại thị trường Mỹ, với lợi thế hànỷDthuỷ sảú giá rẻ, và mặt hàng tôm chân trắng nuôi. Chilê, Êcuađo, Mêhicô là các bạn hàng truyền thống của Mỹ nhưng năm *‘02, Chi Lê đ‹ bị Việt Nam vượt qua với thế mạnh tôm đông, cá tra và cá ẵasa. Kim ngạÁế xuất khẩu thuỷ sản của Mêhicô vào Mỹ đang giảm liên tục trong 5 năm liền trở lại đây. Hình 2.2: Kim ngạch thuỵ sản xuùõ khẩu của các nước sang Mỹ thời kỳ 1998-2002 Đơn vị: triệu US5ỹ Nguồn: ỹŽe/impor›s Sau đây là tình hình xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ của các nước Canada, Thái Lan, Trung Quốc. 2.1.3.1 Canada CàÊada luôn là 1 trong 10 nước dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giớiự Suốt 8 năm (1980-1987) Canada là nước xuất khẩu thuỷ sản số 1 thế giới. Từ năm 1988 họ mới bị Mỹ vượt. Suốt thập kỷ 90 xuất khẩu thuỷ sản của Canada giữ ở mức cao không tăng trưởng và bị nhiều nước bỏ xa. Năm 2001, Canada phải chịu đứng hàng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu yhuỷ sản. Bảng 2.2 : Tốp 11 nước dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế ê[ới năm 2001 (1000USD) và so sánh với năm 2000 Tên nước 2000 2001 % tăng giảm Thái Lan 4367 4039 -7,5 Trung Qiốc 3603ảœ999 +11,0 Nauy 3533 3364 -4,8 USA 3055 3316 +8,5 Canada 281 2798 -0i7 Đan Mạch 2756 2666 -3,2 Chi lê 1784 1939 +8,7 Tây Ban Nha O600 1848 +15Q? Đài Loan 1756 1820 +3,7 Việt Nam 1481 1781 +20,2 Nguồn: FAO, Fishery Information, Data and Statistics UnitmNhìn vàcwbảng 16, chúng ta có thể thấy ngay là Canada là nước xuất khẩu6ưhuỷ sản8lớn nhất sang Mỹ hiện nay, và cũng là bạn hàng truyền thống của Mỹ. Hơn nữa, Mỹ cũng là bạn hàng lớn nhất về thuỷ sản của Canada. Hàng năm, Canada xuất khẩu sang Mỹ trung bìn•Ơgần 70%$tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của mình. Ngoại thương về thuỷ sản giữa hai nước đã vượt 2 tỷ USD năm 2002. Điều dễ hiểu là cả hai nước đều là thành viên của “Hiệp ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ”. Việc buôn bán giữa Mỹ và Canada không hề bị hàng rào thuế quan ngăn cản. Hơn nữa hai nước lại nằm sát kề nhau. Năm 1999 Canada xuất khẩu một khối lượng hàng thuỷ sản khổng lồ sang Mỹ (340 nghìn tấn) thu về 1,718 tỷUSD chiếm 67% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Năm 2001, Canada xuất khẩu được 1,954 tỷ USD thuỷ sản sang Mỹ chiếm 69,8% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Riêng năm 2002, kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ đã vượt con số 2 tỷ USD (bảng 16), vượt xa nước xuất khẩu thuỷ sản thứ nhì sang Mỹ là Thái Lan. Có thể nói Canada đang chiếm lĩnh thị trường thuỷ sản nhập khẩu Mỹ với các mặt hàng quan trọng nhất là tôm hùm, cua biển, cá hồi, điệp. Riêng tôm hùm chiếm trung bình khoảng 27% trong tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ. Đây là mặt hàng độc đáo của Canada được người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng và cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Canada. Thường cung của mặt hàng này không đủ đáp ứng cầu. Canada hiện đang là nước khai thác tôm hùm hàng đầu thế giới chủ yếu bằng phương pháp lồng bẫy có gài mồi. Các sản phẩm chính từ tôm hùm xuất khẩu sang Mỹ là tôm hùm sống, tôm luộc, tôm tươi và hùm tôm đông, đặc biệt mặt hàng tôm hùm sống là mặt hàng xuất khẩu cho giá trị cao nhất. Sau tôm hùm, cua biển là mặt hàng đứng thứ hai về giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ của Canada và cũng là mặt hàng độc đáo thứ nhì của Canada. Các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là cua sống, cua đông, thịt cua. Giá trị trung bình chiếm 1/5 trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Về mặt hàng cá, thì cá hồi là mặt hàng cá xuất khẩu có giá trị lớn nhất. Canada có nguồn lợi cá hồi Thái Bình Dương và cá hồi Đại Tây Dương khá phong phú và có giá trị lớn, đặc biệt cá hồi Đại Tây Dương được người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng. Hiện nay Canada đang phát triển nghề nuôi nhân tạo cá hồi Đại Tây Dương, cạnh tranh với mặt hàng cùng loại vốn cũng đang rất có lợi thế và phát triển này của Nauy. Có thể nói, Canada đang và sẽ là nước xuất khẩu thuỷ sản số 1 vào Mỹ trong nhiều năm tới. Vì, Canada được hưởng các ưu đãi khi xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ là “Hiệp ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ” mà các nước xuất khẩu thuỷ sản mạnh vào Mỹ như Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam không có được; hơn nữa, các mặt hàng chủ lực có giá trị cao xuất sang Mỹ của họ đều rất độc đáo và là thế mạnh của Canada trong nhiều năm. 2.1.3.2 Thái Lan Thái Lan hiện là quốc gia xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới, trung bình chiếm 7,9% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của thế giới, trong đó bạn hàng lớn nhất của Thái Lan là Mỹ, với các mặt hàng tôm sú đông, hộp cá ngừ. Chỉ tính riêng tôm, hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 1,5 tỷ USD tôm từ Thái Lan. Năm 2001, Thái Lan đã xuất khẩu 136000 tấn tôm sang Mỹ, chiếm 34% tổng sản lượng nhập khẩu tôm của Mỹ, chưa kể 84 578 tấn tôm chế biến, chiếm 26,1%. Năm 2002, Thái Lan xuất sang Mỹ 103000 tấn tôm, chiếm 26,7% tổng sản lượng nhập khẩu tôm Mỹ. Như vậy, thị phần tôm của Thái Lan ở Mỹ đang có xu hướng giảm đi do thị phần tôm của Việt Nam và ấn Độ tăng lên ở thị trường này. Nguyên nhân do các mặt hàng tôm của Việt Nam và ấn Độ có chất lượng tốt, giá cạnh tranh, giá tôm trung bình vào thị trường Mỹ tháng 7-2002 giảm đi 19% so với tháng 7- 2001. Các sản phẩm tôm từ Thái Lan chất lượng ổn định và giá tương đối phù hợp. Thái Lan có thế mạnh về sản phẩm tôm chín, năm 2001, sản lượng tôm chín xuất khẩu vào Mỹ tăng 4% so với năm 2000, đạt 72% trong tổng lượng nhập khẩu tôm chín của Mỹ. Năng suất tôm xuất khẩu của Thái Lan không ngừng tăng lên. Điều kiện nuôi tôm cũng rất tốt. Ngoài 2615 km bờ biển, thời tiết ấm quanh năm, còn có sự hỗ trợ của chính phủ, nên sản lượng thu hoạch tôm của Thái Lan hàng năm rất lớn và tăng nhanh, từ 400kg/ha.năm năm 1986 lên đến 2500kg/ha.năm như hiện nay. Sản lượng tôm xuất khẩu tăng từ 6% năm 1980 lên 67% năm 1995 và 60% năm 2000. Thái Lan xuất khẩu mạnh tôm đông lạnh và tôm hộp sang thị trường Mỹ, thị phần tôm đông lạnh của Thái Lan trên thị trường Mỹ tăng từ 21,07% năm 1999 lên 28% năm 2001. So với Thái Lan, năng lực cạnh tranh về tôm của Việt Nam chỉ bằng 1/3. Ngoài tôm, Thái Lan còn xuất khẩu mạnh cá rô phi (đông lạnh nguyên con và phi lê đông lạnh), hộp cá ngừ sang Mỹ. Năm 2001, Thái Lan xuất khẩu sang Mỹ 251 nghìn kg cá rô phi, trị giá 930 nghìn USD. 2.1.3.3 Trung Quốc Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thuỷ sản thứ hai trên thế giới và hiện nay đang đứng hàng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ, sau các bạn hàng truyền thống của Mỹ là Canada và Thái Lan, vượt lên trước Chilê và Êcuađo. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc sang Mỹ không ngừng gia tăng với tốc độ trung bình 5 năm trở lại đây là 27,9%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc vào Mỹ là các loại cá và tôm thẻ chân trắng. Hiện nay Trung Quốc đang rất phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng và là nhà sản xuất và xuất khẩu tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới. Tôm thẻ chân trắng nuôi của Trung Quốc chất lượng cao, số lượng lớn và giá rất cạnh tranh. Đó cũng là một lí do khiến thị trường Mỹ chuyển dần sang tiêu thụ tôm thẻ chân trắng thay cho tôm sú (từ đầu năm 2003 đến tháng 7/2003, tỷ lệ nhập khẩu tôm thẻ chân trắng trong tổng sản lượng nhập khẩu tôm của Mỹ là 54%, tỷ lệ này năm ngoái là 37%). Trong các nước sản xuất tôm sú thì duy nhất Việt Nam có sản lượng tăng đáng kể trong năm nay (+35%), còn nhập khẩu tôm thẻ từ các nước sản xuất tôm thẻ của Mỹ tăng 68%. Trung bình hàng năm Trung Quốc sản xuất được 500.000 tấn tôm thẻ, trong đó xuất khẩu 200.000 Thông tin chuyên đề thuỷ sản www.fistenet.gov.vn số 2/2001 tấn. Tôm thẻ chân trắng Trung Quốc đã làm cho tôm thẻ của Êcuađo không thể cạnh tranh được trên thị trường Mỹ. Ngoài thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc còn xuất khẩu sang các nước khác như Nhật Bản, EU. Hiện nay nhiều nước Châu á như Thái Lan, Việt Nam, Inđônêxia, Xri Lanka cũng bắt đầu nuôi loại tôm này sau khi thấy sự thành công của Trung Quốc. Bên cạnh tôm, Trung Quốc còn là một quốc gia có nghề cá rất phát triển và thậm chí các sản phẩm cá mới chính là các sản phẩm làm cho ngành xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc phát triển như hiện nay. Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đầu tư nuôi thuỷ sản nói chung và cá nói riêng với quy mô lớn, công nghệ cao, khoa học kỹ thuật hiện đại để nhân giống sản xuất đại trà nên đạt sản lượng lớn. Năm 2000, sản lượng nuôi trồng đạt 26 triệu tấn, chiếm 60% tổng lượng thuỷ sản trong nước và 70% lượng thuỷ sản nuôi của cả thế giới. Không chỉ dừng lại ở nuôi tôm, cá chình, cá rô phi mà Trung Quốc còn không ngừng mở rộng nuôi các loại thuỷ sản giá trị cao như cua, ngọc trai, rong biển, sò huyết… Do đó, Trung Quốc không chỉ được đánh giá là nước cung cấp thuỷ sản với khối lượng lớn cho thế giới mà còn là nước có khả năng cung cấp những mặt hàng có giá trị. Sản lượng thuỷ sản nuôi của Trung Quốc tăng nhanh trong thời gian qua do Trung Quốc đã tập trung tăng năng suất bằng các phương pháp nuôi công nghiệp. Bên cạnh đó, Trung Quốc có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên phần lớn số đó phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Các sản phẩm cá Trung Quốc xuất khẩu mạnh sang Mỹ là cá biển, mực và đặc biệt là cá nước ngọt là cá rô phi, cá chình. Các sản phẩm này giá thành thấp, chất lượng trung bình và đặc biệt là Trung Quốc tiếp thị sản phẩm rất tốt trên thị trường Mỹ. 2.1.4 Chính sách thương mại và hệ thống luật pháp Mỹ liên hệ trực tiếp đến ngành thuỷ sản Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, việc lưu thông trao đổi hàng hoá là cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên trong thương mại quốc tế, để hạn chế sức cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài đối với hàng nội địa và để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, các nước thường đặt ra một số quy định có thể gọi chung là hàng rào thương mại. Các rào cản thương mại đó bao gồm hàng rào thuế, hàng rào hạn ngạch QUOTA, hàng rào kỹ thuật TBT, hàng rào vệ sinh SPS. Dưới đây là những nét chung nhất về hàng rào thương mại Mỹ áp dụng với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu nói riêng và các mặt hàng khác nói chung. Mỹ là một nước điển hình trong hệ thống pháp luật bất thành văn nên hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ rất phức tạp. Muốn thâm nhập thị trường Mỹ nói chung và thị trường thuỷ sản Mỹ nói riêng một cách có hiệu quả nhất, các doanh nghiệp Việt Nam tối thiểu cần có những kiến thức cơ bản về các đạo luật quan trọng như luật thuế quan và hải quan, luật bồi thường thương mại, luật điều tiết nhập khẩu. Về luật thuế quan và hải quan, hầu hết các loại thuế quan của Mỹ đánh theo tỷ lệ phần trăm trên trị giá hàng nhập khẩu, một số loại như nông sản, hàng chưa chế biến (như thuỷ hải sản chưa chế biến) được đánh thuế theo số lượng. Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ trong đó có thuỷ hải sản đã được hưởng thuế suất ưu đãi trên cơ sơ chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực (10/12/2001) Hiệp định thương mại Việt Mỹ . Một số các mặt hàng thuỷ sản như cua, một số loại tôm, cá tuyết, một số các loại cá khác… có mức chênh lệch về thuế chưa được hưởng MFN và thuế được hưởng MFN khá lớn, mở ra một triển vọng lớn về đẩy mạnh thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Về luật bồi thường thương mại, có hai loại luật cần kể đến nhất là luật thuế bù giá và luật chống phá giá. Luật thuế bù giá quy định chế độ bồi thường dưới dạng thuế đối với sản phẩm nước ngoài khi việc tiêu thụ sản phẩm đó ở Mỹ gây thiệt hại đến các nhà sản xuất hàng hoá giống hoặc tương tự hàng hoá đó ở Mỹ. Luật chống phá giá áp dụng với các hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ khi Bộ thương mại Mỹ xác định được là hàng hoá đó được nhập khẩu vào Mỹ với giá thấp hơn giá trị thông thường (giá bán ở nước xuất xứ hoặc giá bán ở nước thứ ba hoặc giá trị tính toán). Chúng ta đã được nghe nhiều về vụ Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa, kết quả là Việt Nam đã thua kiện và chịu thuế chống bán phá giá rất cao (trên 30%) Đạo luật HR 2002 gây nhiều thiệt hại cho người dân nuôi cá tra và cá basa vùng đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Sắp tới, 15 nước xuất khẩu tôm vào Mỹ trong đó có Việt Nam cũng chuẩn bị đương đầu với vụ kiến bán phá giá tôm do liên minh tôm Miền Nam nước Mỹ (SSA) khởi kiện. Về các luật điều tiết nhập khẩu, có các đạo luật như Luật về quyền hạn chế nhập khẩu nông sản và hàng dệt, luật về quyền hạn chế nhập khẩu theo các đạo luật bảo vệ môi trường, các quy định cụ thể đối với từng nhóm mặt hàng nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng. Sau khi hội nhập, hai loại hàng rào thuế và hạn ngạch bị cắt giảm dần theo các thoả thuận giữa Mỹ và các nước được hưởng MFN để đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng. Còn hàng rào kỹ thuật TBT và hàng rào an toàn vệ sinh SPS thì vẫn tồn tại và được quy định thành những tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ trong các quy định chung của Mỹ với các nước phù hợp với quy định quốc tế. Hàng rào kỹ thuật bao gồm các quy định về các chỉ tiêu dinh dưỡng như đạm, mỡ v.v…; các quy định về chủng loại, kích cỡ, khối lượng, cách chế biến nhằm thoả mãn yêu cầu sử dụng và tránh gian lận thương mại; việc nuôi trồng, đánh bắt nguyên liệu để chế biến ra sản phẩm không làm phương hại đến môi sinh, môi trường. Hàng rào an toàn thực phẩm và an toàn vệ sinh thú y gồm các quy định về các loại mầm dịch bệnh không được phép có trong thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; những quy định về ngăn chặn các mối nguy làm cho thực phẩm thuỷ sản không an toàn vệ sinh. Dưới đây là một số ví dụ về các rào cản TBT và SPS Năm Loại Nội dung áp dụng Điều kiện áp dụng 1995 TBT Không nhập khẩu sản phẩm cá ngừ Nếu sử dụng lưới đánh bắt lẫn cá heo 1997 TBT Không nhập tôm biển Nếu lưới kéo không lắp thiết bị xua đuổi rùa biển 1997 SPS Trả hàng hoặc tiêu huỷ Nếu phát hiện có VSV hoặc mối nguy hoá học 1998 SPS DN không được xuất hàng vào Mỹ Nếu không có chương trình HACCP được US FDA công nhận 2000 TBT Cá Tra, Basa không cho mang tên catfish Do nó tạo ra sự nhầm lẫn với cá catfish thuộc họ Ictaluridae (cá nheo) cho người tiêu dùng Mỹ!! 2001 SPS Không nhập khẩu hoặc tiêu huỷ thuỷ sản Nếu phát hiện có kháng sinh bị nấm Nguồn: Infofish 1/2003 Trong hàng rào an toàn vệ sinh SPS, có một quy định rất quan trọng về dư lượng kháng sinh có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng trong sản phẩm thực phẩm, được quy định trong Luật thực phẩm Liên bang của Mỹ, mục 21, tập 6, sửa đổi ngày 1/4/2001: cấm hoàn toàn 11 loại kháng sinh trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans. Như vậy Mỹ có rất nhiều các chính sách thương mại và các đạo luật để bảo hộ cho sản xuất trong nước cũng như hạn chế hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy vậy, hầu hết các đối tác vẫn thích làm ăn với Mỹ vì suy cho cùng, đây vẫn là một thị trường đầy màu mỡ, sức tiêu thụ lớn và là một nền kinh tế mở, có rất nhiều cơ hội cho những đối tác có năng lực thực sự và cũng là một thị trường tự do thương mại không thiếu sự công bằng, trả giá thích đáng. 2.2 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây 2.2.1 Kết quả xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian qua Trong vài năm trở lại đây thị trường Mỹ trở thành bạn hàng quen thuộc của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Thị trường Mỹ trước năm 1997 chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, chỉ chiếm khoảng 2-3%. Bên cạnh lí do khách quan do cấm vận kinh tế của Mỹ, giá trị xuất khẩu vào Mỹ thấp cũng còn bởi chúng ta chưa thật sự quan tâm đến việc mở rộng thị trường. Sản lượng thuỷ sản dùng để chế biến hàng xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác đánh bắt ven bờ, công suất hạn chế nên chỉ đủ đáp ứng hàng gia công cho Nhật Bản và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy tái chế trong khu vực. Nhưng từ khi sản lượng khai thác nuôi trồng thuỷ sản trong nước tăng lên do áp dụng nhiều phương thức khoa học kĩ thuật mới và có sự trợ giúp của Chính phủ cũng như đầu tư từ bên ngoài, vấn đề tìm thị trường cho đầu ra sản phẩm được đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản. Các doanh nghiệp đã nhận thức được sự lệ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống Nhật Bản thường gặp phải tình trạng ép giá. Hơn nữa nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của thị trường Nhật ngày một sút giảm. Mở rộng thị trường là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với ngành thuỷ sản Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1998, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam. Việc dỡ bỏ hàng rào cấm vận kinh tế với Việt Nam là cơ hội tốt để chúng ta tiếp cận thị trường mới này. Nhưng phải đến tháng 12/2001 khi hiệp định thương mại Việt Mỹ chính thức có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Mỹ mới có bước phát triển đột biến. Tốc độ tăng trung bình về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lên đến 69,1%/năm trong năm năm qua (1998- 2002). Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ 1998- 2002 Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị (triệu USD)* 80,2 130,0 301,3 489,0 655,0 %/TKNXKTS 9,8 13,8 20,4 27,5 32,4 Năm sau/năm kế trước(%) - 162,1 231,8 162,3 133,9 Tốc độ tăng trung bình (%) 69,1 Sản lượng (nghìn tấn) 10,91 18,93 37,98 70,93 98,66 %/TSLXKTS 5,4 8,2 13,0 18,9 21,5 Năm sau/năm kế trước(%) - 173,5 200,6 186,7 139,1 Giá XK TB (USD/kg) 7,3 6,9 7,9 6,9 6,7 Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và kinh tế Thuỷ sản- Bộ thuỷ sản (*:số liệu không hoàn toàn khớp với bảng 17 vì hai nguồn khác nhau) Những con số trên cho thấy sự tăng lên không ngừng về giá trị cũng như sản lượng thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong giai đoạn 1998- 2002. Năm 1998 giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 80,1 triệu USD, sản lượng đạt 10,9 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng lần lượt là 9,8% và 5,4% trong tổng kim ngạch và sản lượng thuỷ sản xuất khẩu nhưng đến năm 2002 các con số này đã tăng lên 655 triệu USD, 98,7 nghìn tấn, 32,4% và 21,5%. Giá xuất khẩu trung bình dao động từ 6,7 USD/kg đến 7,9 USD/kg Theo tính toán lấy giá trị chia khối lượng , đây là mức giá cao nhất và cao hơn rất nhiều so với giá xuất khẩu trung bình vào các thị trường khác như Nhật, Trung Quốc, Hồng Kông, EU ( cao hơn từ 0,8- 4,2 USD/kg). Tuy năm 2002 là năm gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng thuỷ sản xuất khẩu nhưng giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng 33,9% so với năm 2001, chiếm 32,4% trong tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Hai mặt hàng xuất khẩu khá mạnh sang Mỹ là cá tra và cá basa của Việt Nam bị phía Mỹ kiện bán phá giá và sử dụng sai tên gọi (đạo luật HR2646) đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc xuất khẩu hai loại cá thế mạnh này của ta sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên không vì thế mà thị trường thuỷ sản Mỹ không còn cơ hội cho thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Năm 2002 so với năm 2001, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu (33,9% và 39,1%) có thấp hơn so với các năm trước nhưng đó vẫn là tốc độ tăng trưởng cao. Nguyên nhân do hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Mỹ là hàng tôm đông lạnh, mặt hàng này đang có xu hướng bão hoà trên thị trường Mỹ, sản phẩm nào có giá cạnh tranh hơn nhưng chất lượng vẫn đảm bảo thì sẽ phát huy được lợi thế. Do đó mà giá xuất khẩu trung bình vào thị trường Mỹ chỉ còn 6,7 USD/kg, thấp hơn so với 5 năm trở lại đây. Hàng Việt Nam bị giảm giá do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ khác trên thị trường Mỹ như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia… Sản lượng cá tra và cá basa xuất khẩu bị giảm đi. Một số mặt hàng tôm xuất vào Mỹ cũng bị giảm sản lượng do ảnh hưởng xấu của việc nghi bị nhiễm kháng sinh Cloramphenicol. Thị trường Mỹ là một thị trường rất có tiềm năng nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được một thị phần rất khiêm tốn. Năm 2001, tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5,7% tổng giá trị nhập khẩu hàng thuỷ sản của Mỹ . Theo điều tra của một nhóm chuyên gia nước ngoài, tiêu thụ thuỷ sản Mỹ đang có chiều hướng gia tăng trong khi nguồn cung trong nước lại giảm dần. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam tăng thị phần tại Mỹ. Có 4 nhóm sản phẩm được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng nhất là cá ngừ, tôm, ghẹ và cá da trơn, ngoại trừ cá ngừ đã bão hoà, tôm vẫn là mặt hàng được ưa chuộng nhất và Việt Nam có thế mạnh về mặt hàng này. 2.2.2 Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản mạnh sang Mỹ Bảng 2.4: 10 Công ty xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu Việt Nam năm 2002 STT Tên Kim ngạch xuất khẩu Sản phẩm xuất khẩu chính Thị trường xuất khẩu chính Địa chỉ Điện thoại Fax Website Giám đốc Ghi chú 1 Công ty TNHH Kim Anh 102,16 triệu USD 49 National Highway 1,Quarter 2,Soc Trang provine-VN 84.79.822682 84.79.822762 Mr. Đỗ Ngọc Quý Kim ngạch XK 2002 2 Công ty TNHH Minh Phú 100,368 triệu USD Tôm sú tươi, tôm đông, tôm hấp 67 triệu usd(năm 2002) Nhật30% Mỹ 65%, EU Industrial Zone, Ward 8, Ca Mau city, Ca Mau Province 84.780.839391 84.780.833119 Mr. Lê Văn Quang ~1000 lao động 36 triệu USD 2000 ước năm 2003 3 Công ty cổ phần thực phẩm Saota (Fimex VN) 77.618 triệu USD Tôm Nhật, Mỹ, EU Mr. Hồ Quốc Lực Hiện là quyền chủ tịch VASEP Tên cũ:Cty thực phẩm XNK Soc Trăng (Fimex VN) 1500 lao động 4 Cafatex VN 62 triệu USD Mr. Nguyễn Văn Kịch Phó chủ Tịch VASEP 5 Cofidex 58,055 triệu USD Mực, cua, tôm, ngao v.v… 30 Dang Tat Street, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam 84-8-8963123  8487312362 Mr. Nguyễn Thanh Xuân Số liệu năm 2002 6 Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Minh Hải 45,5 triệu Precinct 8, Ca Mau town, Ca Mau province. 84.780.831953 84.780.835077 7 Công ty XNK thuỷ sản Kiên Giang Kisimex 20000tấn/năm 45 triệu USD tôm, Mực , ghẹ , Cá, Châu Âu, Nga, Châu á, Bắc Mỹ, Mỹ 39 Đinh Tiên Hoàng- Rạch Giá, Kiên Giang 84.77.862104 Fax:84.77.862677 Các loại sản phẩm: khô, đóng hộp, nước mắm, đông lạnh, ướp đá, Số liệu năm 2002 8 Seaprodex Đà nẵng 37,54 triệu USD Tôm, mực nang,mực ống Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU 263263Ph263an 260263 Phan Chu Trinh, Đà Nẵng 84.511.822857 84.511.823769 Số liệu năm 2002 Sản phẩm: Đông lạnh Thành viên của SEAPRODEX 9 Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Bà Rịa- Vũng Tàu 12000000USD/năm 20tấn/ngày Cá, tôm, Cá cuttle, v.v… Asia, EU, Mỹ, 460 Trương Công Đinh- Vũng Tàu 84.64.580085 Fax:84.64.837312 Trần Văn Dũng Thành viên của VASEP 2000 lao động 10 Cty xuất nhập khẩu Bình Thuận 30 triệu USD/năm Mực cua, ghẹ v.v… 75 Võ Thị Sáu, Phan Thiết, Bình Thuận 84.62.822223 Fax:84.62.822123 Nguyễn Đức Tiến Năm 2001 Sản phẩm: Mực khô lột da cao cấp, sò lông, điệp, vòm, bàn mai, Nguồn: Sưu tầm các nguồn Sưu tâm nhiều nguồn từ Thời báo kinh tế Việt Nam, các trang web của các công ty có tên trên, gọi điện đến từng công ty 2.2.3 Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chính Như đã trình bày ở chương I, hiện nay Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ khoảng trên 30 loại thuỷ sản với khoảng 100 dạng sản phẩm chế biến khác nhau như tươi sống, sấy khô, ướp lạnh, ướp muối, hun khói, đóng hộp, ăn liền… Trong số các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì tôm và cá là những nhóm mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất, các mặt hàng như tôm hay cá tra, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan tot nghiep.doc
Tài liệu liên quan