Khóa luận Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán séc tại Ngân hàng Công Thương Ba Đình Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

LỜI CAM ĐOAN 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG 4

TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN SÉC 4

1.1.THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: 4

1.1.1Khái niệm và vai trò của TTKDTM 4

1.1.2.Các quy định chung của TTKDTM. 7

1.1.3.Các phương thức TTKDTM phổ biến : 8

1.2. THANH TOÁN BẰNG SÉC. 17

1.2.1.Khái niệm và phân loại Séc. 17

1.2.2. Các chủ thể tham gia, quyền hạn và trách nhiệm: 20

1.2.3. Các quy định chung của Séc. 24

1.3. QUY TRÌNH THANH TOÁN SÉC: 25

1.3.1. Quy trình thanh toán bằng séc chuyển khoản : 25

1.3.2. Quy trình thanh toán bằng séc bảo chi : 28

1.4. ƯU ĐIỂM CỦA THANH TOÁN SÉC SO VỚI CÁC PHƯƠNG THỨC TTKDTM KHÁC . 29

1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG THANH TOÁN SÉC: 31

1.5.1. Điều kiện kinh tế – Xã hội: 31

1.5.2. Môi trường pháp lý: 32

1.5.3. Yếu tố khoa học công nghệ: 32

1.5.4. Yếu tố con người 33

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG THANH TOÁN SÉC TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH. 35

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 35

2.1.1. Tình hình kinh tế quận Ba Đình có ảnh hưởng đến hoạt động của NHCT khu vực Ba Đình. 35

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công thương Ba Đình. 36

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương Ba Đình : 37

2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương Ba Đình. 39

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT NÓI CHUNG VÀ THANH TOÁN BẰNG SÉC NÓI RIÊNG TẠI NHCT BA ĐÌNH. 46

2.2.1. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt. 46

2.2.2. Thực trạng thanh toán Séc tại Ngân hàng Công Thương Ba Đình Hà Nội: 54

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TOÁN SÉC TẠI 64

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 64

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH NĂM 2004: 64

3.2. ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG THANH TOÁN SÉC: 66

3.3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TOÁN BẰNG SÉC TẠI NHCT BA ĐÌNH: 67

3.3.1. Cho phép thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán: 67

3.3.2 Tạo thuận lợi trong thanh toán Séc: 68

3.3.2. Khuyến khích mở tài khoản cá nhân và sử dụng séc cá nhân: 69

3.3.3. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: 70

3.3.4. Tuyên truyền quảng cáo và mở rộng môi trường phục vụ: 71

3.3.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ: 72

3.3.6. Sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền: 73

3.3.7. Thành lập hiệp hội thanh toán séc liên hàng: 74

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 75

3.4.1 Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy hoàn thiện và có hiệu lực cao hơn 75

3.4.2. Các kiến nghị về Séc: 76

3.4.3. Bảo đảm an ninh trong phát hành séc: 77

KẾT LUẬN 78

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán séc tại Ngân hàng Công Thương Ba Đình Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vụ trong ngân hàng là 264 nhân viên, với 12 quỹ tiết kiệm và 11 phòng ban, mạng lưới giao dịch được bố trí nằm rải rác trên địa bàn dân cư. Với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Ban lãnh đạo, các phòng ban nghiệp vụ về đường lối chiến lược kinh doanh cũng như cơ chế nghiệp vụ, cơ cở vật chất, đội ngũ cán bộ công nhân viên NHCT khu vực Ba Đình đã có bước trưởng thành vượt bậc, gắn kết thành một khối thống nhất đưa ngân hàng đi lên. Trong những năm qua, ngân hàng đã mở rộng qui mô, chuyển mới mô hình tổ chức, cải tiến hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong 45 năm xây dựng và trưởng thành. Ngân hàng Công ty khu vực Ba Đình không ngừng vươn lên trở thành một ngân hàng lớn trong hệ thống NHCT Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Sự cố gắng nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên NHCT khu vực Ba Đình các thời kỳ đã tạo nên nhiều thành tích, kết quả to lớn. duy trì và đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh không ngừng phát triển mọi mặt, có uy tín đối với doanh nghiệp và khách hàng xa gần, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố cũng như những thành quả chung của toàn hệ thống NHCT Việt Nam trong 15 năm xây dựng và trưởng thành. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương Ba Đình : Để phù hợp với sự biến động của nền kinh tế cũng như thoả mãn tối đa nhu cầu thanh toán của khách hàng, cơ cấu tổ chức của NHCT Ba Đình đã thay đổi nhiều lần kể từ khi thành lập. Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Ba Đình được thay đổi theo mô hình Hiện đại hoá như trong Sơ đồ 6 trang sau. Ban lãnh đạo BHCT Ba Đình gồm 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc, Giám đốc Ngân hàng chịu trách nhiệm tổ chức điều hành hoạt động của Ngân hàng theo đúng chức năng và nhiệm vụ. Một phó Giám đốc phụ trách kế toán tài chính, phòng giao dịch, 1 phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, 1 phó Giám đốc phụ trách tổ chức hành chính, hoạt động kho quỹ. NHCT Ba Đình gồm 11 phòng, chức năng và nhiệm vụ của một số phòng được quy định như sau: * Phòng kế toán giao dịch: Phòng có nhiệm vụ chính là thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng như mở KT, bán séc, các giao dịch về tiền mặt…thực hiện công tác thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng và chuyển tiền khác, kiểm soát các giao dịch theo thẩm quyền. Phối hợp với các phòng có liên quan trong việc thu nợ, thu lãi, xây dựng và lưu trữ hồ sơ khách hàng, đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo qui định của ngân hàng. * Phòng khách hàng số 1 (doanh nghiệp lớn): Phòng khách hàng số 1 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp lớn. Phòng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ trong các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng, quản lý các sản phẩm cấp tín dụng phù hợp với chế độ tín dụng hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả. * Phòng khách hàng số 2 (DN vừa và nhỏ). Phòng khách hàng số 2 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phòng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ trong các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng, quản lý các sản phẩm cấp tín dụng phù hợp với chế độ tín dụng hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả. * Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh. Phòng có nhiệm vụ thực hiện quy định của nhà nước và của NHCT có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, quản lý lao động, tuyển dụng lao động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ, thực hiện bồi thường, quy hoạch cán bộ, thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị, phương tiện làm việc... * Phòng tài trợ thương mại: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh. Phòng có nhiệm vụ thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại, thực Hiện nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu, thực hiện nghiệp vụ nhờ thu... Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền nước ngoài. * Phòng kế toán tài chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tài chính kế toán của hoạt động ngân hàng. Phòng có nhiệm vụ là phối hợp với các phòng có liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quĩ tiền lương, chi các quy theo qui định thực hiện việc trả lương và các chế độ khác đối với người lao động tại chi nhánh. Xây dựng kế hoạch tài chính của chi nhánh theo định kỳ, báo cáo tài chính theo qui định. * Phòng kiểm tra nội bộ: Phòng có nhiệm vụ chính là giám sát, kiểm tra, kiểm toán theo chương trình, kế hoạch hoặc chi đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc, về tổ chức quy trình nghiệp vụ, chế độ, thể lệ tại chi nhánh. Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư, khiếu nại của tổ chức và cá nhân. 2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương Ba Đình. Việc ở cửa và hội nhập đang tạo ra cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam và những người bạn đồng hành với nó là các Ngân hàng Thương mại. Nhận thức rõ cơ hội và thách thức, bám sát sự chỉ đạo của NHNN, NHCT Việt Nam, cấp ủy chính quyền địa phương, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của bạn hàng, chi nhánh NHCT Ba Đình đã nỗ lực phấn đấu vươn lên phát triển kinh doanh và đã đạt được một số kết quả trên các mặt sau: 2.1.4.1. Công tác huy động vốn: Với tư cách là một trung gian tài chính thực hiện công việc mà bất kỳ NHTM nào cũng làm đó là “đi vay để cho vay” Chất liệu cuả loại hình kinh doanh này là quyền sử dụng các khoản tiền tệ. Ngân hàng là người cung cấp đồng vốn đồng thời là người tiêu thụ đồng vốn của khách hàng. Tất cả các hoạt động mua bán này đều nhằm mục đích kiếm lời. Do đó công tác huy động vốn ở mỗi ngân hàng là hoạt động cơ bản để đánh giá hiệu quả của chính sách huy động vốn cơ cấu huy động vốn, nói cách khác là chỉ tiêu để đánh giá sự nỗ lực của mỗi ngân hàng trong việc thu hút nguồn vốn với chi phí thấp và thời gian dài. Nhận thức nguồn vốn huy động trên đại bàn có ý nghĩa với cả nền kinh tế thành phố, cả hoạt động tín dụng của ngân hàng và các hoạt động khác để giúp ngân hàng tăng trưởng và phát triển nên nhiều năm qua ban giám đốc chi nhánh luôn coi trọng và đẩy nhanh tốc độ huy động vốn, nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư dưới mọi hình thức để đảm bảo nhu cầu về vốn của khách hàng. NHCT Ba Đình là một ngân hàng phục vụ kinh tế địa phương là chính. Trong những năm trước đây, ngân hàng được giao nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn. Sẵn có truyền thống từ trước tới nay, được sự quan tâm của cấp uỷ chính quyền địa phương nên công tác huy động vốn ngân hàng vẫn giữ vững và không ngừng phát triển, là nguồn cung ứng vốn đặc biệt cho việc mở rộng tín dụng đối với các thành phần kinh tế. Tình hình huy động vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn năm 2002, năm2003 và năm2004. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nguồn vốn huy động 2975,32 100 3192 100 3839 100 + Tiền gửi dân cư 1568,67 53 1784 56 1833 50,4 + Tiền gửi từ TCKT 1406,65 47 1408 44 1806 49,6 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình qua các năm) Qua bảng số liệu trên có thể khẳng định công tác huy động vốn là mặt mạnh của ngân hàng, nguồn vốn huy động tăng qua nhanh tương đối ổn định và đều đặn qua các năm. Cụ thể: So với năm 2003 thì năm 2004 nguồn vốn huy động tăng 477 tỷ đồng (tăng 14 %). Đến 31/12/2004 tổng nguồn vốn tăng 217 tỷ đồng (tăng 7,3%) so với cùng kỳ năm 2003 trong đó: Huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 1806 tỷ đồng, chiếm 49,6% tổng nguồn huy động vốn, tăng 398 tỷ VNĐ (tăng 28,2%) so với cùng kỳ năm trước. Huy động từ dân cư đạt 1833 tỷ đồng, chiếm 50,4% tổng nguồn huy động vốn, tăng 49 tỷ VNĐ (tăng 2,7% )so với cùng kỳ năm trước. Ta thấy tiền gửi từ dân cư năm 2004 tăng mạnh, đảm bảo cho việc duy trì nguồn vốn tăng trưởng ổn định qua các năm. Để có được kết quả huy động vốn như vậy, chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình đã thực hiện chiến lược huy động vốn với nhiều hình thức đa dạng và hấp dẫn như: Thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt, nâng cao chất lượng thanh toán và dịch vụ Ngân hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch phục vụ các tầng lớp khách hàng dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam, cụ thể như sau: Tăng cường công tác tiếp thị thực hiện tốt chất lượng khách hàng để thu hút và giữ vững các doanh nghiệp có tiền gửi lớn, nhằm không ngừng tăng trưởng tiền gửi các tổ chức kinh tế cả VNĐ và ngoại tệ, xây dựng nguồn vốn ổn định vững mạnh với lãi suất hợp lý. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế không ngừng tăng, cho đến cuối năm 2004 tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế đã tăng 398 tỷ đồng (28,27%) cao hơn mức tăng tiền gửi huy động vốn từ tổ chức kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Huy động được một tỷ trọng lớn tiền gửi của các tổ chức kinh tế là một thành công lớn của Ngân hàng, vì trước hết là lãi suất huy động vốn từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế thường nhỏ hơn mức lãi suất trả trên tài khoản tiền gửi dân cư ở cùng một mức kì hạn. Ví dụ theo quyết định số 160QD/ NHCT Ba Đình quy định đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế tiền gửi không kì hạn có mức lãi suất tối đa là 1,5%/ năm còn đối với các tổ chức dân cư là 3%/ năm. Vì vậy huy động được càng nhiều tiần gửi của các tổ chức kinh tế thì giá đầu vào của Ngân hàng càng nhỏ. Hơn nữa, nếu tăng được tiền gửi từ các tổ chức kinh tế nghĩa là Ngân hàng thắt chặt được mối quan hệ giữa Ngân hàng và doanh nghiệp tạo điều kiện cho các hoạt động cho vay và đầu tư của Ngân hàng. 2.1.4.2. Hoạt động tín dụng: Trong kinh doanh nguồn vốn huy động luông giữ vai trò quan trọng, phải tạo được nguồn vốn đủ mạnh, hình thành nền tảng vững chắc, cơ cấu hợp lý thì hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng mới có hể phát triển và thu được kết quả tốt. Xác định rõ điều đó nên ngay từ đầu, Ngân hàng Công thương Ba Đình đã chủ động mở rộng các hình thức huy động vốn, luôn coi tăng trưởng nguồn vốn là nhiệm vụ hàng đầu. Trong từng giai đoạn, Ngân hàng Công thương Ba Đình đã chủ động thường xuyên bám sát tình hình diễn biến về lãi suất huy động, phân tích tâm lý người dân, xu hướng tiền nhàn rỗi của họ. Chính điều đó giúp Ngân hàng Công thương Ba Đình có những quyết sách đứng đắn về tình hình huy động vốn cũng như lãi xuất. Thực hiện chỉ đạo của NHCTVN theo phương châm "Phát triển - an toàn- hiệu quả". Chi nhánh đã chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát được vốn cho vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành, chi nhánh đã đạt được kết quả như mong đợi. Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2004, với nguồn vốn huy động được ngân hàng đã đầu tư tín dụng đúng hướng, đạt hiệu quả kinh tế cao, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng NHCT Ba Đình,2002-2003-2004 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1564,67 100 1703 100 1894 100 + Ngắn hạn 1176,64 22,8 1112 -5,4 1261 13,4 + Trung, dài hạn 388,03 77,2 591 52,3 633 7,1 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình qua các năm) Năm 2004, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 1984 tỷ đồng, tăng 191 tỷ VNĐ (tăng 11,2%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Dư nợ ngắn hạn đạt 1261 tỷ NVĐ so với năm trước tăng 149 tỷ VNĐ (tăng 13,4%). Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 634 tỷ VNĐ so với năm trước tăng 43 tỷ NVĐ (tăng 7,1%). Với kết quả này chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu cho vay trung và dài hạn do NHCTVN giao. Vốn tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh đã hỗ trợ đắc lực và kịp thời cho các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư thiết bị mới với công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và đã phát huy hiệu quả tốt cho các doanh nghiệp. Nhưng đây là nhóm dư nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng rất cao nên ngân hàng cần chú ý quan tâm đặc biệt về chất lượng tín dụng của nhóm này, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được liên tục, hiệu quả . 2.1.4.3. Công tác thu hồi nợ đọng. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc và kiên quyết việc xử lý nợ tồn đọng. Mặc dù trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn. Nhưng được sự chỉ đạo sát sao và quan tâm động viên của NHCT Việt Nam và Ban giám đốc chi nhánh, cán bộ thu nợ đã hết sức cố gắng, mạnh dạn đề xuất các biện pháp xử lý quyết liệt. Do đó, công tác thu hồi nợ đọng năm 2004 đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể: Năm 2004 nợ tồn đọng của 03 nhóm tiếp tục xử lý là 6813 triệu đồng trong đó chủ yếu là nợ khoanh , nợ của những đơn vị đã ngừng hoạt động và nợ của những đơn vị sản xuất kinh doanh yếu kém nhiều năm chưa được tổ chức sắp xếp lại. Đã sử lý tài sản, thu bằng tiền được 327 triệu nhóm 1, Ngân hàng Công thương Việt Nam cho xử lý nợ tồn đọng như nợ nhóm 2 được 6538 triệu đồng. Đến cuối năm 2004 nợ tồn đọng chi nhánh chỉ còn một món duy nhất là 52 triệu đồng. Kết quả trên, góp phần quan trọng cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2005 và những năm tiếp theo. 2.1.4.4. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại. * Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về nguồn cung ngoại tệ nhưng lượng ngoại tệ khai thác được trong những năm qua, Chi nhánh đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp, giữ được khách hàng truyền thống của chi nhánh. Doanh số mua bán ngoại tệ được qui đổi ra USD năm 2003 là 195 triệu USD tăng 6% so với năm 2002. Thu về kinh doanh ngoại tệ đạt 1573 triệu đồng (trong đó riêng về phí giao dịch ngoại tệ đạt 287 triệu đồng). Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2004 đạt 876 triệu USD (kể cả các ngoại tệ khác qui đổi USD) tăng 33,19% so với năm 2003. * Nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Công tác thanh toán quốc tế đã tiếp tục phát huy vai trò tích cực đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Năm 2003, chi nhánh đã thực hiện thanh toán 1492 món hàng nhập, trị giá 100,301 triệu USD, tăng 5,5% so với năm 2002. Thanh toán 410 món hàng xuất trị giá 93,259 triệu USD. Năm 2004, chi nhánh đã thanh toán 1462 món trị giá 111,475 triệu USD, trong đó thanh toán hàng nhập 118.327.659 USD, tăng 23,17 so với năm 2003,thanh toán hàng xuất là 13.284.183 USD, tăng 65.12% so với năm 2003. Mặc dù khối lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh lớn, song chi nhánh vẫn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng đảm bảo an toàn không xảy ra sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ngân hàng cũng như của khách hàng, tạo uy tín tốt đối với khách hàng. 2.1.4.5. Công tác kế toán tài chính. Phòng kế toán đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình: Hạch toán chính xác kịp thời, xử lý giao dịch nhanh chóng tạo được niềm tin cho khách hàng. Để phục vụ nhu cầu thanh toán ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của khách hàng, cùng với hệ thống thông tin điện toán hiện đại đã được triển khai trong toàn hệ thống, chi nhánh đã thực hiện tốt thanh toán điện tử liên ngân hàng và trong cùng hệ thống. Hơn nữa, với trình độ nghiệp vụ vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao nên công tác thanh toán của chi nhánh đã đảm bảo nhanh chóng, chính xác, kịp thời, tạo điều kiện thúc đẩy luân chuyển vốn nhanh cho khách hàng. 2.1.4.6. Công tác kiểm tra kiểm soát. Để ngăn ngừa, phát hiện và chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm trong quá trình thực hiện, chi nhánh đã thường xuyên tiến hành kiểm tra kiểm soát theo chương trình của NHCTVN và kế hoạch kiểm tra nội bộ của Giám đốc chi nhánh trên các mặt nghiệp vụ, đặc biệt là trong công tác kiểm tra kiểm soát nguồn vốn, tín dụng, kế toán, kho quỹ. Trong công tác thanh toán, kho quỹ đảm bảo an toàn tài sản tuyệt đối. Tuy nhiên, trong kiểm tra vẫn còn có những sai sót trên các mặt nghiệp vụ tín dụng, kế toán, kho quỹ…nhưng những sai sót nhìn chung không lớn và đã được chỉnh sửa kịp thời để cả những sai sót sau thanh tra của NHNN. 2.1.4.7. Kết quả kinh doanh: Năm 2004, Chi nhánh đã tăng trưởng tín dụng ổn định, phát triển dịch vụ và tiết kiệm chi phí nên lợi nhuận kinh doanh đạt được khá lớn, bằng 20.2% kế hoạch năm, tăng 28,5% so với năm 2003. Năm 2004, lợi nhuận của Chi nhánh tăng 27% so với năm 2003. Có thể thấy được kết quả kinh doanh qua các năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình tiếp tục phát triển trên tất cả các nghiệp vụ. Kết quả này có được là do sự đoàn kết, tinh thần lao động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của tập thể ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh. Tóm lại, những thành tựu đạt được trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Ba Đình trong thời gian qua là sự sự đoàn kết nhất trí cao từ Ban lãnh đạo, các phòng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. Với những kết quả đạt được, Ngân hàng ngày càng khẳng được vị thế vững chắc của mình trên địa bàn, ngày càng chiếm được niềm tin của khách hàng. 2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán bằng séc nói riêng tại NHCT Ba Đình. 2.2.1. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt. 2.2.1.1 Khái quát chung về TTKDTM: Trong những năm gần đây cùng với sự chuyển đổi của cơ chế kinh tế, công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng cũng có những bước chuyển biến nhất định. Nhiều hình hình thức thanh toán như séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ…đã đáp ứng một phần nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng. Tại NHCT Ba Đình, Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích khách hàng đến mở tài khoản tại ngân hàng và thực hiện các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Chi nhánh đã đưa hình thức thanh toán điện tử thay thế cho hình thức liên hàng, chi nhánh cũng tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ, nên việc luân chuyển chứng từ trong thanh toán không dùng tiền mặt cũng nhanh hơn và đảm bảo an toàn hơn so với trước đây. Việc nối mạng vi tính với trung ương và các chi nhánh trong toàn quốc đã tạo điều kiện cho ngân hàng xử lý nhanh các món chuyển tiền trong hệ thống, rút ngắn thời gian thanh toán chỉ còn trong 1 - 2 ngày. Với mục tiêu kinh doanh lâu dài, Ngân hàng luôn chú trọng tới công tác phục vụ khách hàng, luôn chủ động tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng lựa chọn và sử dụng các hình thức thanh toán phù hợp nhất với tính chất các mối quan hệ giao dịch của họ. Nhờ có những cố gắng trên mà ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng, điều này được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Tình hình thanh toán năm 2002, năm 2003 và năm 2004 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số món Số tiền TT (%) Số món Số tiền TT (%) Số món Số tiền TT (%) 1. Thanh toán bằng tiền mặt 68710 4958817 17,1 70728 5839557 18,13 86375 7793196 30,16 2. Thanh toán không dùng TM 136094 24165896 82,9 139319 26355525 81,87 140684 26834146 69,84 Tổng thanh toán 204804 29124713 100 210047 32196412 100 227059 34627342 100 (Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2002, năm 2003 và năm 2004) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng: năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 3071699 triệu NVĐ (tăng 10,5%). Năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 2430930 triệu NVĐ (tăng 7,55%). Năm 2003, số món thanh toán qua ngân hàng tăng 5243 (tăng 2,56 %) so với năm 2002. Năm 2004, số món tăng 1365 món (tăng 0,97 %) so với năm 2003. Trong đó thanh toán không dùng tiền mặt luôn chíêm vị trí chủ yếu. Qua bảng số liệu trên ta thấy thanh toán không dùng tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thanh toán chung của ngân hàng. Cụ thể: Năm 2003, số món thanh toán không dùng tiền mặt là 139319 món, chiếm 66,32% trong tổng số món thanh toán qua ngân hàng, doanh số thanh toán không tiền mặt đạt 26355525 triệu đồng, chiếm 81.85% trong tổng số thanh toán chung, tăng 2189629 triệu NVĐ (tăng 9,06%) so với năm 2002. Đến năm 2004, số món thanh toán là 140684 món, chiếm 61,95% và doanh số thanh toán đạt 26834146 triệu VNĐ, chiếm tỷ trọng 77,49%, tăng 2430903 triệu NVĐ (tăng 7,55%) so với năm 2003. Số liệu trên đã khẳng định thanh toán không dùng tiền mặt đã phát huy được ưu điểm vốn có của nó là thuận tiện, nhanh chóng, chính xác đồng thời còn thể hiện sự nỗ lực của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng tăng lên khá cao là do ngân hàng đã sử dụng một số các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ… Cụ thể tình hình sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHTCT Ba Đình được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Tình hình TTKDTM năm 2002, năm 2003 và năm 2004. Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số món Số tiền TT (%) Số món Số tiền TT (%) Số món Số tiền TT (%) UNC 79266 14356495 59,4 85710 15804591 59,96 98668 27523167 79,48 UNT 5929 22899 0,09 7335 47868 0,18 8938 51162 0,14 Séc 11006 637759 2,63 9421 595874 2,26 16256 667517 1,92 Loại khác 39893 9148743 37,85 36853 9908192 37,59 25323 6385496 18,44 Tổng 136094 24165896 100 139319 26355525 100 227059 34627342 100 (Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2002, năm 2003 và năm 2004) Qua bảng 4 ta thấy tỷ trọng sử dụng giữa các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt có sự chênh lệch nhau rất lớn, bởi lẽ mức độ sử dụng các thể thức thanh toán nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng sao cho thuận tiện và đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất đối với họ. Cụ thể, ta lần lượt phân tích thực trạng của từng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHCT Ba Đình. 2.2.1.2. Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền. Hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi được khách hàng sử dụng rộng rãi chiếm tỷ trọng cao trong thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng cả về số món và số tiền. Cụ thể: Năm 2003, thanh toán UNC đạt 85710 món, chiếm tỷ trọng 61,52% trong tổng số món TTKDTM, doanh số thanh toán đạt 26355525 triệu NVĐ, chiếm 81,8% trong tổng doanh số TTKDTM, tăng 2189629 triệu VNĐ ( tăng 9,06%) so với năm 2002. Sang năm 2004, thanh toán bằng UNC tăng lên cả về số món lẫn doanh số thanh toán so với năm 2003, số món thanh toán đạt 98668 món, tăng hơn năm 2003 là 12958 món, doanh số thanh toán đạt 27523167 triệu đồng, tăng hơn năm 2003 là 11718576 triệu đồng (tăng 74,1%), chiếm tỷ trọng 79,1% trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này chứng tỏ việc dùng UNC để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ là phổ biến và được tất cả các thành phần kinh tế lựa chọn. Việc khách hàng ưa chuộng sử dụng hình thức này là do nó có nhiều ưu điểm. + Phạm vi thanh toán rộng: UNC được áp dụng thanh toán trong cùng ngân hàng hoặc giữa hai ngân hàng cùng hệ thống, hoặc giữa hai ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ hoặc giữa hai ngân hàng không tham gia thanh toán bù trừ mà thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. + Quy trình luân chuyển chứng từ chỉ diễn ra một lần nên tạo được sự nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng. Đặc biệt hiện nay thanh toán liên hàng qua mạng vi tính và thanh toán bù trừ trên địa bàn Hà Nội rất nhanh nên hình thức thanh toán UNC trở nên thuận tiện và kịp thời. Vì vậy, đối với những khoản thanh toán có gía trị lớn, khách hàng thường lựa chọn hình thức UNC. Ngoài ra, UNC được sử dụng thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ, nộp thuế, chuyển tiền, mua bảo hiểm,…Khi sử dụng, người mua có thể kiểm tra hàng hoá cả về số lượng cũng như chất lượng của hàng hoá trước khi trả tiền. Tuy nhiên, UNC chưa phải là hình thức thanh toán hoàn hảo vì nó còn có thể đem lại rủi ro như: khi người mua không thanh toán kịp thời vì trên tài khoản tiền gửi của người mua không đủ tiền hoặc vì người mua cố tình không thanh toán ngay cho người bán sẽ làm chậm vòng quay vốn, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của người bán. Ngoài ra, khách hàng phải có tài khoản tại ngân hàng và luôn phải đảm bảo số dư của nó nếu muốn tham gia thanh toán bằng UNC. Mặc dù UNC có những nhược điểm như vậy nhưng trên thực tế rất ít xảy ra tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn của nhau bởi lẽ khách hàng của chi nhánh đều là những Công ty, đơn vị kinh doanh có uy tín và có vị trí trên thị trường. Do đó, bạn hàng có quan hệ với những Công ty này rất ưa thích sử dụng hình thức UNC trong thanh toán. 2.2.1.3. Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu: Năm 2003, thanh toán UNT đạt 7335 món, chiếm 5,26% trong tổng số món TTKDTM, tăng 1406 món so với năm 2002, doanh số thanh toán đạt 47868 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,18% trong tổng doanh số TTKDTM, tăng 24969 tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34156.doc
Tài liệu liên quan