Khóa luận Hoàn thiện công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vosa Sài Gòn

MỤC LỤC

Lời mở đầu . .1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 3

1.1. Khái quát chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. 3

1.1.1 Khái niệm về giao nhận và vai trò của giao nhận trong thương mại 3

1.1.2 Khái niệm về người giao nhận 3

1.1.3 Phạm vi các dịch vụ giao nhận 5

1.1.3.1 Thay mặt người xuất khẩu.5

1.1.3.2 Thay mặt người nhập khẩu.5

1.1.3.3 Những dịch vụ khác.6

1.1.4 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên 6

1.2 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không 8

1.2.1 Các tổ chức quốc tế về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không 8

1.2.1.1 Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.8

1.2.1.2 Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế.8

1.2.1.3 Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA.9

1.2.2 Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không. 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI VOSA SAIGON 16

2.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐẠI LÝ HÀNG HẢI SÀI GÒN (VOSA SÀI GÒN) 16

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của VOSA Sài Gòn 16

2.1.2 Chức năng-nhiệm vụ và quyền hạn của VOSA Sài Gòn 18

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG KHÔNG Ở VOSA SAIGON 20

2.2.1 Tình hình (kết quả) kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 20

2.2.2 Thực trạng hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

ở Vosa.23

2.2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vosa Sai gòn 25

2.3 Những rủi ro tiềm ẩn mà công ty gặp phải khi giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.36

2.3.1 Đối với hàng xuất.36

2.3.2 Đối với hàng nhập.37

2.4 Phân tích và đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không 37

2.4.1 Phân tích thị trường 37

2.4.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh 38

2.4.3 Đánh giá chung về kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở Vosa 43

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI VOSA SÀI GÒN 47

3.1 Triển vọng và phương hướng phát triển của Vosa trong thời gian tới 47

3.1.1 Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế ở Việt nam 47

3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của VOSA trong thời gian tới 48

3.2 Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không từ bản thân Vosa 51

3.2.1 Các biện pháp về thị trường 51

3.2.2 Các biện pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật 52

3.3 Các biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước .59

3.3.1. Nhà nước cần có những thay đổi về mặt chính sách và thủ tục để giúp Công ty thoát khỏi cơ chế cứng như hiện nay.59

3.3.2. Hỗ trợ về mặt tài chính.60

3.3.3. Nhà nước cần có chính sách hợp lý đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận hàng không.60

 

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7529 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vosa Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất hay nhập một khối lượng hay trị giá hàng trong một năm. Loại 2 là giấy phép con, được cấp cho từng chuyến hàng một, giấy phép con còn gọi là giấy phép chuyến, loại 2 được sử dụng phổ biến hơn + Bản kê chi tiết hàng hóa: Ðây là bản khai chi tiết về hàng hoá của người gửi hàng, nhiều khi người ta dùng phiếu đóng gói thay bản kê khai chi tiết. + Bản lược khai hàng  hóa: Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hóa chuyên chở. Lược khai hàng hóa do người giao nhận lập khi hàng có nhiều lô hàng lẻ gửi chung một vận đơn (trường hợp gom hàng). + Giấy chứng nhận xuất xứ: Là chứng từ ghi nơi sản xuất của hàng hóa do người xuất khẩu kê khai, ký và được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận (ở Việt Nam là Phòng Thương Mại và Công nghiệp, Phòng XNK Bộ Công Thương). + Tờ khai hàng  hóa XNK (khai hải quan) Là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo, xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia. + Vận đơn hàng không, hoá đơn thương mại (xem phần chứng từ hàng không) Bước 5. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và đón hàng vào bãi TCS Dựa vào hồ sơ, booking để làm talon, tờ cân (1 tờ cân có 4 liên) Dán talon vào tờ cân, điền 1 số thông tin cần thiết để đón được hàng vào, kẹp 1 booking vào tờ cân vàng Trình tờ cân cho gác cổng TCS để họ ký tên lên tờ cân và cho hàng vào. Bước 2 chỉ kết thúc khi hàng hóa đã vào được kho TCS. Bước 6. Xuống hàng và cân hàng + Tìm mâm để xuống hàng, chú ý khối lượng mâm (dolly+pallet) để cân chính xác + Đo kích thước để tính Volume Weight ghi vào tờ cân + Tìm đúng nhân viên TCS cân hàng (theo Airlines) để cân hàng. Sau khi cân xong, nhân viên TCS ký vào tờ cân. Họ giữ tờ cân màu vàng (có kẹp booking). Bước 2 chỉ kết thúc khi nhân viên TCS đã xác định khối lượng Gross Weight của lô hàng, ký vào tờ cân và giữ lại tờ cân vàng có kẹp booking. Bước 7. Đánh MAWB trên airlines + Lấy tờ cân trắng kẹp booking lên airlines để đánh MAWB và điền số kg vào HAWB. + Chú ý kỹ địa chỉ của người nhận (consignee) trên tờ cân phải chính xác + Sau khi đánh bill xong tùy theo airlines mà xé bill, thường giữ lại 2 tờ, 1 cho shipper và 1 để thanh lý hải quan. Bước 8. Thanh lý hải quan, đóng phí TCS + Thanh lý hải quan cho lô hàng: lấy tờ cân xanh đã được đóng dấu hải quan, MAWB thanh lý và HAWB thanh lý (nếu có) đem đến phòng thanh lý hải quan để đóng phí. Sau đó, hải quan sẽ đóng dấu đã thanh lý lên tờ cân màu xanh. + Nếu lô nào đi các airlines có phí TCS (AF, BR, CI, CX, PR, LH, SQ, KE) thì lấy tờ cân hồng ghi MST lên rồi nộp vào phòng thu phí TCS. Bước 9. Soi an ninh lô hàng và bấm hồ sơ trên airlines + Trình tờ cân xanh vừa thanh lý xong để cho hàng vào soi và đóng phí Security theo số kg; + Sau khi làm song thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanh toán các chi phí, người giao nhận sẽ gửi chứng từ kèm theo hàng hóa gồm: •    Các bản còn lại của MAWB và HAWB •    Hoá đơn thương mại •    Bản kê khai chi tiết hàng hóa •    Giấy chứng nhận xuất xứ •    Phiếu đóng gói •    Lược khai hàng hóa •    Và các chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu. + Người giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng (MWAB hoặc HAWB) cùng thông báo thuế và thu tiền cước cùng các khoản chi phí cần thiết có liên quan Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại Vosa Sài Gòn Làm hàng nhập qua phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một chu trình nghiệp vụ ngược với hàng xuất.Nếu hàng xuất là gom hàng (consolidation) do người giao nhận đứng ra thay mặt chủ hàng ,với tư cách là người gởi hàng đăng ký với hãng hàng không để vận chuyển đến nơi yêu cầu,thì đại lý làm hàng nhập là người chia lẻ hàng làm thủ tục nhập,báo cho khách hàng hoặc giao hàng đến tận nơi cho khách(nếu được yêu cầu) Trên cơ sở ủy thác của nhà nhập khẩu,người giao nhận sẽ thực hiện các dịch vụ của mình với các phương thức giao nhận hàng nhập như sau: Airport to Airport Sơ đồ 2.4: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không CSU Nhận thông báo hàng đến từ đại lý nước ngoài-Pre-alert CSU Theo dõi và kiểm tra với Airlines, nhận chứng từ gốc từ sân bay CSU Kiểm tra chứng từ và báo cho khách hàng Sai sót CSU Thông báo đại lý nước ngoài CSU Theo dõi quá trình chỉnh sửa Khách hàng: Yêu cầu giao hàng tận nơi? Chuẩn bị giấy tờ cần thiết, làm thủ tục hải quan để lấy hàng ra Thu phí D/O và cước collect(nếu có) và phát hành toàn bộ chứng từ cho khách hàng Báo đại lý nước ngoài về việc giao chứng từ,hàng và kết thúc hồ sơ Thanh quyết toán với tài vụ Các bước tiến hành Khi nhận được Pre-alert bằng fax hoặc qua email từ đại lý nước ngoài thông báo trước về lô hàng sắp được nhập,Customer Service bộ phận nhập sẽ thông báo cho khách hàng để họ chuẩn bị các thủ tục nhập hàng và theo dõi”đường đi” của lô hàng đó Khi hàng về đến sân bay Tân Sơn Nhất, Customer Service liên hệ với kho hàng ở sân bay (tan Son nhat cargo Station) để nhận chứng từ hàng nhập,gồm AWB và bộ chứng từ kèm theo,và kiểm tra đối chiếu với Pre-alert.Nếu bộ chứng từ có sai só hoặc hàng chưa đến như đã thông báo thì phải báo ngay cho đại lý gởi hàng ở nước ngoài biết để xử lý kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi của người nhận hàng và uy tín của người giao nhận nếu có rủi ro hàng hóa dẫn đến tranh chấp phân chia trách nhiệm Đối với hàng nhập,người gởi hàng trên MAWB là đại lý Vosa ở nước ngoài ,người nhận hàng là vosa.trên HAWB mới thể hiện tên chủ hàng thật sự Dựa theo tên,đại chỉ của người nhận hàng đến(Arrival notice) cho người nhận hàng trong đó phải ghi rõ chi tiết lô hàng,số vận đơn,số kiện,trọng lượn Cần lưu ý phương thức thanh toán cước cho lô hàng.Nếu là cước collect thì phải ghi rõ số tiền cần thanh toán là bao nhiêu Làm giấy ủy quyền và giao AWB cùng bộ chứng từ gốc về hàng hóa (Invoice,Packing list,C/O…) cho khách hàng,thu tiền nếu là cước collect Customer service báo POD (Poor of Delivery) cho đại lý ở nước ngoài để họ kịp thời phản ánh thông tin về lô hàng cho người gởi hàng và đóng hồ sơ(close file) Chứng từ hàng nhập”to airport” - Pre-alert - MAWB - HAWB - Giấy báo nhận hàng(Arrival notice) - Giấy ủy quyền: nếu cho toàn bộ lô hàng của một chủ hàng thì đại lý giao nhận sẽ làm giấy ủy quyền cho khách hàng thay mặt đại lý giao nhận để nhận hàng Door to door Các bước tiến hành: Các bước đầu tương tự như hàng nhập”airport to airport”,chỉ khác là thay vì giao toàn bộ AWB,chứng từ gốc về hàng hóa cùng giấy ủy quyền cho khách hàng,thì Customer Service hàng nhập sẽ liên hệ với khách hàng để có được một số giấy tờ cần thiết cho việc khai quan và nhận hàng như: Công văn xin nhận hàng,giấy ủy quyền cho Vosa thay mặt làm thủ tục nhận hàng,bản photo giấy phép thành lập doanh nghiệp và giấy chứng nhận đang ký mã số thuế Trường hợp khách hàng chưa có giấy phép nhập khẩu, Customer Service hoặc bộ phận hiện trường sẽ nhanh chóng liên hệ với các cơ quan chức năng để xin giấy phép nhập khẩu cho lô hàng Giấy phép nhập khẩu hiện nay có hai loại: Giấy phép nhập khẩu do bộ thương mại cấp đối với hàng nhập theo dạng hàng mậu dịch(phải có hợp đồng xuất nhập khẩu, văn bản xin mở L/C) Giấy phép nhập khẩu do cơ quan hải Quan cấp đối với hàng nhập theo dạng hàng phi mậu dịch(quà biếu,hàng mẫu,hàng triển lãm..)Nếu là các văn phòng đại diện thì phải xin giấy phép tại cục Hải Quan TP.hồ chí Minh,còn các dạng công ty khác tại Hải Quan cửa khẩu sân bay tân Sơn nhất Sau khi có đầy đủ các giấy tờ cần thiết,bộ phận hiện trường liên hệ với Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất để đăng ký tờ khai.việc đăng ký này cũng tiến hành theo 2 cơ chế:hàng mậu dịch và phi mậu dịch nhằm hợp pháp hóa hàng nhập và xác định mức độ nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước: Đối với hàng mậu dịch: theo biểu thuế của nhà nước quy định Đối với hàng phi mậu dịch: căn cứ vào loại hàng để áp dụng các mức thuế khác nhau,cụ thể như: Hàng ngoại giao:có thể được hưởng quy chế miễn trừ Hàng hội chợ triễn lãm: phải có thêm thủ tục tạm nhập tái xuất Hàng cá nhân hoặc hàng cơ quan: theo biểu thuế quy định cho từng loại hàng Đem AWB,giấy ủy quyền đến bàn thủ tục nhập tại trạm hàng hóa quốc tế sân bay Tân Sơn nhất làm thủ tục,đóng tiền lưu kho,phí lao vụ để đổi lấy phiếu xuất kho và sau đó xuống hải quan kho để liên hệ làm thủ tục để lấy hàng ra Sau khi lấy hàng ra khỏi kho,Operation liên hệ với hải quan để xin kiểm hóa hoặc đem vào đội kiểm tra hành lý cá nhân(đối với hàng cá nhân) Sau khi đối chiếu hàng thực tế với sự khai báo trên tờ khai hải quan ,Hải Quan kiểm hóa sẽ đóng dấu “đã kiểm tra” và đưa tờ khai này qua đội thuế để tính thuế nhập khẩu Khi thủ tục nộp thuế hoàn thành,người giao nhận giữ lại một bản.chấm dứt quá trình nhận hàng tại sân bay Operation bộ phận nhập tiến hành lo phương tiện để giao lô hàng đến tận nơi cho khách.Khách ký nhận và hoàn trả cho người giao nhận phí dịch vụ và các khoản phí khác mà người giao nhận đã ứng trước như thuế,lưu kho…(trường hợp việc nhận làm dịch vụ”to door” này là do người nhận hàng yêu cầu.Trong trường hợp người nhận làm “to door’ theo chỉ thị của đại lý nước ngoài (theo điều khoản Delivery term là:DDU hay DDP mà đại lý nước ngoài thể hiện trên HAWB) thì Operation sẽ báo cáo toàn bộ chi phí làm hàng cho bộ phận kế toán của công ty.Bộ phận kế toán sẽ phát hành hóa đơn và gởi cho đại lý nước ngoài để được thanh toán Customer Service của bộ phận nhập sẽ báo POD cho đại lý mình ở nước ngoài và đóng hồ sơ(close file) Hiện nay,dịch vụ”door to door’ rất phổ biến,đem lại lợi ích cho cả chủ hàng và người giao nhận.nhờ vào tính chuyên nghiệp của người giao nhận mà người nhận hàng có thể nhận hàng trong thời gian nhanh nhất,giảm thiểu các chi phí có thể phát sinh như phí lưu kho,phí phạt của hải Quan do hàng để lâu trong kho…ngược lại người giao nhận cũng được hưởng một khoản lợi nhuận đáng kể từ hoạt động dịch vụ này Bộ chứng từ hàng nhập”to door” + Pre-alert + Chứng từ làm hàng : Awb Giấy ủy quyền cho Vosa Tờ khai hàng nhập khẩu Đơn xin nhập hàng Invoice,Packing list Giấy phép thành lập công ty(photo) Hợp đồng thương mại(nếu nhập hàng mậu dịch) Trên đây chỉ là một vài sơ lượt về chu trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận bằng đường hàng không tại Vosa Saigon.Có thể nói rằng,để có thể phát triển và thu được lợi nhuận kinh tế cao,một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải này cần phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ giỏi,nắm được kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương,thông thạo địa lý thế giới,am hiểu về luật pháp,luật lệ có liên quan trong nước và ngoài nước ,có trình độ ngoại ngữ vững vàng để có thể đáp ứng và cung cấp chương trình khách hàng dịch vụ hoàn hảo nhất.Hơn nữa,các đơn vị này cần phải thiết lập mạng lưới đại ý giao nhận rộng khắp thế giới,biết phân tích và dự đoán chính xác tình hình thị trường xuất nhập khẩu với nhu cầu vận chuyển giao nhận hàng hóa nhằm có được hướng phát triển lâu bền vững chắc Phân tích những mặt yếu trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Việc đặt chỗ với các hãng hàng không đối với công ty cũng còn một số vấn đề cần được giải quyết nhất vào những mùa cao điểm hàng hóa cần được chuyển đi gấp nhưng do công ty chưa có hợp đồng hay thỏa thuận ưu đãi về cước vận chuyển với một số hãng hàng không nên việc đặt chỗ vào mùa cao điểm hết sức khó khăn do các hãng hàng không thường ưu tiên cho những công ty vận chuyển mà có hợp đồng trước.Việc không đặt chỗ trước cũng là nguyên nhân gây ra phí lưu kho bởi vì khi nhận được thông báo ngày ra hàng nhưng không đặt chỗ trước được,hàng hóa phải lưu kho.có một số trường hợp ,khách hàng chở hàng ra sân bay nhưng do chưa đặt chỗ trước được,khách hàng phải đợi khi nào mới có booking của hãng hàng không thì hàng của họ mới được tiếp nhận.Và điều này cũng gây mất uy tín cho công ty Đối với những lô hàng có yêu cầu làm trọn gói,thì khoản thu nhập mang lại cho công ty cũng đáng kể.Do vậy,đội ngũ sale cần tích cực khai thác những nguồn hàng này Việc sử dụng nhãn của hãng hàng không để dán lên các kiện cũng khó khăn.Do có một số hãng hàng không sẽ cung cấp trước một số nhãn cho công ty để sử dụng khi có hàng được đặt chỗ qua hãng ,nhưng một số hang hàng không sẽ phát cho công ty vận chuyển khi hàng hóa thật sự đưa đến sân bay.Vì vậy gây khó khăn cho đội ngũ hiện trường trong quá trình làm hàng.Vào mùa mưa hoặc mùa cao điểm lượng hàng nhiều nếu không chuẩn bị trước nhãn dán lên thùng hàng cho qua máy soi an ninh trước khi máy bay cất cánh,mà nhà kho của hãng hàng không lại rất thấp dễ bị mưa tạt vào và điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng hóa nhất là những mặt hàng quần áo Một vấn đề khác cần quan tâm,một số khách hàng khi thay đổi thùng hàng xuất đi đã không thông báo trước,vì thế khi chuẩn bị những đội hiện trường sẽ căn cứ vào tổng số thùng hàng như đã thông báo ban đầu mà dán số trước lên nhãn,nhưng khi khách hàng thay đổi số lượng thùng hàng ,đội hiện trường phải bỏ toàn bộ nhãn đi và chuẩn bị lại nhãn mới và điều này gây mất thời gian cho đội hiện trường Việc theo dõi và kiểm tra tình trạng lô hàng trên đường vận chuyển đến nơi đến cũng khó khăn.Nếu muốn biết tình trạng của lô hàng thế nào,bộ phận dịch vụ khách hàng phải truy cập vào trang web của hang hàng không hay trực tiếp gọi điện thoại hỏi hãng hàng không để biết tính hình .Tuy nhiên,có một số trang web không truy cập được,hoặc thời gian truy cập rất lâu mà gọi điện cho hãng hàng không thì có một số nhân viên rất khó chịu thậm chí họ không thông báo.Nếu không cập nhật thông tin cho đầu nước ngoài việc tình trạng của lô hàng,thì dịch vụ của công ty bị đánh giá là chất lượng kém Vấn đề mà bộ phận dịch vụ khách hàng thúc hãng hàng không là không cần thiết.khi đã nhận vận chuyển của khách hàng thì hãng hàng không phải có trách nhiệm cho hàng đến nơi theo như lịch bay đã thông báo cho khách hàng trong trường hợp chuyến bay bị chậm trễ do thời tiết,hoặc chiến tranh… Những rủi ro tiềm ẩn mà công ty gặp phải khi giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Đối với hàng xuất: Lô hàng sẽ bị chậm trễ chuyến bay,nếu như trong quá trình pich-up hàng trên đường đến sân bay xe bị hư hoặc bị cấm tải trong giờ cao điểm mà không đến sân bay kịp thời hoặc không kịp làm thủ tục hải quan ,thì lô hàng đó sẽ bị lưu kho và phí lưu kho sẽ được tính theo trọng lượng của lô hàng.Đặc biệt,đối với những lô hàng nguy hiểm như máu xét nghiệm,hay hàng tươi sống,rau quả dễ bị hư,thối… Trong quá trình chuẩn bị nhãn HAWB,nhãn MAWB,đội hiện trường phải kiểm tra điểm đến cẩn thận nếu sai sót hàng sẽ được vận chuyển đến một nơi khác Đối với những mặt hàng có giá trị cao nếu khách hàng không sử dụng những bao bì hoặc thùng hàng chuyên biệt để đóng,thì trong khi lô hàng để trong nhà kho chờ chuyến bay,thùng hàng có thể bị khoét hoặc bị mất Một lô hàng sau khi hoàn thành xong thủ tục hải quan ,phải được qua máy soi an ninh mới có thể xuất đi được.Tuy nhiên vào những mùa cao điểm hàng xuất đi nhiều,nếu như đội hiện trường không kiểm tra thường xuyên với đội soi hàng,thì hàng hóa có thể bị bỏ quên hoặc lượng hàng ở sân bay nhiều chưa qua kịp máy soi an ninh kết quả hàng sẽ bị chậm trễ chuyến bay Một lô hàng trước khi đến nơi phải qua nhiều chặng,và chứng từ luôn đi cùng hàng hóa.Việc chuyển chặng như vậy dễ dàng thất lạc chứng từ và khi hàng đến nơi,đầu đại lý nước ngoài sẽ không làm thủ tục hải quan,hàng hóa sẽ bị lưu kho trong khi chờ chứng từ Đối với hàng nhập: Khi lô hàng về đến sân bay Tân Sơn Nhất ,nếu nhận được yêu cầu hàng này phải được bảo quản trong kho lạnh hoặc ở nơi có nhiệt độ thích hợp mà bộ phận dịch vụ khách hàng nhập không thông báo cho nhân viên TCS làm điều đó,hàng hóa dễ bị hư hỏng hoặc không còn giá trị cao Phí lưu kho phát sinh,nếu bộ phận dịch vụ khách hàng nhập không thông báo cho khách hàng đến nhận hàng chậm trễ,và gây mấy uy tín của công ty Nếu lô hàng về từng phần,khách hàng không thể nhận hàng cùng một lúc mà phải đợi hàng về đầy đủ thì khách hàng mới có thể lấy hàng được.Trong khi chờ hàng về sẽ phát sinh phí lưu kho Nếu trên HAWB thể hiện thông tin của khách hàng không rõ rang,chính xác thì đại lý sẽ tiến hành thủ tục chỉnh sửa,và điều này gây chậm trễ việc lấy hàng và phát sinh phí lưu kho Trên đây chỉ là một số rủi ro mà có thể xảy ra trong quá trình giao nhận. Tuy nhiên, ta có thể giảm thiểu được rủi ro để hạn chế những thiệt hại phát sinh và gây mất uy tín cho công ty. Phân tích và đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không Phân tích thị trường Với thị trường trong nước, Công ty đã thiết lập được hầu hết các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố chính Nhờ vậy VOSA đã thiết lập được mạng lưới giao nhận của Công ty ở khắp mọi nơi trên toàn quốc. Đặc biệt với chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh, VOSA đã thu hút được một lượng khách hàng tương đối lớn, có thể nói doanh thu thu được từ VOSA TPHCM là cao nhất trong tất cả các chi nhánh. Sở dĩ được như vậy là vì TPHCM là nơi tiêu thụ hàng hoá rất lớn, chiếm 60% lượng hàng hoá tiêu thụ của cả nước, hơn nữa VOSA TPHCM lại có một đội ngũ cán bộ lành nghề cộng với cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty thường xuyên được nâng cấp và sửa sang thay đổi. Không chỉ VOSA TPHCM phát huy được lợi thế thương mại của mình mà VOSA Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh... cũng không kém những thành tích đạt được của VOSA TPHCM là mấy. Hiện tại thị trường chính của Công ty bao gồm : - Khu vực Đông Nam á có khối ASEAN & Australia - Khu vực Đông Bắc Á có Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản Đài Loan và Hàn Quốc. - Khu vực Tây Âu có Pháp, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan. - Khu vực Đông Âu có SNG, cộng hoà Sec - Khu vực Châu Mỹ có Hoa Kỳ, Cuba. Nhìn chung, các thị trường trên của Công ty ngày càng được mở rộng về chiều rộng lẫn chiều sâu, thể hiện như sau : Đối với khu vực Đông Bắc Á, tuy chỉ có 5 nước nhưng lại là một thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng hàng hoá giao nhận bằng đường không của Công ty. Năm 2004, sản lượng giao nhận hàng hoá bằng đường không mà Vosa đảm nhận cho khu vực này chiếm khoảng 20% (hàng nhập), 25% (tổng lượng hàng xuất). Năm 2007, 2008, 2009, sản lượng giao nhận hàng không mà Vosa đảm nhiệm cho khu vực này tăng đều, mỗi năm trung bình tăng 10% (…) lượng hàng hoá giao nhận còn lại trên thị trường quốc tế được san đều cho các thị trường còn lại, nếu có chênh lệch thì chỉ chênh lệch rất ít, không đáng kể (trong những khu vực còn lại thì nổi bật nhất là khối ASEAN - tuy sản lượng giao nhận hàng không mà Công ty đảm nhận có kém hơn khu vực Đông Nam Á nhưng so với các khu vực khác thì ASEAN lại trội hơn hẳn, vì dù sao ASEAN cũng là một thị trường có kim nghạch buôn bán với Việt Nam khá cao trong những năm gần đây. Qua đó ta có thể thấy ASEAN là một thị trường khá hấp dẫn với Việt Nam nói chung và VOSA nói riêng. Do đó công ty cần phải chú trọng để khai thác thị trường này sao cho đạt được hiệu quả như mong đợi. Đối với thị trường chủ yếu như khối Đông Bắc Á, khu vực ASEAN …Công ty cần đưa ra những hiệu pháp thích hợp để thu hút và duy trì khách hàng. Còn đối với những thị trường tiềm năng và một số thị trường còn mới mẻ, Công ty cần lập ra những kế hoạch Marketing cho từng thị trường căn cứ vào tình hình cụ thể của thị trường đó để có thể xâm nhập vào thị trường giao nhận các nước một cách dễ dàng. Phân tích đối thủ cạnh tranh Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến hoạt động kinh tế đối ngoại nên lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng tạo đà thuận lợi cho dịch vụ giao nhận nói chung và dịch vụ giao nhận hàng không nói riêng phát triển. Trước tình hình này, đề có thể tồn tại và phát triển bản thân VOSA phải tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu của họ để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh thích hợp. Những đối thủ chính của VOSA là : + VINATRANS: Công ty cổ phần kho vận ngoại thương (Vinatrans) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, có tên giao dịch quốc tế:”The Vietnam National trade transport ware housing and service” được viết tắt là VINATRANS Công ty được cấp giấy phép thành lập năm 1975 là một công ty mới được thành lập cách đây không lâu, ban đầu mới chỉ là những người gây dựng lên công ty nhưng sau một thời gian dài hoạt động số thành viên của công ty hiện nay đã là 200 thành viên đóng tại Hà Nội và được phân công hợp lý làm việc trong các phòng ban của công ty Các nghiệp vụ kinh doanh có những bước tăng trưởng mạnh : dịch vụ về kho tăng bình quân 15%/năm, dịch vụ giao nhận tăng 25%/năm, dịch vụ vận tải tăng 39%/năm. Các chỉ tiêu kinh tế đều có mức tăng mạnh : doanh thu bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 60 - 70%/năm, các khoản nộp Ngân sách đều đạt vượt mức kế hoạch, thu nhập của cán bộ công nhân viên cao và ổn định. . Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho sản lượng giao nhận hàng hoá nhập khẩu của VOSA bị giảm sút trong những năm gần đây. + VIETRANS : Là một Công ty Nhà nước, có trụ sở tại Hà Nội, Bộ thương mại , hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, tự chủ tài chính. Đây là một tổ chức giao nhận đầu tiên tại Việt Nam theo quyết định số 554/BNT ngày 13/8/1970 của Bộ Ngoại Thương. Năm 1993, quyết định số 337/ TCCB ngày 3/3/1993 của Bộ Thương mại, VIETRANS chính thức được thành lập. VIETRANS trước năm 1986 : Là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực kho vận Ngoại thương phục vụ tất cả các tổng Công ty xuất nhập khẩu trong cả nước nhưng hoạt động chủ yếu chỉ giới hạn ở ga, cảng, cửa khẩu. Sau năm 1986 đất nước có những chuyển biến mới, VIETRANS đã vươn lên thành một Công ty giao nhận quốc tế có quan hệ đại lý rộng khắp trên thế giới và tiến hành cung cấp mọi dịch vụ giao nhận, kho vận đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước. Từ năm 1989 đến nay VIETRANS mất thế độc quyền và bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt với các tổ chức kinh tế khác cùng hoạt động trong lĩnh vực giao nhận - kho vận. So với VOSA VIETRANS hơn hẳn về quy mô kinh doanh lẫn phương thức hoạt động. Thế mạnh của VIETRANS là : - Có các chi nhánh ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. - VIETRANS có rất nhiều văn phòng đại diện ở nước ngoài như Odessa, Vladivostock…và hơn 70 đại lý trên toàn thế giới. - VIETRANS đã tham gia hiệp hội các tổ chức giao nhận các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế và trở thành hội viên chính thức chính thức của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA, từ năm 1989. Như vậy có thể nói VIETRANS là một đối thủ cạnh tranh lớn của VOSA, tuy nhiên trong lĩnh vực giao nhận nội địa VIETRANS lại tỏ ra là hãng chiếm thị phần nội địa khá khiêm tốn. Điều này có thể là do VIETRANS quá chú trọng đến thị trường quốc tế mà lại vô tình bỏ qua thị trường nội địa. + KONOIKE : Là một Công ty của Nhật, cũng như NISSHIN, KONOIKE là một hãng giao nhận quốc tế có mạng lưới bao phủ khắp thế giới. Trụ sở của KONOIKE đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. VIETRANS cũng là một trong những đại lý của Công ty này. KONOIKE luôn cung cấp những dịch vụ trọn gói cho khách hàng (door to door), được khách hàng đánh giá rất cao về sự nhiệt tình phục vụ cũng như chất lượng phục vụ. Có thể nói KONOIKE là một Công ty giao nhận có uy tín lớn trên thị trường quốc tế, cũng như thị trường Việt Nam Ngoài ra, trên thị trường giao nhận cũng còn một số Công ty lớn, có uy tín như Vietfrach, Transimex…Thêm vào đó còn có một lực lượng lớn các Công ty tư nhân hoạt động thường rất linh hoạt , nhanh nhạy, bộ máyquản lý gọn nhẹ, phương thức hoạt động lại hết sức mềm dẻo, không bị ràng buộc bởi các quy định về tài chính của Nhà nước, do đó họ gần như là độc lập và tự do kinh doanh. Từ việc phân tích và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh của VOSA, ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau : Với các Công ty Nhà nước : có thể nói mỗi Công ty đều có những đặc điểm, những điều kiện thuận lợi riêng, tạo nên thế cạnh tranh riêng của mình. Nếu như VOSA có lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật , đội ngũ cán bộ giao nhận lành nghề, VIETRANS có lợi thế về truyền thống lâu đời về giao nhận, là thành viên chính thức của FIATA thì VOSA lại có ưu thế hơn hẳn trong lĩnh vực giao nhận thị trường nội địa. Bên cạnh những lợi thế có được, mỗi Công ty lại có những hạn chế riêng. Do đó, để có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, bản thân mỗi Công ty phải tích cực phát huy thế mạnh, đồng thời khắc phục những hạn chế vốn có. Þ Với các Công ty nước ngoài và liên doanh. Hầu hết các Công ty này đều có lợi thế hơn hẳn so với VOSA cũng như so với các Công ty Nhà nước khác, khả năng cạnh tranh của họ rất cao. Đó là do - Họ có thế mạnh về tiềm lực tài chính, do đó họ có thể đầu tư hiện đại toàn bộ các trang thiết bị, cơ sở vật chất… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận. - Với một lượng đại lý và chi nhánh dày đặc trên khắp thế giới, họ có thể thâu tóm mọi nguồn hàng lớn mà không phải mất thời gian tìm kiến và Marketing. - Họ nắm trong tay những chuyên gia giỏi nghiệp vụ cấp quốc gia, kinh nghiệm lâu năm…và điều đặc biệt họ có uy tín rất lớn trong lĩnh vực giao nhận trên thị trường, họ luôn đưa ra những chiến lược và giải pháp kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường, giá cước hợp lý…nên họ đã thu được khá nhiều khách hàng ở mọi nơi trên thế giới. Chính vì những lý do trên, cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoaluan.doc
  • doc01- trang bia .doc
  • doc05 - nhanxetgiaovien.doc
  • docphan phu luc.doc
Tài liệu liên quan