Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

I-TIÊU THỤ THÀNH PHẨM, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

1-Tiêu thụ thành phẩm 3

1.1-Khái niệm thành phẩm 3

1.2-Khái niệm về tiêu thụ thành phẩm 4

1.3-Vị trí, vai trò của hoạt động tiêu thụ thành phẩm 4

2-Xác định kết quả tiêu thụ 5

2.1-Khái niệm 5

2.2-Vai trò của việc xác định kết quả tiêu thụ 7

3-Yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 7

3.1-Đối với quá trình tiêu thụ 7

3.2-Đối với quá trình xác định kết quả tiêu thụ 8

4-Ý nghĩa, nhiệm vụ tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp sản xuất 8

II-HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ 10

1-Hạch toán giá vốn hàng bán 10

1.1-Khái niệm giá vốn hàng bán 10

1.2-Các phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho 10

1.3-Phương pháp hạch toán 14

2-Hạch toán doanh thu bán hàng 16

2.1-Khái niệm doanh thu và doanh thu thuần 16

2.2-Hạch toán giảm giá hàng bán 17

2.3-Hạch toán hàng bán bị trả lại 18

2.4-Hạch toán chiết khấu thương mại 19

2.5-Hạch toán các khoản thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu 20

2.6-Hạch toán doanh thu 22

3-Hạch toán kết quả tiêu thụ thành phẩm 24

3.1-Hạch toán chi phí bán hàng 24

3.2-Chi phí quản lý doanh nghiệp 26

3.3-Xác định kết quả của hoạt động kinh doanh 28

4-Các phương pháp tiêu thụ 31

4.1-Phương pháp tiêu thụ trực tiếp 31

4.2-Phương thức tiêu thụ chuyển hàng chờ chấp nhận 31

4.3-Phương thức tiêu thụ đại lý 32

4.4-Phương thức bán hàng trả góp 34

4.5-Phương thức tiêu thụ nội bộ 35

4.6-Phương thức hàng đổi hàng 36

4.7-Các phương pháp được coi là tiêu thụ khác 37

III-TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ SÁCH HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM 38

1-Hình thức nhật ký-sổ cái 38

2-Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký-chứng từ 39

3-Đối với những doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ 40

4-Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung 41

 

doc126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đúng chủng loại để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Do sản phẩm của Công ty là quần áo may công nghiệp nên nguyên liệu đầu vào chủ yếu là vải các loại như: vải lanh, vải thô, vải phin lót, vải phối, mút bông; vật liệu phụ như: khoá dài, khóa ngắn, cúc áo, chỉ áo, ô zê 13, chốt dây các loại; nhiên liệu như: xăng, dầu... Trong cấu thành giá trị sản phẩm, vải thường chiếm tỷ lệ cao nhất đến mút rồi đến các vật liệu khác. Tuy nhiên, tỷ lệ vải trong cấu thành sản phẩm cao hay thấp lại tuỳ thuộc vào từng chủng loại, mẫu mã, kích cỡ... của sản phẩm. Trước đây phần lớn nguyên liệu được nhập khẩu nhưng nay Công ty đã thay thế đầu vào từ các nguồn vải trong nước: từ các Công ty dệt của Việt Nam. Việc nhập khẩu chủ yếu đối với cung cụ dụng cụ và phụ tùng thay thế do vấn đề phù hợp thiết bị công nghệ. Do đó giá mua vào của nguyên vật liệu phụ thuộc vào thị trường nội điạ. 5.2- Thị trường đầu ra tiêu thụ Công ty sử dụng hình thức phân phối trực tiếp là chủ yếu với nhiều hình thức thanh toán linh hoạt như tiền mặt, chuyển khoản, hàng đổi hàng...Qua nhiều năm tồn tại và phát triển, đến nay Công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường và niềm tin cho khách hàng. Công ty có thị trường tiêu thụ khá rộng lớn. Đến nay, Công ty đã có quan hệ bạn hàng với 49 khách hàng thuộc 19 quốc gia trên thế giới mà chủ yếu là Đức, Nhật Bản, Nga, EU, Hàn Quốc...Trong số đó Đức có thể nói là thị trường rộng lớn nhất của Công ty. Bên canh đó, Công ty cũng có một thị phần nội địa khá rộng lớn. 6 - Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam 6.1-Tổ chức bộ máy kế toán Căn cứ vào địa điểm tổ chức sản xuất và phân bố trên hai địa bàn của hai xí nghiệp, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo phòng tài vụ với hình thức kế toán tập chung. Tức là toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở phòng tài vụ từ việc thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ chi tiết đến việc lập báo cáo kế toán. ở các phân xưởng có các nhân viên thống kê kế toán làm nhiệm vụ kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ, phục vụ yêu cầu quản lý phân xưởng, lập báo cáo phân xưởng và chuyển chứng từ về phòng tài vụ. Phòng tài vụ không quản lý các nhân viên thống kê ở phân xưởng nhưng về mặt nghiệp vụ các nhân viên thống kê chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc Công ty. Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam Kế toán trưởng Kế toán Kế toán vốn Kế toán tiền Kế toán giá Thủ quỹ kiêm TSCĐ bằng tiền và lương, NVL- thành, TP kế toán công tiêu thụ thành CCDC tiêu thụ nợ với người phẩm và xác định bán KQKD Chức năng và nhiệm vụ được giao: Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các công tác kế toán, giúp Ban giám đốc nắm vững những thông tin kế toán và phân tích hoạt động kinh doanh, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong Công ty. Nhiệm vụ của từng nhân viên như sau: +Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty sao cho hoạt động có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép kế toán ban đầu, nghiên cứu việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ lập báo cáo tài chính gửi các bên có liên quan. Đồng thời quản lý các hồ sơ sổ sách kế toán. Từ công tác thực tế hàng ngày đúc rút ra kinh nghiệm để vận dụng sáng tạo, cải tiến không ngừng phương pháp kế toán, sao cho công tác kế toán ngày càng chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thực tế và sự phát triển của công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về mọi mặt công tác kế toán của Công ty. +Kế toán vật tư tài sản cố định: Phụ trách theo dõi TSCĐ của Công ty, ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình tăng, giảm TSCĐ, tình hình khấu hao và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng. Đồng thời còn có nhiệm vụ theo dõi tình hình trích lập và sử dụng nguồn vốn của Công ty. +Kế toán vốn bằng tiền và tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt, giao dịch với khách ngân hàng, đồng thời theo dõi các khoản phải thu của khách hàng. Ngoài ra, nhân viên kế toán này còn có trách nhiệm hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm. +Kế toán tiền lương, NVL và CCDC: Có nhiệm vụ tập hợp số liệu các phân xưởng, phòng ban để phối hợp với các bộ phận khác tính toán tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, nhân viên kế toán này còn có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tồn kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Tính giá thành thực tế vật liệu xuất kho, tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng theo chi phí. +Kế toán giá thành và xác định kết quả kinh doanh: Tập hợp chi phí phát sinh để tính giá thành thực tế của thành phẩm, xác định xem trong kỳ kế toán, doanh nghiệp làm ăn có lãi không. +Thủ quỹ kiêm kế toán công nợ với người bán: Có nhiệm vụ cùng với kế toán hạch toán theo dõi chặt chẽ thu, chi, tồn quỹ tiền mặt tại Công ty, đồng thời theo dõi công nợ với các nhà cung cấp. 6.2- Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách, chứng từ tại Công ty Là một doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực may mặc với quy mô không nhỏ, khối lượng công tác kế toán nhiều và phức tạp. Công ty liên doanh Happytext Việt Nam sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp áp dụng thống nhất trong cả nước. Công ty áp dụng phương pháp hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VN đồng. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm và kỳ hạch toán được tính theo tháng. Trên cơ sở tuân thủ các mẫu chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, hiện nay Công ty sử dụng những chứng từ liên quan đến từng phần hành công việc sau: +Bảng lao động tiền lương: Gồm các bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ việc hưởng BHXH, bảng thanh toán hưởng BHXH, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, biên bản điều tra tai nạn lao động... +Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, biên bản kiểm nghiệm vật tư, thẻ kho, phiếubáo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm... +Bán hàng: Phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT... +Tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng. +Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại TSCĐ. Mọi chứng từ sử dụng tại Công ty đều được quản lý chặt chẽ. Phòng tài vụ mà trực tiếp là kế toán trưởng chịu trách nhiệm lên kế hoạch luân chuyển chứng từ và bảo quản, lưu trữ chứng từ. Theo đó tổ chức kế toán áp dụng tại công ty bao gồm có: +Sổ toán chi tiết bao gồm có: Sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết phải thu của khách hàng, sổ thanh toán với ngân hàng, sổ theo dõi nợ với các nhà cung cấp, sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết vật tư... +Sổ hạch toán tổng hợp: .Đối với chi phí sản xuất kinh doanh: Nhật ký chứng từ số 7, bảng kê số 3... .Đối với hàng hoá, thành phẩm, kết quả sản xuất, thanh toán với người mua: Nhật ký chứng từ số 8, bảng kê số 8, 9, 11. .Công ty mở sổ cái cho các tài khoản đã đăng ký sử dụng. Là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh phí độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, tự trang trải mọi chi phí, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được lợi nhuận ở mức cao nhất. Do đó, khi đi vào công tác hạch toán kế toán, Công ty đã tuân thủ mọi quy định của Bộ tài chính ban hành. Sản phẩm của Công ty được sản xuất đại trà, hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn và theo đơn đặt hàng. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh như vậy, chế độ kế toán áp dụng tại Công ty cũng có những đặc điểm riêng. Có thể khái quát chế độ kế toán áp dụng tại Công ty như sau: +Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký - chứng từ +Phương pháp kế toán hàng tồn kho: .Nguyên tắc đánh giá : Theo từng kho hàng. .Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. +Thuế: áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Công ty sử dụng hầu hết chứng từ trong hệ thống các chứng từ do Bộ Tài chính ban hành. Việc áp dụng hệ thống các TK theo quyết định 1141/CĐKT ngày 01/11/1995 và việc vận dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký-Chứng từ đã đảm bảo phản ánh được đầy đủ, toàn bộ nội dung của nghiệp vụ kế toán phát sinh và giúp cho việc cung cấp thông tin được kịp thời, chính xác. Công ty có trang bị máy vi tính cho công tác kế toán, nhưng công việc kế toán không hoàn toàn sử dụng máy vi tính mà chỉ sử dụng một phần công việc kế toán để giảm bớt sự nặng nhọc cho nhân viên kế toán. Phần hành kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm đã góp phần theo dõi chính xác, trung thực tình hình nhập - xuất kho thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. Nó đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Sau đây là sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty: Sơ đồ 2.4: Tổ chức sổ kế toán tại công ty liên doanh Happytext Việt Nam Chứng từ gốc Sổ chi tiết 641, 642 Sổ kho Sổ chi tiết thanh toán Sổ chi tiết 531, 532, 911 với người mua bán hàng Bảng kê số 5 Bảng kê số 11 Sổ tiêu thụ Nhật ký chứng từ số 8 Sổ cái TK 155, 511, 531 632, 641, 642, 911, 131 Báo cáo tài chính ii. Tình hình hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam 1-Đặc điểm thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam 1.1-Đặc điểm thành phẩm của Công ty liên doanh Happytext Việt Nam Sản phẩm của Công ty liên doanh Happytext Việt Nam chủ yếu là thành phẩm ở giai đoạn cuối, sau khi trải qua quá trình sản xuất và gia công theo đơn đặt hàng. Ngoài ra Công ty còn có bộ phận sản xuất kinh doanh phụ cũng cung cấp một số dịch vụ cho bên ngoài như dịch vụ vận tải cho khách hàng, tận dụng phế liệu như các loại vải vụn, bông cắt thừa, vật tư thừa do tiết kiệm nguyên vật liệu... Để tiện cho việc quản lý và hạch toán, thành phẩm của Công ty được chia làm nhiều loại, mỗi loại có quy cách, phẩm chất, đặc tính... khác nhau. Sự phong phú, đa dạng của các loại thành phẩm tạo điều kiện tốt cho khâu tiêu thụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên đây cũng là một đặc điểm gây phức tạp, khó khăn cho công tác quản lý thành phẩm cũng như hạch toán chi tiết, tổng hợp các loại thành phẩm của Công ty. 1.2- Đặc điểm về tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam Để kích thích quá trình tiêu thụ thành phẩm, đồng thời để phù hợp với khả năng thanh toán của mọi khách hàng đến với Công ty, Công ty liên doanh Happytext Việt Nam đã sử dụng nhiều phương thức thanh toán tiền khác nhau nhưng chủ yếu là các phương thức bán hàng thu tiền ngay và bán hàng trả chậm. Ngoài việc sản xuất theo đơn đặt hàng, Công ty còn nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ như bán sản phẩm ở các đại lý với hình thức thanh toán định kỳ bán được bao nhiêu hàng trả tiền bấy nhiêu, nếu không bán được hàng, Công ty chấp nhận việc trả lại hàng của các đại lý. Để hỗ trợ cho việc bán hàng, Công ty còn tổ chức quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm ở nhiều nơi, nhất là triển lãm, mở quầy giới thiệu sản phẩm nhằm thu hút khách hàng ở mẫu mã, chất lượng các loại áo Jacket, sơ mi... Các khách hàng đến với Công ty liên doanh Happytext Việt Nam đều có được sản phẩm với chất lượng cao, phù hợp với điều kiện người tiêu dùng, giá cả hợp túi tiền và có thể lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp nhất. Mặt khác, với các khách hàng thường xuyên, Công ty cho phép mang hàng đi, khi bán được mới phải thanh toán và nếu hàng bị kém phẩm chất hoặc lỗi thời có thể đem tới Công ty đổi lấy hàng mới hoặc trả lại. Với các đại lý hợp đồng dài hạn sẽ được hưởng chính sách ưu tiên như hưởng % hoa hồng và có thưởng nếu bán được nhiều hàng. Với phương châm, sản phẩm bán ra phải giữ chữ tín với khách hàng, Công ty đã đẩy mạnh công tác quản lý thành phẩm cả về số lượng, giá thành, giá bán. -Về quy cách phẩm chất sản phẩm: Trước khi cho nhập kho, thành phẩm đã được bộ phận thụ hóa ở xí nghiệp kiểm tra và đưa đến cho bộ phận KCS của Công ty để kiểm tra lại một cách nghiêm ngặt về chất lượng và quy cách, kiên quyết không cho nhập những thành phẩm không đạt yêu cầu. Công ty đặc biệt chú trọng nguyên tắc sản xuất phải gắn liền với thị trường, cho phép nhập kho những thành phẩm được thị trường chấp nhận và có thể bán được, đặc biệt là phải đúng mẫu mã, kích cỡ mà phía gia công đặt hàng, không được thiếu hụt hay vượt quá kiểu cách mà khách hàng yêu cầu. Khi giao hàng cho khách hàng, Công ty cử người kiểm tra kỹ chất lượng, quy cách sản phẩm sản xuất so với chứng từ xuất kho. -Về phía khối lượng thành phẩm xuất bán: Phòng kế hoạch đầu tư đảm nhận viết lệnh xuất kho (phiếu xuất kho) và hạch toán chi tiết thành phẩm do phòng kế toán làm. Do đó, phòng kế toán và phòng kế hoạch nắm chắc tình hình hiện có của từng loại, từng thứ sản phẩm là cơ sở để ký kết hợp đồng bán hàng, viết lệnh xuất giúp khách hàng có thể nhận hàng một cách dễ dàng, nhanh chóng, khâu thanh toán tiền hàng và giao nhận hàng không gây phiền hà gì cho khách hàng. -Về giá cả: Công ty sử dụng giá bán động, tức là giá bán được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất thực tế và sự biến động của cung cầu thị trường. Do có sự thay đổi thường xuyên về giá bán nên tại phòng kế toán luôn có bảng thông báo giá bán để mọi khách hàng tới mua đều biết. Trên bảng thông báo có ghi rõ giá bán cho từng loại, từng thứ sản phẩm và thời hạn có hiệu lực của giá cả để khách hàng tiện theo dõi. Đặc biệt, khi có lệnh giảm giá của Tổng giám đốc Công ty cho bất kỳ mặt hàng nào thì phòng kế toán sẽ thông báo lại cho khách hàng có liên quan. Công ty thực hiện đúng trách nhiệm về giá bán với các hợp đồng đã ký kết trong khi tăng giá ở các hợp đồng khác. 2-Hạch toán doanh thu tiêu thụ Sản phẩm của Công ty liên doanh Happytext Việt Nam đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã bao gồm các loại áo Jacket, áo gilê, áo sơ mi, áo măng tô, quần soóc, áo váy, quần âu, quần áo trẻ em, đồ Jeans... Nghiệp vụ bán hàng diễn ra thường xuyên, liên tục. Ngoài việc bán các sản phẩm sản xuất ra Công ty còn bán cả phế liệu như giấy trong cuộn vải, vải vụn, bông vụn... vật tư thừa do tiết kiệm nguyên liệu hoặc không dùng đến để giải phóng lượng vốn lưu động bị ứ đọng, tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Hiện nay, quá trình bán hàng ở Công ty được thực hiện theo hai nghiệp vụ chủ yếu: bán hàng nội địa và trả hàng gia công cho khách, tương ứng với doanh thu bán hàng chủ yếu của Công ty là: doanh thu bán hàng nội địa và doanh thu trả hàng gia công cho khách. *Chứng từ và tài khoản sử dụng: Chứng từ mà Công ty sử dụng là: hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn giá trị gia tăng và invoce trong trường hợp trả hàng gia công xuất khẩu. Nhưng kể từ ngày 01/01/1999 theo sự thay đổi của chế độ kế toán thì khi Công ty xuất khẩu hoặc xuất bán trực tiếp trong nước thì phòng kế hoạch Công ty không viết hoá đơn kiêm phiếu xuất kho nữa mà nay sử dụng ngay hoá đơn giá trị gia tăng để ghi vào các sổ liên quan. Kế toán doanh thu bán hàng ở công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu là: -TK 511: Doanh thu bán hàng, trong đó được chi tiết thành cac tiểu khoản +TK 5111 - Doanh thu gia công hàng xuất khẩu. +TK 5112 - Doanh thu bán hàng nội điạ. +TK 5113 - Doanh thu bán vật liệu +TK 5114 - Doanh thu tiết kiệm +TK 5115 - Doanh thu bao bì -TK 131: Phải thu của khách hàng, trong đó chi tiết +TK 1311 - Phải thu của khách hàng gia công +TK 1312 - Công nợ đại lý -TK 531 - Hàng bán bị trả lại -TK 532 - Giảm giá hàng bán -TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Và các TK khác có liên quan. Kế toán doanh thu bán hàng ở Công ty mở các sổ kế toán và bảng sau: -Sổ chi tiết thuế GTGT -Bảng kê số 11 -Bảng cân đối số phát sinh TK 511 -Bảng tổng hợp tiêu thụ -Bảng tổng hợp các tài khoản -Sổ cái các TK Sơ đồ số 2.5: Trình tự ghi sổ bán hàng ở Công ty liên doanh Happytext Việt Nam Bảng cân đối số Hoá đơn GTGT phát sinh TK 511 và các chứng từ bán hàng Bảng tổng hợp Sổ chi tiết tiêu thụ bán hàng Sổ chi tiết TK131 NKCT số 8 Bảng kê số 11 Sổ cái Ghi hàng ngày Ghi vào cuối quý Hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ bán hàng sẽ được ghi trực tiếp vào hoá đơn GTGT. Căn cứ vào chứng từ bán hàng (hoá đơn GTGT, invoce xuất hàng) kế toán ghi sổ chi tiết bán hàng. Sổ chi tiết bán hàng được mở theo từng quý. Vì mặt hàng sản xuất của Công ty rất đa dạng nên không mở chi tiết cho từng loại sản phẩm mà theo dõi theo từng hoá đơn bán hàng (doanh thu hàng gia công, doanh thu hàng nội địa, doanh thu bán vật liệu, doanh thu tiết kiệm và doanh thu bao bì). Sổ này chỉ phản ánh doanh thu chưa có thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu ra được phản ánh ở sổ chi tiết thuế được đề cập sau. Ví dụ: Khi bán hàng nội địa và xuất bán hàng gia công kế toán viết hoá đơn GTGT như sau: Biểu số 2.1 Hoá đơn (gtgt) liên 1: Lưu Mẫu số: 01 GTKT-3LL Ngày 29 tháng 3 năm 2004 N0: 007541 Đơn vị bán hàng: Công ty liên doanh Happytext Việt Nam Địa chỉ: Thị xã Phủ Lý-Hà Nam Số tài khoản: 710A-00015 Đơn vị mua hàng: HABITEX Địa chỉ: Bỉ Hình thức thanh toán: Theo hợp đồng gia công Stt Tên hàng hoá giao dịch ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 TR 204/997 chiếc 1 545 1,01 1 564,55 2 TR 204/998 chiếc 1 235 1,2 1 492,00 Tỷ giá: 15 600 VND/USD Cộng tiền hàng: Thuế suất thuế GTGT: 0% Tiền thuế GTGT: 0 Tổng cộng tiền thanh toán: 47 682,18 Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi bảy triệu sáu trăm tám mươi hai nghìn một trăm tám mươi đồng chẵn. Biểu số 2.2: Hoá đơn (gtgt) liên 1: Lưu Mẫu số: 01GTKT-3LL Ngày 15 tháng 03 năm 2004 N0: 007407 Đơn vị bán hàng: Công ty liên doanh Happytext Việt Nam Địa chỉ: Thị xã Phủ Lý-Hà Nam Số tài khoản: 710A-00017 Họ tên người mua: Vũ Minh Đạt Địa chỉ: Cửa hàng số 21 Minh Khai thị xã Phủ Lý. Hình thức thanh toán: Tiền mặt A B C 1 2 3=1x2 1 Sơ mi nội điạ cộc chiếc 35 30 000 1 050 000 2 Quần nhung con giống chiếc 30 15 000 450 000 3 Quần PARIN chiếc 67 60 000 4 020 000 4 Quần Jeans chiếc 15 75 000 1 125 000 Cộng tiền hàng: 6 645 000 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 664 500 Tổng cộng thanh toán: 7 309 500 Số tiền viết bằng chữ: Bảy triệu ba trăm linh chín nghìn năm trăm đồng chẵn. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Căn cứ vào các hoá đơn GTGT trên và các hoá đơn khác liên quan, kế toán ghi sổ chi tiết bán hàng quý I/2004 như sau: Sổ chi tiết bán hàng-quý i/2004 Tên sản phẩm: Quần Jeans Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Doanh thu Số Ngày 5111 5112 5113 5114 5115 00540 3/1 Đại lý anh Nam 1111 2 822 790 00541 4/1 Anh Hùng HN 1312 1 700 000 ... 00552 19/2 Đại lý chị Hạnh 1111 5 763 608 ... 00567 23/2 Doanh thu SEIDEN 1311 198 263 500 00568 2/3 Thu nộp tiền phế liệu 1111 99 869 ... 00584 15/3 Đại lý H Minh 1111 1 125 000 ... Tổng cộng 51 895 696 485 32 404 581 1 967 400 70 949 457 Đối với các nghiệp vụ bán hàng nội địa: Đồng thời với việc ghi sổ chi tiết bán hàng, kế toán thuế GTGT cũng căn cứ vào hoá đơn GTGT để ghi vào sổ chi tiết thuế GTGT như sau: Sổ chi tiết thuế quý i/2004 Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Doanh thu Thuế GTGT Số hiệu Ngày 00540 3/1 Doanh thu ĐL anh Nam 1111 2 822 790 282 279 00541 3/1 Doanh thu CH anh Hùng 1312 1 700 000 170 000 ... 00567 23/2 Doanh thu SEIDEN 1311 198 263 500 19 826 350 ... 00584 17/3 Doanh thu ĐL H Minh 1111 3 968 600 396 608 ... Tổng cộng 804 984 755 80 498 475,5 Trong trường hợp hàng của Công ty đã được coi là tiêu thụ nhưng khách hàng mới chấp nhận thanh toán tiền hàng mà chưa thanh toán, hoặc mới chỉ thanh toán một phần thì kế toán mở sổ chi tiết TK 131-"Phải thu của khách hàng" theo từng đối tượng thanh toán. Hàng ngày, căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng và các hoá đơn GTGT có ghi chú là chưa thanh toán, kế toán ghi vào sổ chi tiết thanh toán với người mua theo từng đối tượng thanh toán. Sổ chi tiết TK 131 được mở theo dõi công nợ đối với từng khách hàng theo từng quý. Mỗi hoá đơn mua chịu của khách hàng được ghi trên một dòng và theo dõi cho đến khi khách hàng thanh toán khoản nợ đó. Cuối quý, kế toán cộng sổ một lần, số liệu cộng này là cơ sở để lập Bảng kê số 11-"Phải thu của khách hàng" Ví dụ: Căn cứ vào hoá đơn GTGT trường hợp công ty bán hàng trả chậm (theo biểu số 2.2) và các hoá đơn khác liên quan, kế toán chi sổ chi tiết theo dõi công nợ của anh Hùng HN như sau: Sổ chi tiết phải thu của khách hàng quý i/2004 Tên khách hàng: Lê Đình Hùng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 15 900 000 Phát sinh trong kỳ 00541 3/1 Doanh thu bán hàng 5112 1 700 000 Thuế GTGT 3331 170 000 ... ... 078 30/3 Thanh toán 1111 13 000 000 Cộng phát sinh 8 590 000 13 000 000 Số dư cuối kỳ 11 490 000 Tại Công ty liên doanh Happytext Việt Nam, đối với nghiệp vụ bán hàng nội địa thì chủ yếu là Công ty bán thông qua các đại lý. Khi xuất hàng cho các đại lý phòng kế hoạch viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Biểu số 2.3: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Ngày 15 tháng 03 năm 2004 Quyển số: 198 Liên 1: Lưu N0: 05541 Căn cứ lệnh điều động số... ngày... thàng...năm 2004 Họ tên người vận chuyển: Anh Điệp Hợp đồng số Xuất tại kho : Số 3 Nhập tại kho: Đại lý anh Hiệp Stt Tên nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực nhập Thực xuất 1 Quần âu QA55 chiếc 40 90 000 3 600 000 2 Quần soóc chiếc 25 19 000 475 000 3 Aó Jacket 02/99 chiếc 10 180 000 1 800 000 4 Sơ mi SEIDEN dài tay chiếc 280 65 000 18 200 000 5 Sơ mi nội địa cộc tay chiếc 50 28 000 1 400 000 ...... chiếc 12 Aó 3 lớp MF nữ chiếc 35 150 000 5 250 000 Tổng cộng 440 30 725 000 Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập Lúc đó hàng vẫn chưa được coi là tiêu thụ. Vì vậy, kế toán phải sử dụng TK 157" Hàng gửi bán" để theo dõi từng lần xuất kho cho các đại lý. Chỉ khi nào các đại lý nộp tiền hàng thì mới được coi là tiêu thụ. ở Công ty liên doanh Happytext Việt Nam để tăng cường được lượng hàng hóa bán ra, đã khuyến khích các đại lý bán hàng đi đến đâu nộp tiền vào đến đó. Khi nhận được tiền hàng của các đại lý, căn cứ vào phiếu thu, hóa đơn GTGT có ghi chú là đã thanh toán, kế toán doanh thu ghi sổ chi tiết bán hàng và sổ chi tiết thuế (như đã trình bày ở trên). Để theo dõi chặt chẽ từng đại lý, cuối quý kế toán "hàng gửi bán" cũng lập bảng theo dõi cho từng đại lý, ghi rõ cụ thể từng lần xuất hàng cho đại lý và từng lần trả tiền hàng cho Công ty. Nhìn vào bảng này ta có thể biết được tổng lượng xuất trong quý và số lượng sản phẩm tiêu thụ được trong quý theo từng đại lý. Ví dụ: Theo dõi đại lý anh Hiệp Quý I/2004 ta có bảng số 2.1 (trang bên) Căn cứ ghi bảng như sau: -Cột "Tồn đầu kỳ" căn cứ vào cột tồn cuối kỳ của bảng theo dõi đại lý anh Hiệp tháng 3/2004. -Số liệu ngày tháng xuất trả hàng trong bảng căn cứ vào phiếu xuất kho do thủ kho cung cấp. Số thanh toán từng lần căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu thu do kế toán thanh toán cung cấp. Còn phần trả Công ty căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm có ghi chú là " nhập lại hàng đại lý "để ghi. -Cột "tồn cuối" được tính bằng công thức sau: Tồn cuối quý = Tồn đầu kỳ + Tổng nhập - Thanh toán - Trả Công ty Bảng theo dõi từng đại lý trên kế toán chỉ theo dõi phần giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT. Đại lý của Công ty bán đúng giá của Công ty quy định và được hưởng hoa hồng do Công ty tính trả riêng bằng 2% tiền bán hàng cuả đại lý (tính trên tổng doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT của đại lý). Công ty liên doanh Happytext Việt Nam Bảng số 2.1 Phòng tài chính-kế toán đạI Lý HIệP KH-QUý I/2004 ĐVT: Đồng Stt Diễn giải Đơn giá Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Thanh toán Trả công ty Tồn cuối kỳ Số lượng Thành tiền 1/1 30/3 Số lượng Thành tiền 5/1 30/3 Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 5524 5549 1 Quần âu QA55 90 000 40 3 600 000 25 25 2 250 000 15 1 350 000 2 Quần soóc 19 000 25 475 000 25 475 000 3 Aó Jacket 02/99 180 000 10 1 800 000 5 5 900 000 5 5 900 000 10 1 800 000 4 Sơ mi SEIDEN dài tay 65 000 280 18 200 000 90 90 5 850 000 190 12 350 000 5 Sơ mi nội địa cộc tay 28 000 50 1 400 000 50 1 400 000 ... Aó 3 lớp MF nữ 150 000 35 5 250 000 12 12 1 800 000 25 25 3 750 000 22 3 300 000 Tổng cộng 440 30 725 000 17 17 2 700 000 145 145 12 750 000 312 20 675 000 Đại lý Anh Hiệp xác nhận Hà Nam, ngày ...tháng...năm Người lập biểu Từ bảng kê chi tiết cho từng đại lý, cuối quý kế toán lập bảng cân đối nhập-xuất-tồn TK157 (Bảng số 2.1). Từ bảng cân đối nhập xuất tồn, Công ty sẽ biết được lượng hàng bán ra trong kỳ, lượng còn tồn cuối kỳ ở các đại lý, từ đó có biện pháp và hướng giải quyết lượng hàng tồn đọng trong cả Công ty. Đồng thời, cũng căn cứ vào b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36178.doc
Tài liệu liên quan