Khóa luận Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà liên minh châu âu dành cho Việt Nam

Sau hơn môt thập kỷ chuyển hướng, nền kinh tế nước ta đã bắt đầu ổn định và tăng trưởng, các doanh nghiệp sản xuất xuất nhập khẩu của Việt nam đã có nhiều năm cọ xát với kinh tế thị trường, kinh doanh trực tiếp với các nhà nhập khẩu của nhiều nước, họ nhận thấy rằng muốn tồn tại và phát triển được họ phải cạnh tranh trên thị trường thế giới mà cuộc cạnh tranh này lại hết sức gay gắt và khốc liệt.

Tuy nhiên với hơn 15 năm làm quen với kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Việt nam chưa thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có những doanh nghiệp chưa hiểu rõ tác dụng và ý nghĩa của C/O, họ không biết hàng hóa của mình có đủ tiêu chuẩn xuất xứ để xin cấp form A hay form D hay không, do đó không nắm được mức ưu đãi thuế quan mà nước nhập khẩu đã dành cho những sản phẩm đó. Điều này sẽ kéo theo rất nhiều bất lợi cho doanh nghiệp như:

- Hàng hoá xuất khẩu đã đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ để được cấp C/O form A hoặc fom D nhưng doanh nghiệp không nắm được nên khi chào giá hoặc đàm phán với khách hàng giá chào bán sẽ không cạnh tranh được với giá của cùng mặt hàng đó của các nước khác hoặc không giới thiệu được với khách hàng là hàng hóa của mình khi xuất khẩu sang nước bạn sẽ được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan. Vì vậy dễ bị lỡ cơ hội bán được hàng.

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà liên minh châu âu dành cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đa biên. Nhật bản đã dành cho một số nhóm hàng của Việt nam hưởng GSP từ khi hai bên chưa có Hiệp định thương mại và chưa dành cho nhau đối xử Tối huệ quốc. EU cho Việt nam hưởng GSP từ trước khi hai bên ký Hiệp định thương mại vào năm 1995. Hội đồng Châu âu đã lần lượt thông qua các quy chế áp dụng GSP cho từng thời kỳ như sau: 1971 - 1980 1981 - 1990 1991 - 1994 1995 - 2004: Thời kỳ 10 năm này được chia ra làm nhiều giai đoạn áp dụng: 1995-1998 1999-2001 2001-2004 So với ưu đãi của các nước khác dành ưu đãi cho các nước đang phát triển, mức ưu đãi của EU vào loại thấp nhất. Có lẽ vì thế đã tồn tại trong Hệ thống GSP của EU quy định khuyến khích tăng thêm mức ưu đãi 10%, 20%, 25% đối với hàng nông sản và 15%, 25% và 35% đối với hàng công nghệ phẩm. Theo chế độ ưu đãi GSP của EU bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/1999 thì những trường hợp sau sẽ được ưu đãi thêm: - Bảo vệ quyền của người lao động, nước hưởng GSP cần chứng minh trong các văn bản pháp quy của mình có các quy định về áp dụng các tiêu chuẩn của các Công ước 80; 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về việc áp dụng các nguyên tắc về quyền tổ chức, đàm phán tập thể và tuổi lao động tối thiểu. - Bảo vệ môi trường: Các văn bản pháp quy của nước hưởng GSP phải có các quy định áp dụng các tiêu chuẩn của OIBT về bảo vệ môi trường Các quy tắc về xuất xứ, EU cũng quy định rất rõ các tiêu chí chính xác để xác định xuất xứ hưởng GSP: - Sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP: Khoáng sản, động thực vật, thủy sản đánh bắt trong lãnh hải và các hàng hóa sản xuất từ các sản phẩm đó. - Sản phẩm có thành phần nhập khẩu: Nói chung các nước dành GSP đều qui định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP (tính theo trị giá xuất xưởng). Hàm lượng này thay đổi tùy theo mặt hàng và mỗi nước quy định một khác. Song phần lớn các nước đều yêu cầu phần trị giá sáng tạo tại nước hưởng GSP phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. EU qui định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn gia công đối với các nhóm hàng: - Sản phẩm chất dẻo không dưới 50%. - Điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh không dưới 40%. - Tượng, đồ trang trí làm từ kim loại không dưới 30%. - Quần áo: chia làm hai công đoạn gia công đó là nhập sợi để dệt và may quần áo (có nhiều mặt hàng chỉ cần một công đoạn gia công). Ví dụ vở học sinh sản xuất tại nước hưởng GSP từ giấy nhập khẩu cũng được hưởng GSP. - Giày dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận (mũi, đế..) ở dạng rời sản xuất ở trong nước hưởng GSP hoặc nhập khẩu. Đối với một số nước chậm phát triển thì EU còn quy định giảm nhẹ tiêu chuẩn cho một số mặt hàng được giảm bớt số công đoạn gia công. Ví dụ hàng may mặc của Lào, Campuchia, Băng la đét chỉ cần một công đoạn là quần áo may tại các nước đó bằng vải nhập khẩu cũng được hưởng GSP. Việt nam không được hưởng tiêu chuẩn này. áp dụng quy tắc “ xuất xứ cộng gộp ” Việt nam cũng được hưởng GSP đối với một số mặt hàng mà thành phần xuất xứ của Việt nam chiếm 20% trị giá, còn lại là nhập khẩu của các nước khác trong khu vực mà những nước này cũng được hưởng GSP. Ví dụ Việt nam xuất khẩu sang EU một mặt hàng trong đó thành phần xuất xứ của Việt nam chiếm 20% trị giá, còn lại 15% nhập khẩu từ Indonesia, 10% của Philippine, 15% của Myanmar. Xuất xứ cộng gộp của hàng Việt nam là 20%+15%+10%+15% = 60%. Mặt hàng này lẽ ra không được hưởng GSP vì hàm lượng trị giá Việt nam chưa được 50% nhưng nhờ cộng gộp đã đủ điều kiện hưởng GSP. Cách sử dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập Để cho hàng hóa của mình được hưởng ưu đãi GSP, người xuất khẩu phải xác định xem hàng hóa đó có thuộc diện và có đủ các tiêu chuẩn để được hưởng ưu đãi hay không. Muốn làm được việc này phải tiến hành rất nhiều bước. Bước 1: Xác định phân loại hàng hóa trong Biểu thuế quan Cần phải xác định chính xác phân loại hàng hóa trong Biểu thuế quan của nước nhập khẩu (số mã) của loại hàng hóa mà người xuất khẩu dự kiến xuất khẩu đến một thị trường nhất định. Những sản phẩm được hưởng ưu đãi đều được quy định trong biểu thuế nhập khẩu của EU. Cần phải biết được 4 con số đầu của biểu thuế quan của từng sản phẩm để điền vào ô số 8 của giấy chứng nhận xuất xứ form A khi xuất khẩu hàng sang EU. Nếu gặp khó khăn trong khi xác định tên hàng và mã số của nó trong Biểu thuế quan thì cần kiểm tra với người nhập khẩu hoặc Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu. Bước 2: Xác định phạm vi ưu đãi của sản phẩm. Sản phẩm xuất khẩu có thuộc diện ưu đãi không. Kiểm tra sản phẩm quy định trong chế độ GSP với số mã và tên sản phẩm trong Biểu thuế quan của EU. Không phải sản phẩm nào cũng được hưởng ưu đãi. Có thể kiểm tra trong danh mục các mặt hàng được ưu đãi (4 nhóm hàng) hoặc các mặt hàng bị loại trừ khỏi Hệ thống ưu đãi do EU công bố. Lưu ý đến những thay đổi, bổ sung hoặc cắt bỏ trong danh sách của EU công bố theo từng năm. Bước 3: Đánh giá mức lợi thế ưu đãi. Khi đánh giá được mức ưu đãi (so sánh giữa mức thuế chung và mức thuế ưu đãi theo thuế suất MFN) áp dụng cho sản phẩm của mình sẽ xác định được giá chào hàng cho người mua. Sự chênh lệch giữa hai mức thuế đó chính là mức lợi thế ưu đãi, đó là lợi thế cạnh tranh với những nhà xuất khẩu khác ở những nước không được hưởng ưu đãi. Bước 4: Kiểm tra Quota/giới hạn tối đa, giới hạn cạnh tranh cần thiết và danh mục hàng trưởng thành. Cần kiểm tra về Quota/giới hạn tối đa được tiến hành sửa đổi hàng năm trong các quy chế và hiểu rõ việc quản lý chung. Việc phân bổ Quota hàng năm cho từng loại mặt hàng (đối với các mặt hàng hạn chế xuất khẩu bằng hạn ngạch) cho các doanh nghiệp do Bộ Thương mại phân bổ hàng năm, quy chế phân bổ sẽ dựa theo số lượng thực hiện năm trước của doanh nghiệp thể hiện bằng các tờ phân bổ hạn ngạch. Cũng cần kiểm tra các giới hạn và các trường hợp loại trừ xem sản phẩm xuất khẩu đã bị loại khỏi ưu đãi hay chưa. Bước 5: Thực hiện đầy đủ quy chế về xuất xứ . Bước 6: Kiểm tra các tiêu chuẩn gửi hàng. Yêu cầu gửi hàng là hàng phải được gửi trực tiếp từ nước xuất khẩu được hưởng ưu đãi. Bước 7: Chuẩn bị các chứng từ xác nhận. Theo như quy định chung đã nêu ở phần trên . Các loại hàng hóa Đối với Việt nam, EU chia ra làm 4 nhóm hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan khác nhau đó là: Nhóm rất nhậy cảm : Giảm 15 % thuế MFN Nhóm nhậy cảm : Giảm 30 % thuế MFN Nhóm bán nhậy cảm : Giảm 65% thuế MFN Nhóm không nhậy cảm : Miễn thuế (Xem danh sách từng loại hàng ở phụ lục 3). 5 Mức thuế hải quan quy định đối với một số mặt hàng của Việt nam xuất khẩu vào Liên hiệp Châu âu - EU . Mã số Tên hàng EU MFN GSP= % thuế MFN 0207 Thịt gia cầm 28,7 - 35,6% 100 0201 Thịt bò 14% + (193,4 - 331,8 euro/100 kg) 100 0210 Thịt lợn 65,7 - 165 euro/100 kg 100 030200 Cá tươi, ướp lạnh 8 - 22% 35 030300 Cá đông lạnh 2 - 22% 35 030400 Filê và các loại thịt của cá 2 - 18% 35 160400 Cá chế biến thành thức ăn 5,5 - 25% 35 0306 - Tôm đông lạnh 6 - 18% 35 - Cua đông lạnh 7,5 -12% 35 0307 - Mực đông lạnh 6,8 - 8% 35 0703 Hành tỏi 10% 85 0704 Cải, hoa lơ 10-14% 85 0705 Salát 10,8% 85 0706 Cà rốt 14,2% 85 07070005 Dưa chuột 13,3% 100 07070090 Dưa chuột bao tử 13,3% 100 0709 Nấm 3,3 - 13% 85 07141010 Sắn 10,4 euro/100kg 100* 080100 Hạt điều Miễn Miễn 08012100 Dừa cả vỏ Miễn Miễn 08012200 Dừa không vỏ Miễn Miễn 080300 Chuối tươi 708 euro/100kg 85 08030090 Chuối khô 16,7% 85 0804300 Dứa tươi 6,3% 85 20082011 Dứa hộp(đường không quá 17% trọng lượng) 20% 85 0804500 SoàI 1% Miễn 080510 Cam tươI 3,5 - 17,3% 27090010 Dầu thô Miễn Miễn 2700110 Than đá Miễn Miễn 400100 Cao su Miễn Miễn 410000 Da sống Miễn Miễn 4400 Gỗ Miễn Miễn 710300 Đá quý Miễn Miễn 720700 Sắt thép 1,3 - 2,5% Miễn Chương 62 Quần áo 10,5 - 13% 85 Chương 64 Giày dép 8 - 17% 70 Chương 95 Đồ chơI 1,7 - 4,7% Miễn 98022100 Đá Marbre 1,7% Miễn 68022300 Đá granít 1,7% Miễn 69041000 Gạch 2% 35 69051000 Ngói Miễn Miễn 69071000 Gạch lát nền 5% 70 691110 Bộ đồ uống nước sành sứ 12% 70 691200 Bát đĩa 5 - 9% 70 691310 Tượng,vật trang trí sành sứ 3 - 6% 70 0901 Cà phê Miễn 840790 Động cơ đốt trong 1,7 - 4,2% 35 841821 Tủ lạnh(không quá 250 lít) 2,5% 35 8504 Biến thế điện 3,7% 35 8507 ắc quy 12% Miễn 852712 Radio cassette 14% 70 852812 TV màu 2% 70 852813 TV đen trắng 3,7% 854470 Cáp quang 3,7% 70 854519 Than điện cực 2,7% Miễn 940150 Bàn ghế mây tre 5,6% Miễn 940330 Bàn ghế văn phòng bằng gỗ Miễn Miễn 940340 Đồ dùng nhà bếp bằng gỗ 2,7% Miễn 940350 Đồ dùng buồng ngủ bằng gỗ Miễn Miễn Ghi chú: Mỗi nhóm hàng trên gồm nhiều mặt hàng chịu các mức thuế khác nhau trong phạm vi giới hạn ghi trong bảng trên. Ví dụ cách tính mức thuế cụ thể nhà nhập khẩu EU phải nộp: - Giày thể thao : Thuế MFN 17% - Mức ưu đãi = 70% thuế MFN - Thuế phải nộp : 17% x 70% = 11,9% Danh sách các nước và vùng lãnh thổ được hưởng ưu đãi thuế quan của EU Các quốc gia độc lập Ap - ga - nit - xtan Ga -bông Ô-man An-giê ri Găm -bia Pa-kít-xtan Ăng-go-la Gru-dia Pau-lau Ăn-ti-goa & Ba-bu-đa Ga-na Pan-na-ma Ac -hen-ti-na Grê-na-đa Pa-pua Niu Ghi -nê Ac-me-nia Gua-tê-ma-la Pa-ra-guay A-déc-bai-dan Gui-nê Pê-ru Ba -ha-ma Gui-nê Bit xao Phi-lip-pin Ba-ranh Guy-a-na Qua-ta Băng -la-đét Ha-i-ti Nga Bác-ba-dốt Hon-du-rát Ru-an-đa Bê-la-rút ấn -độ Sa-moa Bê-li-dê In-đô-nê-sia Xao-Tô mê & Prin-xi-pê Bê-nanh I-ran Ă rập Sau -di Bu-tan I-rắc Sê-nê-gan Bô-li-via Gia-mai-ca Quần đảo Xêy-sen Bốt-xua-na Giooc-đa-ni Si-ê-ra-li-ôn Bra-xin Ka-dắc-stan Quần đảo Xa-lô-mông Bru-nây Kê-nia Sô-ma-li Buốc-ki-na Pra-xô Ki-ri-ba-ti Nam-phi Bu-run-di Kiếc-di-xtam Sri-lan-ca Cam-pu-chia Ki-ri-ba-ti Xanh Kít & Nê -vít Ca -mơ-run Cô-oét Xanh Lu-xia Cáp Ve Lào Xanh Vi-xen &Bắc Gre-na-din Cộng hoà Trung Phi Li băng Su-đăng Sát Lê-sô-thô Su-ri-nam Chi lê Li-bê-ria Sua-di-lan Trung quốc Ă rập li-bi Ja-ma-hi-ria Cộng hoà A rập Si-ri Cô-lôm-bia Ma-đa-gát-xca Tát-di-kít-xtan Cô-mô Ma-la-wi Tan-da-nia Công-gô Ma-lay-sia Thái lan Cốt-xta Ri-ca Man-đi Tô-gô Cốt-đi-voa Ma-li Tôn-ga Cuba Quần đảo Mac san Tri-ni-dát & Tô-ba-gô Síp Mau-ri-ta-nia Tu-ni-di Công gô Mau-ri-tút Tuốc-mê-nít-xtan Gi-bu-ti Mê-xi-cô Tu-va-lu Đô-mi-ni-ca Môn-đô-va U-gan-da Cộng hoà Đôminic Mông cổ U-crai-na Đông-tim-mo Ma-rốc U-ru-guay Ê-cu-a-đo Mô-dăm-bích U-dơ-bê-kít-xtan Ai cập My-an-ma Va-nua-tu En San-va-đo Nam-mi-bia Vê-nê-du-ê-la Ghi-nê Xính đạo Nau-ru Việt nam Ê -ri-trê Nê-pan Tu-va-lu Ê -ti-ô-pi Ni-ca-ra-gua Y -ê-men Liên bangMi-crô-nê xia Ni-giê Dăm-bi-a Fi-ji Ni-giê-ria Dim-ba-bu-ê Các nước và lãnh thổ phụ thuộc hoặc dưới sự quản lý hoặc quan hệ ngoại giao do các nước thành viên của Cộng đồng hoặc nước thứ ba đại diện. Samoa Mỹ la tinh Đảo Hớt và Quần đảo Mác-đô-nan An-gui-la Ma-cao An-tac-ti-ca May-ot A-ru-ba Mông-se-rat Béc-mu-đa Ăng-ti thuộc Hà Lan Đảo Bou-vét Đảo Nô-phóc Lãnh thổ thuộc Anh quốc tại ấn độ-dương Quần đảo bắc Ma -ri-a-na Quần đảo Vơ-gin Niu Ca-lê-đô-ni-a Quần đảo Cay-man Đảo Niu-ê Quần đảo Christmas Pit-cain Quần đảo Cô-cót Liên bang các quốc đảo nhỏ Quần đảo Cúc Quần đảo Nam Giooc - gia và Nam Săng - đích Quần đảo Phốc - lan San-ta Hê -lê-na Pô-li-nê-sia thuộc Pháp Xang Pi-e và Mi-quê lon Các lãnh thổ phía Nam thuộc Pháp Quần đảo Tô-lê-lau Ghi-bran-ta Quần đảo Tớc & Cai rô Grin-lan Quần đảo Vơ-gin (USA) Gu-am Wa-li-xơ và Fu-tu-na Những điểm Việt nam cần lưu ý khi áp dụng chế độ ưu đãi GSP của EU. Tình hình cấp C/O ở Việt nam Khi Việt nam ra nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới như WTO, AFTA...các quan hệ thương mại giữa Việt nam và các nước trên thế giới ngày càng phát triển phức tạp hơn nhiều. Việt nam ở vào vị thế kinh thế còn thấp kém, sản phẩm của Việt nam có chất lượng chưa cao hoặc chất lượng cao nhưng chưa có tiềm lực cạnh tranh với sản phẩm hàng hóa của các nước phát triển khác. Vì vậy với Việt nam, việc nghiên cứu và áp dụng một cách tối ưu nhất Hệ thống GSP và các Hệ thống ưu đãi thuế quan khác là điều rất cần thiết cho quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong thời gian qua, nhu cầu xin cấp C/O của các doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng xuất khẩu, thanh toán tiền và nộp thuế...ngày càng tăng. Những loại C/O thường được xin cấp liên tục là; - C/O form A cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang hầu hết các nước cho hưởng GSP với điều kiện về tiêu chuẩn xuất xứ phải đáp ứng đúng, đủ. Do có C/O form A nên việc xâm nhập thị trường để giới thiệu sản phẩm và tăng khối lượng hàng bán của các doanh nghiệp Việt nam được dễ dàng hơn. - C/O form T cấp cho sản phẩm dệt, may mặc theo Hiệp định về hàng dệt, may giữa Chính phủ Việt nam và Cộng đồng Châu âu - EU (gồm 15 nước). Các sản phẩm xuất khẩu sang các nước này có thể là các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất xứ để cấp form A. Hàng năm Bộ Thương mại sẽ phân bổ hạn ngạch cho các doanh nghiệp Việt nam, các công ty liên doanh kinh doanh trong lĩnh vực dệt may, khi xin cấp C/O form T doanh nghiệp phải xuất trình bản cấp hạn ngạch này. - Form hàng dệt thủ công cấp cho hàng dệt thủ công xuất khẩu sang EU theo Nghị định thư D bổ sung Hiệp định mua bán hàng dệt may giữa Việt nam và EU. - Form O cấp cho cà phê xuất khẩu sang các nước là thành viên của Hiệp hội cà phê quốc tế - ICO. Việt nam thường xuất cà phê sang 15 nước trong số 21 nước thường nhập cà phê là Bỉ, Đức, ý, Anh, Pháp,Tây ban nha, Bồ đào nha, Hà lan, áo, Phần lan, Thụy điển, Mỹ, Thụy sỹ, Nhật, úc. Việt nam cũng là thành viên của ICO. - Form B cấp cho hàng hóa không thuộc loại được hưởng các form đã nêu trên. Dấu hiệu để phân biệt các mẫu C/O là thông qua màu sắc của mẫu. Ngoài ra trên mẫu đều có ghi chú tên mẫu. Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt nam là Cơ quan được ủy quyền cấp các loại C/O trừ C/O form D và C/O form A cấp cho mặt hàng giày dép là do Bộ Thương Mại cấp. Phối hợp với Cơ quan Hải quan của Việt nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam chỉ cấp cho các loại hàng hóa mã số có 4 chữ số. Hiện nay mới chỉ có gần 400 mã số HS được cấp. Chủ yếu là các mặt hàng dệt, may mặc,giày dép, hàng nông sản thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ (gốm, sứ, mây tre..) cà phê, kim loại. Các doanh nghiệp xin cấp C/O thường là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nhẹ hoặc công nghiệp chế biến thực phẩm. Tổng số doanh nghiệp đã đăng ký cấp C/O vào khoảng 700 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam cũng chiếm một tỷ lệ đa số. Số loại form C/O chủ yếu được cấp là 7 loại cho các loại hàng hóa khác nhau về chất lượng và mẫu mã. Số lượng cấp C/O một ngày tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam cao nhất là 110 bộ/ngày, thấp nhất là 10 bộ/ngày (số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tại Hà nội). Có thể tham khảo số liệu C/O do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam đã cấp trong 2 năm 2001 & 2002 qua bảng sau là : Số bộ C/O được cấp trong 2 năm 2001/2002 Địa điểm 2001 2002 Hà nội 21.800 28.0000 Hồ Chí minh 144.304 178.495 Hải phòng 4.054 5.400 Cần thơ 2.900 3.600 Đà nẵng 6.000 6.271 Vũng tàu 830 1.157 Nha Trang 4.600 5.245 Vinh 800 905 Thanh Hoá (chưa được uỷ quyền cấp) 613 Tổng 185.288 229.685 Nguồn Ban pháp chế -VCCI Hà nội Những vấn đề tồn tại trong việc khai và cấp C/O Theo số liệu thống kê chúng ta thấy số lượng cấp C/O trong thời gian qua tăng rất nhanh. Vì vậy lời khai trong đơn xin cấp C/O đòi hỏi phải có độ chính xác cao hơn và công tác kiểm tra đơn xin của các cán bộ cấp C/O càng phải chính xác, chặt chẽ hơn. Tuy nhiên trên thực tế cũng còn nhiều khó khăn và thiếu sót mà chúng ta chưa khắc phục được. Tồn tại trong doanh nghiệp Sau hơn môt thập kỷ chuyển hướng, nền kinh tế nước ta đã bắt đầu ổn định và tăng trưởng, các doanh nghiệp sản xuất xuất nhập khẩu của Việt nam đã có nhiều năm cọ xát với kinh tế thị trường, kinh doanh trực tiếp với các nhà nhập khẩu của nhiều nước, họ nhận thấy rằng muốn tồn tại và phát triển được họ phải cạnh tranh trên thị trường thế giới mà cuộc cạnh tranh này lại hết sức gay gắt và khốc liệt. Tuy nhiên với hơn 15 năm làm quen với kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Việt nam chưa thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có những doanh nghiệp chưa hiểu rõ tác dụng và ý nghĩa của C/O, họ không biết hàng hóa của mình có đủ tiêu chuẩn xuất xứ để xin cấp form A hay form D hay không, do đó không nắm được mức ưu đãi thuế quan mà nước nhập khẩu đã dành cho những sản phẩm đó. Điều này sẽ kéo theo rất nhiều bất lợi cho doanh nghiệp như: - Hàng hoá xuất khẩu đã đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ để được cấp C/O form A hoặc fom D nhưng doanh nghiệp không nắm được nên khi chào giá hoặc đàm phán với khách hàng giá chào bán sẽ không cạnh tranh được với giá của cùng mặt hàng đó của các nước khác hoặc không giới thiệu được với khách hàng là hàng hóa của mình khi xuất khẩu sang nước bạn sẽ được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan. Vì vậy dễ bị lỡ cơ hội bán được hàng. - Đối với mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU, qui định của EU là mã số của nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất giày dép không được trùng với mã số của sản phẩm - đó là mã số HS 6406 - nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp không nắm được qui định này nên đã chấp nhận đề nghị của nhà nhập khẩu sẽ cung cấp C/O form A khi xuất hàng đối với những lô hàng gia công có đế giày nhập khẩu với mã số HS 6406. Chắc chắn là Cơ quan cấp C/O sẽ từ chối việc cấp C/O form A cho doanh nghiệp này khi họ đến xin C/O cho lô hàng đó vì hàng không đủ tiêu chuẩn xuất xứ. Như vậy doanh nghiệp sẽ không thực hiện được hợp đồng đã ký với khách hàng và sẽ bị khiếu nại. Thiệt hại không nhỏ sẽ xảy ra cho doanh nghiệp như: Nếu doanh nghiệp đã sản xuất hàng theo đúng hợp đồng nhưng khi bị từ chối cấp C/O sẽ không xuất được hàng, quá trình sản xuất sẽ bị dừng lại, không có việc làm cho công nhân. Trong trường hợp hàng đã xuất nhưng bộ chứng từ chưa có C/O thì ngân hàng hoặc người nhập khẩu sẽ từ chối thanh toán tiền hàng. - Khi khai C/O, thường khai không chính xác, không đầy đủ. Không biết khai khi sản phẩm có xuất xứ cộng gộp, khai thiếu trọng lượng lô hàng, ngày lập hóa đơn sau ngày xin cấp C/O, kết quả là khi đến xin cấp C/O phải sửa lại lời khai đôi khi phải mang về khai lại. Ngoài ra còn có tình trạng doanh nghiệp cố tình gian lận, sử dụng sai form gây mất thời gian cho cơ quan cấp C/O. Ví dụ: Do Trung quốc bị cắt không được nằm trong danh sách các nước được hưởng GSP của EU cho một số mặt hàng, các sản phẩm giày dép từ Trung quốc nhập khẩu vào Việt nam lại được các doanh nghiệp Việt nam tìm cách xác nhận có xuất xứ tại Việt nam rồi xuất sang EU. Rõ ràng các nhà sản xuất, xuất khẩu Trung quốc muốn lợi dụng C/O của Việt nam để được hưởng ưu đãi thuế, còn các doanh nghiệp của Việt nam vì lý do tư lợi nên cố tình lập chứng từ giả để xin cấp C/O form A. Hải quan EU đã phát hiện và đã yêu cầu nhà nhập khẩu phải nộp thuế theo biểu thuế thông thường. Mặt khác họ đã khiếu nại tới Cơ quan cấp C/O của Việt nam để giải quyết. Nếu hiện tượng này còn tái diễn rất có thể EU sẽ cắt vĩnh viễn ưu đãi dành cho Việt nam. Nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót nêu trên là do các kiến thức về C/O chưa được phổ cập rộng rãi cho các doanh nghiệp trên cả nước. Vấn đề vốn, công nghệ chưa được đầu tư sâu rộng nên doanh nghiệp chưa tự sản xuất được các thành phần nhập khẩu để tăng tỷ lệ thành phần nội địa của sản phẩm lên để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ được cấp C/O form A, D. Tồn tại trong cơ quan cấp C/O Trên thực tế việc cấp C/O chủ yếu mới chỉ dựa trên các chứng từ hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp, không tiến hành kiểm tra tính xuất xứ của sản phẩm tại nơi sản xuất. Như vậy việc cấp C/O phụ thuộc hoàn toàn vào tính trung thực, chính xác trong các lời khai trên giấy tờ của doanh nghiệp. Việc hướng dẫn khai C/O của cán bộ cấp C/O cho nhà xuất khẩu vẫn còn thiếu sót và không chính xác. Ví dụ: Trường hợp thứ nhất xảy ra với việc xác định mã số cho hàng hóa nhưng không được hải quan nước nhập khẩu chấp nhận, người mua không nhận được hàng. Có sai lẫn trong cách khai mã số “ W4602 ” rổ, rá, giỏ, rương, thùng, kệ, lọ song mây với “ W9003-9401 ” bàn ghế song mây trong ô số 8 “ tiêu chuẩn xuất xứ ” của chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tại Khánh hoà đã làm cho hàng hóa của Xí nghiệp Chế biến Song Mây Xuất khẩu Nha trang - Rapexco - không được hải quan của Italia và Thụy điển chấp nhận. Trường hợp thứ hai là việc kiểm tra các chứng từ và khai báo của chủ hàng, các cán bộ cấp C/O đã không phát hiện ra những sai sót, những chỗ khai thiếu nên bị hải quan nước nhập khẩu từ chối, yêu cầu kiểm tra lại tính xuất xứ. Đã xảy ra đối với chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tại Nha trang, khi cấp C/O form A số 84/TONT/94 cấp cho Công ty Sản Xuất Hàng Thủ Công Nha trang đi thị trường Tây ban nha, C/O này đã bị bỏ trống ô số 8, 9, ngày ký xác nhận của Phòng Thương mại trước ngày lập hóa đơn, ô số 12 ký nhận của Công ty Sản Xuất Hàng Thủ Công Nha trang kết quả là lô hàng không được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan GSP. Trường hợp thứ ba là vấn đề cấp C/O form A cho sản phẩm giày dép, dệt may xuất khẩu sang EU. Các cơ quan cấp C/O phải đối mặt với hai thực trạng khó giải quyết. Một bên là EU sẽ cắt giảm hạn ngạch, mất uy tín thương mại của Việt nam trên thị trường quốc tế nếu Việt nam tiếp tục vi phạm tiêu chuẩn xuất xứ của C/O form A cho hàng hoá xuất khẩu sang EU (như đã nêu trong phần trước), còn một bên là những khó khăn cần thiết phải giải quyết cho các doanh nghiệp. Cơ quan cấp C/O không có điều kiện để kiểm tra được hết tính xuất xứ của tất cả các lô hàng tại nơi sản xuất mà chỉ dựa trên các chứng từ khai của các doanh nghiệp nên không có cơ sở để từ chối cấp C/O nếu chứng từ của họ hợp lệ. Trong thời gian chờ xác minh các lô hàng bị nghi là có man trá trong xuất xứ thì Cơ quan cấp C/O vẫn phải tiếp tục cấp C/O cho các lô hàng mới không thể ngừng việc cấp C/O cho các lô hàng này được, nhưng trong trường hợp lại có sự man trá đối với các lô hàng mới được cấp C/O này thì EU sẽ giảm hoặc cắt ưu đãi thuế quan cho những mặt hàng này. Tồn tại trong Cơ quan quản lý việc xin và cấp C/O Bộ Thương mại trong những năm vừa qua chưa ban hành đầy đủ các văn bản về quản lý hoạt động cấp C/O ở Việt nam. Hàng năm không có báo cáo đầy đủ về tình hình cấp C/O của các tổ chức được nhà nước ủy quyền cấp C/O của Bộ Thương mại. Do đó Bộ Thương mại không nắm vững được những số liệu cấp C/O hàng năm, những vấn đề tồn tại và những vi phạm trong việc xin và cấp C/O. Chỉ khi nào có vấn đề nảy sinh như bị Cơ quan hải quan nước nhập khẩu khiếu nại ở mức độ nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng đến mọi mặt hàng xuất khẩu sang thị trường đó thì Bộ Thương mại mới được biết đến. Cụ thể là hàng giày dép, dệt may và xe đạp xuất sang EU đã bị Hải quan EU khiếu nại nhiều lần và Vụ Âu mỹ - Bộ Thương Mại mấy năm gần đây đã phải kiểm tra và báo cáo tình hình cấp C/O cho những mặt hàng nói trên. Cũng từ năm 2000 Phòng Thương mại không được cấp C/O form A cho mặt hàng giày dép sang EU nữa, Bộ Thương mại là Cơ quan cấp C/O form A cho mặt hàng này. Vì có sự lỏng lẻo trong quản lý C/O nên đã có hiện tượng làm giả C/O. C/O form A thường bị làm giả nhiều nhất vì hàng hoá có C/O form A sẽ được giảm thuế ở mức cao, có loại còn được miễn thuế. Những kẻ làm C/O giả có thể là ở Việt nam (nước xuất khẩu) hoặc là ở các nước cùng khu vực có sự đồng lõa, cấu kết với gian thương của nước nhập khẩu, hoặc có sự phối hợp tay ba giữa bọn gian lận nước ngoài, nơi có hàng xuất khẩu với gian thương ở nước nhập khẩu và những kẻ làm giả ở Việt nam để chế tác ra các loại C/O giả. Hàng hóa hoàn toàn do người nước ngoài sản xuất, chở đi từ một cảng ngoài Việt nam đến Châu Âu, người mua và người bán đều ở ngoài Việt nam nhưng bộ C/O, chứng từ kèm theo đều mạo danh, mạo địa điểm, mạo xuất xứ của Việt nam. Cũng có những trường hợp tự tẩy xoá và sửa chữa trên C/O thật đã cấp cho một mặt hàng khác. Tất cả các trường hợp làm giả đều do ham lợi, vì lợi ích cá nhân, bất chấp mọi quy định làm liều. Mặt khác cũng do quy định của các cơ quan cấp C/O và các cơ quan có liên quan còn lỏng lẻo, có kẽ hở tạo điều kiện cho bọn gian lận lợi dụng kẽ hở đó làm giả C/O. 7. Kiến nghị nhằm hoàn thiện việc xin và cấp C/O ở Việt nam Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt nam nói chung và Thương mại quốc tế nói riêng Việt nam đang đứng trước nhiều thách thức khi tham gia vào AFTA và WTO. Trước những thời cơ mới Việt nam sẽ phải lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp, Việt nam cần phải đạt một tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả bảo đảm bước tiến vững chắc theo quan điểm phát triển bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Các mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội mà Việt nam cần thực hiện và thực hiện vượt mức đó là: đạt tăng trưởng kinh tế nhanh (9-10% năm), giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa Luan - GSP.doc
  • docLoi noi dau-khoa luan.doc
Tài liệu liên quan