Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Nhà hàng Ngon

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1 Công tác quản trị nhân sự 3

1.1.1 khái niệm về quản trị nhân sự 3

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của quản trị nhân sự 3

1.1.2.1 Chức năng của nhà quản trị nhân sự 3

1.1.2.2 Nhiệm vụ của nhà quản trị nhân sự 4

1.1.3 Tầm quan trọng của vấn đề quản trị nhân sự 4

1.2 các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự trong lĩnh vực nhà hàng 5

1.3.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài công ty 5

1.3.1 Ảnh hưởng của môi trường bên trong công ty 6

1.3 Nội dung công tác quản trị nhân sự 6

1.3.1 Phân tích công việc 6

1.3.1.1 Khái niệm 6

1.3.1.2 Nội dung 6

1.3.1.3 Các phương pháp phân tích công việc 9

1.3.1.4 Xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc 10

1.3.2 Quá trình tuyển dụng 11

1.3.2.1 Tuyển dụng từ nguồn nội bộ công ty 11

1.3.2.2 Nguồn ứng viên từ bên ngoài công ty 12

1.3.3 Đào tạo và phát triển 14

1.3.3.1 Đào tạo trong công việc 14

1.3.3.2 Đào tạo ngoài công việc 15

1.3.3.3 Các nguyên tắc trong đào tạo 16

1.3.3.4 Đào tạo công việc trong tương lai 16

1.3.4 Sắp xếp và sử dụng nhân sự 17

1.3.5 Đãi ngộ nhân sự 19

1.3.5.1 Đãi ngộ vật chất 1

1.3.5.2.Đãi ngộ tinh thần 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 22

2.1 Tổng quan về Nhà Hàng Ngon 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Nhà Hàng Ngon 22

2.1.2 Nhiệm vụ,chức năng và định hướng phát triển Nhà Hàng Ngon 23

2.1.3 Cơ cấu tổ chức Nhà Hàng Ngon 25

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức Nhà Hàng Ngon 25

2.1.3.2 Chức năng của các bộ phận 25

2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh 29

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà Hàng Ngon 29

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự tại Nhà Hàng Ngon 32

2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài 32

2.2.2 Ảnh hưởng môi trường bên trong Nhà Hàng 33

2.3 Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Nhà Hàng Ngon 34

2.3.1 Tình hình quản trị nhân sự tại Nhà Hàng 34

2.3.2 Phân tích công việc 43

2.3.3 Tuyển dụng và bố trí nhân sự 45

2.3.4 Đào tạo và phát triển 50

2.3.5 Đánh giá và đãi ngộ 53

2.3.5.1 Chính sách đánh giá 53

2.3.5.2 Chính sách đãi ngộ 59

2.4 Nhận xét của người lao động tại Nhà Hàng Ngon 60

2.5 Đánh giá chung 61

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI NHÀ HÀNG NGON 63

3.1 Phân tích công việc 63

3.2 Lập hội đồng quản trị nhân sự 65

3.3 Cần hoàn thiện hệ thống tiền lương 66

3.4 Xây dựng bầu không khí văn hóa tại nhà hàng 67

 

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6470 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Nhà hàng Ngon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g xây dựng và trang trí thì đến ngày 20/09/2001 Quán ăn Ngon khai trương và đi vào hoạt động với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, tọa lạc tại 138 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến nghé, Quận 1, Tp. HCM. Sau hơn tám năm hoạt động thành công, ngày 20/09/2009 Quán ăn Ngon được dời về số 160 Pasteur, Phường Bến nghé, Quận 1, TP. HCM, đồng thời Quán ăn Ngon cũng chuyển tên thành Nhà hàng Ngon và giữ nguyên lối kiến trúc cũ, điều đó đã làm bất ngờ và thích thú đối với thực khách trong nước cũng như khách nước ngoài. Nhà hàng Ngon tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hàng Ngon chiếm một vị thế khá rộng rãi và thoáng mát. Nghe cái tên: Nhà hàng Ngon đã thấy thú vị và hấp dẫn. Nhà hàng đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch trong nước phát triển và đã giới thiệu với những nét đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam nói chung và của ba miền Bắc – Trung – Nam nói riêng. Thực đơn phong phú trên 200 món ăn truyền thống và đặt trưng của Việt Nam chắc chắc sẽ làm hài lòng những thực khách muốn tìm hiểu văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Luôn phục vụ khách hết mình và làm hài lòng khách với tất cả các món ăn của nhà hàng với phương châm “Sức khỏe của khách hàng là trên hết” ngoài ra nhà hàng còn chủ trương không sủ dụng các loại nguyên liệu và gia vị có hại đến sức khỏe con người. Đến với Nhà hàng Ngon khách hàng luôn tìm thấy không khí ấm áp, cởi mở như bước vào nhà riêng của mình qua cách phục vụ và chăm sóc khách hàng của nhân viên ở đây. 2.1.2 Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển Nhà Hàng Ngon Nhiệm vụ: Đảm bảo thức ăn được chế biến từ các loại rau quả tươi Đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và vệ sinh đúng theo qui định. Luôn thực hiện đúng phương châm “Sức khỏe của khách hàng là trên hết”. Đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng một cách nhanh chống Trang bị một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn phục vụ khách hàng tận tình và chu đáo. Thực hiện đúng chính sách pháp luật của Nhà nước Nắm được tình hình hoạt động của nhà hàng trong đó đưa ra các chiến lược, định hướng phát triển giúp nhà hàng phát triển tốt hơn. Chức năng: Chế biến các món ăn truyền thống Việt Nam với các món ăn đặc sản ba miền Bắc – Trung- Nam Tạo ra nhiều thức uống bổ dưỡng như sinh tố, nước ép… Bên cạnh cung cấp những thức ăn và nước uống, nhà hàng còn cung cấp các dịch vụ như tổ chức sinh nhật, tiệc cưới… Nhà hàng luôn tạo không gian gần gũi, ấm áp giúp khách hàng có cảm giác thoải mái như là đang ở nhà Nhà hàng không ngừng chế biến nhiều món ăn nhằm mang đến cho khách hàng nhiều hương vị mới lạ và giúp họ có sự lựa chọn phong phú hơn. Định hướng phát triển Nhà hàng Ngon: Mở thêm nhiều chi nhánh ở nước ngoài Thực hiện tăng cường đầu tư chiều sâu, giữ vững và nâng cao chất lượng các món ăn. Chế biến thêm các món ăn nước ngoài Nâng cao chất lượng phục vụ nhà hàng Các chi nhánh của Nhà Hàng ngon Hiện nay công ty có các hệ thống Nhà hàng Ngon đặt ở miền Bắc – Nam và cả ở dất nước Campuchia Ở Hà Nội: Quán Ăn Ngon số 26 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàng Kiếm, Hà Nội. Tel: (+84-4) 3933 6133 Fax: (+84-4) 3933 6135 Ở Tp. HCM: Quán Ăn Ngon số 160 Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM Tel: (+84-8) 38277131 Fax: (+84-8) 3827 7131 Ở Campodia: 60 Preah Sihanouk Boulevard, Tonle Bassac Quater, Chamkarmon District, Phnom Penh City, Cambodia Tel: (+855-23) 987 151 – 987 152 Fax: (+855-23) 987 150 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Nhà hàng Ngon. 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Nhà hàng Ngon Kế Toán Tài Chính Ban Tổng Quản Lý Bộ Phận Kế Họach Giám Đốc Điều Hành Hội Động Quản Trị BP.Bếp BP.Bar BP.Cashier BP.Phục Vụ BP.Tạp Vụ BP.Lễ Tân Bộ Phận Nhân Sự Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Nhà hàng Ngon 2.1.3.2 Chức Năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. Hội đồng thành viên: Gồm các thành viên đại diện trong danh sách cổ đông. Chủ tịch hội đồng thành viên là người sáng lập và điều hành các hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Chủ tịch hội đồng quản trị là người quyết định đề cử và chọn giám đốc điều hành. Báo cáo công việc cho các thành viên theo định kỳ. Có quyền triệu tập cuộc hợp cổ động khi cần thiết Giám đốc điều hành: Chịu trách nhiện điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương hướng của hội đồng thành viên đề ra. Đề cử chọn tổng quản lý và điiều hành. Lập kế hoạch kinh doanh. Tổng Quản lý Là người thừa lệnh giám đốc điều hành Lập sơ đồ quản lý nhân sự và điều hành công việc hằng ngày. Báo cáo công việc hằng ngày, hàng tháng giao cho giám đốc điều hành. Nhận sự ủy quyền của giám đốc điều hành trong việc lựa chọn các nhà cung cấp. Ký các phiếu thu chi hằng ngày, quản lý các doanh số quầy hàng. Tuyển chọn nhân sự theo kế hoạch và triển khai công tác huấn luyện cho nhân viên mới. Bộ phận kế toán tài chính: Ghi chép tình hình sử dụng tài sản, quy trình hoạt động kinh doanh, kiểm tra thu chi tài chính. Tổ chức công tác kế toán, thông tin kế toán của nhà hàng theo quy định của pháp luật. Bộ phận nhân sự: Theo dõi tình hình đào tạo nhân viên Xây dựng quỹ tiền lương Tiếp nhận ý kiến đóng góp Xét duyệt khen thưởng, kỷ luật. Thực hiện và giải quyết các vấn đề cho lao động. Bộ phận kế hoạch: Nhận các yêu cầu đặt hàng từ các bộ phận, lên kế hoạch đặt hàng, liên hệ xem xét và so sánh bảng chào giá của các nhà cung cấp. Kiểm tra số lượng và chất lượng hàng nhập thực tế. Kiểm tra tài sản và báo cáo khấu hao định kỳ. Bộ phận quản lý điều hành: Chịu trách nhiệm về việc điều hành nhân viên và các hoạt động của nhà hang. Quan sát nhắc nhở và đôn đốc tất cả các bộ phận làm tốt công tác chuẩn bị trước giờ cao điểm. Giải quyết các vấn đề đối với khách hàng, lắng nghe ý kiến. Bộ phận bếp: Chức năng: Là bộ phận sản xuất trực tiếp, chế biến những món ăn đáp ứng nhu cầu của khách, phù hợp với khẩu vị và phong tục tập quán của khách. Giới thiệu tuyên truyền ẩm thực đa dạng phong phú của nhà hàng Nhiệm vụ: Chịu trách nhiện về chất lượng và hình thức các món ăn xuất ra theo order. Kiểm tra chất lượng hàng tồn trong ngày. Order số lượng hàng cần sử dụng chuyển qua bộ phận kế hoạch. Lập báo cáo hàng ngày trong ngày gửi về kế toán kho. Bộ phận Bar: Chức năng: Là bộ phận sản xuất trực tiếp, chế biến những loại nước uống của khách. Nhiệm vụ: Tiếp nhận hàng hóa từ bộ phận kho Hỗ trợ công việc kiểm tra các loại rau quả từ nhà cung cấp Lập báo cáo số lượng hàng nhập, xuất và tồn trong ngày Chịu trách nhiệm cung cấp và chế biến các loại nước uống theo order. Bộ phận lễ tân: Chức năng: Là nơi mở đầu cuộc tiếp xúc chính thức giữa khách hàng và nhà hàng Thực hiện các quy trình công nghệ gắn liền giữa khách hàng và nhà hàng. Là cầu nối giữa khách với các dịch vụ khác trong nhà hàng. Nhiệm vụ Chào đón khách và xin thông tin của khách Bố trí và hướng dẫn khách vào bàn thích hợp Trả lời và đáp ứng mọi nhu cầu, thắc mắc của khách hàng Chào và tiễn khách ra cổng, hẹn gặp lại lần sau. Bộ phận phục vụ: Chức năng: Là dây nối liền giữa khách với nhà hàng và thực hiện các thao tác phục vụ, tiêu thụ sản phẩm cho nhà hàng. Nhiệm vụ: Tiếp đón khách Chuẩn bị và sắp xếp bàn ăn Mang thực đơn và danh sách các loại nước uống đến bàn của khách Giới thiệu món ăn, giải thích rõ các thành phần cơ bản của món ăn, giá cả và vị trí các quầy hàng ( khi khách yêu cầu) Biết rõ sơ đồ và vị trí các khu vực làm việc Phục vụ khách trong suốt bữa ăn, có thể có thêm nhiệm vụ mở nắp chai bia và rót rượu cho khách Dọn chén đĩa đã dùn khỏi bàn ăn Thanh toán tiền cho khách Dọn bàn và sắp đặt lại sau khi khách ăn xong. Bộ phận Cashier: Chức năng: Là bộ phận thực hiện các thao tác tính toán, tiếp nhận các nhu cầu của khách để giúp bộ phận phục vụ phục vụ khách hàng một cách nhanh chống, chính xác và chu đáo. Nhiệm vụ: Nhận order món ăn của khách từ phục vụ và nhập thông tin vào máy tín In Bill tính tiền cho khách Nhận tiền thanh toán Thói tiền lại cho khách Cuối ca in báo cáo nộp cho thủ quỹ Bộ phận tạp vụ: Chức năng: Là bộ phận thực hiện các công việc làm tổng vệ sinh nhà hàng nhằm giúp cho nhà hàng có được bầu không khí xanh, sạch đẹp. Nhiệm vụ: Rửa toàn bộ chén đĩa của Quán Quét và lau nền nhà Các công việc khác 2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh: Chuyên chế biến các loại thức ăn mang đậm nét đặc sắc ẩm thực dân tộc của cả ba miền: Bắc – Trung – Nam. Nhà hàng Ngon đã góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ trong nước phát triển và đã giới thiệu nền ẩm thực Việt Nam nói chung và của ba miền Bắc - Trung – Nam nói riêng. 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Quán Ăn Ngon Bản phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tăng/giảm Giá trị % 1.Doanh thu bán hàng 40,156,927,000 57,590,146,000 17,433,219,000 43,41% 2.Các khoảng giảm trừ 48,931,000 74,179,000 25,248,000 51,60% 3.Doanh thu thuần 40,108,011,000 57,516,122,000 17,408,111,000 43,40% 4.Giá vốn hàng bán 38,782,955,000 55,045,009,000 16,262,054,000 41,93% 5. Lợi nhuận gộp 1,325,056,000 2,471,113,000 1,146,057,000 86,49% 6.Doanh thu hoạt động tài chính 26,308,000 19,251,000 -7,056,000 -26,84% 7.Chi phí tài chính 164,097,000 105,372,000 -58,725,000 -35,80% Trong đó: lãi vay phải trả 0 8.Chi phí bán hàng 920,496,000 1,091,162,000 170,666,000 18,54% 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 170,734,000 255,335,000 84,601,000 49,38% 10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 95,835,000 1,038,495,000 942,660,000 11.Thu nhập khác 328,652,000 67,323,000 -261,329,000 -79,52% 12.Chi phí khác. 54,155,000 0 -54,155,000 -100% 13. Lợi nhuận khác 274,497,000 67,323,000 -207,174,000 -75,47% 14.Tổng lợi nhuận trước thuế 370,333,000 1,105,817,000 735,484,000 298,60% 15.CP thuế TNHDN hiện hành 51,543,000 307,800,000 256,257,000 597,17% 16.Cp thuế thu nhập hoãn lại 0 17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 318,789,000 798,017,000 479,228,000 150,33% 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu Bảng 2.1. Bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại nhà Hàng ngon Tổng doanh thu bán hàng năm 2010 so với năm 2009 tăng 17,433,219,000 đồng tương ứng với tỷ lệ 43,41%, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của nhà hàng là có hiệu quả. Chi phí bán hàng năm 2010 so với 2009 tăng 170,666,000 đồng với tỷ lệ 18,54%. Đồng thời giá vốn hàng bán cũng tăng đáng kể, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 16,262,054,000 đồng với tỷ lệ 41,93%. Điều này cho thấy năm 2010 công ty đã hoạt động tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn so với năm 2009. Vì vậy việc tăng doanh thu là tiền đề tạo thuận lợi cho nhà hàng trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp và tạo được sự uy tín trên thị trường. Lợi nhuận gộp của nhà hàng tăng 1,146,057,000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 86,49%. Số khách hàng ngày một đông đúc, số lượng sản phẩm được bán ra cũng ngày một tăng nhiều hơn, điều này dẫn đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng. Lợi nhuận thuần của năm 2010 cũng tăng so với năm 2009 là 942,660,000 đồng. Mặc dù nhà hàng đang phải đối đầu với nhiều khó khăn vì bị nhái thương hiệu, chuyển cơ sở kinh doanh song tình hình hoạt động kinh doanh của nhà hàng năm 2010 đã đạt kết quả rất cao và ngày càng gia tăng chứng tỏ nhà hàng đang làm ăn thịnh vượng và đã tạo được sự uy tín trên thị trường. Đánh giá: Từ ngày thành lập nhà hàng đến nay, nhà hàng đã thực sự hòa nhập vào cơ chế thị trường, hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng ngày một cao. Trong thời gian qua nhà hàng cũng có những bước đi hết sức khéo léo nhằm mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao được uy tín trên thị trường. 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự 2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài Nhà hàng Môi trường kinh tế: Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển khả quan và trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế tốt nhất thế giới. Đồng thời đời sống của người dân trong nước ngày càng được nâng cao, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp đang ngày càng hình thành trong trong mỗi con người Việt Nam chúng ta, đây là yếu tố để ngành dịch vụ nhà hàng ngày càng phát triển. Doanh số bán hàng của nhà hàng ngày một tăng đều theo thời gian đây là một minh chứng. Tuy nhiên, trong bối cảnh vật giá leo thang, lạm phát cao như hiện nay thì công tác nhân sự gặp khó khăn trong vấn đề lương thưởng rất lớn. Việc đánh giá hiệu quả lao động so với mức lương tương ứng trở thành một nhiệm vụ cấp bách nhằm duy trì sự ổn định của lực lượng lao động. Khách hàng: Khách hàng là mối quan tâm hàng đầu của nhà hàng. Trong thời gian gần đây nhà hàng đã nghiên cứu và đưa ra một số phương án để đáp ứng cũng như thu hút khách hàng như: Khuyến mãi, giao hàng tận nơi,phục vụ ân cần niềm nở... Điều này rất có lợi cho nhà hàng, bằng chứng trong thời gian gần đây khách hàng đã đến và thưởng thức những món ăn ba miền Bắc - Trung - Nam của nhà hàng ngày càng nhiều. Công tác nhân sự cũng luôn luôn phải chú trọng việc đào tạo kỹ năng phục vụ và chăm sóc khách hàng để nâng cao tính chuyên nghiệp cho các nhân viên trong nhà hàng. Đối thủ cạnh tranh: Đây là vấn đề quan trọng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà hàng. Vấn đề đặt ra là nhà hàng phải nắm vững đối thủ, nhà hàng luôn vạch kế hoạch cụ thể để phát triển kinh doanh cũng như vạch ra những tình huống để đối phó với những đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nhà hàng không xem thường đối thủ cạnh tranh mà luôn vạch ra các chiến lược hợp lý nhất để giữ vững và phát triển thị phần. Chính quyền và đoàn thể: Các cơ quan chính quyền đoàn thể tại Việt Nam như sở lao động thương binh xã hội, cục thuế, liên đoàn lao động TPHCM, liên đoàn lao động quận… luôn yêu cầu nhà hàng phải quản trị nhân sự theo đúng pháp luật và những quy định riêng của từng cơ quan chính quyền. Đồng thời, các cơ quan chính quyền đoàn thể cũng hỗ trợ, giúp đỡ cho nhà hàng thực hiện tốt vai trò quản trị của mình đối với người lao động. Công tác nhân sự cần phải có mối quan hệ khắng khít, thường xuyên với các cơ quan chính quyền đoàn thể để luôn luôn đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người lao động, giúp người lao động trong nhà hàng hòa nhập với cộng đồng xã hội. 2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường bên trong Nhà Hàng Mục tiêu của nhà hàng: Mục tiêu của nhà hàng luôn chi phối toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Vì vậy để đạt được mục tiêu này đòi hỏi mọi thành viên của nhà hàng từ cấp quản trị cao nhất đến toàn thể nhân viên trong nhà hàng phải nghiêm chỉnh tuân thủ và thực hiện tốt các chính sách, kế hoạch của nhà hàng trong từng thời điểm. Chính sách chiến lược của nhà hàng: Để đạt được mục tiêu của nhà hàng, hội đồng quản trị và ban giám đốc nhà hàng đã đề ra các chính sách chiến lược để đáp ứng tình thế cạnh tranh gay gắt của từng thời kỳ. Các chính sách chiến lược quản trị nhân sự của nhà hàng cũng phải đáp ứng, đồng thời phải tạo được tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau trong công việc giữa các bộ phận trong nhà hàng. 2.3.Thực trạng công tác quản trị nhân sự 2.3.1 Tình hình nhân sự tại Nhà Hàng Ngon Cơ cấu giới tính Thống kê giới tính của công nhân viên trong nhà hàng: Năm 2007 2008 2009 2010 Nam 122 130 139 155 Tỉ lệ (%) 58 % 61.3% 60.7% 66.8% Nữ 88 82 90 77 Tỉ lệ (%) 42 % 38.7% 39.3% 33.2% Tổng cộng 210 212 229 232 Bảng 2.2: Bảng báo cáo tình hình nhân sự của Nhà hàng Ngon Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy tỉ lệ nam chiếm rất cao trên 58 %. Vì yếu tố công việc mang tính chất nặng nhọc như bưng bê các mâm chén đĩa sau khi khách đã dùng xong, lấy món ăn lên cho khách hàng trong thời gian nhanh nhất nên đòi hỏi cần lực lượng lao động nam là chủ yếu. Bên cạnh đó, tỉ lệ nữ chiếm dưới 42% là do lực lượng lao động nữ được tuyển trong các khâu nhẹ nhàng đòi hỏi tính cận thận cao, ăn nói hoạt bát mang tính thuyết phục cao như: Order cho khách, hướng dẫn các món ăn cho khách, lau chén đĩa, tính tiền cho khách… Đây cũng là lợi điểm của nhà hàng trong quản lý nhân sự. Cơ cấu theo độ tuổi Theo độ tuổi Số lượng NV Tỷ lệ ( %) Từ 18-25 132 57% 26- 30 8 4% 31-35 11 5% 36-40 27 11% 41-45 23 10% 46-50 18 8% 51-60 12 5% Tổng cộng 232 100% Bảng 2.3: Báo cáo tình hình nhân sự nhà Nhà Hàng Ngon năm 2010 Nhận xét: Đội ngũ nhân viên nhà hàng đa phần ở độ tuổi lao động trẻ từ 18 đến 25 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 57%, với độ tuổi trẻ trung năng động, có khả năng tiếp thu nhanh và nhiệt tình trong công việc thường hoạt động ở các bộ phận phục vụ, thu ngân, quầy bar, tiếp tân. Điều này rất thuận lợi đối với nhà hàng Với đội ngũ trẻ họ luôn nhiệt huyết, làm việc hết mình, tinh thần học hỏi cao, biết quan sát, khả năng chịu đựng được áp lực cao tuy nhiên bên cạnh đó người trẻ thường bồng bột, những suy nghĩ bốc đồng điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công việc Đội ngũ nhân viên có độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi chiếm tỉ lệ khoảng 22%, với độ tuổi này thường tập trung ở các bộ phận quầy Bar, Bếp, Bảo Vệ. Với đội ngũ này thường là những người giàu kinh nghiệm, chịu trách nhiệm trong công việc cao, có suy nghĩ chính chắn….Đây là lực lượng góp phần giúp nhà hàng có thể tạo được sự khác biệt, nét đặc sắc riêng cho nhà hàng để có thể đứng vững và cạnh tranh với các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực kinh doanh. Trình độ văn hóa chuyên môn của nhân viên trong nhà hàng Trình độ học vấn Số lượng công nhân viên Tỷ lệ phần trăm Dưới lớp 12 21 9% 12/12 59 25% Trung cấp 122 53% Cao đẳng 20 9% Đại học 10 4% Tổng cộng 232 100 Bảng 2.4: Báo cáo tình hình nhân sự của nhà hàng ngon Nhận xét: Nhà hàng Ngon là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu tuyển dụng nhân viên chỉ đòi hỏi ở mức trung bình. Nhân viên có trình độ đại học hay cao đẳng chiếm tỉ lệ rất thấp khoảng 13% thường là những nhân viên đang theo học liên thông lên đại học hoặc mới ra trường chưa xin được việc làm. Lượng nhân viên có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ 53%, số lượng nhân viên có trình độ 12/12 hoặc dưới lớp 12 chiếm tỉ lệ khoảng 34% vì tính chất công việc không phức tạp và cầu kì nên nhà hàng không đòi hỏi về mặt này quá cao. Tuy nhiên, lực lượng nhân viên trong nhà hàng rất chăm chỉ, cần cù, chấp hành nội qui, kỷ luật tốt, đây là lợi thế tốt trong công tác quản trị nhân sự . Tùy theo khả năng của nhân viên và mức độ công việc mà nhà hàng có sự sắp xếp vị trí thích hợp cho từng nhân viên. Trình độ học vấn tay nghề của nhân viên giúp nhà hàng giảm được một khoản chi phí lớn trong hoạt động đào tạo. Tình hình thâm niên công tác của nhân viên tại Nhà Hàng Ngon. Thâm niên công tác Số lượng nhân viên Tỷ lệ phần trăm Dưới 1 năm 45 19% Từ 1- 2 năm 90 39% Từ 2-3 năm 12 5% Từ 3 – 4 năm 15 6% Từ 4- 5 năm 22 10% Trên 5 năm 48 21% Tổng cộng 232 100% Bảng 2.5: Báo cáo nguồn nhân sự tại Nhà Hàng Ngon Nhận xét: Số nhân viên có thâm niên từ dưới 1 năm và từ 1-2 năm chiếm tỉ lệ khá cao 58%, vì đây là công việc bán thời gian, công việc này rất phù hợp cho giới sinh viên vừa học vừa làm nên về độ thâm niên công tác không cao, thường tập trung ở các bộ phận Phục Vụ, tiếp tân và Thu Ngân. Bên cạnh đó, số nhân viên có thâm niên từ 4-5 năm và trên 5 năm chiếm tỉ lệ 31% thường tập trung ở các bộ phận Bếp, quầy Bar, Tạp Vụ…do công việc tại nhà hàng là công việc bán thời gian nên nhìn chung thì công tác quản trị nhân sự là rất tốt. Cơ cấu nhân viên theo loại hợp đồng Năm Tổng số lao động Hợp đồng lao động dưới 1 năm Hợp đồng lao động 1 năm Hợp đồng lao động không thời hạn Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2008 212 41 19% 110 52% 69 33% 2009 229 60 26% 97 42% 75 33% 2010 232 45 19% 102 44% 85 37% Bảng 2.6: Báo cáo tình hình nhân sự tại Nhà Hàng Ngon Nhận xét: Loại hợp đồng lao động dưới 1 năm: Áp dụng cho những nhân viên đã qua thời gian thử việc 1 tháng và có thể nói là vẫn còn đang trong thời gian thử thách, loại hình hợp đồng này đối với nhân viên và cả nhà hàng thì giữa họ có thể chấm dứt hợp đồng một cách nhanh chóng nếu cảm thấy không phù hợp với tính chất công việc. Nếu qua thời gian hợp đồng mà nhân viên đã có sự tiến bộ và trưởng thành trong công việc thì sẽ qua loại hình hợp đồng thứ 2 là hợp đồng lao động 1 năm. Loại hình hợp đồng 1 năm: Áp dụng cho những nhân viên đã qua thời gian thử thách, và họ đã gần như được nhà hàng thừa nhận sự công hiến và là người nhà hàng có thể sử dụng lâu dài. Đối với loại hợp đồng này đã tạo được tâm lý ổn đinh cho nhân viên để họ có thể tiếp tục phấn đấu. Loại hợp đồng không xác định: Tạo tâm lý ổn định cho nhân viên về công việc, thu nhập khiến họ an tâm làm việc. Áp dụng cho những nhân viên đã qua nhiều năm làm việc và gắn bó lâu dài với nhà hàng, có tinh thần, trách nhiệm cao, siêng năng, ham học hỏi….thường là từ 2-3 năm làm tại nhà hàng và thường tập trung ở các bộ phận bếp, bar, thu ngân, tạp vụ và một số ít là bộ phận phục vụ. Tuy nhiên, về phía nhà hàng cũng gặp không ít những khó khăn trong vấn đề sa thải những nhân viên vô tổ chức, vô kỷ luật, đồng thời cũng tạo tâm lý chai lỳ khi họ đã có thâm niên, tránh né công việc, thiếu tinh thần trách nhiệm vì họ mong muốn tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Tình hình biến động lao động lao động bình quân từ năm 2007 đến năm 2010 Năm 2007 2008 2009 2010 Tổng số 210 212 229 232 Số tăng giảm 2 17 3 Tỉ lệ % 0.95% 8% 1.31% Bảng 2.7: Tình hình biến động từng năm 2007 đến năm 2010 Qua bảng thống kê cho thấy nhà hàng đã có chính sách tuyển dụng rất tốt, từ ngày bắt đầu hoạt động cho đến năm 2008 nhà hàng đã ổn định lực lượng lao động. Năm 2009 số lượng nhân viên tăng đáng kể 8%, do nhà hàng chuyển sang mặt bằng mới với qui mô rộng lớn hơn nên cần bổ sung lực lượng để đáp ứng hoạt động của nhà hàng. Những năm còn lại nhà hàng đã ổn định lực lượng lao động do đó mức độ tăng giảm không đáng. Điều này chứng tỏ nhà hàng ngày càng phát triển và các công tác hoạch định nguồn nhân lực cũng như chính sách thu hút nguồn nhân lực, điều kiện làm việc, chăm lo đời sống nhân viên của nhà hàng rất tốt giúp cho đội ngũ nhân viên gắn bó với nhà hàng trong thời gian lâu hơn. 2.3.2 Phân tích công việc Nhà hàng luôn thực hiện tốt tiêu chí hiệu quả trong mọi hoạt động của mình, do đó ban tổng quản lý đã tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà hàng, tuyển dụng đúng người, đúng việc và đánh giá đúng năng lực của nhân viên. Để thực hiện vai trò cố vấn và tham mưu cho tổng quản lý, bộ phận nhân sự đã soạn thảo bản mô tả công việc cho các bộ phận trong nhà hàng chuẩn bị công tác tuyển dụng, tùy theo từng bộ phận mà bản mô tả công việc khác nhau. Sau đây là bản mô tả công việc của nhân viên phuc vụ.. MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN I/ Thông tin chung Chức danh công việc: Nhân viên phục vụ Bộ phận: Phục vụ khu A Thời gian làm việc: ca 1 Báo cáo với: QL Nguyễn Chí Hào II/ Mục đích công việc Phục vụ và chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất III/ Nhiệm vụ cụ thể Thuộc tên của tất cả các món ăn của nhà hàng Nắm vững thành phần, nguyên liệu có trong từng món ăn Nắm rõ bảng giá các món ăn của nhà hàng Kiểm tra vệ sinh các dụng cụ như muỗng, đũa, nĩa, chén, dĩa… Lau dọn bàn ghế, sàn nhà, cửa cho sạch sẽ. Sắp bàn ghế cho ngay. Đón tiếp khách. Hướng dẫn các món ăn. Order nhanh và chính xác. Đưa tờ order vào cho thu ngân nhập dữ liệu vào máy Nhận phiếu từ thu ngân để đi lấy món cho khách Đáp ứng mọi yêu cầu của khách. Khi khách dùng xong thì vào quầy thu ngân kêu đúng số bàn. Khi thu ngân in hóa đơn ra thì phục vụ phải kiểm lại cho chính xác rồi đưa ra cho khách. Nhận tiền từ khách, kiểm và đưa tiền vào quầy thu ngân. Đi làm hóa đơn cho khách. Chào tạm biệt khách. Dọn dẹp mọi thứ trên bàn cho sạch. Mang tất cả chén, dĩa, ly….xuống nhà rửa. IV/ Tiêu chuẩn công việc: Trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành quản trị nhà hàng khách sạn Diện mạo chỉnh tề, trang nhã. Phong cách nhanh nhẹn, năng động, nhiệt tình và hòa đồng. Chịu được áp lực công việc. Có khả năng giao tiếp bằng tiếng anh. Tính tình: vui vẻ, trung thực. Nhận xét: Nhà hàng đã xây dựng bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc của bộ phận nhân sự nói riêng và các bộ phận khác nói chung một cách khá rõ ràng, điều này đã giúp c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLICMN~1.DOC
  • docBIEUMA~1.DOC
  • docphan dau.doc
Tài liệu liên quan