Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Starprint Việt Nam

Mô tảQuy trì sản xuất Sách

Bước 1:Phòng Marketing liên hệvới khách hàng, chuẩn bịnhững mẫu sách chuẩn.

Bước 2:Phòng sản xuất lập kếhoạch cho mỗi công đoạn sản xuất và chuẩn bịnguyên vật

liệu ( Như: Giấy, mực, keo )

Bước 3:Phòng chếbản chuẩn bịfilm in, bản in và cắt giấy theo kích cỡ.

Bước 4:Bản in và giấy được đưa xuống bộphận máy in Offset đểin, lúc này những tờin

đã hoàn thành .

Bước 5:Những tờin được bộphận máy cắt, cắt sửa lại theo thích cỡcủa khách hàng.

Bước 6: Tiếp theo là bộphận Binding sẽ đóng những tờin thành ruột sách

Bước 7:Những ruột sách được đưa xuống bộphận dán bìa bằng máy Black Cover

Bước 8:Sách được đóng bìa rồi, sẽ được xén cạnh theo yêu cầu của khách hàng

Bước 9:Bộphận đóng gói sẽthực hiện công việc cuối cùng là đóng gói sách thành phẩm

vào trong thùng carton và nhập kho thành phẩm.

pdf77 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3028 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Starprint Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm vụ của phân xưởng đó. 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.5.1.Tình hình sản xuất của công ty Bảng 2.2: Tổng sản lượng sản xuất (giai đoạn 2006-2008) ĐVT: Triệu SP Chênh Lệch 2007/2006 2008/2007 Sản phẩm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 ± Δ % ± Δ % Bao bì và hộp giấy Truyện tranh 734 478 980 534 950 520 246 56 33,51 11,72 -30 -14 -3,06 -2,62 Nguồn: phòng kinh doanh [5]. Từ bảng 2.2 ta thấy tổng sản lượng sản xuất của cả hai mặt hàng bao bì,hộp giấy và truyện tranh năm 2007 đều tăng hơn so với năm 2006, cụ thể sản phẩm bao bì, hộp giấy năm 2007 tăng 246 triệu SP tương ướng tăng 33,51 %, còn sản phẩm truyện tranh năm 2007 tăng 56 triệu SP tương ứng tăng 11,72% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 tổng sản lượng sản xuất của các mặt hàng lại có xu hướng giảm, sản phẩm bao bì hộp giấy giảm 30 triệu SP, sản phẩm truyện tranh cũng giảm 14 triệu SP so với năm 2007. 32 Bảng 2.3:Thống kê quá trình thực hiện kế hoạch so với thực tế về SP hộp giấy ĐVT: Hộp giấy Công suất sản xuất Bao bì, Hộp giấy Năm Kế hoạch Thực tế Thực tế so kế hoạch (%) 2005 2006 2007 2008 Quý III( 2009) 1.009.619.458 718.762.240 993.209.688 980.695.778 837.015.346 980.542.418 734.000.000 980.000.000 950.000.000 847.561.739 97,12 % 102,12 % 98,67 % 96,87 % 101,26 % Nguồn: phòng kinh doanh,công ty TNHH Starprint VN [5] Nhận xét: Tỷ lệ công suất sản xuất sản phẩm Bao bì và hộp giấy thực tế so kế hoạch phần lớn chưa hoàn thành được 100% kế hoạch đặt ra, riêng chỉ có năm 2006 và quý III năm 2009 công ty sản xuất đã vượt kế hoạch. Bảng 2.4: Thống kê quá trình thực hiện kế hoạch so với thực tế về SP truyện tranh ĐVT: cuốn Công suất sản xuất Truyện tranh Năm Kế hoạch Thực tế Thực tế so kế hoạch (%) 2005 2006 2007 2008 Quý III( 2009) 531.766.907 473.173.629 545.621.743 536.801.899 838.008.443 514.324.952 478.000.000 534.000.000 520.000.000 847.561.739 96,72 % 101,02 % 97,87 % 96,87 % 101,14 % Nguồn: phòng kinh doanh,công ty TNHH Starprint VN [5] Nhận xét: Qua số liệu ở bảng 2.4 chúng ta có thể nhận thấy tỷ lệ công suất sản xuất truyện tranh thực tế so kế hoạch cũng chưa đáp ứng được 100% kế hoạch đặt ra nhưng tương đối đạt yêu cầu. Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển khá tốt qua các năm. Tuy nhiên công ty cũng phải xem xét các nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện sản xuất không đạt so với kế hoạch, xem đâu là những nguyên nhân chủ quan và đâu là nguyên nhân khách quan từ đó nghiên cứu biện pháp khắc phục. 33 Tình hình thực hiện kế hoạch 97.12% 102.12% 98.67% 96.86% 101.26% 94% 96% 98% 100% 102% 104% 2005 2006 2007 2008 Qúy III (2009) Tình hình thực hiện kế hoạch 96.72% 97.87% 96.87% 101.14%101.02% 94% 96% 98% 100% 102% 2005 2006 2007 2008 Qúy III (2009) Biểu đồ 2.1:Năng lực sản xuất hộp giấy Biểu đồ 2.2: Năng lực sản xuất truyện tranh Nhận xét: Quan sát biểu đồ 2.1 và biểu đồ 2.2 ta dễ dàng theo dõi được sự biến động của tình hình thực hiện kế hoạch qua các năm. Cuối năm 2007 và năm 2008, sản lượng sản xuất giảm nhiều hơn chỉ đạt có hơn 96 % kế hoạch đặt ra bởi nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Điển hình là do luân chuyển lao động ngày càng một tăng nên đã gây khó khăn trong sản xuất nhất là việc bố trí lao động, lực lượng lao động mới không đủ trình độ tay nghề bắt kịp với tiến độ sản xuất. Bên cạnh đó thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng làm cho đơn đặt hàng của công ty giảm sút. 2.1.5.2. Tình hình xuất khẩu của công ty Bảng 2.5: Tổng sản lượng xuất khẩu (giai đoạn 2006-2008) ĐVT: Trệu SP Chênh Lệch 2007/2006 2008/2007 Sản phẩm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 ± Δ % ± Δ % Bao bì và hộp giấy 310 395 390 85 27,42 -5 -1,27 Truyện tranh 478 534 520 56 11,72 -14 -2,62 Nguồn: phòng kinh doanh [5]. Nhận xét: Số liệu từ bảng 2.5 cho thấy sản lượng xuất khẩu năm 2007 đã tăng hơn năm 2006, còn năm 2008 thì sản lựợng xuất khẩu lại giảm hơn so với năm 2007. Dựa vào cả 2 bảng 2.2 và bảng 2.5 ta thấy sản phẩm truyện tranh được xuất khẩu 100 %. Sản phẩm được xuất khẩu chủ yếu ra thị trường Châu Âu, Châu Á, Mỹ/Canada và Mỹ La tinh. 34 Năm 2008 tổng sản lựơng sản xuất cũng như sản lượng xuất khẩu đều giảm là đo ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho đơn đặt hàng của doanh nghiệp giảm, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Bảng 2.6. Thị phần xuất khẩu truyện tranh qua các nước ĐVT: cuốn sách Thị trường Châu âu Mỹ/Canada Châu Á Mỹ la tinh Tổng Năm 2007 252.172.317 105.875.235 90.532.123 85.420.325 534.000.000 Năm 2008 246.334.977 98.954.672 89.768.982 84.941.369 520.000.000 Tốc độ tăng giảm( %) 97,69 % 93,46 % 99,16 % 99,44 97,38 % Nguồn: phòng kinh doanh,công ty TNHH Starprint VN [5] Nhận xét: Nhìn chung năm 2008 sản lượng xuất khẩu qua các nước đều giảm, đặc biệt giảm nhiều nhất ở thị trường Mỹ/Canada, giảm 6,54 % so với năm 2007. THỊ PHẦN XUẤT KHẨU - 2007 16.00% 16.95% 19.83% 47.22% CHAU AU USA CHAU A MY LA TINH THỊ PHẦN XUẤT KHẨU - 2008 17.26% 19.03% 47.37%16.34% CHAU AU USA CHAU A MY LA TINH Biểu đồ 2.3: Thị phần xuất khẩu truyện tranh qua các nước Nhận xét: Quan sát trên biểu đồ 2.3 ta thấy thị phần xuất khẩu được chia làm bốn nhóm chính: gồm Châu Âu, Mỹ/Canada, Châu Á và Mỹ La Tinh. Nhìn chung thị trường tương đối ổn định qua các năm, tốc độ tiêu thụ ở thị trường chính là Châu Âu, Châu Á có sự gia tăng đáng kể, tuy nhiên không thể không nói đến hiện tượng sản phẩm tiêu thụ bị sa sút tại thị trường Mỹ/Canada. Thị trường này là một thị trường tiềm năng của công ty vì vậy Ban Giám Đốc cùng bộ phận Marketing công ty cũng đang cố gắng duy trì, ổn định và mở rộng hơn nữa ở thị trường này. 35 2.1.5.3. Đối thủ cạnh tranh Sản phẩm bao bì và truyện tranh vốn là sản phẩm có nhu cầu tiêu dùng rộng rãi trên toàn cầu. Chính vì vậy mà đã có rất nhiều nhà đầu tư tập trung vào lĩnh vực sản xuất loại sản phẩm này. Ví dụ trong cùng địa bàn Thành Phố Biên Hòa có một số công ty lớn sản xuất về sản phẩm này như: ƒ Công ty Bao bì biên hòa ( Nằm tại KCN Biên hòa 1) ƒ Công ty Ojitex. ( Nằm tại KCN Biên hòa 2) Luôn là những đối thủ cạnh tranh mà công ty TNHH Starprint việt nam phải đối đầu. Do đó, Công ty luôn phấn đấu đưa ra mục tiêu và phương châm kinh doanh xác thực để cố gắng đạt hiệu quả tốt. Bảng 2.7: Doanh thu, chi phí ,lợi nhuận ĐVT:Tỷ đồng So Sánh 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 ± Δ % ± Δ % Tổng Doanh Thu Tổng Chi Phí Lợi Nhuận 152 145,3 6,7 188,8 181,2 7,6 185,6 178,2 7,4 36,8 35,9 0,9 24,21 24,71 13,43 -3,2 -3 -0,2 -1,69 -1,66 -2,63 Nguồn: Phòng kinh doanh [4] - Theo bảng 2.7 ta thấy: Tổng doanh thu năm 2007 tăng 36,8 tỷ đồng tương ứng tăng 24,21% so với năm 2006, doanh thu tăng dẫn theo lợi nhuận cũng tăng 0,9 tỷ đồng tương ứng tăng 13,43%. Nhưng đến năm 2008 tổng doanh thu của công ty lại giảm 3,2 tỷ đồng tương ứng giảm 1,69% so với năm 2007, đồng thời lợi nhuận cũng giảm xuống 2,63% tức giảm 0,2 tỷ đồng. 2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 2.1.6.1. Thuận lợi Nhìn chung, tình hình kinh tế và chính trị ở nước ta khá ổn định, khí hậu ôn hòa, điều kiện tự nhiên thuận lợi, là điểm hẹn lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Qua gần mười năm hoạt động công ty luôn có những bước tiến nhảy vọt về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận do nhiều yếu tố tạo thành, điển hình là : 36 + Các cơ quan nhà nước: Công ty luôn được sự giúp đỡ của sở công nghiệp,Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, Cục hải quan Đồng Nai cùng một số cơ quan ban ngành khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. + Vị trí địa lý: Do công ty nằm ngay trung tâm khu công nghiệp Amata nên có vị trí thuận lợi trên tất cả điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tạo cho công ty càng mở rộng và phát triển. + Cơ sở hạ tầng: Giao thông vận tải rất thuận tiện, nhanh chóng do công ty nằn sát đường quốc lộ 1A. Về điện, nước và thông tin liên lạc được đáp ứng đầy đủ, đảm bảo nhanh chóng. Điện được sử dụng mạng lưới điện quốc gia để phục vụ cho sản xuất, còn nước được sử dụng trong hệ thống nước khu công nghiệp nên luôn đảm bảo đầy đủ phục vụ cho sản xuất. + Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường rộng cả trong nước lẫn nước ngoài vì vậy công ty có khả năng mở rộng thị trường hơn nữa. 2.1.6.2. Khó khăn ™ Thị trường lao động : - Lao động nước ta chủ yếu là lao động phổ thông, có trình độ thấp. - Lao động ngày càng trở lên khan hiếm hơn do sự dịch chuyển lao động ngày càng lớn giữa các vùng,miền. Như chúng ta đã biết,hiện nay có rất nhiều khu công nghiệp,khu chế xuất mọc lên ở khắp nơi, không chỉ có ở các khu kinh tế trọng điểm phía nam, phía bắc hay miền trung mà là khắp các tỉnh thành trong cả nước. Do đó nó đã dẫn đến sự mất cân đối về khả năng cung cầu lao động, đặc biệt là thời điểm đầu năm và cuối năm. - Nếu trước đây trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai có nguồn lao động phổ thông dồi dào, chi phí thấp, tay nghề nghề kỹ thuật cao, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty thì hiện nay lại là một thiếu hụt khá lớn cho việc bổ sung lực lượng lao động này. - Phần lớn số lao động lành nghề thôi việc là do mức lương chưa thỏa đáng song song với chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh trong khi đồng lương cơ bản thấp và những lý do khách quan khác. - Số lao động mới được tuyển vào không đáp ứng được kỹ năng, tay nghề nên phải mất thời gian đào tạo và bố trí lao động mới, gây ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất 37 khép kín cũng như sơ đồ phân phối lao động theo dây chuyền, kéo theo năng suất hoạt động bị trì trệ. - Bên cạnh đó công ty còn gặp phải một số khó khăn nữa như: Sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào mẫu mã và số lượng của khách hàng đặt, do đó công ty không chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó thiết bị và nguyên vật liệu của công ty không nhập được ở tại thị trường Việt Nam mà phải nhập toàn bộ từ Thái Lan sang vì vậy nếu sản phẩm bị hỏng hoặc không đủ tiêu chuẩn chất lượng thì quá trình sản xuất phải ngưng trệ, nằm chờ thiết bị cũng như nguyên vật liệu cần thiết nhập qua bổ sung. 2.1.6.3. Hướng phát triển trong tương lai - Công ty đã hoạt động gần mười năm, được lòng tin và uy tín đối với khách hàng nên sản phẩm ngày càng được tiêu thụ ở thị trường rộng hơn, điều này thể hiện qua đơn đặt hàng mỗi ngày một tăng của đối tác. Vì lẽ đó, công ty đang từng bước cải tiến hiện đại hóa máy móc, quy trình công nghệ, đưa tin học vào quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí tới mức tối thiểu, đem lại lợi nhuận tối ưu cho công ty. - Đi đôi với việc cải tiến máy móc công nghệ, công ty cũng luôn cải tiến các phương pháp huấn luyện, đào tạo, nâng cao tay nghề, bồi bổ nghiệp vụ quản lý, tìm kiếm và bổ sung áp dụng những phương pháp đào tạo tốt nhất nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho lao động với mục đích đảm bảo nguồn lao động có đủ cả chất lẫn lượng . 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 2.2.1. Đánh giá thực trạng qui mô, cơ cấu lao động 2.2.1.1. Thống kê tổng số lao động qua các năm - Cùng với sự lớn mạnh của ngành sản xuất bao bì, Công ty TNHH Starprint cũng có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, số lượng lao động của Công ty tăng lên và sản lượng sản xuất năm sau luôn cao hơn so với năm trước. Sự lớn mạnh và thay đổi về qui mô sản xuất dẫn đến sự thay đổi, bố trí sắp xếp lại lao động tại Công ty. - Nếu xem xét cả quá trình trong 8 năm qua thì xu hướng phát triển về số lượng lao động tại Công ty rất rõ. 38 Bảng 2.8: Thống kê tổng số lao động qua một số năm ĐVT: Người Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng lao động 200 280 390 571 721 661 599 558 Nguồn: Phòng nhân sự [1] - Tại thời điểm năm 2001 số lượng lao động tại Công ty là 200 người, sau 8 năm số lượng lao động là 558 người, tăng 358 người. Tuy nhiên trong 03 năm gần đây (2006- 2008), số lao động tại Công ty có xu hướng giảm xuống. - Tổng lao động của công ty Starprint trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm xuống là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế nước ta nói riêng. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty, cụ thể số lượng đơn đặt hàng của công ty bị giảm sút vì vậy công ty buộc phải thu giảm qui mô sản xuất, kéo theo số lượng lao động trong công ty cũng phải giảm sút theo. 2.2.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại công ty TNHH Starprint Việt Nam ™ Tình hình lao động theo trình độ Bảng 2.9 : Tình hình lao động theo trình độ ĐVT: Người So Sánh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % ±Δ % ±Δ % Tổng lao động Đại học,cao đẳng Trung cấp Lao động phổ thông 661 18 27 616 100 2,65 4,13 93,22 599 21 31 547 100 3,41 5,23 91,36 558 20 32 506 100 3,52 5,81 90,67 -62 3 4 -69 -9,38 16,67 14,81 -11,20 -41 -1 1 -41 -6,84 -4,76 3,23 -7,5 Nguồn : Phòng nhân sự [1] Nhận xét: Từ số liệu bảng 2.9 ta thấy lao động phổ thông trong công ty khá lớn,chiếm hơn 90% trên tổng số lao động, đây là tỉ lệ thường thấy ở những công ty sản xuất bao bì nói chung. - Hầu hết lao động phổ thông ở đây đều có trình độ văn hóa từ lớp 12 trở xuống, số lao có trình độ trung cấp và trung học dạy nghề được tập trung tại các phòng nghiệp vụ 39 chuyên môn, gần gũi với môi trường hoạt động sản xuất. Còn lại là số người có trình độ cao đẳng, đại học được tập trung ở các cấp quản trị của công ty. ™ Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi, giới tính và thâm niên. Bảng 2.10.Cơ cấu lao động theo giới tính ĐVT: Người Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) ± Δ % ± Δ % Tổng số lao động 661 100 599 100 558 100 - 62 -9,38 - 41 - 6,84 Phân theo giới tính + Nam 196 29,68 176 29,36 167 29,89 -20 -10,20 -9 -5,11 + Nữ 465 70,32 423 70,64 391 70,11 -42 -9,03 -32 -7,57 Nguồn: Phòng nhân sự [1] . Từ số liệu bảng 2.10 ta thấy tổng số lao động của công ty năm 2007 giảm 62 người tương đương giảm 9,39 % so với năm 2006, Năm 2008 giảm 41 người tương ứng giảm 6,84% so với năm 2007. CƠ CẤU LAO ĐỘNG 0 200 400 600 800 2006 2007 2008 Nam Nữ Tổng số Biểu Đồ 2.4: Số lượng lao động nam nữ qua các năm . * Qua biểu đồ 2.4 cho thấy lao động nữ luôn cao hơn lao động nam, lao động nữ chiếm hơn 70% trên tổng số lao động của công ty, đây là đặc thù không chỉ riêng đối với công ty TNHH Starprimt, mà là của toàn ngành sản xuất bao bì nói chung. Ưu điểm của lao động nữ là họ làm việc kiên trì, tỉ mỉ, siêng năng nhưng họ cũng có một số nhược điểm là do bản năng tâm sinh lý nên phần nào làm ảnh hưởng tới năng suất lao động, nhất là nữ giới đã có gia đình, gặp lúc thai sản hoặc lúc con ốm đau họ phải nghỉ việc 40 (Ví dụ theo thống kê ngày 30/09/2009 của bộ phận nhân sự công ty TNHH Starprint ,có tới 11 lao động nữ nghỉ thai sản chiếm 2,73% trên tổng số lao động nữ). Đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm cho các nhà quản trị bởi nó ít nhiều làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất do việc luân chuyển và sắp xếp lại công việc cho lao động nữ nghỉ thai sản trong suốt bốn tháng. Bảng 2.11. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và thâm niên ĐVT: người Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % ±Δ % ±Δ % Tổng số lao động 661 100 599 100 558 100 - 62 -9,38 - 41 - 6,84 Phân theo độ tuổi + Dưới 25 tuổi + Từ 25- 35 + Trên 35 247 278 136 37,42 42,13 20,45 211 265 123 35,17 44,18 20,65 189 248 121 33,86 44,51 21,63 -36 -13 -13 -14,57 -4,71 -9,56 -22 -17 -2 -10,43 -6,42 -1,63 Thâm niên công tác + Dưới 2 năm + Từ 2 - 5 năm + Từ 5- 7 năm + Trên 7 năm 103 228 166 164 15,64 34,51 25,17 24,68 86 210 156 147 14,37 35,14 25,96 24,53 81 195 145 137 14,53 34,95 25,98 24,54 -17 -18 -10 -17 -16,50 -7,89 -6,02 -10,37 -5 -15 -11 -10 -5,81 -7,14 -7,05 -6,80 Nguồn: Phòng nhân sự [1] * Xét về độ tuổi lao động thì phần lớn lao động tại công ty còn rất trẻ, lao động trong độ tuổi 26-35 luôn chiếm tỷ lệ cao hơn 40% trong tổng số lao động, hầu như những người này có thâm niên từ 2-7 năm. Đây là lực lượng lao động chính của công ty, họ có tay nghề cao và được tích lũy nhiều kinh nghiệm, làm việc hăng say, nhiệt tình và trung thành với công ty. Bên cạnh công ty còn có một lực lượng lao động trẻ chiếm hơn 30%, họ rất chịu khó học hỏi, không ngại khó, sãn sàng làm tăng ca khi có yêu cầu. Còn lại là những người trên độ 35 được tập trung ở các cấp quản trị của công ty. 41 ™ Tình hình lao động theo địa phương Bảng 2.12: Tình hình lao động theo địa phương ĐVT: Ngưuời Khu vực Số lượng lao động Tỷ lệ (%) Tỉnh Đồng Nai Tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình phước Tỉnh Tây Ninh Tỉnh Long An Một số tỉnh phía bắc và tỉnh khác 291 70 31 21 24 121 52,14 12,56 5,64 3,71 4,32 21,63 Tổng Cộng 558 100,00 % Nguồn:Phòng nhân sự thống kê lao động theo địa phương [6] Theo bảng 2.12 ta thấy lao động của công ty đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước không phân biệt Bắc, Trung, Nam nhưng tỉ lệ chiếm nhiều nhất là khu vực Đồng Nai, điều này giúp cho doanh nghiệp sử dụng lao động tối ưu ngay trên tỉnh nhà. Tuy nhiên trong những năm gần đây với sự phát triển lớn mạnh của các khu công nghiệp cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng đã là tác nhân của sự gia tăng tỷ lệ dịch chuyển lao động giữa các vùng, khu vực thậm chí cả các miền, điều này đã làm ảnh hưởng đến tỉ lệ luân chuyển lao động ngày một tăng đối với công ty. ™ Tình hình tuyển dụng và nghỉ việc của lao động tại công ty. Bảng 2.13: Tỷ lệ tuyển dụng và nghỉ việc qua các năm. ĐVT: Người Bình quân tháng / năm Năm Tổng số lao động Tuyển mới Tỉ lệ % Thôi việc Tỉ lệ % 2007 2008 9 tháng-2009 599 558 667 13 6 23 2,17 % 1,07 % 3,45 % 9 16 8 1,50 % 2,87 % 1,20 % Nguồn : Phòng nhân sự - bộ phận tuyển dụng[8] * Qua bảng 2.13 ta thấy số lao động năm 2008 so với năm 2007 có sự giảm sút nhẹ và tỷ lệ thôi việc của năm 2008 lớn hơn tỷ lệ tuyển dụng 1,8%, nhưng đến năm 2009 lao động lại có chiều hướng tăng lên đáng kể, với tỷ lệ tuyển dụng là 3,45%/tháng. Trong quá trình tuyển dụng công ty gặp một số khó khăn do phải tuyển dụng nguồn lao động từ các tỉnh khác, gây tốn kém chi phí và thời gian đào tạo nhân lực mới. 42 Bảng 2.14: Tỷ lệ tuyển dụng và nghỉ việc qua 9 tháng năm 2009 ĐVT: Người Bình quân tháng / năm Tháng Số lao động bình quân Tuyển mới Tỉ lệ % Thôi việc Tỉ lệ % Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 573 627 652 674 672 674 696 713 722 15 57 42 34 0 4 27 17 11 2,61 9,09 6,44 5,00 0,00 0,59 3,85 2,35 1,52 6 16 17 15 2 2 8 0 6 1,05 2,55 2,61 2,23 0,30 0,29 1,15 0,00 0,83 Bình quân/tháng 667 23 3,45 % 8 1,20 % Nguồn : Phòng nhân sự - bộ phận tuyển dụng [8] Sang đến năm 2009, sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu thì tình hình kinh doanh của công ty đang có xu hướng phục hồi vì vậy mà tỷ lệ tuyển dụng qua mấy tháng đầu năm 2009 tăng cao, đặc biệt tháng 2 tỷ lệ tuyển dụng lên tới 9.09%. Bảng 2.15: Thống kê độ tuổi thôi việc của người lao động qua 9 tháng năm 2009 ĐVT: Người Độ tuổi lao động Tháng Dưới 25 tuổi 25-35 tuổi Trên 35 tuổi Số người thôi việc Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 3 10 11 10 1 1 5 0 4 2 4 4 4 1 1 2 0 1 1 2 2 1 0 0 1 0 1 6 16 17 15 2 2 8 0 6 Tổng 45 19 8 72 Tỷ lệ % 62,73 % 26,18 % 11,09 % 100,00 % Nguồn : Phòng nhân sự - bộ phận tuyển dụng [8] * Từ số liệu bảng 2.15 ta thấy: Lao động thôi việc có độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, đa phần họ luôn có sự so sánh về tiền lương và môi trường làm việc với các công ty khác, đồng thời họ muốn khẳng định mình trong những môi trường mới và luôn muốn thay đổi. Ngoài ra cũng có một số người họ làm vậy để muốn tích lũy thêm kinh nghiệm, vừa làm vừa học và tìm hiểu nghề nghiệp trong tương lai . 43 Đối với số lao động trong độ tuổi 25-35 có tỷ lệ thôi việc chiếm tỉ lệ thấp 26,18 %, do lớp người này vẫn có tư tưởng tiếp tục kiểm nghiệm xem công việc mới hay nghề nghiệp mới có phù hợp hơn không. Vì vậy tỷ lệ thôi việc cao hơn số lao động có độ tuổi trên 35 cụ thể chiếm 11,09 %, ở độ tuổi này họ muốn ổn định công việc, tiếp tục duy trì và phát triển công việc hiện tại, không muốn thay đổi. ƒ Lý do thôi việc của người lao động Theo thống kê từ phòng nhân sự - bộ phận tuyển dụng, qua phỏng vấn 143 người lao động thì tỉ lệ thôi việc do một số nguyên nhân sau : Bảng 2.16 : Thống kê nguyên nhân lao động xin nghỉ việc. ĐVT: Người Số thứ tự Nguyên nhân thôi việc Số lượng Tỷ lệ thôi việc (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 Hoàn cảnh gia đình Công việc không thích hợp Lương thấp Về quê làm Sức khỏe Bị sa thải do kỷ luật Đi học Một số lý do khác 37 9 26 28 10 2 13 18 25,14 6,58 18,21 19,53 7,32 1,05 9,58 12,59 Tổng cộng 143 100,00% Nguồn: Phòng nhân sự- bộ phận tuyển * Quan sát kết quả thống kê trên bảng 2.16 ta thấy tỷ lệ thôi việc do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tỷ lệ cao nhất được tập trung ở một số nguyên nhân chính sau: - Hoàn cảnh gia đình chiếm 25,14% (VD: Chăm sóc gia đình, nuôi con nhỏ…). Nguyên nhân về quê làm chiếm tỷ lệ khá cao 19,53% vì đa phần lao động của công ty đến từ nhiều tỉnh khác nhau, như ta đã biết hiện nay các khu công nghiệp hình thành ở khắp các tỉnh thành trong cả nước nên họ muốn về quê để được gần gia đình và tìm được công việc tốt hơn. Tiếp theo là nguyên nhân lương thấp cũng chiếm tỷ lệ tương đối 18,21%, với thu nhập bình quân 1.612.000 VND/tháng không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày trong môi trường giá cả đắt đỏ, tăng cao. Điều này gây lên sự dịch chuyển lao động sang nơi có mặt bằng lương cao hơn. 2.2.2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Starprint Việt Nam . 2.2.2.1. Công tác tuyển dụng ™ Hoạch định nguồn nhân lực. 44 - Hoạch định nguồn nhân lực của công ty phụ thuộc vào nhu cầu của các bộ phận trong công ty. Công ty chỉ sản xuất theo chỉ tiêu sản lượng của bộ phận đặt hàng và dựa vào kế hoạch sản xuất, thế nên sau đó công ty mới tiến hành phân tích nhu cầu lao động cần thiết để hoàn thành kế hoạch, so sánh với tình hình khả năng lao động hiện tại của công ty, từ đó đưa ra các chỉ tiêu, số lượng lao động cần phải tuyển chọn . - Để có một đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển của công ty, công tác hoạch định nguồn tài nguyên nhân lực sẽ được tiến hành với sự tham gia của các bộ phận từ cấp lãnh đạo đến các phòng ban và phân xưởng. - Thông thường thì số lượng nhân viên làm việc ở các phòng ban có sự thay đổi ít, vì vậy mà hàng năm công ty ít chú ý đến việc xác định nhu cầu nhân sự cho bộ phận này. Trường hợp có nhân viên nào đột xuất xin chuyển công tác thì công ty mới tuyển thêm người thay thế. Lao động của công ty tăng lên chủ yếu ở bộ phận sản xuất, việc xác định nhu cầu lao động cho bộ phận này dựa vào kế hoạch sản xuất để xác định lượng công nhân cần thiết. -> Như vậy: công tác hoạch định nguồn nhân lực của công ty TNHH Starprint còn có một số hạn chế. Cụ thể là việc hoạch định nguồn nhân lực cho các kế hoạch trung và dài hạn. Thực trạng này đặt ra vấn đề đối với các nhà quản trị cấp cao là phải xây dựng được các chiến lược về nguồn nhân lực theo hướng chủ động nhằm đáp ứng đủ và kịp thời số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực . ™ Tiêu chuẩn tuyển chọn - Để đặt được mục tiêu chiến lược và giải quyết các vấn đề tồn tại về nhân sự trong công ty thì không thể thực hiện được trong một khoảng thời gian ngắn. Do vậy để thực hiện được các mục tiêu, ngay từ bây giờ phải đặt ra tiêu chuẩn cụ thể để tuyển chọn cho công ty một đội ngũ công nhân lao động, cán bộ quản lý đạt yêu cầu đề ra nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh từng thời kỳ của công ty . - Tiêu chuẩn tuyển chọn đã tham khảo: + ISO 9001-2008 Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu . + Sổ tay chất lượng Công ty Starprint VN . 9 Công nhân trực tiếp sản xuất : 45 - Trình độ văn hóa:9/12 - Sức khỏe: khỏe mạnh, không có bệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfND_BAO_CAO_NCKH.pdf
Tài liệu liên quan