Khóa luận Hạch toán nguyên vật liệu trong ty Nhôm Thành Long

MỤC LỤC

Mở đầu 3

CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN NVL TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 4

1.1.Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tính giá vật liệu 4

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm 4

1.1.2.Phân loại vật liệu 4

1.1.3.Tính giá vật liệu 5

1.1.4.Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán vật liệu 9

1.2. Hạch toán chi tiết NVL 11

1.2.1.Phương pháp thẻ song song 11

1.2.2.Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 13

1.2.3.Phương pháp sổ số dư 13

1.3.Hạch toán tổng hợp NVL 15

1.3.1.Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên 15

1.3.2.Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ 17

1.3.3.So sánh phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ 19

1.3.4.Các hình thức sổ tổng hợp NVL 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NVL TẠI CÔNG TY NHÔM THÀNH LONG 22

2.1. Tổng quan về công ty Nhôm Thành Long 22

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 22

2.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD 23

2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ của công ty 26

2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 26

2.2.2. Tổ chức hình thức bộ sổ kế toán 32

2.3.Tình hình hạch toán chi tiết NVL tại công ty Nhômm Thành Long 34

2.3.1.Đặc điểm chung về NVL sử dụng 34

2.3.2.Đánh giá NVL 36

2.3.3.Chứng từ kế toán sử dụng hạch toán NVL 37

2.3.4. Kế toán chi tiết NVL tại kho và phòng kết toán 48

2.4. Thực trạng hạch toán tổng hợp NVL tại công ty Nhôm Thành Long 53

2.4.1.Kế toán tăng và giảm vật liệu 53

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NVL TẠI CÔNG TY NHÔM THÀNH LONG 59

3.1. Đánh giá thực trạng tình hình hạch toán NVL 59

3.1.1.Về bộ máy kế toán, công tác tổ chức hạch toán kế toán 59

3.1.2.Về dự trữ và sử dụng NVL 59

3.1.3.Về phương pháp hạch toán 60

3.1.3.Về sử dụng sổ kế toán 61

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện 61

3.2.1.Nguyên nhân tồn tại và sự cần thiết của việc hoàn thiện 61

3.2.2.Nội dung hoàn thiện 62

Kết luận: 68

doc69 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hạch toán nguyên vật liệu trong ty Nhôm Thành Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người. Khả năng vươn lên để đóng mới và sửa chữa những phương tiện tàu thủy có trọng tải lớn vẫn không đáp ứng được, quá trình vận động đổi mới của công ty chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn, bế tắc về hướng đi, tư tưởng CBCN hoang mang, kinh doanh bị hạn chế mặc dù công ty đã cố gắng trong nhiều lĩnh vực hoạt động, sản xuất, tổ chức lại bộ máy quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế với phương châm “gọn nhẹ, có hiệu quả kinh tế cao”. Công ty đã có lúc phải đứng bên bờ vực của sự phá sản, đối mặt với sự lựa chọn: hoặc là giải thể, hoặc là bán khoán cho thuê hay cổ phần hóa. Sự phát triển của công ty được đánh dấu bằng việc chính phủ quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 388 HĐBT và quyết định 1409 QĐ/UB ngày 20/07/200 về việc đổi tên Xí nghiệp cơ khí thủy thành công ty Thành Long. Với 10,5 tỷ đồng mà UBND Thành phố và các ban ngành đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến. Cùng với nỗ lực quyết tâm của toàn doanh nghiệp hiện nay công ty Thành Long là một địa chỉ tin cậy với các đơn vị vận tải trong và ngoài quốc doanh. Với khẩu hiệu giá thành, chất lượng, thời gian và giữ lòng tin với khách hàng, do vậy mà công việc của công ty luôn luôn ổn định, đời sống CBCNV được nâng cao, yên tâm trong sản xuất. Công ty đã giữ vững được uy tín với khách hàng vùng duyên hải bắc bộ và mở rộng thị trường ký kế với các khách hàng xa như: Vũng Tàu, Thanh hóa, Cục đường sông, Cục hàng hải doanh thu năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước, các nghĩa vụ với nhà nước đều được thực hiện đầy đủ, đúng hạn. Đặc biệt là công ty đã mạnh dạn lập dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhôm hợp kim định hình công suất 6.000 tấn/năm với giá trị 147 tỷ đồng. Theo quyết định mới nhất đầu năm 2007 công ty Thành Long chuyển thành tổng công ty có bốn công ty con trực thuộc trong đó có 3 công ty đóng tàu và một công ty nhôm. Chức năng chính của công ty Nhôm Thành Long là: - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. Trang trí nội thất bằng các sản phẩm nhôm, kính và các vật liệu khác - Sản xuất phụ tùng, gia công cơ khí phục vụ ngành giao thông vận tải - Kinh doanh xuất nhập khẩu đầu tư - Sản xuất, kinh doanh Nhôm hợp kim định hình và các kim loại màu khác từ các công nghệ đúc, dập, đùn ép, xử lý bề mặt mạ điện, sơn tĩnh điện, phủ phim. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SX-KD Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Thành Long PX Oxy hoỏ Kho NL P. KD XNK Kho TP GIÁM ĐỐC Ban KCS P.KT Điều độ P. ĐT P. TCKT P. TCHC PX nấu đỳc PX ộp đựn PX khuụn Cùng với sự phát triển chung của sản xuất đã hình thành những kiểu cơ cấu tổ chức quản trị khác nhau. Mỗi kiểu thức chứa đựng những đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và áp dụng trong những điều kiện nhất định. Công ty Thành Long với phương trâm “lấy ngắn nuôi dài-tự lực tự cường” trong sản xuất. Trải qua nhiều thăng trầm và đúc kết kinh nghiệm nên đã chọn hướng tổ chức bộ máy hoạt động của công ty phải gọn nhẹ và đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Cụng ty được bố trớ theo sơ đồ : Mụ hỡnh trực tuyến chức năng. Hỡnh thức trờn mang nhiều ưu điểm đặc biệt là trỏnh sự quỏ tải cho Giỏm Đốc, tuy nhiờn nú cũng mang những hạn chế nhất định, cỏc bộ phận chức năng hay can thiệp vào bộ phận trực tuyến. 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ của công ty 2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 2.2.1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Thành Long Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Nhân viên hạch toán tại đơn vị trực thuộc Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán Kế toán các loại vốn, quỹ của doanh nghiệp Bộ phận TC, KT vốn bằng tiền, vay và thanh toán Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán TSCĐ Kế toán trưởng Kế toán thành phẩm và tiêu thụ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán NVL và công cụ, dụng cụ 2.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán *Kế toán trưởng: Là chức danh được đặt cho người đứng đầu bộ máy kế toán ở doanh nghiệp và ở những tổ chức khác hay nói cách là người đứng đơn vị kế toán cơ sở. Còn người phụ trách đơn vị kế toán phụ thuộc không gọi là kế toán trưởng mà gọi là trưởng phòng hoặc phụ trách kế toán. + Vai trò kế toán trưởng: Là người giúp giám đốc doanh nghiệp tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán , thống kê, tài chính ở doanh nghiệp đồng thời thực hiện việc kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và sự chỉ đạo, kiểm tra của kế toán trưởng cấp trên và cơ quan tài chính cung cấp. + Chức trách nhiệm vụ của kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của doanh nghiệp Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra thực hiện ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và các hoat động kinh tế tài chính của doanh nghiệp; tính toán đầy đủ, kịp thời đúng chính sách, chế độ các khoản thuế phải nộp, các khoản quỹ được trích từ lợi nhuận, các khoản dự phòng...lập và gửi đầy đủ kịp thời các báo cáo kế toán theo chế độ kế toán quy định; kiểm tra việc bảo vệ tài sản và các hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp; ký các sổ kế toán và báo cáo kế toán, chịu trách nhiệm về tính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ của số liệu kế toán trong các sổ kế toán và báo cáo kế toán. Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các chế độ, thể lệ kế toán; các chính sách kinh tế tài chính trong toàn doanh nghiệp như chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chế độ báo cáo kế toán, các thông tư hướng dẫn thi hành chế độ kế toán, chính sách thuế, chế độ trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp, chế độ quản lý vốn, quản lý vật tư,chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng. Tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh lệnh kiểm tra kế toán của các cơ quan có thẩm quyền, cung cấp các tài liệu cần thiết, giải thích và trả lời những câu hỏi phục vụ công tác kiểm tra kế toán, ký vào biên bản kiểm tra và tổ chức thực hiện các kiến nghị đã ghi trong biên bản kiểm tra. Tổ chức, chứng kiến và bàn giao công việc của cán bộ, nhân viên kế toán thủ kho, thủ quỹ mỗi khi có sự thuyên chuyển, thay đổi. Khi có sự thay đổi, tuyển dụng, thuyên chuyển, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên kế toán, thủ kho, thủ quỹ trong doanh nghiệp đều phải có ý kiến thỏa thuận hay đề nghị của kế toán trưởng. Tổ chức kiểm kê tài sản, chuẩn bị đầy đủ kịp thời các thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc xử lý kết quả kiểm kê, kiểm tra việc xử lý kết quả kiểm kê. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên kế toán, đảm bảo việc thực hiện tốt công tác kế toán của doanh nghiệp trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển với nhịp độ ngày càng cao. Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp nhằm đánh giá đúng tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có những kiến nghị nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, kinh doanh nghiệp; xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhằm khai thác đầy đủ tiềm năng của doanh nghiệp, phát huy đâỳ đủ tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tổ chức kiểm tra kiểm soát việc thực hiện kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính của doanh nghiệp; tình hình tuân thủ các định mức kinh tế, kỹ thuật, các dự toán chi. Báo cáo một cách kịp thời, chính xác và đúng đắn với giám đốc doanh nghiệp, với cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan cung cấp tài chính, cơ quan pháp luật về những hành vi vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính, kế toán cũng như những quy định mà nhà nước và doanh nghiệp đã ban hành. *Bộ phận kế toán vốn bằng tiền vay và thanh toán Giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của doanh nghiệp Ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản vốn bằng tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển). Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các khoản tiền vay, các khoản công nợ (các khoản nợ phải thu, nợ phải trả) và nguồn vốn chủ sở hữu. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo nội bộ về các khoản công nợ, về các nguồn vốn * Bộ phận kế toán tài sản cố định cố định Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết tài sản cố định Tính khấu hao TSCĐ, lập các báo cáo nội bộ về TSCĐ, theo dõi việc sử dụng TSCĐ ở các bộ phận trong doanh nghiệp * Bộ phận kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ: Ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết của NVL, công cụ, dụng cụ tồn kho Lập các báo cáo kế toán nội bộ về NVL tồn kho, tính giá vốn vật liệu xuất kho, phân bổ công cụ dụng cụ, theo dõi tình hình sử dụng vật liệu tại doanh nghiệp. * Bộ phận kế toán tiền lương và thanh toán BHXH Tính lương và BHXH phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp, ghi chép kế toán tổng hợp, tiền lương quỹ BHXH, BHYT, và kinh phí công đoàn *Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản xuất của sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang Ghi chép kế toán quản trị chi phí sản xuất trực tiếp và giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm, lập các báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. *Bộ phận kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Ghi chép tổng hợp và chi tiết thành phẩm tồn kho, ghi chép phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản điều chỉnh doanh thu, ghi chép phản ánh và theo dõi thanh toán các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng, ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Lập các báo cáo nội bộ về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí bán hàng, chi phí quản lý, về kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng, mặt hàng tiêu thụ chủ yếu, báo cáo về thành phẩm tồn kho. * Bộ phận kế toán tổng hợp Thực hiện các phần hành kế toán còn lại mà chưa phân công, phân nhiệm cho các bộ phận trên như: hoạt động tài chính, hoạt động bất thường, thực hiện các nghiệp vụ nội sinh, lập các bút toán khóa sổ cuối kỳ, kiểm tra số liệu kế toán của các bộ phận khác chuyển sang để phục vụ cho việc khóa sổ kế toán, lập báo cáo kế toán. Lập bảng cân đối tài khoản, lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, lập các báo cáo kế toán nội bộ khác ngoài những báo cáo kế toán nội bộ mà các bộ phận kế toán khác đã lập. Ngoài việc cung cấp thông tin kế toán còn phải thực hiện chức năng kiểm tra của mình, lập báo cáo tham mưu cho giám đốc về các mặt thống kê tài chính, tham gia định giá, đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, đầu tư mua bán hàng hóa 2.2.1.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận Tại công ty các bộ phận trong bộ máy kế toán có quan hệ mật thiết với nhau. Kế toán trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn các kế toán viên thực hiện tốt phần hành kế toán của mình. Kế toán NVL, kế toán TSCĐ tạo điều kiện cho kế toán tổng hợp vào sổ kế toán chính xác, kịp thời. 2.2.2. Tổ chức hình thức bộ sổ kế toán Chế độ kế toán tại công ty Thành Long được thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành của bộ tài chính.Các chứng từ được áp dụng tại công ty đều tuân thủ theo đúng quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ tài chính. Niên độ được bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. Công ty sử dụng đồng tiền Việt Nam để hạch toán và tỷ giá thực tế để chuyển đổi các đồng tiền ngoại tệ. Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ sử dụng phương pháp khấu hao đều để khấu hao tài sản cố định. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của công ty là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập để tính giá vật liệu và hàng hóa xuất kho Công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung do đó có các loại sổ chủ yếu sau: -Sổ nhật ký chung - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết 2.2.2.1. Sơ đồ kế toán ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung : Chứng từ kế toán Báo cáo tàI chính Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Sổ nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ thẻ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 2.2.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung cùng kỳ. 2.3. Tình hình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Nhôm Thành Long 2.3.1.Đặc điểm chung về nguyên vật liệu sử dụng 2.3.1.1.Phân loại nguyên vật liệu Vật liệu trong doanh nghiệp gồm nhiều thứ, nhiều loại, có giá trị công dụng khác nhau. Do vậy, cần tiến hành phân loại vật liệu nhằm tạo điều kiện cho việc hạch toán và quản lý vật liệu hiệu quả. Sổ danh điểm NVL Tên loại vật tư Danh điểm Tên loại vật tư Danh điểm Nhôm sạch VLN0109 Axít sunfuric-H2SO4 VLN0220 Hỗn hợp Al-Si VLN0201 HNO3( axitnitơric) VLN0221 Hỗn hợp Al-Cu VLN0202 Chất tạo màu vàng A VLN0222 Hỗn hợp Al-Cr VLN0203 Chất cồn VLN0223 Mg(magiê) VLN0204 HCl (axit clohiđríc) VLN0224 Mn (mangn) VLN0205 NaOH(PA) VLN0226 Chất tinh luyện VLN0206 H2SO4(PA) VLN0227 Chất tạo xỉ VLN0207 KF VLN0228 Chất phủ đậy VLN0208 Amiblát VLN0229 Tấm silic VLN0209 Bình khí Argon VLN0230 Chai nitơ VLN0110 Dây Amiang VLN0231 Titanbo VLN0211 Dầu Điêzen VLN0233 Zn( kẽm) VLN0212 Dầu máy cắt dây EMD VLN0235 Bột tan VLN0213 Gas hóa lỏng VLN0236 Chất tạo màu đồng cổ VLN0214 Dầu ăn VLN0301 Chất SL-2 VLN0215 Dầu cắt Billet VLN0302 PAC VLN0216 Dầu K46 VLN0303 Kiềm NaOH VLN0217 Than đá VLN0304 ED chịu nhiệt VLN0219 Phế liệu VLN0305 *Nguyên vật liệu chính: Là những NVL mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. Những vật liệu chính mà công ty Thành Long sử dụng: VLN0109 Nhôm sạch, VLN0201 Al-Si, VLN0202 Al-Cu,VLN0203 Al-Cr.... Đây là những vật liệu chủ yếu để sản xuất nhôm định hình – sản phẩm chính của công ty *Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức. Công ty sử dụng vật liệu phụ chủ yếu để tạo màu, tạo bóng, chịu nhiệt, phủ bề mặt.Vật liệu phụ được sử dụng là: chất tinh luyện, chất tạo xỉ, chất phủ đậy, bột tan, chất tạo màu đồng cổ, kiềm NaOH, chất tạo màu vàng A, chất EB-2, chất ED chịu nhiệt,... *Nhiên liệu: Là những vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình SX-KD . Thành Long là một công ty sản xuất công nghiệp do đó cần nhiều nhiệt lượng dùng cho các phân xưởng như phân xưởng đúc, hàn, cắt. Nhiêu liệu được công ty chọn lựa chủ yếu là: khí Argon, dầu diezen, gas hóa lỏng, than đá. * Phế liệu: Là các vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài như sắt vụn, phần thừa sản phẩm... NVL đầu vào của công ty chủ yếu là các kim loại nên rất ít phế liệu vì kim loại thừa có thể quay trở lại quá trình sản xuất mà không bị ảnh hưởng nhiều. Phế liệu của công ty được ký hiệu là VLN0402 PL *Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như: bao bì, vật đóng gói, các vật tư đặc chủng. Vật liệu khác ở đây có thể là dây Amiăng, dầu cắt Billet 2.3.1.2. Đánh giá nguyên, vật liệu Có rất nhiều phương pháp tính giá NVL tồn kho. Song, việc dự trữ NVL để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của NVL mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì NVL tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việu mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua. Tính giá NVL thực chất là xác giá trị ghi sổ của NVL. Theo quy định vật liệu được tính theo giá gốc( giá thực tế ), tức là NVL khi nhập hay xuất kho đều được phản ánh theo giá thực tế. * Giá nhập kho: Tại công ty Thành Long: Giá nhập kho = Giá mua ghi trên hợp đồng + Chi phí liên quan Chi phí mua ngoài ở đây bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí bao bì ( những chi phí này thường không có hóa đơn GTGT). VD1: Ngày1/3/2007 nhập 150 kg hỗn hợp Al- Cu giá theo hợp đồng 60.000 đ/kg, chưa thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển 500đ/kg Giá nhập kho của NVL = 60.000*150 + 500*150 = 9.075.000 VNĐ VD2: Ngày 1/3/2007 nhập 1.000 kg chế phẩm tăng độ bóng bề mặt( ED) giá 3.5 USD, chi phí bao bì và vận chuyển là 1.612.000 VNĐ (tỷ giá hối đoái 16.120VNĐ/USD Giá nhập kho = 3,5 *16.120 * 1.000 + 1.612.000 = 56.581.200 VNĐ * Xuất kho: Để xác định giá thực tế ghi sổ của vật liệu xuất kho trong kỳ tùy theo đặc điểm từng doanh nghiệp, vào yêu cầu quản lý và trình độ kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau theo “nguyên tắc nhất quán trong hạch toán” Công ty Thành Long sử dụng phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập Phương pháp này đơn giản, dễ làm. Dùng phương pháp này có thể khắc phục được những nhược điểm của phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ và phương pháp bình quân cuối kỳ trước. VD3: Hỗn hượp Al-Cu tồn đầu kỳ 843 kg giá 60 000 đ/kg - Ngày1/3/2007 nhập 150 kg hỗn hợp Al- Cu giá theo hợp đồng 60.000đ/kg, chưa thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển 500đ/kg - Ngày 1/3/2007 nhập 1.000 kg chế phẩm tăng độ bóng bề mặt(ED) giá 3.5 USD, chi phí bao bì và vận chuyển là 1.612.000 VNĐ (tỷ giá hối đoái 16.120VNĐ/USD) - Ngày 5/3/2007 nhập 100 kg hỗn hợp Al- Cu giá có thuế 67.100 đ/kg (thuế 10%), chi phí vận chuyển 550đ/kg - Ngày 6/3/2007 xuất 196 kg hỗn hợp Al-Cu phục vụ cho sản xuất Giá xuất kho của AL – Cu = 196* 843*60000+150*(60.000 + 500) + 100*(61.000 + 550) 843+150 + 100 = 11.801.238 đ 2.3.3.Chứng từ kế toán sử dụng kế toán NVL 2.3.3.1. Chứng từ kế toán tăng NVL Doanh nghiệp chủ yếu nhập kho do mua ngoài. Do đó, chứng từ chính là: hợp đồng mua bán, hóa đơn mua hàng, phiếu chi, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư * Hợp đồng mua bán: Xét theo tình hình sử dụng vật tư của công ty và sự tín nhiệm của đối tác hai bên thảo hợp đồng, thỏa thuận và đi đến ký kết. * Hóa đơn mua hàng (hóa đơn thuế giá trị gia tăng): Nhà cung cấp lập làm 3 liên, liên màu đỏ đưa cho người mua hàng: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Hợp đồng kinh tế Số 20641/VTKT Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế của hội đồng bộ trưởng ban hành ngày 25/09/1989 và nghị định số 17/HĐBT (nay là chính phủ) quyết định về việc thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào chức năng và nhu cầu của hai bên. Hôm nay ngày 15 tháng 02 năm 2007 chúng tôi gồm: Bên A: Công ty nhôm Thành Long (Chi nhánh Hà Nội) Địa chỉ: 18B Yên Sở-Pháp vân- Hoàng Mai-Hà Nội ĐIện thoại: 04 6451500 TàI khoản: 20000360000317 Đại diện : Ông Tạ Duy Sơn. Chức vụ: Trưởng Chi Nhánh Bên B: Công ty TNHH ABUIDING ACUMINLIM (VP Đại diện tại Hà Nội ) Địa chỉ: Khu công nghiệp nội bàI-Sóc Sơn – Hà nội ĐIện thoại: 04 5820486 TàI khoản: 13320225464018 Đại diện : Vương Quang Thiều Chức vụ: Trưởng Đại Diện Hai bên bàn bạc và đi đến thống nhất ký kết hợp đồng với điều khoản sau: Điều I: Mặt hàng, số lượng, chất lượng và quy cách, giá cả. Mặt hàng: Bên B cung cấp cho bên A Mặt hàng: Hỗn hợp Al-Cu Số lượng và giá cả. STT Sản phẩm ĐVT Số lượng Đ.Giá (VNĐ/kg) Thành tiền 1 Hỗn hợp AL-Cu kg 150 60 000 9 000 000 Tổng giá trị trước thuế 9 000 000 Thuế GTGT 10% 900 000 Tổng cộng 9 900 000 Tổng giá trị hơp đồng: 9 900 000 ( chín triệu, chín trăm nghìn đồng) Điều II: Địa điểm, thời gian và phương thức giao nhận. 1.Địa điểm: Bên B giao hàng cho bên A tại VP Đại diện tại Hà Nội 2.Thời gian giao hàng: 15 ngày kể từ ngày ký hợp đồng 3.Phương thức thanh toán: Tiền hàng được thanh toán bằng tiền mặt 4.Thời gian thanh toán: Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày giao hàng. Điều III: Trách nhiệm mỗi bên 1.Bên A -Thanh toán đúng theo quy định tại điều II - Cung cấp thông tin đầy đủ về quy cách sản phẩm cho bê B 2. Bên B - Giao hàng đúng quy cách, chất lượng, số lượng và thời gian - Không được phép cung cấp mẫu sản phẩm trên cho bất kỳ khách hàng khác Hóa đơn Giá trị gia tăng Liên 2(khách hàng) Ngày 01 tháng 03năm2007 Mẫu số: 01GTKT-3LL Ký hiệu: AB/2006B Số:0064732 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH ABUIDING ACUMINLIM-ĐL Địa chỉ:Số tài khoản : 20000360000317 Điện thoạiMã số. Họ tên người mua hàng: anh Thắng Tên đơn vị: Công ty Thành Long Địa chỉ: ..Số tài khoản: 13320225464018 Hình thức thanh toán:CK, TM .Mã số.. Số TT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 Hỗn hợp Al- Cu kg 150 60 500 9 000 000 Cộng tiền hàng 9 000 000 Thuế suất:10 .% Tiền thuế GTGT: 900 000 Tổng cộng tiền thanh toán: 9 900 000 Số tiền viết bằng chữ: (Chín triệu,chín trăm nghìn đồng) Người mua hàng (ký, ghi rõ họ,tên) Người bán hàng (ký, ghi rõ họ, tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu,ghi rõ họ, tên) ( Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) Ghi chú: - Liên 1: Lưu - Liên 2: Giao khách hàng - Liên 3: Nội bộ *Phiếu chi: Do kế toán lập sau khi tập hợp được chi phí của NVL mua vào (phiếu chi gồm cả thuế GTGT mua vào với NVL đó). Chỉ khi nào chi trực tiếp bằng tiền mặt thì kế toán mới ghi phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký (ký theo từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, người nhận tiền ghi số tiền bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ tên vào Phiếu chi. Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán. Liên 3 giao cho người nhận tiền. Đơn vị: Thành Long Địa chỉ: Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006của Bộ trưởng BTC) Phiếu chi Quyển số:1 Ngày 01 tháng 03 năm 2007 Số: 40 Nợ TK 152: 9 075 000 Nợ TK 133: 900 000 Có TK 111:9 975 000 Họ và tên người nhận tiền: Anh Thắng Địa chỉ: Lý do chi: Chi tiền mua NVL Số tiền: 9 975 000 (viết bằng chữ): (Chín triệu,chín trăm bảy lăm nghìn đồng) Kèm theo:01Chứng từ gốc Ngày 01 tháng 03 năm2007 Giám đốc (ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Thủ quỹ (ký, họ tên) Người lập phiếu (ký, họ tên) Người nhận tiền (ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý): Số tiền quy đổi: *Phiếu nhập kho: - Do bộ phận SX lập thành 2 liên (đối với vật tư mua ngoài), người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên), người mua hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư - Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ 2 liên để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 liên giữ lưu ở nơi lập phiếu - Thủ kho chỉ ghi số lương thực nhập vào kho - Mục đơn giá và thành tiền do kế toán ghi ( ghi theo giá thực tế) Đơn vị: Thành Long Bộ phận: Sản xuất Mẫu số: 01-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006/của Bộ trưởng BTC) Phiếu nhập kho Ngày 01 tháng 03năm2007 Số: 26 Nợ TK 152: 9 075 000 Có TK 111: 9 075 000 Họ và tên người giao: Anh Thắng Theo: HĐ GTGT số: 0064732 ngày 01 tháng 03 năm 2007 của: Công ty TNHH ABUIDING ACUMINLIM-ĐL Nhập tại kho: doanh nghiệp Số TT Tên,nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư,dc sp, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Hỗn hợp Al-Cu kg 150 60500 9 075 000 Cộng 9 075 000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): (Chín triệu, không trăm bảy lăm nghìn đồng) Số chứng từ gốc kèm theo: HĐ GTGT 0038054 Ngày 01 tháng 03 năm 2007 Người lập biểu (ký, họ tên) Người giao hàng (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký,họ tên) *Biê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2321.doc
Tài liệu liên quan